Khi cái game này ra mắt thì đúng là kiểu tui tìm thấy nàng thơ trong giấc mộng. Nhưng đến khi tui sờ được vào nó (vào 2018 – nghĩa là sau 3 năm) thì đúng là đời không như mơ. Không như tui tưởng tượng nhưng mà Dying Light thì vẫn đáng để tui trải nghiệm. Sau xấp xỉ vài chục giờ lăn lộn, chịch nhau với zombie thì tui đã rút ra cho mình những kinh nghiệm đáng kể cho mình và các bạn đọc ở đây. Hãy tin tui đi!
Đầu tiên phải kể đến là thoạt nhìn thì Nắng Ấm Xa Dần chả khác quái gì Dead Island phiên bản nâng cấp hơn. Nhưng đấy là thoạt nhìn qua thôi. Điều tui cực cực cực cực thích của game này là nó là survival game nên cái yếu tố Parkour phải là một trong những cái a must have hàng đầu trong một tựa game sinh tồn này. Bạn du ngoạn thành phố trên này trên chính đôi chân của bạn, trên chính các bạn tự lựa chọn con đường chứ nó không bắt buộc phải ngồi trên phương tiện nào để di chuyển cho nhanh hay skip luôn cái quãng đường đến làm mission. Dev said: “Mày có chân thì tự đi tự lực cánh sinh vậy đó”. Parkour không chỉ đơn thuần nhảy, leo trèo mà nó sẽ được mở rộng thêm, hoa mĩ hơn hay thậm chí nhìn giống mấy thằng trong rạp xiếc hơn nhờ cái đống skill tree (chút nói sau). Chính cái điều này làm một thằng ất ơ cù lần như tui hoặc new player như bạn đặt câu hỏi: “Liệu có hiểm nguy gì trong quá trình làm nhiệm vụ không?”. Chứ không phải chỉ cắm đầu đi làm nhiệm vụ rồi hưởng reward một cách dễ dàng được. Phần Parkour sẽ còn ảo diệu hơn nữa nếu bạn chế được Grappling Hook. Chả khác gì một thằng cháu của Uncle Ben. Còn muốn xem Parkour trước khi chơi thì thử ấn vô đây đi. Hầu hết những nơi có điểm bám, hay những ngôi nhà cao tầng đều là những cái view tuyệt đẹp để bạn ngắm thành phố Harran với một ly cà phê chẳng hạn. Nói nôm na là nó pha tạp giữa nhiều thể loại game AAA mà chúng ta thường thấy nhưng vẫn có những cái mới mà không lặp lại quá nhiều.
Dying Light có cơ chế khá giống đời thường: ngày và đêm. Với các múi giờ y như ngoài đời thực đủ 24 tiếng. Buổi sáng luôn là lúc bạn thức dậy súc miệng vài con zombie ghẻ lở nhưng buổi chiều tối mới là lúc đáng sợ đúng với cái tên của nó “Nắng ấm xa dần”. Càng về chiều về tối chúng sẽ gặp những con zombie hung hãn hơn và nếu đi ngáo ngơ có thể bị nó vồ vập vào mặt và cắn cho một phát. Bạn luôn luôn phải cảnh giác cao độ di chuyển nhanh bằng skill Parkour hảo hạng của mình để tránh mất thời gian và mất máu không cần thiết. Nhưng Techland cũng không để bạn quá vô dụng khi đêm xuống khi bạn có thể sleep through the night và đợi đến sáng mai hoặc mạo hiểm làm nhiệm vụ trong đêm nhưng kiếm được nhiều điểm Survival Points hơn để lên cấp. Ngoài ra nguy cơ bạn gặp những thành phần máu mặt như: Volatile – một loại zombie rất khát máu cũng được tăng cao và có khả năng chơi bè phái. Đương nhiên take risk mà đổi lại món gì hời hời thì cũng phải ngang giá chứ nhỉ? Điều mà luôn gây phấn khích tui đó chính là cái cảm giác bị săn đuổi, vồ vập vào cắn luôn đem lại cảm giác sợ hại nhưng phấn khích y hệt lúc “trêu chó nhà hàng xóm vậy”.
Lối chơi của game vẫn sẽ là sinh tồn – làm nhiệm vụ để đi hết cốt truyện. Ngoài ra thì gameplay cũng hướng người chơi đến crafting (chế tạo đồ ) và Skill tree (cây kĩ năng). Skill tree được chia làm 4 loại và mỗi loại sẽ ứng với mỗi hành động riêng và bạn càng thực hiện nhiều hành động đó thì càng lên được level cao. Mỗi level sẽ có 1 điểm cộng và theo 1 nhánh khác nhau có công dụng khác nhau. Với nhánh skill tree đắc lực này bạn thậm chí CÓ THỂ SỐNG SÓT MÀ KHÔNG CẦN DÙNG VŨ KHÍ. Nhân vật Crane thực sự là một nhân vật văn võ song toàn, săn bắt hái lượm thuộc hàng top thế giới nếu như không muốn nới là một perfect man với cái skill tree này. Chính cái này đã không ràng buộc lối chơi của người chơi. Bạn có thể trở thành nhào lộ rạp xiếc hay một thằng đồ tể bặm trợn. It’s up to you, man!
Survival mà không có Weapon để bảo kê chợ lớn thì vứt. Weapon của bạn là những thứ thô sơ nhất, những thứ mà “vớ tạm đập vô đầu con zombie nhất” như: chân bàn, gậy gỗ có đinh, ống nước của 1 anh thợ sửa ống nước vui tính nào đó, hay đến những vũ khí hạng nặng hoặc súng ống… Dĩ nhiên là chúng có độ bền, damage và độ chứa nhất định. Vũ khí càng hỏng thì càng mất đi hiệu quả của nó và buộc phải tìm cái thay thế hoặc bạn phải đi thu lượm từ thế giới ngoài kia. Cách xử lí của người chơi càng được tính toán sao cho hợp lí để lúc nào động chân động tay hay chuồn là thượng sách. Đừng vì cái tôi quá lớn mà quay lại đánh một lũ zombie rồi chả được gì chỉ tổ bỏ mạng, tốn thời gian và hỏng vũ khí. Luôn phải có cái đầu lạnh nghe hem, luôn luôn. Vì công việc chứ thảm sát lũ ất ơ đó lúc nào chả được. Nhưng đừng vì ngứa tay đánh cái chúng nó sẽ gọi hội ra đấy và bạn không kịp chống trả lại đâu.
Stamina – Sinh lý của thằng Crane cũng là thứ để bạn cực kì đáng quan tâm. Cầm vũ khí càng nặng quay tay càng nhanh càng mạnh thì càng tốn thể lực. Chạy việt dã càng nhanh thì cũng tốn thể lực không kém đâu. Nhưng Stamina hồi lại rất nhanh nên không phải lo lắng về việc rượt đuổi vờn nhau với bọn Zombie. Dùng mọi thứ hiệu quả kể cả những thứ nhỏ nhặt nhất như hit của bạn.Từ kinh nghiệm chơi Plants vs Zombie thì đầu luôn là thứ làm cho bọn zombie giãy đành đạch nhanh nhất có thể. Những pha chém bay đầu, những cú đánh fatality thấu tận xương tủy sẽ làm người chơi rất khoái cảm hài lòng với màn liên hoan xác thịt zombie. Đánh cho sướng tay nhưng đừng mải chơi quên lớn quên nhiệm vụ. Để ý là game nào cũng phải có cái sensitive sense hay Eagle vision nhỉ? Tất nhiên là game này không thiếu rồi. Tìm chỗ mở đồ, tìm đường đi, nhận biết zombie nguy hiểm xung quanh đây cũng là một cơ chế giúp người chơi phần nào dễ thở hơn rất rất nhiều và với thằng mù đường như mình. Bạn cũng có thể gây stun bằng Parkour. Được chứ. Nếu skill tree của bạn có thể đáp ứng nhu cầu. Vẫn luôn là vấn đề skill tree bạn đi theo con đường nào mà thôi.
Hệ thống loot đồ trong Dying Light cũng khá chân thực. Tui thích cái cảnh người chơi phải tự mình dùng lock pick. Đôi khi là mở hòm để được một số đồ xứng đáng với công sức bỏ ra. Đôi khi là tăng phần kinh dị và độ khó để người chơi tìm đường và tự tay trải nghiệm cái cảm giác tự mở đi một lối thoát cho mình. Muốn ăn thì lăn vào bếp. Muốn loot đồ thì cần chút khéo léo mà mở box. Cái cảnh ngồi chầu chực xem thằng bạn mình mở khóa cũng hồi hộp không kém. Và không phải cái box nào cũng cần khóa. Những món đồ bạn tìm được luôn sẵn có và không quá khó để tìm. Chỉ là dùng vào việc gì thôi. Thậm chí mỗi buổi sáng thức dậy là lại có ảnh Quartermaster dễ thương thân thiện cho đồ free mỗi ngày. Và Bluehole à nhầm Techlane thi thoảng sẽ thả một số air drop tiếp tế đến và giúp bạn có thể sinh tồn tốt hơn. Cố mà tìm đi. Đừng để bọn NPC khác nhặt.
Với một tựa game có khả năng co-op thì tại sao không thành lập một tổ đội 4 anh em siêu nhân tấu hài mà vô L4D3 chơi thôi. The more – the merrier thành ngữ không bao giờ sai. Không những giúp bạn đỡ rụt rè khi lầm lũi trong đêm, đồng đội bạn có thể giúp bạn thoát khỏi cái chết, cứu bạn bằng F to pay respect (nhầm F to revive), dùng medkit hồi máu cho bạn,… Thậm chí bạn là một người già cù lần uống rượu bia và hay quên đường thì đừng lo. Mấy thằng nhanh tay nhanh mắt đến trước và bạn chỉ cần ấn B to fast travel để bay đến làm nhiệm vụ cùng tụi nó. Thật là dễ dàng. Việc đông người cũng sẽ dễ dàng trong việc bạn dọn dẹp để chiếm Safe house. Mỗi Safe house có thể hiển thị trên map là bạn có thể thâu tóm chúng. Việc có nhiều Safe house trải đều sẽ giúp bạn hành động ban đêm bớt nguy hiểm hơn, có chỗ nghỉ ngơi ngủ qua ngày chả hạn. Đâu có tệ khi có bạn bè đúng không. Thậm chí có thể tự compete với nhau xem thằng nào giết nhiều zombie, thằng nào loot được nhiều ve chai sắt vụn,… do nhà làm game lồng vào giúp người chơi có tính cạnh tranh hơn. Ngoài ra chế độ Be the Zombie giúp bạn đỡ nhàm chán – thử làm zombie đi tiêu diệt loài người giúp bạn đổi gió trong quá trình co-op với bạn bè. Đáng để thử.
Âm thanh luôn làm thứ đẩy cho game lên cao độ nhất có thể. Tiếng gào rú, những tiếng nhạc hối thúc,dồn dập, tiếng máu chảy,… Game này không phải dành cho tuổi mộng mơ yêu màu tím thích màu hồng. Nhưng càng sợ càng kích thích trí tò mò của con người càng đem lại cảm giác khoái cảm sung sướng. Vào buổi đêm tui lúc nào cũng phải trong trạng thái 24/7 xem có con chó đuổi nào đằng sau không. Mỗi lần tiếng nhạc dồn dập vang lên tui lại thích thú cười thầm vừa thoát khỏi nó vừa bỏ túi được vài điểm. Ngoài âm thanh môi trường ra thì Dying Light không có gì quá nổi bật về phần này.
Phần tui không thích ở game đó là làm nhiệm vụ khá nhàm chán. Nhất là Sidequest. Chúng không thực sự có reward nào xứng đáng ngoài $ và exp bạn nhận được nhưng giúp bạn hiểu hơn về các mẫu chuyện nhỏ xung quanh mainquests. Ngoài ra thì chế độ co-op không thể chia sẻ ô đồ, backpack hay bất cứ thứ gì khác ngoài cứu đồng đội nên tui cũng không hài lòng lắm. Đồng ý là đồ đạc bạn có thể kiếm ở xung quanh, đi giết quái hoặc ngoài thế giới ngoài kia. Đôi khi cũng cấn sự vay mượn, trợ giúp từ đồng đội mới phải. Thực ra cốt lõi của game đang đi vô vết xe của Dead Island. Mọi cơ chế hoạt động hầu như vẫn được giữ nguyên không có nhiều sáng tạo lắm nếu như đã chơi Dead Island thì cảm giác nó khá lặp lại ngoài thay đổi bối cảnh và thêm thắt một số thứ. Khuyến cáo nên chơi Dying Light trước khi chơi Dead Island nhé. Main character khá giống cu-li chỉ ăn rồi làm nhiệm vụ. Nếu muốn rõ hơn thì hãy mua DLC. Tối ưu đồ họa đôi khi vẫn chưa tốt. Vào những buổi tối hay đông zombie thì vẫn sẽ hiện tượng sụt giảm FPS ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm với đồ họa cũng không dễ nhằn cho lắm. VÀ LUÔN NHỚ LỜI KHUYÊN TỪ NHÀ SẢN XUẤT GAME IN TRÊN POSTER “GOOD NIGHT – GOOD LUCK”.