Nostalgia hay còn gọi là sự hoài cổ đã luôn là một phần trong cuộc sống của mỗi chúng ta cho dù về mặt phương tiện truyền thông nào. Đã bao nhiêu lần bạn bật lên một game hay chương trình tv đã cũ nhưng vẫn yêu thích từng phút bạn dành cho chúng? Có lẽ ai cũng sẽ khó để trả lời câu hỏi này vì ta đều đã từng ở vị trí đó, cái cảm giác hoài cổ đưa chúng ta quay trở lại một thời gian tuyệt vời với những thứ ta đã từng yêu quý. Thế nên hôm nay ta sẽ nói về Nostalgia và nó ảnh hưởng đến trải nghiệm về game của bạn như thế nào. Vid đã cho tôi ý để viết bài này
1a/ Nostalgia về mặt kinh doanh đối với game (remake/remaster)
Nostalgia chủ yếu hướng tới những người đang nằm trong độ tuổi ít nhất 20-25 trở lên hay là những người có đầu óc già giặn có thiên hướng nhìn về những game cũ hơn là game mới. Các nhà sản xuất sẽ dùng nostalgia sẽ đánh vào nhược điểm của họ là sự hoài niệm về chính tuổi thơ của mình để tạo ra các game để làm hài lòng nhóm tuổi này, chủ yếu là các remake hay remasster của một game cổ mà nhiều người yêu thích. Crash Bandicoot N’sane Trilogy là một ví dụ tốt cho điều này. Cho những ai không biết thì Crash Bandicoot là một trilogy game PlayStation cũ độc quyền xuyên suốt cả 3 game chính. Cả 3 game được remaster vào năm 2018 với cái tên Crash Bandicoot N’sane Trilogy và ngay từ lúc game ra mắt ta đã thấy được sự thay đổi mới lạ nhưng cũng thật gần gũi, đồ hoạ mới, gameplay được chỉnh sửa và level cũng thế nhưng sao ta lại thấy nó thân quen như thế? Đó là sức mạnh của nostalgia. Những người đã từng chơi hay lớn lên với game này hầu như đều có một nền kinh tế ổn định cho mình và có thể tự chi tiền ra để chơi trò game đầy hoài niệm này, với số lượng người chơi lớn tuổi và có khả năng tự chi trả như thế thì việc bán game/console(vì sau 10 năm nó vẫn là PS exclusive) không phải là việc khó. Đồng thời remake hay remaster như vậy cũng có thể thu hút nhiều người chơi mới, những đứa trẻ mới để đến lúc chúng lớn lên thì sẽ có remaster/remake của remaster/remake của game đó, và như vậy nostalgia cứ tiếp diễn. Crash Bandicoot N’sane Trilogy, Spyro Reignited Trilogy, DOOM,… Đều là những ví dụ cho remake/remaster sử dụng tốt tên tuổi của mình và nostalgia để làm hài lòng cả người chơi mới lẫn cũ.
Thế nhưng không phải gì cũng tốt đẹp như thế cả, tất nhiên sẽ có con sâu làm rầu nồi canh, nostalgia hơn bất cứ thứ gì khác rất dễ bị thao túng để cướp đi vài ba đô la từ túi người chơi. Tưởng tượng như một tựa game bạn thích từ bé lại được remaster hay remake thì bạn sẽ thích thú đến mức nào, đến mức có thể mua một console mới vì nó nhưng khi hàng đến thì nó lại đạp đổ hi vọng của bạn, những game bán bằng chỉ thương hiệu của mình thay vì được thiết kế với việc làm hài lòng người chơi chỉ nhắm vào sự hoài niệm của người chơi mà thao túng họ. Điển hình cho những game này là Turok(2008), Silent Hill HD collection, Halo MCC(trừ Halo 2 remastered),… Cũng như người chơi cũ và mới, những remake/remaster kiểu này xua mọi người đi và phá vỡ hi vọng mở rộng thương hiệu của họ.
Đó là về mảng remake/remaster giờ ta phải nói về phần quan trọng không kém:
1b/ Nostalgia về mặt kinh doanh đối với game(retro)
Những game mang phong cách retro này hay được tìm thấy ở các mảng game indie trên steam greenlight. Các game này thường hấp dẫn các game thủ đời cũ với phong cách retro như pixelated hay mang phong cách, cảm giác như các game đời cũ, tất nhiên nó đi kèm với một trong những vấn đề lớn nhất của game Indie: FUCKING CASH GRAB.
Ví dụ như là Shovel knight, với đồ hoạ pixel và gameplay đơn giản nhưng lại cuốn hút của nó, thì lại có Mighty number 9 với mục đích chính là giật túi tiền của bạn bằng cách thả một đống rác bốc mùi vào mặt bạn. Và với cứ 10 game indie thì ta sẽ có 3 Shovel Knight và 7 Mighty number 9. những game xây dựng trên nostalgia này chỉ có mục đích để làm bạn phí tiền của mình. Vấn đề này còn tệ hơn vì nhiều lúc những game tốt sẽ bị lu mờ bởi đống game cash grab này trên Steam greenlight vì cái trò đùa tên là “steam quality control”, bởi thế nên cũng sinh ra nhiều người vơ đũa cả nắm nói những game phong cách retro đều là những game cash grab rẻ tiền và cũng chỉ do những game thao túng sự hoài cổ hay tình yêu với game của người chơi *cough* Yooka Laylee *cough*. Điều tệ hại hơn nữa ở đây là những điều này sẽ doạ đi người chơi mới, cũng như những người vơ đũa cả nắm, họ cũng sẽ nghĩ game retro chỉ là game cash grab rẻ tiền và dần sẽ càng ít người tin tưởng vào game retro.
Bao nhiêu dự án hồi sinh một phong cách game tốt sẽ phải chết chỉ vì có người muốn kiếm vài đô nhanh chóng từ kỉ niệm của người chơi. Nhưng tỉ lệ 3/7 đó là một cái giá đáng phải trả vì đôi lúc khi lướt qua các trang steam greenlight hay Kick starter đầy game pixel rẻ tiền lười biếng và MỘT HỐ GAME HENTAI thì bạn sẽ thấy một viên ngọc ẩn trong đó, đáng với số tiền bạn bỏ ra dù bạn đã phải thấy những gì trong lúc tìm kiếm. Game retro cũng vừa là cơ hội cho các công ty lớn kiếm chút đỉnh và là cơ hội vươn lên lớn cho các nhà phát triển indie nhỏ nên Nostalgia phần nào cũng giúp ích khá nhiều về mặt kinh tế cho họ. Nhưng rồi sự lợi dụng về lợi ích đó lại làm cho các nhà phát triển nhỏ tham lam nên vòng lặp này lại tiếp tục và cứ vậy.
2/ Nostalgia với các nhà phê bình game
Một video nói về các nhà phê bình chung:
Các nhà phê bình cũng chỉ là con người, họ chắc chắn ít nhiều gì đã có kỉ niệm với game lúc còn bé nên review một bản remake/remaster hay game retro có thể là một vấn đề cho họ vì nostalgia có thể làm bạn thấy nhiều thứ. Nostalgia đầu tiên là có thể làm lu mờ phán đoán của người chơi khi làm về một game mình thích với chính kỉ niệm của mình, nó sẽ lãng mạn hoá game bạn đã từng chơi lúc bé nên khi bạn review một game cũ hay là remake/remaster của game đó hầu như sẽ là review kỉ niệm của mình thay vì review game một cách khách quan và cũng như thế với những game retro. Không muốn nói ai cả nhưng về bản chất nó cũng chỉ là review một cách khách quan hay chủ quan, xem bạn có thể bỏ qua được chính kiến hay Nostalgia của mình, ai cũng biết bạn rất thích một game cũ được xem là hay nhất thời đại đó nhưng bạn vẫn phải nhận ra sai lầm và sự lỗi thời của nó so với thời đại này, đến cả Duke Nukem Forever còn nhận ra sự lỗi thời của mình. Đúng có thể có những game cũ vượt tiêu chuẩn đối với thời đại này nhưng không phải lúc nào cũng vậy và game có đồ hoạ retro không làm cho nó miễn dịch với phán xét của ai cả. Nên với những người muốn tìm một review cho game phải bảo đảm sự khách quan của người viết bài đó và xem bài viết có thiên vị cho một game nào đó quá mức hay không.
3/ Nostalgia đối với người chơi
Người chơi cũng giống như các nhà phê bình, nostalgia cũng sẽ làm ảnh hưởng tới phán quyết và sự tận hưởng của họ tới một game. Bạn có thể chơi một game như FF7 hay DOOM 1993 với đồ hoạ cũ kĩ và đến giờ vẫn sẽ thấy nó đẹp và tận hưởng cả game như lúc bé, bạn cũng sẽ sẵn sàng kể những trải nghiệm đó tuyệt vời như thế nào và đó là do tác dụng của nostalgia. Nostalgia như đã nói sẽ làm bạn lu mờ và lãng mạn hoá kí ức của mình và ảnh hưởng đó sẽ liên kết tới việc bạn chọn mua một game mới hay không rồi bạn sẽ thấy nó như thế nào rồi lại cứ lặp đi lặp lại như thế vì vấn đề này đã được nhắc đến trong phần review.
4/ ending
Xét cho cùng thì Nostalgia không phải một điều hoàn toàn khác, nhiều người sẽ được lợi từ nó và đồng thời cũng sẽ bất lợi cho người khác, việc quan trọng là chính bạn phải biết điểm cân bằng, hoài niệm không phải xấu nhưng chỉ đừng để nó ảnh hưởng tới phán quyết và sự tận hưởng một game của mình và nhất là đừng để nó cho bạn ý tưởng để làm một game phong cách retro rẻ tiền trên greenlight. Stay woke fam.