Chưa bao giờ tôi lại bối rối thế này khi viết về một game nào cả, có lẽ tôi sợ, tôi sợ không thể viết đầy đủ để bộc lộ tất cả những gì Omori đã nói lên, những cảm xúc tôi đã cảm nhận trong suốt hành trình chơi Omori đều cảm giác chân thật như chính tôi đang trải qua những rắc rối của các nhân vật trong đó vậy. Tôi sẽ dành ra bài này để giới thiệu và để nói về câu chuyện của Omori, nếu trong bài tôi thiếu sót điểm gì đó mong đọc giả có thể bỏ qua vì chính tôi cũng không thể hoàn hồn được sau khi trải nghiệm Omori. Bài này trọng tâm là nói về câu chuyện chính của game nhưng cũng bao gồm giới thiệu về Omori.
Omori được tạo ra bởi OMOCAT, một nhóm làm game nhỏ đứng đầu bởi một người hoạ sĩ với bút danh cùng tên, OMOCAT cũng từng vẽ một mảnh truyện nhỏ tên “Pretty boy” khá là nổi trên mạng xã hội một thời gian trước. Omori đã được phát triển rất lâu kể từ những năm 2013-2014 khi mà họ tung ra trailer đầu tiên vào 22/4/2014 để xin vốn làm game thông qua chương trình kickstarter. Trong trailer đầu tiên họ đã cho thấy tiềm năng của mình qua những hình ảnh cực kì dễ thương nhưng cũng mập mờ, tăm tối khiến nhiều người thích thú, tuy không nhiều bằng số tiền Toby Fox nhận được khi đang phát triển Undertale nhưng qua 6 năm kể từ kickstarter bắt đầu thì OMOCAT đã nhận được khoảng 200.000$. Omori được làm trên nền tảng RPG maker tai tiếng, tai tiếng vì vô số những game làm trên đây đều là những trò ba xu rẻ tiền được đưa lên steam để kiếm tiền thông qua Steam Greenlight, nó thật sự không phải tệ vì đôi khi vẫn có những game đặc biệt như Omori và To the moon làm bằng RPG maker. Dù được làm trên RPG maker nhưng rất nhiều nếu không nói là hầu hết những thứ trong game đều được do chính tay họ làm thay vì sử dụng những thứ có sẵn của RPG maker. Artstyle của game rất độc đáo với lựa chọn màu sắc đa dạng cùng thiết kế nhân vật kì lạ, từ những nhân vật người cho đến những sinh vật trong game đều có tạo hình riêng biệt khiến cho tất cả trở nên rất dễ nhận ra và phân biệt ở mỗi vùng của game. Không chỉ vậy mà những hình ảnh trong background của game lẫn tạo hình nhân vật xuất hiện khi vào combat, bao gồm cả cutscene đều hoàn toàn được vẽ bằng tay, những hình vẽ ở đây không phải những hình ảnh đẹp đẽ, mượt mà nhưng là các hình vẽ nguệch ngoạc, cong vẹo như do một đứa trẻ vẽ ra vậy, tất cả là nằm trong ý muốn của tác giả khi muốn tạo ra một thế giới kì quái dường như chỉ có thể tồn tại dưới dạng giấc mơ cho một đứa trẻ. Mặc dù nói chúng vậy nhưng những nét vẽ ấy đẹp và đáng sợ một cách lạ thường, chúng phục vụ để tạo ra một khung cảnh nên thơ cùng với hình ảnh ớn lạnh xương sống. Đến đây có lẽ tôi chưa nói rằng Omori là một game kinh dị tâm lý, mỗi khi đến những phân đoạn này thì game chuyển tone 180° từ nhẹ nhàng nên thơ biến thành sự kinh hoàng không diễn tả được, Omori không cần những cái jumpscare rẻ tiênd mà dựa vào một bầu không khí rất nặng nề cùng với cách dàn dựng môi trường, background nhìn đáng sợ nhất để có thể tạo ra một cảm giác không phải chỉ sợ nhưng còn gây ám ảnh làm người chơi khó có thể quên sau khi phải trải nghiệm chúng, chính tác giả đang viết đã bị thiếu ngủ nặng suốt hai ngày nay sau khi chơi xong. Trước khi nói về một phần nhỏ của câu chuyện tôi phải nói rằng đây không phải là game mà đa số nhiều người có thể chơi, nó nói về những căn bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu, tự sát,… rất nhiều và cách Omori truyền đạt chúng quá rõ ràng nên sẽ tạo ra một cảm giác khó ở nếu người chơi không quen với những điều ấy.
Đó là những câu bạn sẽ thấy trước khi tỉnh dậy ở một căn phòng trắng toát gọi là white space, ở nơi này không có gì cả trừ một cái bóng đèn đen, con mèo, cuốn tập vẽ, laptop và khăn giấy, đây là lần đầu tiên người chơi được chứng kiến và điều khiển Omori. Trong white space những thứ duy nhất ta có thể làm là bật laptop lên để xem nhật ký của Omori, xem tập vẽ, quan sát bóng đèn đen, khăn giấy và nói chuyện với Mewo (tên con mèo). Laptop của Omori ghi lại duy nhất hai sự kiện là “hôm nay tôi dành thời gian ở white space, nó khá là ổn” và “hôm nay tôi dành thời gian với bạn mình, nó khá là ổn” cùng với ngày tháng “???” nhưng qua số lượng ngày đó ta cũng hiểu được là Omori đã chôn chân trong căn phòng này rất lâu, cậu bé cũng chỉ ra ngoài đôi lúc để đi chơi với bạn bè mình rồi quay về white space. White space đúng như cái tên của nó chỉ toàn là màu trắng, bạn được thoải mái đi vòng quanh nơi này nhưng cho dù đi đâu cũng sẽ về lại chỗ đồ đạc quen thuộc của mình, trong lần đầu tham quan white space thì có một vật người chơi phải tìm và đó là con dao, đây cũng là vũ khí chính Omori sẽ sử dụng xuyên suốt cả game. Sau khi lấy được con dao bạn có thể đi ra khỏi white space thông qua cánh cửa trước đây không mở được rồi bắt đầu hành trình thật sự của mình. Nơi Omori đến là Neighbor’s room, một trong nhiều địa điểm người chơi sẽ thăm quan trong Head space, là tên gọi của cả vùng đất mà Omori sẽ khám phá, câu chuyện của Omori xoay quanh “Omori”cùng với nhóm bạn của mình được gặp ở Neighbor’s room bao gồm Kel, Aubrey, Hero trong hành trình tìm kiếm người bạn bị mất tích tên Basil cùng lúc khám phá, đối đầu với nhiều bí ẩn, tội lỗi mà không đứa trẻ nào nên gánh chịu, với tôi đây là tóm tắt câu chuyện một cách ít spoiler nhất vì mọi thứ trong Omori nên được tự trải nghiệm qua để có thể hiểu về độ nặng nề trong câu chuyện thật sự. Đây không phải chỉ là một hành trình bình thường mà còn là một cuộc thám hiểm tâm trí bị tổn thương của một con người/đứa trẻ và có nhiều chi tiết được để mở hoặc được nói đến một cách mờ ảo để người chơi có thể tự hiểu ra được, kết nối cảm xúc của người chơi với nhân vật chính. Điều nhắc nhở là khi đến một điểm nhất định người chơi có quyền chọn tên một nhân vật nhưng nên để yên tên của nhân vật Sunny khi lúc đó đến trong lần chơi đầu tiên để giữ cảm giác gốc mà dev muốn người chơi thấy.
Combat thì không có gì mới mẻ vì đây là RPG maker nên tất nhiên sẽ là turn based nhưng hiệu ứng combat thì như đã nói trên hoàn toàn là vẽ tay tăng phần kịch tính của mỗi lần giao chiến lên nhiều lần thông qua. Những stat của nhân vật có “health (máu), juice (mana), attack (sát thương), defense (phòng thủ), speed (tốc độ để quyết định thành viên nào tấn công trước), luck (cho thấy khả năng gây critical hit lên địch), hit rate (khả năng đánh dính kẻ thù, càng cao thì cả năng hụt càng thấp), energy (năng lượng dùng chung cho cả 4 nhân vật, được thêm energy mỗi khi một thành viên nhận sát thương), tất nhiên như thường lệ xuyên suốt cả quá trình phiêu lưu sẽ có những item tăng stat của nhân vật thông qua các mini quest hay khám phá thế giới. Ngoại trừ attack là đòn đánh thường ra còn có khả năng dùng skill và follow up attack, skill là những đòn tấn công sẽ rút bớt juice của nhân vật sử dụng những đòn này, follow up attack chỉ có thể được kích hoạt sau mỗi đòn tấn công thường, mỗi lần sử dụng sẽ tốn 3 energy và như đã nói chỉ được hồi lại energy khi bị địch gây sát thương lên nhân vật, chú ý là nếu bạn mới bắt đầu chơi thì sẽ có nhiều lúc các đòn follow up không hoạt động do những nhân vật chưa đủ thân thuộc với nhau và thứ này chỉ có được qua việc tiếp tục chơi, nếu người chơi tích đủ 10 energy thì đến lượt tấn công của Omori có thể sử dụng “energy release” để dùng tuyệt chiêu kết hợp đòn của cả 4 người gây ra sát thương rất cao. Không chỉ vậy nhưng còn một thứ mới của riêng Omori là hệ thống “emotions”, có 3 loại emotions: happy, angry, sad, riêng neutral nghĩa là nhân vật không có emotions, 3 emotions này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của một trận đấu vì chúng sẽ thay đổi stat của nhân vật một cách triệt để
Dưới đây là bảng nói về emotions được viết ra bởi Hero
+ Happy tăng luck, speed nhưng giảm hit rate.
+ Angry tăng attack nhưng giảm defense.
+ Sad tăng defense nhưng giảm attack và mỗi sát thương người chơi nhận sẽ khiến mình mất đi juice.
+ Happy mạnh khi đánh với angry, angry yếu khi đánh với happy.
+ Angry mạnh khi đánh với sad, sad yếu khi đánh với angry.
+ Sad mạnh khi đánh với happy, happy yếu khi đánh với sad.
Các emotions này có thể được gây ra cho bất kì nhân vật nào trong cả 4 người kể cả địch, trong một trận đấu khả năng chiến thắng là dựa vào sự đa dạng của người chơi trong việc sử dụng các emotions một cách hiệu quả, khi bắt đầu có 2 nhân vật với khả năng gây emotions là Omori (sad poem) và Kel (annoy). Các nhân vật của người chơi có thể đưa emotions đến level 2 trong mỗi trận đấu, để đưa emotions lên level 2 chỉ cần người đó bị tác động cùng emotions ấy thêm lần nữa bởi địch hoặc đồng đội, chẳng hạn như Aubrey đang angry nhưng nhận thêm một lần angry nữa sẽ biến thành enraged, là level 2 của angry. Trường hợp duy nhất có level 3 là những con boss và Omori, cả 4 nhân vật thì chỉ mình Omori là có thể lên tới level 3 cho cả 3 emotions. Tại sao lại cần đưa emotions lên level 2 hoặc 3? Vì mỗi lần lên level là những ưu điểm, nhược điểm của emotions đó cũng tăng lên nên từ angry lên enraged nghĩa là defense giảm gấp đôi nhưng attack cũng tăng lên như vậy, tạo ra nhiều tình huống được ăn cả, ngã về không trong combat.
Giờ là một trong những phần quan trọng nhất của game, soundtrack. Soundtrack của Omori chỉ có thể miêu tả bằng hai từ là “đẹp đẽ” và “ám ảnh”, mọi thứ về game đều được nâng lên một tầm cao mới nhờ soundtrack cực kì thích hợp cho dù là trong combat hay đang đi phiêu lưu. Mỗi khu vực, boss hay tình huống đều có soundtrack khác nhau nhất định để tạo nên sự độc đáo trong trải nghiệm độc đáo khi đi qua lại những nơi ấy, một vài bài hát có thể sẽ lưu mãi trong đầu mọi người sau khi chơi qua, Omori có khả năng vượt qua được cả soundtrack của Undertale. Dưới đây là theme song của Omori, bây giờ khi nghe có lẽ nó chỉ hay nhưng sau khi chơi xong tôi bảo đảm nó sẽ mang một màu sắc cùng với ý nghĩa khác.
*
*
Point of no return
Đến đây là kết thúc của phần giới thiệu Omori, nếu bạn chưa chơi hay chơi chưa hết thì tôi khuyên nên ngưng ngay tại đây vì sau đoạn này tôi sẽ nói về câu chuyện của Omori cùng với việc spoil hết toàn bộ mọi thứ cùng với giải thích, tôi rất yêu quý trò này và tôi mong bạn cũng sẽ được trải nghiệm một cách đầy đủ nhất như tôi đã từng, bạn đã được cảnh báo.
Hãy quay lại từ đầu, từ sự kiện bắt đầu tất cả mọi thứ, ngày mà những kỉ niệm còn đẹp đẽ. Sunny, Mari, Hero, Kel, Aubrey, Basil là những người bạn thân thiết nhất của nhau, trong album ảnh của Basil, ta có thể thấy được những kỉ niệm mà tất cả đã dành cho nhau và những kỉ niệm ấy quan trọng với Sunny đến nỗi trong laptop của Omori nếu không phải trong white space thì chỉ là đi chơi với họ thôi, 6 người này dường như không thể bị chia cắt được cho đến khi sự kiện ấy xảy ra. Mari được tìm thấy đã treo cổ tự sát trong sân sau nhà mình vào ngày mà cô ấy với Sunny đáng ra phải trình diễn màn song tấu của mình. Mọi người không ai có thể chịu đựng được sự thật này, ai cũng yêu quý Mari, ai cũng phải tìm một cách để sống với sự thật đau lòng rằng cô đã tự sát, đặc biệt là Sunny khi cậu bé 12 tuổi lúc ấy đã giam mình trong căn nhà suốt 4 năm trời vì không thể chấp nhận việc đã xảy ra được… Đó là những gì tôi đã từng nghĩ. Nếu bạn đang đọc đến đây thì chắc chắn đã chơi qua game rồi nên cũng biết rằng Mari không hề tự sát mà là do chính Sunny đã vô tình giết cô ấy. Vào sinh nhật của Sunny tất cả đã hùn tiền để tặng cho cậu một cây violin mới toanh do cây cỡ bé cậu từng dùng không còn vừa nữa, Sunny tập luyện liên tục với mong muốn có thể trình diễn song tấu cùng với chị mình. Đến ngày đó, Sunny ném cây đàn cùng bản nhạc xuống cầu thang khiến cho cây đàn vỡ nát, lý do cậu bé làm vậy có thể là vì stress trong việc chơi không đủ hay để có thể đàn cùng chị mình hoặc mệt mỏi với nó đến mức vứt món quà của những người bạn mình đi. Qua những kí ức ta có thể thấy được của Mari với Sunny thì rõ ràng rằng cô rất yêu em mình, cô sẽ không chỉ vì Sunny không đàn được mà nổi giận như vậy nhưng đây là món quà cả nhóm bạn đã tích góp để tặng cậu nên Mari tức như vậy hoàn toàn có thể hiểu được, khi Mari mắng Sunny thì trong cơn giận cậu vô tình xô chị và cô rơi xuống cầu thang đè lên cây đàn cùng bản nhạc cậu đã vứt đi, vài sợi tóc của cô móc vào những dây đàn bị bung ra và máu của cô văng lên bản nhạc nhăn nhúm của cậu. Một đứa trẻ 12 tuổi như Sunny phải làm gì trong chuyện này? Cậu bé hoảng loạn vì những gì mình đã làm, cậu khiêng Mari về giường của cô nhưng Mari nằm đó bất động kể cả khi Sunny đã lật cô lại, cậu không biết làm gì ngoại trừ ngồi khóc ở đó. Người duy nhất ở cùng Sunny, Mari lúc ấy là Basil và cậu bé là người đã ở căn phòng lúc Sunny đặt Mari lên giường, cậu cũng hoảng sợ như Sunny nhưng Basil cần phải bảo vệ bạn mình nên cậu đã nghĩ ra một kế hoạch một đứa trẻ không nên nghĩ tới… Cả hai quyết định treo Mari lên cây để dàn dựng thành một vụ tự sát.
Phải nói game này rất đáng sợ, cực kỳ đáng sợ và mang tâm lý rất nặng nề đến người chơi :”(((( em mới cày hết game xong và đến bây giờ vẫn còn thấy khá shock.
Mới đầu có thấy sợ thật nhưng về sau thấy buồn nhiều hơn. Nếu giả thuyết Mari sau cú ngã vẫn còn sống thì tệ thật …
10