Tui đang đọc truyện hay đang chơi game?

Chủ xị

  

[dropcap]C[/dropcap]uối tuần sau khi chiến chán chê CrossCode, tui bắt đầu lượn Twitter tìm người cãi nhau. Và trong một Tweet mới của PC Gamer, họ đã hỏi một câu này: “Những ý kiến trái chiều nào trong làng game mà bạn sẵn sàng ủng hộ?” Một cậu chàng trong phần trả lời đã nói một câu mà tôi không nghĩ là có thể dễ dàng chấp nhận: “The Last of Us là một game được đánh giá quá cao và rất chán khi xét về mặt gameplay. Cốt truyện thì tuy có hay, nhưng tôi đang đọc truyện hay đang chơi game?”… Câu trả lời của chàng thanh niên ấy, đúng hay sai chưa biết, nhưng tôi biết nó đã làm một số người phải suy nghĩ về những gì tạo nên một thứ gọi là “game”? Chúng ta đã xa quá cái thời mà video game chỉ có hai cái vệt màu trắng trên màn hình và có một quả bóng đưa qua đưa lại. Game đã thay đổi một cách chóng mặt trong khoảng thời gian qua, và thành thực thì ngay cả bây giờ, chúng ta, những người đã có một sự hiểu biết nhất định về game, vẫn chưa thống nhất được định nghĩa game là gì.

Ừm thì không có định nghĩa thì móc đại cái nào ra đi. Giờ thì chắc mọi người sẽ đồng ý khi tạm thời định nghĩa game theo cách khoa cử: “Một trò chơi điện tử yêu cầu người chơi tương tác với phần đồ họa xuất hiện trên màn hình hiển thị.” Nghe vớ vẩn, đúng không? Nhưng nếu chúng ta nghiền ngẫm lại thì đúng vậy còn gì. Game gì, game nào, cũng yêu cầu ta phải nhấn nút để cho nhân vật chúng ta thực hiện nhiệm vụ. Cho dù là game Telltale đi nữa, nó vẫn phải bao gồm việc chúng ta sử dụng bàn phím và chuột, hay tay cầm, shit, thậm chí cả ngón tay để kéo lê kéo lết trên màn hình để di chuyển nhân vật. Vậy thì định nghĩa này có được xem là định nghĩa thực của game? Ờ… chưa hẳn. Nếu vậy thì A Blind Legend không được xem là game. NHƯNG KHỐN NẠN NÓ LÀ GAME. Một trò chơi yêu cầu bạn phải nhắm mắt lại nhưng phải tương tác với màn hình, và nếu không thực hiện được các yêu cầu cần thiết thì bạn sẽ thua. Với cả, nó còn chẳng có đồ họa! NHƯNG NÓ VẪN LÀ GAME? (nhưng tuy nhiên chúng ta chưa có định nghĩa chính thống nên hãy cứ chấp nhận định nghĩa gốc và xem A Blind Legend là đứa con ghẻ không được yêu thương. Với cả, hình như có mỗi nó là theo chủ đề này. Vậy nha moah moah)

Tạm gác cái chuyện định nghĩa cuộc đời ba bốn lăng nhăng này sang một bên, giờ tui sẽ bàn một chút về cốt truyện. Và khi nói đến cốt truyện, ta sẽ nghĩ tới ai đầu tiên? Dù tất nhiên là có một số nhất định các nhà phát triển thường tập trung vào cốt truyện hơn là gameplay, nhưng cái tên đầu tiên mà người ta thường nghĩ tới khi ta chơi một game nhấn mạnh cốt truyện là Telltale Games. Những serie game nổi tiếng của hãng này, mặc dù chẳng có một cái gameplay nào ra hồn, luôn luôn được đánh giá rất cao, và nhận được nhiều giải thưởng! “Ơ ơ nhưng tao đang đọc truyện hay đang chơi game ơ ơ” Ơ ơ làm ơn ngậm cái mồm dọc lại đi anh gái. Dù phải công nhận rằng game của Telltale rất là hay về mặt cốt truyện, và về gameplay thì đúng là nó dở tệ, nhưng chúng ta vẫn chơi, vì sao? Vì gameplay không phải là thứ mà một trò chơi nặng cốt truyện cần có! Tưởng tượng nó như một tô mì. Thì game Telltale cũng na ná vậy. Cái hay của game cũng như là các nhà phát triển của nó là sự kết hợp các yếu tố một cách có chủ đích. Một tô mì của họ được nghiên cứu với một loại muối vừa đủ, một loại dầu sa tế the the nóng hổi. Phần cốt truyện là cái vắt mì, và họ chịu không cho thêm chất dinh dưỡng cần thiết, và cho game thật nhiều gia vị, với cái giá phải trả là giá trị nó giảm chút ít. Tuy chẳng bổ béo gì là nhiều, nhưng nó giúp bạn xóa bỏ cơn đói nhanh và hiệu quả, và giờ bạn, với tư cách là một người chơi, cảm thấy thỏa mãn. Bây giờ bạn xách cái đít bạn lên, lấy cái tô, xé gói 3 Miền Gold đặc biệt chua cay ra, bỏ vắt mì vào, rồi ĐỔ THẬT NHIỀU ĐƯỜNG VÀO. đừng bỏ gia vị. Ăn thử xem, ngon không? Chắc cỡ cháo heo. Vẻ đẹp của video game nằm ở cách mà nó có thể linh hoạt biến hóa, thay đổi liên tục để phù hợp với mục đích mà nó muốn phục vụ, và nó đi theo ý muốn của người làm game. Không phải trò khỉ nào cũng có thể đánh giá bằng việc cho cốt truyện bao nhiêu điểm rồi gameplay bao nhiêu điểm rồi tính trung bình cộng.

Ta có thể tạm hiểu game có thể được chia làm 3 loại, nặng cốt truyện, nặng gameplay, và cân đối. Những game mà bạn thường thấy khắp mọi nơi, đại đa số thường là những game cân đối, do nó cân bằng đều đặn giữa cốt truyện và gameplay, và tuy lắm lúc bạn sẽ thấy một bài báo nào nó nói rằng gameplay của God of War thật tuyệt đỉnh, hay là Uncharted 4 là bước chuyển mình mới về mặt gameplay, hay cốt truyện của Bioshock Infinite là có một không hai, đại loại thế, nhưng những tựa game ấy vẫn là cân đối. Ngay cả với những tựa game có gameplay được đánh giá rất cao, nó vẫn luôn có một cốt truyện để nâng đỡ nó.

Bây giờ tui quay về luận điểm của công tử Bạc Liêu đầu bài: “The Last of Us tuy có cốt truyện hay nhưng tui đang đọc truyện hay chơi game?”

  • The Last of Us không phải một game quá nặng gameplay. Cốt truyện cùng đồ họa của nó chiếm 92% điểm nhấn của game. 8% còn lại là Ellie. (jk)
  • Vâng, bạn đang tuân theo đúng định nghĩa video game trên kia. Bạn đang sử dụng tay cầm của máy chơi game PlayStation 4 để di chuyển nhân vật Joel đi bộ trên màn hình. Tức là bạn đang chơi game.
  • Hơn nữa, nếu bạn thật sự than phiền rằng một trò chơi nặng cốt truyện không có đủ gameplay, thì cũng không khác mấy so với việc bạn than phiền mua muối nhưng nó lại có vị mặn, trong khi bạn muốn ăn ngọt.
  • Tuy nhiên, Naughty Dog ít khi thử sức với các tựa game nặng cốt truyện, nên việc TLoU bị đánh giá thấp không phải là khó hiểu. Chủ yếu là do fan nhận ra sự thay đổi đột ngột về hướng mà studio này làm game, và việc có ý kiến trái chiều là tất nhiên.

Tạm thời kết thúc bài ở đây. Thật khó để biết được cuộc tranh cãi này sẽ đi đến đâu. Nhưng khi mọi thứ tạm lắng, có lẽ những người làm game lại là những người chịu đựng nhiều nhất. Họ phải tìm cho ra sự cân bằng hoàn hảo giữa gameplay và cốt truyện. Và với tư cách những kẻ chơi game, chúng ta có lẽ không nên đặt quá nhiều áp lực lên những người đã có một công việc bản chất khó nhằn.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • phuongch - 06.07.2018

    Tui nghĩ Game còn có thêm một yếu tố nữa là nhập vai – cho người chơi hóa thân vào nhân vật hoặc “yếu tố đồ họa xuất hiện trên màn hình”. Dù là những game đơn giản như Tetris thì khi chơi tâm trí của chúng ta cũng tưởng tượng rằng mình chính là những cục gạch rớt xuống, một trăm phần trăm mình là cục gạch đó. Chính điều đó làm cho Game khác biệt so với phim ảnh hoặc truyện. Vì khi nhân vật trong phim hoặc truyện hành động ngu ngốc thì chúng ta sẽ nói gì? “Tml đó làm cái wtf gì ngu vậy!?”, còn đối với game thì sao? “MÌNH VỪA LÀM CÁI QUÁI GÌ VẬY?”. Sau khi chơi, ngồi thảo luận lại, chúng ta có thể nói nhân vật A thế này, nhân vật B thế kia, nhưng khi đang chơi thì không có nhân vật nào hết, chỉ có BẢN THÂN CHÚNG TA đang hành động trong thế giới game đó.

    Tui đang đọc truyện hay đang chơi game? Yo, tụi mình đang chơi game đó bồ :))