Trước khi bắt đầu vào bài viết siêu ngắn này, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến anh Đăng Bông và page Hiệp Sĩ Bão Táp. Tính đến thời điểm bài viết ra mắt cũng là lúc trên dưới 1 năm chính thức tôi trở thành một phần của quán bia (hay quán rượu gì đấy, và tôi thích rượu hơn hí hí). Bài viết đầu tiên có sức hút đối với tôi và lôi kéo tôi vào đây là một bài viết về Dark Souls, cụ thể là Dark Souls III của anh Hải Stark. Dần dần, sau một khoảng thời gian trải nghiệm thêm nhiều bài viết của nhiều thành viên trong quán, tôi quyết định tham gia vào hội anh em chém gió bằng lý thuyết ngành game và cảm thụ của cá nhân, phần vì thấy được những bài viết chuyên sâu và phần còn lại là những bài tự cảm nhận về cuộc sống và nhiều thứ khác, đặc biệt là truyện tranh và phần này tôi thích nhất. Đến bây giờ, dù không có đóng góp gì nhiều về game do sự thiếu kinh nghiệm chơi game và thiếu thời gian trải nghiệm, tôi vẫn mong muốn đóng góp cho page một phần nhỏ của mình. Một lần nữa cảm ơn anh Đăng Bông và những anh em trong quán vì những bài viết đa dạng thể loại của anh em.
Trở lại chủ đề chính, khi lướt qua newfeed của bản thân, tôi tình cờ thấy vô kể các bài meme, ảnh 18+, các doujin của nhiều nhân vật của một tựa game mà có anh chàng cơ bắp và một dàn gái của ông anh này. Hỏi han, cắm mắt, xin “sốt” (tiếng Anh là Sauce, phát âm gần giống Source aka nguồn, link gốc), cuối cùng thì tôi phải tự mày mò bằng Saucenao – một phần mềm tìm kiếm nguồn của ảnh một cách đơn giản với chỉ việc tải ảnh đấy lên, dù thực sự nhiều trường hợp những bức ảnh đó khó mà ra nguồn chính xác – và tôi đã tìm được nguồn gốc của nó: Helltaker.
Và càng tuyệt vời hơn khi đây là một tựa game miễn phí cho mọi người trên Steam, và chỉ những ai thực sự muốn hiểu hơn giai đoạn phát triển của game thì mới cần mua bản DLC có Artbook và công thức làm bánh Pancake (quái thật, chắc ông nào phải có tình yêu mãnh liệt lắm để mua artbook sưu tập, còn công thức làm bánh thì trên mạng cũng có mà). Vậy thì Helltaker hấp dẫn người chơi ở chỗ nào? Hãy cùng tôi đi sâu vào phần phân tích và cảm nhận của bản thân chỉ sau 30 phút chơi game.
– “30 phút chơi game? Game gì ngắn dữ vậy bro?”
– “Cái này chính tôi cũng chẳng biết nữa.”
– “Thôi thì chúng ta đành phải tự tìm hiểu ông nào có cái ý tưởng bá đạo này vậy.”
VanRipper – một con người, một phong cách
Và thế là từ thâm tâm tôi đi tìm hiểu người đã làm ra game này: VanRipper. Cơ mà trên Twitter thì tên anh là Lukasz Piskorz, một anh chàng Ba Lan với tài khoản lập từ năm 2014, còn trên Deviant Art thì anh đã là thành viên ở đây khoảng 12 năm. Có thể thấy đơn thuần nếu nhìn sơ qua thì VanRipper là một họa sĩ Digital Art, nhưng mỗi người muôn vẻ, và người họa sĩ cũng vậy. Theo cảm nhận cá nhân, tôi thấy VanRipper có phong cách độc đáo comic như những bộ phim chiếu trên Disney Channel mà ví dụ điển hình tôi có thể thấy là Star vs The Forces of Evil với những nét tròn đều của khuôn mặt, kết hợp cách vẽ tỉ lệ cơ thể của nhân vật một cách cân đối mà đơn giản qua những nét thẳng. Những điều trên đã thu hút tôi, từ chính những tác phẩm của anh ý và phần hoạt họa của game.
Và đương nhiên, phong cách vẽ của anh chàng Ba Lan này vẫn giữ nguyên và mang vào game, với mỗi nhân vật mang một khí chất khác nhau cũng như dễ dàng thể hiện biểu cảm và tính cách ở mỗi tình huống, mà chính xác ra thì đúng là gái nào ở địa ngục cũng có thể chọn làm waifu được.
Gameplay
Trở lại với câu hỏi ban đầu “Sao game ngắn thế?” thì Helltaker bản thân nó là một game thuần giải đố và yếu tố thu thập harem ở game này đóng vai trò dẫn dắt cốt truyện và đưa ra các gợi ý mỗi màn. Và nếu đã xem trailer của game trên Steam hoặc trên Twitter của tác giả, thì con game này mang phong cách đẩy thùng của một tựa game tuổi thơ của tôi: Sokoban.
Lúc ngồi xem trailer của Helltaker, tôi đã na ná nhận ra sự quen thuộc trong lối chơi của nó với con game này. Quả thật lâu lắm rồi tôi mới nhận ra có một con game lấy cơ chế đẩy thùng của một con game ra đời từ năm 1981, đi qua nhiều hệ máy PC cũng như nhiều thế hệ máy điện thoại từ bấm nút cho đến điện thoại cảm ứng như Android và IOS với tựa game mới nhất là Sokoban Touch (2016). Còn với tôi thì Sokoban lại nằm trên cái TV Panasonic màn hình lồi của gia đình, và mỗi khi đi học về, chờ đến giờ ăn cơm thì tôi lại lẻn chơi Sokoban.
Helltaker có mang dòng máu của Sokoban, nhưng giờ đây chúng ta không đẩy thùng mà lại đẩy những tảng đá và những tên Skeleton ra khỏi đường đi của chúng ta, và đích đến là những nàng quỷ của địa ngục. Giữ nguyên cơ chế chỉ đẩy được 1 vật thể mỗi lần di chuyển, nhưng kể cả việc “nhỡ” đẩy vật thể sai cách cũng khiến người chơi mất đi 1 lượt di chuyển, và thêm nữa là cơ chế bẫy khi đi vào còn khiến anh chàng đô con của chúng ta mất lượt di chuyển nhanh hơn. Vậy nên luôn nhớ rằng, cẩn tắc vô áy náy, phải chết đi nhiều lần mới biết đường đi nào là tốt nhất. Mặc dù vậy, khoảng thời gian để hoàn thành con game, như đã kể, có thể chỉ kéo dài trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn là 1 tiếng nếu anh em không có nhiều kinh nghiệm trong game giải đố (cơ mà tôi đoán ở đây toàn mấy ông tay to sẵn rồi thì game này khá muỗi).
Cuối cùng, sau khi qua phần Sokoban thì ở cuối màn, chúng ta được gặp những nàng quỷ và bắt đầu vào quá trình cưa đổ các nàng như bao lần khác. Có lẽ do không muốn anh em sau phần giải đố căng não lại phải vận hết công suất tán đổ gái như bao bộ Visual Novel, Lukasz đã lược bớt cơ chế chọn thoại đi đến mức tối giản khi chỉ còn 2 lựa chọn. Và càng dễ hơn khi các gái đều có tính cách rõ ràng như cái danh hiệu sau tên của các nàng, mà ở phần sau tôi sẽ nói rõ hơn. Ngoài sự tương tác sau khi kết thúc một màn, nhân vật chính còn tương tác với các gái ở phần hint hỗ trợ giải đố, đồng thời cũng biết nhiều hơn về tính cách của mỗi nàng.
Cốt truyện và nhân vật
Cái tiêu đề ban đầu đã nói lên tất cả: kiếm harem quỷ. Tỉnh dậy sau một giấc mơ toàn gái quỷ, anh chàng của chúng ta với cái tên như tiêu đề của tên quyết tâm xuống địa ngục để tìm gái và lập nên hậu cung cho riêng mình. Và cũng như bao tác phẩm khác có tag harem thì mỗi gái mang một tính cách khác nhau:
- Pandemonica, nhân viên công sở kiểu “mẫu” khi làm việc trong tình trạng mệt mỏi, và cà phê chính là liều thuốc mỗi ngày cho cô, thậm chí nó như công tắc thay đổi tính cách.
- Modeus, the Lustful Demon. Well, cái tên đã nói lên tất cả :).
- Cerberus, đúng nghĩa là chó quỷ của địa ngục nhưng thay vì là phiên bản 3 đầu thì ở đây là một lứa chị em sinh ba. Nghịch ngợm và quậy từ địa ngục đến ngôi nhà trên nhân giới.
- Malina, con nghiện game chiến thuật theo lượt. Luôn cau có và ghét bà chị Zdrada của mình, mỗi khi tức tối lại mượn rượu giải sầu.
- Zdrada, chị của Malina, nghiện hút thuốc, tính cách đối nghịch với đứa em.
- Azazel, bình thường thì chúng ta biết đây là phản đồ của Chúa, nhưng ở game này nàng lại là người đi nghiên cứu quỷ cho “một vài mục đích xấu”.
- Justice, dễ dãi, thoáng đãng, ngầu, đặc biệt là dễ cưa. Tuy nhiên cô nàng này không phải gu của tôi.
- Lucifer, từ hoàng tử địa ngục đã chuyển giới thành CEO của địa ngục. Phần chơi sokoban ở màn của nàng rất dễ qua, nhưng đương nhiên cưa nàng cũng khó khăn hơn các nàng trước. Và nếu chúng ta quen với hình ảnh cool ngầu bad boy nhiều rồi thì Helltaker đem đến một nữ hoàng thuần tsundere như bao câu chuyện có tag harem, và muốn trải nghiệm thì các anh em phải tự thân vận động để trải nghiệm.
- Judgement, boss cuối, ải sokoban ở đây tương đối hóc búa, và ban đầu người chơi cũng không tán đổ được em ý mà phải trải qua màn combat nảy lửa với xích địa ngục. Tuy nhiên, nàng lại là gu waifu của tôi: mạnh mẽ, cứng rắn, 6 múi.
- Và cuối cùng, boss ẩn, Beelzebub, bí ẩn như cái kết ẩn chỉ hoàn thành khi người chơi chịu tìm hiểu thêm đường đi ở các màn chơi.
Cốt truyện đơn giản cùng dàn nhân vật có tính cách rõ ràng là những thứ Helltaker sở hữu. Với mục đích giải trí là chính thì VanRipper đã đạt được thành tựu của mình: làm hài lòng rất nhiều người đã chơi xong tựa game và thậm chí những người chơi lại tựa game để thử thêm nhiều đường đi nước bước nữa.
Hình ảnh và âm thanh
Lấy tông màu đỏ và đen làm khung cảnh địa ngục, tưởng rằng nơi đây là đầy máu me chết chóc, nhưng Helltaker mang đến sự dễ thương đến lạ thường: mỗi lần thua là mỗi lần Helltaker bị giật sét, hồi sinh tại điểm bắt đầu; mấy tay skeleton nhìn đô con ở cutscene nhưng khi ở màn chơi thì cute đến lạ. Hoạt ảnh chibi của tất cả các nhân vật đều làm giảm sự căng thẳng trong từng đường đi nước bước của người chơi. Tất cả đều nhắm đến mục tiêu giải trí cho mọi người.
Về phần âm thanh, chúng ta phải cảm ơn đến Mittsies đã hỗ trợ cho VanRipper về mặt này. Chỉ với 4 bản soundtrack: Apropos (OST phần menu đầu game), Vitality (OST của 8 ải đầu và một nửa ải 9), Epitomize (OST khi đánh boss Judgement) và Luminescent (OST phần kết thúc game) nhưng đã trở thành một phần không thể thiếu trong Helltaker. Bắt đầu từ Apropos bí ẩn, dụ dỗ người chơi vượt gian nan cưa gái, đến Vitality làm tăng adenalin trong người, vừa muốn nhún nhảy điệu nhạc vừa hăng máu vượt chướng ngại vật. Epitomize đầy căng thẳng, như một lời cảnh báo với anh chàng đeo kính râm luôn né những cái xích ra và đạp đổ chúng, rồi kết thúc tựa game một cách nhẹ nhàng bằng Luminescent.
Ngoài lề: tính giải trí vượt ra khỏi game
Nếu tính theo thời lượng chơi game như đã nói ở trên thì chỉ vỏn vẹn khoảng 30 phút. Nhưng ngoài game gốc, Helltaker mang tính thương mại cao khi nhà nhà ai cũng biết đến, từ artist đến anh em dân thường, từ những mẩu truyện bonus, nhạc remix lại, thêm một chút gia vị trong fanart, và thế là game càng được nhiều người biết đến hơn, cũng như danh tiếng của anh chàng họa sĩ Digital Art người Ba Lan càng được mở rộng. Dưới đây là một số hình ảnh bonus thêm của cộng đồng mạng, bao gồm của VanRipper.
Và thứ không thể thiếu ở phần cuối game: bánh pancake vị sô cô la. Thực tế, khi tra cứu ở trên mạng, món này được gọi là Crepe kiểu Pháp, mà ở cuốn Artbook của VanRipper có hẳn công thức tự nấu và vẽ luôn. Crepe kiểu Pháp (như công thức trên mạng) nhìn khá là ngon và độc đáo so với mấy cái Crepe bán ở ngoài cổng trường cấp 2 ở nơi tôi ở. Nếu muốn ủng hộ tác giả, mua cuốn Artbook và thưởng thức nhật kí làm game của ổng và công thức làm bánh, hoặc tự tra google và bắt tay làm cái bánh siêu ngọt thôi.
Tổng kết
Với một tựa game không nặng tới 300 MB thì Helltaker đã đạt được nhiều tiêu chí cho một người chơi game giải trí: dễ chơi, dễ hiểu cốt truyện, fan service hay mà không lố, mang tính thương mại mà lại free to play không lo pay to win (chỉ có pay to read more details thôi). Tôi khuyến khích những người chưa chơi hãy lập tức lên Steam tải về và tốn 30 phút cuộc đời để xem Johnny Bravo bản không tóc vàng chải chuốt, mặc com-lê trắng áo sơ mi đỏ đi xuống địa ngục cưa gái thôi.
Lukasz Piskorz vẫn đang tiếp tục vẽ truyện 4 ô nên là… well, game vẫn mang tính giải trí kể cả sau 30′ chơi puzzle khá dễ. Btw, luật 34 vẫn có nên mlem đc các gái :v
hgfgfygrywgryetrwtyr