Lừa dối một cô gái ngây thơ như vậy thì đúng là không nên chút nào. Chúng ta biết giấc mơ của Eli là được đến với Paris mà, cái thiệp và cả bức tranh tháp Eiffel khi còn bị giam cầm nói rõ điều đó. Booker cũng quá tài tình khi nhìn thấy một cái zeppelin (tàu bay xài bong bóng giống khinh khí cầu ấy) và dụ dỗ Eli đi cùng mình.
“Còn gì có thể tuyệt hơn thế này chứ?
Tôi không biết… Vậy Paris thì sao?”
Và thế là Eli răm rắp nghe theo mà kéo Booker rời khỏi bãi biển này, rời khỏi chỗ duy nhất thật sự yên bình mà cô sẽ phải trải qua trên suốt cuộc hành trình.
Ngay khi vừa đi, màn hình có hiện lên một dòng chữ kiểu “Eli có thể tự lo, không cần bạn bảo vệ” ban đầu đã làm cho tôi cảm thấy thật sự rất… ngớ ngẩn. Mà cũng đúng, có một cô gái kế bên thì chắc chắn chúng ta lại nghĩ là “Ôi lại phải làm nhiệm vụ chăm trẻ rồi” và công bằng mà nói ý nghĩ đó khó chịu là dĩ nhiên, chả còn chút tự do bắn giết. Nhưng rồi sau này nghĩ lại thì câu đó nó quá… ít để miêu tả về Eli trong game khi cô là “Best support ever” trong một tựa game offline :)) Cái vụ này thậm chí còn có cả clip parody và rất nhiều meme một thời. “Booker, catch!” có lẽ sẽ mãi mãi là câu nói “khó chịu mà dễ chịu” nhất mà game thủ nào chơi Bioshock Infinite rồi mới hiểu cảm giác đó :)) Từ máu, đạn dược, súng ống, lockpick cho đến tiền, Eli cân hết, và rất đúng lúc nữa là khác. “Với cả một mớ sách như vậy và cả đống thời gian, anh sẽ ngạc nhiên khi biết tôi có thể làm được gì đấy”, cô nói khi phá khóa một cánh cửa, touché.
Một điều nữa tôi thích là ở khoảng lúc này (hay sau đó chút tôi không nhớ rõ) thì nếu chúng ta đã có ý ném vào mặt Fink ở chỗ hội chợ thì hai vợ chồng bị bắt tội thông dâm kia sẽ cảm ơn chúng ta… Một chút sự ấm lòng khi làm người tốt.
Và cho những người tò mò tôi đã chọn cho cô mề đay hình gì, thì tôi chọn con chim. Tôi cũng không biết có nên giải nghĩa vì sao ở đây hay không khi chúng ta còn chưa vượt qua 1/3 game nữa, nhưng với ý nghĩa tựu chung thì dĩ nhiên là tôi thích sự tự do dành cho Eli hơn, hoàn toàn giống với những gì tôi đã nghĩ đến đầu tiên.
Tất cả mọi người ở Columbia đang hoảng hốt và cầu nguyện khi thấy Monument bị sụp, và tự hỏi rằng Songbird đang ở đâu khi việc này xảy ra là cái làm tôi phải bật cười vì… Nó bị vậy là do Songbird mà (Dù thật ra nếu Booker không đến thì Songbird sẽ không quậy và… Ờ chắc lỗi mình thật <(“)). Nhìn Eli đứng tần ngần và lẩm bẩm về việc nơi đó từng là nhà mình mà tôi cũng có nhiều cảm xúc trái chiều: Tôi không biết cô buồn vì nơi từng là nhà bị phá hủy hay vì cô nhận ra chỗ ấy nó ghê rợn thế nào trong suốt những năm cô bị giam cầm. Thôi không còn nhiều thời gian, chúng sẽ đến bắt chúng ta sớm nếu chúng ta không rời khỏi đây.
Và thật ra chúng đã biết, và chúng đã đến. Booker bị đâm 1 nhát vào bàn tay khi tôi và anh hối thúc lão soát vé (Hành hạ Booker cũng không nên xíu nào nhưng mà cái hình ảnh tay Booker được quấn băng xanh làm tôi thấy Booker và Eli kết nối nhau hơn), và chúng sấn vào bắn giết chúng tôi, quyết bất giữ Eli cho bằng được. Tôi không ngại khử hết chúng, nhưng cái làm tôi băn khoăn chính là Eli đã la lên khi thấy tôi kéo cò súng và máu chảy đầu rơi, rằng cô sợ hãi và đã bỏ chạy. Cuối cùng tôi đã bắt kịp Eli trên một cabin cáp treo để có thể đi đến khu vực mới v con tàu bay kia. Eli dĩ nhiên chống cự, mắng chửi Booker là một con quái vật, một tên giết người vô lương tâm, nhưng cô không nhận ra được tình cảnh của mình- hay đúng hơn là của cả 2 người.
“Cô có hiểu rằng bọn họ đã bỏ ra bao nhiêu là thứ để nhốt cô ở trên đó không? Cô nghĩ rằng họ sẽ để cô đi dễ dàng vậy sao? Cô là một món đầu tư, và cô sẽ chẳng bao giờ an toàn chừng nào cô rời xa khỏi đây.”
Nói hay lắm, Booker. Eli có vẻ cũng dần hiểu ra, và rồi cô bảo mình sẽ cố gắng làm quen với chuyện này. Chào mừng đến với thế giới đầy man rợ và tàn bạo dù cô có muốn hay không, Eli à.
Cả hai đến với một nơi gọi là Soldier’s Field… Và mỉa mai thay đây lại là một khu vui chơi giải trí- có lẽ cũng là một dạng truyền bá trẻ em sau này rồi sẽ trở thành các chiến sĩ của Columbia. Và cũng như tên gọi của nó, cái theme của nơi này cực kỳ đầy chất quân đội cũng như là gợi lên lòng ái quốc sâu sắc với những con mech hình các Tổng thống- sau này sẽ trở thành quái tank như mọi khi. Những quán cà phê, những nơi bán sách (mà nghĩ kỹ chắc cũng là sách tuyên truyền) yên ả bao nhiêu thì Booker và Eli vừa đến là “rộn ràng” bấy nhiêu. Chúng tôi phát hiện rằng cáp treo để đến với con tàu kia, Tàu Đệ Nhất Phu Nhân với hình của Lady Comstock bự chảng trên đấy, đã bị hỏng và cần phải có một loại Vigor là Shock Jockey- một Vigor giúp phóng điện theo như các biển quảng cáo để giúp nó hoạt động. Okay, fetch quest (dạng nhiệm vụ muốn làm A phải làm B, muốn làm B phải làm C) trong một game tuyến tính, tại sao không chứ?
Theo chỉ dẫn thì để có được Shock Jockey thì chúng tôi phải đến một nơi gọi là Hall of Heroes. Nghe và nhìn thì cũng có thể dự đoán là nó là một dạng bảo tàng để tôn vinh các anh hùng của Columbia xét về mặt quân sự. Bắn giết những kẻ cản đường thì chúng ta cũng đến nơi và… Nơi này có vẻ đã bị tàn phá và bôi nhọ, cái tên cũng bị thay đổi thành Hall of Whores (Nice pun by the way) và không biết chính xác là vì ai, Vox Populi như những lời tuyên truyền có vẻ là kẻ bị tình nghi đầu tiên.
Và hình ảnh về người anh hùng được tôn thờ và cả cách các sự kiện được kể lại hay miêu tả trong đó đã làm tôi phải thật sự hết hồn… Những khu tham quan là để ca ngợi Comstock đã chiến đấu anh dũng ở Wounded Knee cuối năm 1890- và đó vốn dĩ là một cuộc thảm sát kinh tởm; một trận liên quan đến Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn chống đối tư tưởng lẫn những việc Phương Tây đã làm thời nhà Thanh- nền tảng dẫn đến việc sụp đổ của Nhà Thanh sau đó, vì dù gì mà nói thì Bát Quốc Liên Quân gây ra cũng rất nhiều thiệt hại về cả mạng người lẫn tiền của ở Trung Quốc bấy giờ… Những hình ảnh được đưa ra về những người da đỏ lẫn người da vàng đều được thể hiện như những con quái vật khát máu, và Comstock thì được dựng tượng như thần thánh. Tôi cũng chẳng biết phải nói gì khi thấy sự tự hào về những điều này, nỗi sợ hãi dành cho đức tin của Columbia càng dâng lên cao hơn. Còn nhớ ở tòa nhà Order of Raven gì ở phần đầu game thì còn có cả tượng tôn vinh gã John Wilkes Booth- người đã ám sát Abraham Lincoln và có cả một bức tranh hắn đang bắn Honest Abe với hào quang trên đầu hệt như Chúa trời… Có cảm giác như Columbia nói chung và Comstock nói riêng vẫn còn theo cái tư tưởng văn hóa da trắng thượng đẳng, và những ai làm thay đổi hay chống đối nó đều đáng chết vậy. Định nghĩa về anh hùng ở Columbia kỳ quặc nhỉ?
Ngoài ra, còn có cả một bảng timeline về những sự kiện lịch sử của Columbia:
1874, Comstock ra đời (Ai chơi hơn một lần rồi để ý cái này chắc luôn)- 1890, Comstock anh dũng ở Wounded Knee- 1893, Columbia được thành lập và cả “Con cừu non được sinh ra”- 1895, Phu Nhân Comstock bị sát hại bởi một lũ phản bội (Sẽ tìm hiểu thêm ở đoạn sau nhé)- 1901, Comstock dẹp loạn Nghĩa Hòa Đoàn, “san bằng” Bắc Kinh và tách khỏi nước Mỹ- 1912, hiện tại chưa thấy nói gì… Nhưng chúng ta biết chắc chắn là có một gã quậy tưng bừng Columbia rồi đấy, chúng ta sẽ là người viết tiếp lịch sử của Columbia, tự hào không nào?
Ở trong kho chứa cũ có một bức tượng đổ nát của một người, ông ta có tên là Cornelius Slate… Đó cũng là người liên tục hét trên loa về việc Comstock đã nói dối tất cả mọi người, đã cướp công của Slate và nêu ra những tội ác thật sự của Comstock. Dựa vào voxophone thì chính Slate, một vị tướng của Columbia đã phản bội và dắt Vox Populi vào Columbia để làm loạn sau những bất công, khó khăn hắn phải chịu vì buộc phải núp bóng Comstock, và rằng nếu hắn chết đi thì sẽ chỉ còn là những lời dối trá… Cũng chẳng phải là một tên tốt đẹp gì, phải không?
Slate bảo rằng Comstock còn chẳng hề ở Bắc Kinh- hay ít nhất là ở trận đánh được thể hiện; Booker cũng nhớ rằng Comstock không hề chỉ huy Đội kỵ binh số 7… Khoan, sao Booker lại biết về việc này?
“Hạ sĩ DeWitt mới là người xứng đáng được tuyên dương”.
HOLY %*@%! Booker đã ở đó? Và Booker cũng quen biết Slate? Slate liên tục “khen ngợi” Booker về Wounded Knee, và Booker chẳng hề tự hào về điều này khi Eli hỏi anh- Chuyện dĩ nhiên, tham gia tàn sát cả trăm mạng người vô cớ mà, ở ngoài đời còn có 20 huân chương danh dự được trao cho vụ này nữa. Kỳ lạ thay là Slate liên tục nói về Booker và Comstock như kiểu Booker phải biết Comstock là ai vậy. Cũng có những câu mà chắc chắn ai đã chơi lại sẽ để ý rất kỹ và hiểu rõ được dụng ý của Slate ở đây là gì, và tôi rất ấn tượng với việc những “hạt giống”, những “vụn bánh mì” được rắc xuyên suốt game như thế.
Tiếp đi bác ơi. Đợi lâu quá không thấy phần mới. 🙁