Tạo hình sao cho đẹp cho đỉnh (P.2)

Huyền thoại ★

  

Corvo Attano Dishonored

Có một người bạn từng nói với tui thế này: Bất cứ thằng nhân vật nào mà đeo mặt nạ là mày khoái… Nói đúng thật. Còn nhớ lần đầu tiên tìm hiểu về Dishonored, khi mới nhìn thấy mặt nạ của Corvo sau khi trốn khỏi ngục tù tui đã ngồi mà “Wow wow wow”. Chiếc mặt nạ có hình dạng tượng trưng cho hình đầu lâu nhưng lại có công nghệ lens kính để giúp Corvo có thể tăng thêm tầm nhìn, chưa kể là nó rất đáng sợ trong màn đêm và trở thành một nỗi ám ảnh ở Dunwall – nhưng buồn cười thay lại là điểm nhấn cho bữa tiệc nhà Boyle. Buồn cười là cái mặt nạ này của Corvo lại vốn là của đội âm mưu về sau sẽ phản lại anh trao cho anh rồi sau này chính anh “đồ sát” cả bọn (nếu mức High Chaos), mỉa mai thay. Trang phục thiết kế theo kiểu thế kỷ 19 của Corvo với túi đồ nghề giắt khắp người và vũ khí đặc chế như kiếm có thể gấp lại và nhỏ chỉ càng khiến chất sát thủ được nâng cao (tui khoái những loại áo tà dài thế này). Hơi tiếc rằng khi vào game thì chỉ là FPS nên không thể thường xuyên ngắm được tạo hình của Corvo nhiều mà chỉ có thể ngồi xem concept art thôi.

Cái gã mặc đồ kiểu con dơi ở thành phố Gotham có lẽ nên học hỏi Corvo một bài về chuyện làm thế nào mới là trở nên đáng sợ thực sự chỉ với tạo hình, dẫu Corvo xét ra với năng lực của Outsider là kiểu một ninja lai phù thủy mất rồi.

Guan Yu Dynasty Warriors 7

Thừa nhận một điều này, một trong những tựa game “guilty pleasure” của tui là Dynasty Warriors (DW), và tui đã ghiền nguyên cái series này kể từ phiên bản thứ 3 của nó từ hồi PS2, và có lẽ đó chính là tựa game đầu tiên tui được chơi trên PS2. Cái ghiền này có lẽ đến từ việc một trong những tác phẩm tui yêu thích nhất là Tam Quốc Diễn Nghĩa và dĩ nhiên là trong lối sống cũng có học hỏi không ít thì nhiều từ những nhân vật sử thi này. Nhưng chỉ xét về ngoại hình trong DW thì tui vẫn thường hay để tâm đến Quan Công (Quan Vũ) nhất trong tất cả, vì sao thì cũng đừng hỏi tui cũng chẳng giải thích được. Và sau cả 9 phiên bản của dòng game này, Quan Công của DW7 có lẽ là làm tui ấn tượng nhất khi mà cái vẻ oai phong lẫn văn võ song toàn của ông được khắc họa rất rõ với một bên tay là giáp còn một bên là ông tay áo dài. Còn nhớ ở DW8 (Bản tui thích nhất) thì nếu được lựa chọn Alternative costume tui hiển nhiên sẽ chọn bộ này đi chinh chiến.

Batman Arkham Origins Batsuit

Mới cà khịa ở trên thì ở dưới này phải nhắc tới rồi. Batman Arkham Origins là một game bị đánh giá quá thấp so với khả năng thật sự của nó, âu cũng vì người ta phàn nàn rằng nó chả khác gì Arkham City bản mở rộng nhưng thậm chí còn “thụt lùi” hơn (đặc biệt ở giao diện màn hình, cái này tui đồng ý). Nhưng bù lại, Arkham Origins lại có hai thứ vượt trội hơn cả 3 bản của Rocksteady: đó chính là có Hang Dơi (The real one) và có thiết kế tạo hình nhân vật tốt hơn rất nhiều. Bộ giáp ngày đầu đi đập tội phạm của Batman chính là đại diện cho điều đó. Batman trông “chiến” hơn rất nhiều với bộ giáp khiến cho thân hình Batman nhìn bệ vệ hơn, sự bảo vệ cũng vững chãi hơn (có lẽ mới ra nghề nên cần vậy chứ không “bất cần” mặc đồ vải như về sau) và có tính thực tế quân sự hơn là cái gì đó có phần mecha-fantasy như bộ giáp trong Arkham Knight. Bộ giáp này trong Arkham Knight sử dụng phiên bản Dark Knight đen toàn bộ và tinh chỉnh lại nhìn cũng đẹp hơn cả trong Origins với đồ họa hơi cứng càng tôn vinh cái “chất lừ” của nó.

Ezio Auditore da Firenze Roman robes

Tui không nghĩ là tui cần viết gì nhiều về bộ này. Hãy nhìn, hãy chiêm ngưỡng vẻ quý tộc của Ezio sau khi bị công thành sấp mặt và lưu lạc ở Rome đi!!!! Gần như cứ nói đến Assassin’s Creed, tui sẽ nghĩ đến tạo hình này đầu tiên. Và có phần thiên vị vì tui thích AC Brotherhood hơn AC2 nhiều! Cái đai lưng của bộ này có lẽ chính là điểm nhấn đẹp nhất.

Elizabeth Burial at Sea

Tui thích một người phụ nữ trưởng thành, có nét quý phái và dĩ nhiên là phải bí ẩn, vì “A secret makes a woman woman”. Elizabeth trong Burial at Sea hội đủ các yếu tố đó với tạo hình rất Mỹ vào những năm 50-60 với điếu thuốc trên tay, trang điểm đậm và mái tóc uốn lượn ngang vai, ăn mặc rất kín cổng cao tường nhưng vẫn vô cùng mê hoặc và quyến rũ, tính cách của Elizabeth cũng điềm đạm hơn, bí ẩn hơn, gay gắt hơn cũng như “trưởng thành” hơn rất nhiều so với bản chính. Thêm nữa, chất noir của Burial at Sea cũng được truyền tải qua Elizabeth khi cô nàng này là một femme fatale (phụ nữ nguy hiểm?) thật sự với Booker của bản DLC này. Ngoài ra, sự kết nối với Elizabeth trong bản này còn được nâng lên thêm một bậc khi cô không chỉ là phụ tá ở bản 1 giống với game gốc thôi mà chúng ta còn được trực tiếp điều khiển Elizabeth chơi stealth toàn tập ở Burial at Sea 2 với cả những suy nghĩ về quá khứ trong phiên bản này của cô. Có lẽ chỉ cần vậy thôi là quá đủ rồi.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện