Cái tên Final Fantasy quá nổi tiếng rồi. Tui mạo muội gọi là huyền thoại chắc cũng chẳng nhận gạch đá nhiều đâu nhỉ? Tui viết bài này để nói về cảm xúc khi may mắn trải nghiệm qua đủ thứ phiên bản trên trời dưới đất mà quý ngài Hironobu Sakaguchi dẫn lối.
NES
Tiểu sử ra đời của nó xuất phát từ đây. Chắc hẳn không ít các bạn biết rằng Square rơi vào giai đoạn cực khủng hoảng vào cuối thập niên tám mươi. Sakaguchi đã cùng các “đồng đội” dồn hết tài lực vào sản phẩm “Ảo mộng cuối cùng” cũng chỉ với hi vọng le lói vực dậy được thương hiệu Square sắp tàn lụi. Quả thực đối với thời điểm lúc đó thì cách mà Final Fantasy tiếp cận người chơi vô cùng độc đáo. Thay vì phải đối mặt với đối thủ theo hướng chính diện thì nay tất cả được chia thành nhiều khung sắp xếp bố cục trận đánh theo hàng ngang. Chưa dừng lại ở đó, đám quái vật cực kỳ hung hãn ngay từ thời điểm đầu bước chân lên vùng đất fantasy huyền ảo. Lượng sát thương mà tụi nó gây ra cực thốn nha. Số lượng thì đông vượt trội nữa chứ. Thật may mắn vì chính yếu tố khó chịu trên mà biết bao game thủ hardcore đánh giá Final Fantasy là game số một thời điểm bấy giờ, soán ngôi của người đi trước Dragon Warrior (hãng Enix). Final Fantasy sở hữu cốt truyện vô cùng kinh điển. Kỷ nguyên của hòa bình kết thúc ngay sau khi các viên tinh thể bị đánh cắp. Thế lực hung ác lại có dịp trỗi dậy sau nghìn năm ngủ vùi dưới lòng đất. Rồi chúng ta – những chiến binh ánh sáng (Warriors of Light) – được trao trọng trách mang lại hòa bình cho nhân loại bằng việc đánh đuổi yêu quái đoạt lại thiên thạch. Nghe thì chẳng có gì lạ đúng không? Bởi vì chính nó – Final Fantasy đã đặt tiền đề cho rất nhiều tựa game J-RPG ra đời sau này, cùng một mô típ anh hùng, thêm thắt một chút yếu tố trong gameplay là đã được sản phẩm J-RPG chất lượng. Tui không có điều kiện để tham chiến với Final Fantasy trong thời điểm mới tập tành bấm điện tử, phần là nó có mặt quá sớm, phần là chiếc máy NES quá hot, đắt đỏ như vậy lại còn tranh nhau để chơi thì làm gì có ai sở hữu cái băng ấy.
GBA
Công cuộc cách mạng hệ máy handheld nổ ra vào những năm đầu thế kỷ 21. Gameboy rồi đến Gameboy Advance chiếm lĩnh thị trường bất chấp mọi rào cản ngôn ngữ, đối thủ cạnh tranh. Có kha khá handheld cạnh tranh trực tiếp với hãng Nintendo như Sega Saturn, Wonderswan,… nhưng đều nhận thất bại não nề. Một lần nữa siêu phẩm được hồi sinh trên nền tảng đồ họa tân tiến. Lần này hình ảnh được cải thiện một cách vượt bậc, không còn ô kẻ phân lề, không còn đơn sắc 8-bit thô kệch nữa. Đây là màu sắc 16-bit trông vô cùng sống động hấp dẫn. Hệ thống skill cũng được làm lại hoàn toàn. Final Fantasy tiếp tục gây tiếng vang như chính thương hiệu nó tạo ra cách đó chục năm. Tuy nhiên có một thứ mất đi, đó chính là yếu tố chủ chốt mà tui đề cập bên trên. Nó là độ khó của game. Tất cả được thuyên giảm một cách đáng kể, Final Fantasy tái ngộ lần này mang dáng dấp là tựa game dễ thở hơn rất nhiều, cụ thể là gì? Đó là số lượng quái xuất hiện, là tần suất đụng chạm các trận chiến ngẫu nhiên, là lượng tiền thu được/chi ra để mua các vật phẩm trong game, là hiệu ứng mà đám quái gây ra. Phiên bản NES có cách xây dựng hệ thống event vô cùng khó chịu, đặc biệt nhất khi người chơi đào sâu vào các dungeon. Các trận đánh ngẫu nhiên nó diễn ra thường đến nỗi cứ tầm ba bước là chạm. Trùm thì không khó bằng lũ quái trên đường đi. Điểm save thì không có trong suốt dungeon. Trời! Tui thề là cảm giác gần như tuyệt vọng mỗi khi chạm trán đám chim trong hang lửa. Tụi nó đánh không đau, đau cái là tỉ lệ đóng đá mình cao khủng khiếp.
JAVA
Sau đó một vài năm, Namco đã phát hành tựa game này một lần nữa trên hệ điện thoại di động Sybian. Tui cực kỳ thích nó, chính xác mà nói đây chính là phiên bản tuyệt vời nhất của toàn bộ lần xuất hiện của Final Fantasy. Tai sao? Nó mang toàn bộ tính chất của phiên bản NES ngày nào nhưng bằng đồ họa hiện đại. Hình ảnh rõ nét hơn phiên bản GBA khá nhiều. Nếu như muốn cảm nhận sức hút của Final Fantasy thì nên thử bản NES, nhưng để trải nghiệm thì tui luôn khuyến khích “xơi” bản JAVA này nhé!
Android/iOS
Hơi toxic một chút, tui muốn nói đây là phiên bản tệ nhất trong bài viết. Nó thực ra là phiên bản GBA port lên chiếc smartphone. Hệ thống điều khiển thể hiện sự đầu tư không nghiêm túc từ phía nhà sản xuất. Rõ ràng bộ điều hướng quá thừa thãi để sử dụng, vừa chướng mắt vừa bất tiện. Giá tiền để mua quả thực không xứng đáng chút nào. Nếu sở hữu một chiếc smartphone, loại cùi thôi cũng được, ít nhất hãy tải bản GBA về để trải nghiệm. Còn nếu được tui gợi ý các bạn tìm phiên bản JAVA để thử. Tui cũng tìm khá nhiều phần mềm trên mạng giả lập JAVA trên Android nhưng hầu hết đều rất tệ. Cách tốt nhất là sử dụng PPSSPP – phần mềm giả lập PSP trên Android, cài thêm cái add in của nó là chạy ngon lành game JAVA rồi nhé.
Tui nghe nói còn có một phiên bản trên 3DS nữa, chưa có dịp trải nghiệm để dành hè này xử luôn để cho đủ bộ. Tản mạn nên viết ngắn xíu thôi, viết nhiều quá lạc đề chết.
Bài được viết bởi bạn Tomo. Vô cùng cảm ơn bạn đã dành thời gian viết bài.
Bác ơi, Sega Saturn là Console mà, Sega Mega Drive mới là đối thủ của Gameboy
À em nhầm, Game Gear mới đúng