Thú thực khi viết cái bài này là khoảng thời gian tranh thủ mang điện thoại vào nhà vệ sinh ngồi chơi game, mà quả thực khi ngồi trong đấy thì trí thông minh của loài người mới thông tuệ khi đã bài trừ hết những cái xấu xa trong người cả về thể xác lẫn tâm hồn. Vậy thì tại sao tôi để cái tiêu đề như thế? Tôi thấy dạo gần đây việc chơi game trong Tết và sau Tết khiến mình bị ngộ độc rất nhiều loại game online như CS:GO (kiddo và cheater hoành hành vũ trụ non-prime và trải qua 50 giờ chơi rồi nhưng tôi quá gà để đạt đủ 10 trận thắng xếp rank) hay League of Legends (ARURF đã mài sạch cái bàn phím Mitsumi với toàn những dấu QWER rồi) nên tôi muốn tìm một cốt truyện hay. Nhưng dù là một con dân của biển muối thì bản thân tôi cũng muốn sự đổi mới từ vũ trụ được tạo ra nhờ Nasu Kinoko và Takeuchi Takashi sang một thế giới mới, và Sdorica đập vào mắt tôi.
Lý do làm cái bài này dù thực sự 2 game nó không liên quan
Tôi nằm trong một cái nhóm tên AR2D của trang “Anime Reviewer – Văn Hóa 2D và hơn thế nữa”, tóm tắt rằng việc drama là có thể nhưng luôn trong tình trạng chúng ta là người tri thức đi tranh luận với số liệu (trừ vài trường hợp mà tôi không muốn đề cập như toxic quá đà, cuồng quá đà, vân vân và mây mây) thì đây là nơi tôi yên tâm về mặt phân tích nhất hiện tại. Và ít nhiều có những bài review, trong đó có một người là Trần Inr Minh mang đến những bài viết thú vị, và tuyệt vời hơn đây là một tay viết trong quán bia của chúng ta với nhiều bài review tốt.
Việc tôi biết đến Sdorica cũng nhờ bài viết trong quán của anh ấy, cũng như một số bài trong AR2D của nhiều người nữa. Khi viết bài này thì tôi mới chỉ là Newbie chơi được 2 tuần, nhưng lượng thông tin cập nhật là nhiều vô kể, đến mức nếu chơi thì cũng nghiện luôn ấy chứ. Vậy nên bài viết này như là quan điểm của tôi về sự mới mẻ trong cách chọn game gần đây của bản thân, nếu muốn hãy cụng bia để đàm đạo ở dưới nhé.
Cốt truyện
Fate/Grand Order là sản phẩm review non nớt của tôi khi với vào quán bia, khi ấy vẫn còn trong tư tưởng “Fate iz da bezt” khi mà không tìm được một game ưng ý nào phù hợp hơn với khoảng thời gian lúc đó: dung lượng máy yếu, thời gian không có nhiều, yêu cầu sự đơn giản. Và lúc này nhìn nhận lại, tôi thấy vẫn ổn, bởi franchise của Fate đã được đầu tư 15 năm, không có một quy luật nhất quán nào về cái gọi là “Cuộc chiến chén thánh của 7 servant và master của họ” cả (trừ Fate/Zero). Như thế, thế giới của Fate rất rộng lớn về mặt nhân vật, cũng như về các khoản lý thuyết về phép thuật cũng như các tổ chức trong này. Nhưng nếu đi sâu hơn, tôi nhận xét rằng những chương đầu của Fate/Grand Order có cốt truyện yếu và không vững. Lý do là ở:
- Cốt truyện đi xa với franchise gốc. Khi mà biết đến F/GO thì tôi đã xem qua Fate/Stay Night: Unlimited Blade Works và Fate/Zero. Không phải là một thằng quá cuồng nhưng điều tôi thấy việc đi trọng tâm vào một cuộc chiến hay hơn là việc đi giải cứu thế giới. Nghe epic nhưng thực ra tôi lại thấy không khác mấy bộ anh hùng chuyển sinh cứu thế giới lắm, nên ấn tượng ban đầu về game khá mờ nhạt. Và bản chất của Fate mang nặng triết lí hơn, đặc biệt khi “đồ tể” Gen Urobuchi viết về Fate/Zero, viết về nhân vật Emiya Kiritsugu, viết một câu chuyện chân thật và “chặt” nhân vật thả ga.
- Nhịp độ đều đều. Tôi cảm thấy việc cầm servant cứ đi đến một địa điểm là đánh, tùy hứng thì thêm thắt cốt truyện vào để đánh trong điều kiện nào đó. Và việc phát triển nhân vật cũng diễn ra ở một chiều là bản thân người chơi, master cuối cùng cứu nhân loại. Đem nhân vật ấy ra so sánh với những nhân vật trước thì nhìn chung khá là yếu về việc xây dựng nhân vật.
- Tập trung vào fandom. Khi đã xây dựng được một vũ trụ riêng thì thật khó cho dân nhập môn có thể thu thập dữ liệu từ thời xa xưa. Nhìn ví dụ tiêu biểu là Star Wars franchise, tôi thấy nhiều người bạn mời đi xem The Rise of Skywalker nhưng tôi từ chối bởi tôi không biết franchise đó. Điều này dễ hiểu khi mà phần gốc bắt đầu từ năm 1977, lúc đất nước vẫn đang giai đoạn xây dựng sau chiến tranh, chỉ có fan thực sự mới biết đến nó, và Fate cũng tương tự.
Đến lúc này tôi quay sang Sdorica, mang đến một thế giới fantasy đa chủng tộc với một phần mở đầu rõ ràng:
Túm cái váy lại thì: có con rồng bự Sdorica biến loài người trở nên bất tử để làm nô lệ cho nó, rồi anh hùng Vendacti đứng lên chống lại và đánh bại con rồng bằng ngọn giáo lòng tin, từ đó sinh ra Mặt Trời, con rồng trở thành mặt đất, loài người tự do nhưng mất sự bất tử. Nhưng trong bóng tối sau thẳm vẫn có kẻ có ý niệm hồi sinh con rồng để có thể sống bất tử thêm lần nữa.
Không gò bó trong cốt truyện, người chơi đóng vai trò là những Watcher – người theo dõi dòng lịch sử của thế giới này, và vì thế mỗi chapter trong Sdorica lại đưa người chơi đến với những nhân vật khác nhau. Cách kể chuyện không cố định này khiến tôi phải bắt buộc theo dõi từng đoạn hội thoại (trước tôi cứ quen tay skip cutscene để chơi nhanh, đọc cốt truyện sau), mỗi lời nói của từng nhân vật chứa những thông tin vô cùng quan trọng trong việc xâu chuỗi sự kiện của các nhân vật từ chapter trước hoặc sau.
Thêm vào đó, việc các Watcher tương tác với các đồ vật xung quanh giúp người chơi có thêm thông tin, hoặc giải mã thứ gì đó (phần này nằm trong Event rồi). Như vậy, dù là một thế giới mới, người chơi vẫn bắt kịp cốt truyện, đủ rộng lớn cũng đậm chất fantasy với nhiều tựa game đình đám như series Tales of hoặc Final Fantasy. Điểm trừ lớn nhất có lẽ là do tập trung cốt truyện mà game hơi nhiều đoạn loading qua các cutscene, nhưng ít nhất chúng ta có thêm những dòng chữ chỉ dẫn ở màn hình chờ để chuẩn bị cho các trận đánh.
Gameplay
Tôi không phải là một người giỏi về phân tích chuyên sâu, nhưng mỗi game đều chung những đặc điểm của một dòng RPG, và điều tôi thích cả 2 con game này là việc có tỉ lệ ra thẻ đánh (F/GO) hoặc orb (Sdorica), khiến người chơi phải mò mẫm chọn lựa chiến thuật hợp lý. Tuy nhiên, không phải là không có nét riêng, ở đây tôi xin chỉ ra ở hình dưới:
Với F/GO, hệ thống chiến đấu mang đậm chất turn-based RPG, thường thì luôn bắt đầu từ phe ta trước và địch sau, trừ một số trận đánh có tính chất đặc biệt sẽ có khả năng địch sẽ cast skill và đi trước một bước. Đồng thời hệ thống thẻ chiến đấu khá mới với người không chơi đa dạng các game khác nhau mà tôi là một trong số đó, khiến tôi cũng khá bỡ ngỡ lần đầu, song hệ thống nâng cấp nhân vật lại không bó hẹp bởi level người chơi nên nếu có khó thì do nhân vật của bạn chưa đủ khả năng chiến đấu thôi (chứ thực ra con game này dùng đá 7 màu hồi sinh suốt thì lo gì game over).
Còn với Sdorica, tôi khuyên anh em nên đọc lại bài review Sdorica của anh Minh bởi nó đã đề cập đúng những thứ cơ bản nhất của gameplay, nếu nói lại thì quả thực sẽ mất những chi tiết quan trọng. Khi tôi được chia sẻ ở nhóm AR2D, ban đầu tôi còn chưa tính đến chơi nó, nhưng khi đã ngán chuyện làm nông dân và chờ thêm cốt truyện thì Sdorica lại thành thế giới mới cần khám phá. Và điều này thật tuyệt khi nó đổi mới góc nhìn của tôi về game turn-based RPG: một nhịp độ nhanh chóng hơn ở mỗi nhân vật chiến đấu từ địch và ta, khác với từng lượt riêng phe như F/GO. Thật sự khuyên anh em hãy chơi khi rảnh mọi lúc.
Âm thanh và hình ảnh
Ở đây tôi sẽ không đi sâu nữa vì gu thẩm mĩ của mỗi người chơi là khác nhau, qua một con game mới là thế giới mới, hình ảnh mới, môi trường mới. Nếu F/GO là thế giới đa dạng môi trường trên trời dưới biển cùng các thần thoại khác nhau của một thế giới mô phỏng thế giới và lịch sử của thế giới con người chúng ta thì Sdorica lại không kém cạnh với cảnh hồ Maple hay những nơi mà quanh vương quốc của Mặt Trời (bản gốc là Kingdom of The Sun). Còn âm thanh, tôi khẳng định tôi yêu Rayark hơn, và Sdorica, không kém cạnh những MO:Astray hay Cytus, sở hữu lượng soundtrack ở mỗi khu vực, trận đánh, và cứ thế cả bạn và tôi quấn vào hành trình của từng nhân vật, tưởng không liên quan nhưng lại có sự liên kết mạnh mẽ với những sự kiện ở nơi đây.
Nếu thực sự đi sâu thì không chỉ có sơ qua việc nhận xét lối chơi, hình ảnh, âm thanh đâu mà còn cơ chế Class nhân vật, cách nâng cấp, phân cấp sức mạnh,… nhưng những cái đó để cho mọi người đọc xong, chơi, tự ngẫm mới thấy cái hay, nếu khó quá thì lên Wiki tìm, hỏi Google, luôn có Guild cho mỗi game. Nhưng phần đặc sắc nhất luôn là:
GACHA
– “Ồ, tại sao lại là nó? TẠI SAO LẠI LÀ NÓ???”
– “Nó mặn.”
Về khoản này thì phải để các “cá voi” – từ dùng cho mấy tay chơi khét đến mức nạp tiền đô la Trump vào game chỉ để có 0,01% ra được nhân vật trong banner mình muốn. Và F/GO hơn Sdorica, thậm chí nếu so với tất cả các game mobile gacha thì F/GO mặn nhất. Nhưng không phải lo vì chiến thuật là tất cả, cái này lại bẻ lái sang bên của gameplay, nhưng không sao, nếu muốn một nhân vật nào đó về của mình thì chắc các tay to không ngại ví sạch như mùa giảm giá của Steam đâu.
Lời kết cho cái bài nửa đùa, nửa nghiêm túc
Tôi nghĩ sẽ có người viết hay hơn tôi, nhưng cơ bản tôi muốn một sự giải trí nhất định trong một cái bài nặng tính so sánh này. Với tôi, có sự kiện trong game nào thì tôi vẫn tham gia thôi, nếu muốn có cái khoe cho bạn bè thì F/GO luôn là địa điểm tuyệt vời cho các đại gia thử sức, còn nếu sự kiện đã hay nhưng lại còn có cốt truyện xoắn não với nhiều ending của từng chapter, Sdorica là một tựa game lí tưởng cho bạn để tương tác với từng lời thoại cũng như cho bạn vô vàn câu chuyện kì bí và sâu lắng.
Nếu còn có gì để thắc mắc, cứ cụng bia với tôi và tôi có thể sẽ thường trực trả lời được, hoặc đóng góp ý kiến để xây dựng một bài review tốt. Cảm ơn anh em trong quán đã đọc UwU.
Nice <3
Tks bro :))
Ehm……nói chung đó là ý kiến của ông nhưng mà việc ông nói FGO đi xa với franchise là tôi thấy hơi sai.
Thứ nhất: trên thực tế nấm đã từng ấp ủ ý nghĩ của FGO qua hàng tấn hint rồi. Nó đủ để biết luôn sự hình thành và lí do vì sao timeline lại nhảy qua và rồi để gaytia nó quẩy.
Thứ hai: :/// bruh nếu ông dò nổi đc hết đống cốt truyện thì trong Lord El Melloi II cũng đã nhắc tới Olga rồi và lúc đó nó cũng đã kể về vụ việc cha Marie tính tham gia Holy Grail War nhưng lại không đi đấy(xém toang cả dòng họ)
Còn nữa nhưng thôi tôi cũng ko bash nhau nữa vì ý kiến mỗi người mỗi khác
Không, thú thật là bản thân tôi cũng chưa tìm hiểu sâu về vũ trụ của nấm, và những dòng trên là trải nghiệm của bản thân khi tự chơi và do thằng bạn rủ rê, Xây dựng một franchise dài hơi này tôi thực sự thích và có cảm giác không sợ bị vắt sữa về nội dung sáng tạo, tiêu biểu là hiện giờ có Strange Fake và một bộ gì nữa mà có Okita Souji và Oda Nobunaga tham gia chén thánh.
Tuy nhiên sau khi viết bài viết này thì tôi có những cảm giác như chán chơi game, log in vào lấy đăng nhập rồi out game, phần là không còn thời gian dành dụm chơi, phần giờ chỉ muốn câu chuyện được kể như thế nào thôi.
Well bỏ sdorica được gần một năm rồi á, từ hồi ra Law săn được cái là đủ SRR của dàn nhân vật thường rồi off game, mới ra meta mới hình như mỗi char lại có số lượng tốn orb để ra skill khácnhau hay sao ý nên mình nản quá ko biết bao h quay lại, cho t hỏi mùa mới có thay đổi nhiều ko ô?
tôi cũng trong tình cảnh tương tự khi mà đến event summer rồi nhưng vẫn chỉ quanh quẩn đăng nhập vào, lấy soul và đi ra, hệt như cái cách tôi vào F/GO. Meta đúng như ông nói là mỗi char tốn orb xài skill, nhưng tôi vẫn chung thành Tica Rainbow Rune, Sharice và Sione
Một bật mí là V.A của Tica chính là mẹ trẻ Aoi Yuuki, và tôi khá nghiện voice trẻ con này (mlem mlem Tửu F/GO).