Magicite: Monster Hunter 8-bit là đây

Chủ xị

  

Ồ! Mình biết bạn đấy. Một năm trước, mình cũng như bạn, cũng háo hức khi thấy Monster Hunter: World ra mắt vào 26/01/2018 trên hệ máy PS4/Xbox và 9/8/2018 trên hệ Windows, nhưng mình không có tiền để mua. Bạn, một người không thể kiếm đủ tiền, hay cũng không thể đòi hỏi ba mẹ với con game vượt quá tiền lương cho chi tiêu cuộc sống. Lúc đấy mình cũng rất buồn, nhưng bây giờ mình đã rất vui vì tìm được con game này: Magicite.

Được tạo ra từ dự án khởi nghiệp của SmashGames với 2 thành viên duy nhất là Sean Young – người phụ trách hình ảnh (phác họa, lên nền, tạo nhân vật) – và David “Wanderflux” Lugo với phần âm thanh, game được ra mắt vào 9/7/2014. Thừa hưởng thiên hướng nhập vai/phiêu lưu của Monster Hunter cùng với kiểu indie 2D platform của Spelunky, game dù không có lượng người chơi nhiều nhưng luôn làm hài lòng người chơi với lượng đánh giá tích cực đi cùng năm tháng cho đến giờ. Nào, hãy theo chân mình để hiểu tại sao tựa game 8-bit này thu hút lượng game thủ trung thành đến nhường nào nào!

Cốt truyện

Như các bạn đã xem hoặc không muốn phí khoảng thời gian dài như một cái Opening/Ending của một tập Anime, thì cơ bản các bạn sống yên bình như một công dân nghiêm túc, chăm như con nhà người ta trong thời kì trung đại. Bỗng từ đâu dăm ba con monster với kích cỡ Boeing 787, thoát ra khỏi cái phong ấn nào đó, phá hủy hết toàn bộ sinh vật trên mặt đất khiến chúng ta phải chuyển toàn bộ nhân loại xuống lòng đất. Tưởng mất hết hi vọng vì toàn mấy con đột biến gen với kích cỡ bự bà chá thì chúng ta tìm thấy đá thần AKA Magicite từ mấy con bọ bay bay. Và thế là bạn trở thành 1 trong những mạo hiểm gia rơi vào hành trình với khoảng 20 dungeon khác nhau, tùy theo số của bạn mà lại bị dính vào mấy cái kiểu gặp con khủng long mà tay còn non là xác định đoạt giải Bát hương vàng sau 5′.

Mức độ “vừa vừa” khi chưa craft được đồ đã đụng boss phụ

Cốt truyện nghe có vẻ đơn giản như hoàng tử diệt quái giải cứu công chúa, nhưng điều làm nên một con game đâu chỉ đến từ cốt truyện. Điểm mạnh của con game 8-bit này là nó thừa hưởng những cái hay từ Monster Hunter: gameplay đa dạng, yêu cầu player cần tìm hiểu và tích trữ kiến thức cùng thời gian kha khá để làm quen đấy.

Gameplay

Điều khiển tưởng chừng đơn giản nhưng cuộc đời nói “KHÔNG!”

Nhấn nút Esc sau khi vào game là bạn có ngay 1 bảng hướng dẫn điều khiển. Dễ như ăn cháo vậy.

Monster Hunter, đối với một player có đôi bàn tay nhỏ bé của mấy đứa tiểu học thì thật khó để điều khiển các nút với bàn phím Mitsumi. Thật phức tạp với các nút bị chồng chéo lên nhau, từ đó khó mà mang đầy đủ trải nghiệm đối với player nghèo. Nhưng với mức giá 120.000đ và 250.000đ cho bản Four Pack thì Magicite đã giúp tui trải nghiệm một lối chơi đơn giản hơn rất nhiều mà vẫn thể hiện đầy đủ các fighting style cơ bản: cầm kiếm, bắn cung, xài phép.

Lợi thế game indie giúp player thấy được phía trước con đường mình đi.

Quái ở mỗi dungeon AKA district đều thể hiện cách đánh khác nhau, nhưng nếu là một người nhanh tay nhanh mắt, sau 1 hai lần chết thì bạn cũng dễ dàng nhận biết cách đánh của chúng, chỉ là sau đó bạn sẽ xử nó theo cách nào mà thôi. Nhưng cẩn tắc vô áy náy, con slime cũng có thể cho bạn đi đời nếu di chuyển ngáo ngơ như Sắt đoàn bên Liên Minh Huyền Thoại, vậy nên luôn mài dũa sự nhanh nhạy của mình nhé.

Nhưng dù chiến đấu với cách nào đi nữa cũng bị 1 hit khi bị The Scourge chạm vào người mà thôi 🙁 Lo cách đối phó trước đã bạn ơi

Các con số luôn là thứ cần chú ý. Nhớ nhé!

Stats (chỉ số) và Traits (nội tại) là những thứ sơ khai định đoạt style đánh của bạn.

Vào con game RPG nào đó như Hiệp Khách Giang Hồ hay Thiên Long Bát Bộ thì bạn cũng được cho xem các chỉ số của nhân vật mình được tạo, và Magicite cũng thế. Cụ thể:

  • Race: chọn chủng tộc của nhân vật chính. Mỗi chủng là một lợi thế về một chỉ số và cách đánh cũng như sự khởi đầu về item của bạn, đưa bạn đến cách làm nông dân đến hero hoặc làm hero tay không tất sắt diệt quái từ đầu luôn.

Các chủng khác luôn yêu cầu player đạt được một thành tích nào đó sau khi hoàn thành phần chơi của mình kể cả khi bạn tạch giữa đường.

  • Variant: chọn kiểu tóc, không có gì đáng nói vì đằng nào bạn mặc giáp là che hết rồi :v kể cả sau khi nhận được trong hòm hoàn thành chuyến đi thì cũng không cần lắm, đồ làm đẹp mà.
  • Hat: cái này hay hơn lựa chọn trên vì ít nhất nó có tác dụng nhất định, cũng yêu cầu mở các loại mũ sau khi hoàn thành các thử thách nhất định yêu cầu nhưng cũng chỉ ra tỉ lệ nhất định. Cái này các bạn muốn chơi hãy tự trải nghiệm vì effect riêng biệt sẽ giúp các lần chơi sau đỡ cực hơn. Khuyên beginner nên đọc kĩ achevement trước khi bắt đầu phiêu lưu.

Mỗi loại mũ đều yêu cầu bạn hoàn thành achevment.

  • Companion AKA Pet: nếu trong Monster Hunter: World có chú mèo Palico đồng hành từ đầu và có thể bắt thêm nếu muốn, thì Magicite yêu cầu cao hơn nhiều qua achevement. Không như Hat, tỉ lệ hoàn thành Companion luôn là 100%, nghe dễ hơn nhưng cũng yêu cầu cao hơn đó.

Thật xấu hổ khi kiến thức vô hạn mà kĩ năng có hạn, đến việc hoàn thành 20 dungeon để lấy 1 con pet cũng không làm được. Tự Muda vào bản thân thôi 🙁

Vào game rồi, bạn sẽ thấy các chỉ số trong bảng item của chính mình. Và tại đó chính các bạn có thể craft đồ cơ bản tại chỗ luôn. Một công đôi việc :3

Crafting: điều không thể thiếu ở những cuộc phiêu lưu mạo hiểm

In-game Stats và màn hình craft item cơ bản.

Nếu các game khác yêu cầu rất cao các item kiếm ở đâu và bạn đau đầu đi hết khu này đến khu khác, xin chúc mừng bạn đến với con game craft đơn giản nhất hệ mặt trời. Tìm item, ghép 2 món, thành 1 món. Tui nghĩ cho bọn lớp một cũng làm được. Điều quan trọng là ghép item như nào để mang các món đồ hữu dụng nhất thôi, trừ việc bạn muốn một món đồ ngon thì hãy đến chỗ thợ rèn hoặc may quần áo sau khi qua dungeon.

Trải qua những giây phút phiêu lưu, hòa mình vào nơi yên bình nhất: Shopping và Crafting :3


Theo kinh nghiệm chơi, nếu tự tin nhân phẩm như chơi F/GO quay ra servant 5* thì hãy chọn Trait Lockmaster giúp bạn mở ra món hời hiếm như mấy cái kiếm Lightsaber, không thì chọn Trait Artisan và học công thức đi nào, bởi nó dài như cách bạn đọc đề văn năm nay có đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đó 🙂

O O F, dài thế này ai mà nhớ nổi. Nhưng cũng đơn giản hơn bạn craft đồ trong World of Warcraft đấy. Cảm ơn anh Joati rất nhiều về cái bảng craft này.

Âm thanh và hình ảnh

Không có gì có thể đòi hỏi với một tựa game 8-bit nữa. Phải gọi là tuyệt vời: đơn giản mà hợp lý trong từng khung đoạn và từng dungeon. Sau những trận chiến mệt mỏi với mấy con quái, bạn sẽ cảm thấy yên bình hơn khi vào district nghỉ ngơi, nghe duy nhất một bản nhạc du dương mà không sợ nhàm chán.

Nhưng lại nói lần nữa, đừng mất cảnh giác, bạn giết gà ở đây cũng có tỉ lệ triệu hồi gà siêu to khổng lồ rồi lại phải mất công, thậm chí mất mạng lúc nghỉ ngơi đó.

Đương nhiên, như đã nói, mỗi dungeon có một bản nhạc riêng, đứng trước cửa mỗi khu là một cảm giác mới lạ vì sự random đến mức kì lạ. Bạn không thể biết trước địa hình khu đó như thế nào, hay tự dưng spawn ra con boss trâu bò nào đó, mệt thực sự luôn.

Chọn đê. Chọn đê. Chọn đê.

Và boss cuối, Scourge Wall, đúng chất một bức tường sẽ dồn ép bạn đến cuối dungeon thứ 20, yêu cầu bạn phải dùng hết kĩ năng của mình để tiêu diệt nó, không thì thật tiếc cái khoảng thời gian bạn cày cấp và craft item lắm.


Nigenrundayo là kĩ năng cần thiết,đồng thời hãy dùng cung bắn nó bởi độc dược không có tác dụng đâu.

Cuối cùng: It’s Adventure time!

Nếu bạn nghèo và không có tiền mua game AAA, đây là con game bạn hoàn toàn có thể chơi. Và điểm nhấn là bạn có thể chơi với bạn bè qua các server tự làm. Và giá trị chơi đơn khi chơi lại cũng rất đáng giá để mở hết kho item Hat và Companion. 9/10

 

 

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện