Nếu bạn muốn chơi Hearthstone, đừng chơi Hearthstone

Chủ xị

  

Bài viết này được viết dưới quan điểm của một người từng chơi Hearthstone và bỏ Hearthstone vì sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng. Chỉ có giá trị giải trí.

Tôi chơi Hearthstone, và tôi thích Hearthstone. Nhưng sau một thời gian dài chơi game rồi nghỉ game luân phiên, tôi ngộ ra một vài điều. Điều đầu tiên là tui nghèo. Điều thứ hai là nếu muốn tận hưởng, nhấn mạnh ở chỗ, TẬN HƯỞNG, Hót-Sờ-Tôn, thì đừng chơi Hót-Sờ-Tôn. Tại sao lại như vậy, bạn hỏi. Bạn tự hỏi nếu như thích một game thì còn cách nào khác ngoài việc tự tay mình chơi game và cảm nhận niềm vui khi chơi nó? Tôi vỗ vai bạn và nói cô bồi bàn cho bạn một ly nước lọc Dasani (vì bạn chuẩn bị chụp nội soi và bác sĩ dặn không được ăn uống gì từ giờ tới sáng mai trừ nước lọc). Bạn à, sở dĩ tôi nói vậy vì Hearthstone là một game rất đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ là bạn là người nắm giữ mọi thứ của mình, cả những thứ bạn có lẫn không có. Bạn có bài mạnh là lợi thế của bạn, và bạn không có đủ Arcane Dust để craft bài là thua thiệt của bạn, của mình bạn mà thôi. Điều này đưa chúng ta tới mục đầu tiên của bài viết.

1. Bạn nghèo

Đúng rồi, tôi nói bạn đó, người mà tôi có lẽ chưa từng gặp bao giờ và cũng không biết tình hình tài chính. Bạn nghèo. Hãy thú nhận đi, nếu bạn giàu tiền của, thì bạn nghèo thời gian. Nếu bạn giàu thời gian, thì bạn nghèo tiền bạc. Nếu bạn có cả hai, tôi sẽ báo cho nhà nước bắt bạn vì tội trốn thuế. Nhưng trốn thuế thì liên quan gì tới Hearthstone? Câu trả lời thực ra đơn giản đến không ngờ: Tôi bị lạc đề.

À cái clip phía trên không liên quan nhé.

Nếu bạn chơi Hearthstone mà không định bỏ xu nào, thì bạn có rất ít sự lựa chọn. Đa số người chơi F2P thuần túy (free-to-play thuần túy đồng nghĩa với nghèo) của Hearthstone đều đầu tư vào các bộ bài aggro (đánh nhanh thắng nhanh, về cuối game dễ bị hành) vì các bộ bài này giúp họ leo hạng nhanh và không tốn quá nhiều tài nguyên, chỉ cần chơi chùa một vài tuần là có đủ dust để craft một deck nho nhỏ.

Nhưng sau một thời gian, bạn chợt nhận ra: Cái game này phát hành 1 năm 3 cái bản mở rộng, mà mỗi bản mở rộng có tới 135 lá bài. Tính tới giờ nó cũng có khoảng 3000 lá trong cả game rồi. Tại sao mình lại chỉ được chơi 30 lá? 30 lá này lúc đầu thắng thì vui thật đó, nhưng càng về sau càng lặp lại, càng chán. Và mình muốn chơi deck khác. Một deck không phải aggro. Mình muốn chơi thử Reno Mage.

Reno Mage là một bộ bài 30 lá tốn khoảng 20000 dust, tức là khoảng 5 triệu VND.

2. Secret Mage

Định nghĩa: “Secret” nghĩa là bí mật, tức là một loại bài phép đặc biệt trong Hearthstone. Chỉ có người dùng nó mới biết nó có tác dụng gì. Mage là 1 trong số 4 nhân vật được phép dùng Secret.

Secret Mage là một trong số những bộ bài rẻ được dùng để leo hạng trong Hearthstone. Và nó không cho đối thủ của bạn chơi game. Solem, một YouTuber Hearthstone có nói rằng, “chơi Secret Mage, chỉ vào mặt đối thủ, thắng game”. Và nếu bạn leo rank, bạn sẽ gặp Secret Mage. Cảm giác khi đánh với Secret Mage giống như chơi Liên Minh vậy.

3. Ôi không tôi lại bị xếp đánh chung với người chơi có avatar vàng nữa rồi

Có một meme quanh cộng đồng Hearthstone, đó là lá Silverback Patriarch. Lá bài này bị chế giễu vì nó tệ, tệ quá sức tệ. Mỗi bản mở rộng là lá này lại tệ hơn gấp 23 lần (xấp xỉ). Do vậy, người chơi bình thường sẽ không thêm lá này vào bộ bài của mình, dĩ nhiên. Nhưng đôi khi trong khi đánh xếp hạng, tôi gặp một số linh hồn khốn khổ dùng lá này. Lúc đó là lúc tôi nhận ra matchmaking của Hearthstone là cái gì đó rất là tư bản.

Hearthstone là một game hay, tôi công nhận điều đó. Trò chơi yêu cầu ít kĩ năng nhập môn, và dần dần khó lên khi người chơi leo lên thứ hạng cao hơn. Hearthstone đúng là kiểu game chơi thì dễ nhưng thành thục thì khó, và nó cũng đủ gây nghiện để người chơi đầu tư thêm, đôi khi không hẳn vì để leo rank cao, mà chỉ vì muốn thử những bộ bài mới nó hay ho tới mức nào. Hearthstone biết điều đó, nên không nhấn mạnh vào thứ hạng mà chỉ khuyến khích người chơi chơi 5 ván game để có một cái card back nhỏ xinh. Nói chung là những thứ bình thường trong một tựa game bình thường.

Nhưng khi bạn xách một bộ bài tạp nham đánh với người có khung vàng thì lại không bình thường.

Khung vàng chỉ được tặng cho người chơi có 500 trận thắng với nhân vật đó.

Và mỗi khi đánh xếp hạng, tôi lại gặp người chơi có khung vàng mỗi hai trận. Cảm ơn Blizzard Entertainment.

4. Bạn phải cài Battle.net vào máy

Hãy tưởng tượng chính mình trong căn phòng trọ tồi tàn, cạnh bạn là dàn máy tính đang gánh sức nặng của thư mục “Bài tập về nhà” nặng 50 GB. Blizzard bắt bạn cài thêm Battle.net để chơi game thẻ bài c_t đ_i. Bạn có vui không? Dĩ nhiên là không. Bạn chưa bao giờ thực sự “vui” cả. Nhưng đó lại là xu hướng của các nhà phát hành gần đây, cái gì cũng phải tôi tôi tôi, dịch vụ này phải thông qua tôi. EA có Origin, Ubisoft có Uplay, Rockstar có Rockstar Games Launcher và Social Club, Blizzard có Battle.net, LMHT có Riot (hay ở VN thì cài Garena). Thậm chí cả GOG còn có cả GOG Galaxy nữa cơ mà (Nhưng GOG Galaxy thì đáng dùng thật).

Nói chung là, cài linh tinh, nặng máy, không làm bài tập về nhà xoay quanh nhãn hiệu giấy hộp và gel dưỡng ẩm được.

5. Cảm giác thua không hề vui, nhưng cảm giác thắng lại không sảng khoái như tôi muốn

Tôi muốn nghiêm túc một chút và nói về cảm giác khi bạn chơi Hearthstone, ít nhất là sau khi chơi được một thời gian và tích lũy được một ít kinh nghiệm về những loại người chơi trong trò này. Và phải nói rằng, cảm giác thua thì khó chịu, cái này khỏi bàn, nhưng cảm giác thắng không phải là cảm giác mà tôi – và có thể là bạn – đang tìm.

Tôi từng dùng deck Token Druid để leo rank trong Wild. Nếu bạn không hiểu gì về Hearthstone, chỉ cần nhớ rằng: Token Druid (thời điểm đó) là một deck CỰC KÌ, CỰC KÌ nhanh, có thể là deck nhanh nhất game, và nếu như bốc bài may mắn, có thể thắng một ván game ngay trong lượt chơi thứ 3. Dĩ nhiên, deck như vậy thì nếu không thắng sớm thì khả năng thua càng ngày càng cao, lên tới 70% khi ván đấu kéo dài tới lượt thứ 10.

Tôi đề cập tới chuyện này là vì, tôi thắng rất nhiều. Tôi không hề có ý khoe khoang, nhưng sự thật là Token Druid là một deck quá sức mạnh, và người chơi mức thường thường bậc trung như tôi cũng có thể leo rank hiệu quả bằng nó. Nhưng tôi thắng nhiều tới mức việc leo rank dần nhàm chán. Từ lượt 2, 3, tôi đã có thể xâm chiếm cả bàn đấu bằng 5, 6 con bài với công thủ vẹn toàn. Và đối thủ không đủ mana để làm gì ngoài ấn Hero Power rồi ấn nút Hết lượt.


Nhưng như vậy còn gì vui.

Lúc đó, tôi không vui vì nhận thêm sao để leo rank. Tôi chỉ thấy tội người chơi đối phương vì họ gặp phải một bộ bài mà họ không thể nào đối phó được.

Đây là một vấn đề trong đa số những game nhiều người chơi qua mạng hiện nay. Cảm giác hoàn toàn thống trị đội đối phương trong khi đối phương không thể làm gì được. Lúc đầu thì vui đấy, nhưng về sau bạn thấy cảm giác đó không có gì hứng khởi hết. Nếu ăn ớt mà không cay thì chẳng phải đớ mồm sao?

Điều ngược lại cũng vậy. Nếu tôi gặp một ván đấu mà tôi không rút trúng những lá bài chủ chốt và đối phương chơi deck Control (khắc chế những deck nhanh như Token), và họ tiêu diệt mọi con bài tôi triệu hồi, cảm giác đó không vui một chút nào. Dù biết là ai cũng ghét Big Priest, nhưng khi đối phương spam “Wow” mỗi khi tôi mất một lá bài quan trọng, tôi biết mình sẽ tốn thêm vài trăm bạc cho bác sĩ khoa tim mạch.

Ngắn gọn: Token Druid leo rank tốt, nhưng chơi riết thấy nhàm.

6. Dễ gây nghiện

Thực sự, Hearthstone hay VÀ đẹp, hai điểm chính tạo nên một trò chơi đáng để nghiện. Ngay bây giờ, tôi cũng thấy nghiện đến mức bỏ dở

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện