Những rào cản đến với game

Khách quen

  

Cuộc sống ngày nay khá là phát triển và xã hội đang dần bớt ném cái nhìn thiện cảm về phía gamer chúng ta nói chung và về việc chúng ta chơi game để làm gì? Quay trở lại những năm 1990s hay những năm 2000s mới đây thôi thì nó vẫn được coi như là 1 hình thức giải trí rẻ tiền để thư giãn sau những giờ căng thẳng hay thậm chí được coi là tệ nạn xã hội cần lên án loại bỏ. Khỏi phải nói gamer (game thủ ) ngày đó cảm giác cùng cực như thế nào. Và những rào cản ấy vô hình chung đã nới lỏng ra, đã bớt dần đi hà khắc hơn nhưng nó vẫn đang tồn tại. Qua đây chỉ là những chia sẻ của bản thân mình và những thứ mình nhìn nhận và khó khăn trong quá trình đến được hay cham tay được để thưởng thức game (theo 1 khía cạnh nào đó không bị nhìn nhận hoặc đánh giá quá sát sao mà vẫn được ngồi trải nghiệm game)

  1. Vật chất ( trang thiết bị, tiền bạc)

Ngày xưa thì để có 1 cái máy tính màn hình giống với cái gương cầu lồi thì cũng phải tốn kha khá ngân sách và rất khó kiếm tìm. Kiếm để làm việc đã khó đây kiếm để chơi game thì thôi chả khác nào mò đồng xu dưới đáy bể cá. Và game những lúc đấy cũng chưa cầu kì chỉ đơn thuần là mấy game đồ họa pixel không khả quan lắm. Nói chung máy thì cũng tỉ lệ thuận với độ đẹp hay hấp dẫn của game. Vì vậy việc mở ra những điểm cung cấp dịch vụ truy cập mạng nổ ra. Và nó phần nào thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng mạng để làm các mục đích to lớn nói chung và chơi game nói riêng. Nhưng có phải đứa nào cũng có tiền ra net ngồi ê a để chơi đâu. Giàu thì ra chơi thoải mái không phải phiền lo. Nghèo thì cứ nhịn ăn sáng này nọ nhịn vài đồng bạc để có thì giờ ra chém giết bắn nhau ngoài quán. Mà ra quán thì may rủi có máy dùng được có máy hỏng mẹ ổ đĩa có máy màn hình tắt ngỏm chả lên. Bàn phím thì mitsumi đời đầu bền thì bền thật nhưng vào tay mấy thằng nhảy Audition chả mấy cũng nát. (hồi đó cái trò đấy thịnh hành kinh khủng).

Ngày nay cũng có kém gì đâu? Việc nhu cầu nhiều người tiếp cận game hơn thì game nó cũng có giá cá thị trường. Cộng thêm với việc cấu hình yêu cầu cao hơn người ta phải suy nghĩ đắn đo từng cái mainboard, đến con chip đời thứ mấy rồi lại dăm ba cái VGA. Đấy đến phần cứng nhé. Sau đấy lại lo lắng đến cái màn rồi đến bộ gear cho đẹp trải nghiệm hình ảnh âm thanh cho sướng đời đã mắt. Nhiều lúc nghĩ nhiều game muốn chơi thật muốn ngắm mấy em xinh xinh trong game, muốn chịch choạc,muốn mod miếc các kiểu, muốn làm đủ thứ nhưng chỉ thiếu vài gb ram thôi, con chip dòng ghẻ hơn thôi. Boom! Giấc mộng tan biến. Ngồi mở youtube simualor lên mà watch thôi chứ biết làm sao ? Vì vậy tiền không phải là tất cả nhưng vẫn là thiết yếu


2. Xã hội (gia đình , cộng đồng, nhà trường và en nờ thứ khác gọi chung là xã hội)

Gia đình. Luôn luôn là cái cốt lõi của mỗi con người. Nhưng ít khi bố mẹ nào lại ủng hộ việc con làm trong 1 chừng mực nhất định nào đấy. Thay vì họ hướng dẫn hoặc đề ra phương pháp hoặc phương án nào đó thì họ quyết định cấm tiệt sờ vào cái thứ vô bổ không mang lại lợi ích tiền bạc gì cho tương lai đó. Đó là rào cản lớn nhất gamer. Nhiều khi chính điều này lại làm cho tác dụng phụ của việc cấm đoán là cơn thèm khát của 1 số thanh niên cao hơn => nghiện ngập 1 cách quá mức. Nói nôm na nó như 1 vòng tròng luẩn quẩn vậy : bố mẹ cấm đoán quá mức – tìm cách thoát khỏi sự cấm đoán – nghiện ngập – trở thành tư duy xấu trong mắt nhiều người – trò chơi cấm đoán. Đúng là làm bố làm mẹ chả ai thích con cái suốt ngày xem ba cái thứ hành động chém giết hay suốt ngày ngồi ỳ lần trong phòng cắm mặt vào gây hại mắt, vẹo cột sống. Bố mẹ chúng ta không thể thấy được nhiều game nó hướng tới nhân cách hay hướng con người sống thiện và nó tuyệt vời như thế nào. Chúng ta cũng không thể trách móc bố mẹ vì điều này được. Vì khi họ sinh ra ở thời điểm đó – khác với thời được tiếp cận về nhiều mặt như chúng ta thì game vẫn là 1 cái gì đó khá mập mờ và nó vẫn là hình thức giải trí rẻ tiền – tệ nạn. Tôi biết rằng nhiều người có bố mẹ hiểu mình hoặc lắng nghe ý kiến của mình như thế nào! Vì vậy gia đình cũng là 1 rào cản

Nhà trường? Tại sao tôi nói nhà trường. Chắc ai cũng được đi học (tôi không có ý gì với những người không đi học ) nhưng hầu như mọi người đi học thì suốt ngày nghe dăm ba cái câu ” tránh xa các tệ nạn xã hội nghiện game,sa đà quán sá và tập trung vào việc học” Quán net từ lâu là hình thức kinh doanh cho người sử dụng internet cho nhiều mục đích. Nhưng lại là chữ nhưng nó đã được biến tấu thành hình thức kinh doanh trải nghiệm riêng cho người chơi game. Và sao? Trẻ em ra quán,người lớn thì trăm đủ thứ tệ nạn chả hay ho gì ở ngoài đó học theo. Ở nước ngoài chắc đỡ hơn khoản kinh doanh PC box này vì tài chính họ dư giả hơn + mức sống cao hơn nên họ có thừa sức mua 1 dàn máy ngồi vắt vẻo ở nhà thưởng thức. Nhưng ở đây thì không, như đã nói ở trên thì vật chất quyết định hình thức. Bạn không có máy => bạn phải ra quán để trải nghiệm. Và kết hợp với việc cấm đoán ở trên nên nhiều tệ nạn nảy sinh : trốn học chơi game này nọ nên nhà trường lúc nào cũng phải nhăm nhe dè chừng việc học sinh mình chơi trò parkour trồn học chơi game. Và với việc đi học ở trên lớp dày đặc theo từng lớp lên cao => việc trải nghiệm game cũng bị rút ngắn đi nhiều chút. (dĩ nhiên bạn vẫn  phải hoàn thành việc trường lớp mới được trải nghiệm)

Cộng đồng? Là những ai những người ngoài xã hội. Họ luôn đưa ra mỗi người 1 quan điểm về việc chơi game ntn? Chính những thứ ở trên như tệ nạn ở quán net(nói riêng) và nhiều thứ tệ nạn liên quan đến game (nói chung ) đều bị quy chụp là lũ chơi game toàn thằng tồi,không có tương lai. Trộm cắp lấy tiền chơi game, ảnh hưởng quá nặng về việc chơi game có những hành động không bình thường thích chém giết xả súng, cày game xuyên 3 5 6 ngày không ăn không nghỉ,…vân vân mây mây. Kèm theo đó là sự đưa tin của truyền thông đa phương tiện trên các báo đài nên đã được cộng đồng tiếp nhận rõ hơn. Tiếng lành đồn gần,tiếng dữ đồn xa. Vì vậy mà rào cản nối tiếp rào cản. Chúng ta chả còn cách nào để tiếp cận game 1 cách chính đáng và trong sạch

Còn cộng đồng chơi game thì sao? Toxic chửi bới bóc phốt cái tôi quá cao, mọi thứ nhũng loạn thử hỏi xem có 1 người nào mới bắt đầu bước vào và bộp cái “mày ngu vcl cái gì cũng hỏi”,”solo không nhóc?”,”có hiểu gì về game không mà vào. cút” và ty tỷ thứ vậy thì với những câu nói choáng ngợp sặc mùi khó ưa vậy thì ai dám lấn sâu thêm chứ?


3. Thời gian

– Nhỏ thì phải ngoan ngoãn học hành chăm chỉ tử tế good kid làm bài tập đầy đủ
– Lớn hơn chút danh hiệu học sinh này nọ không bị mắng tè le
– Lớn hơn chút nữa thi học ĐH gì, kiếm công việc ổn định
– Già hơn chút lo kiếm miếng ăn lo cho gia đình nhỏ.
– Già nữa thì già cmnl rồi thì chơi game gì nữa. M.n cười cho. dăm ba cái trò trẻ ranh.

Đó vậy đó. Đôi khi đó là 1 vòng tuần hoàn của ai đó và họ vô tình đã gạt đi game qua cuộc đời. Tôi còn thấy nhiều người kiểu “Thôi bỏ game đây mày ơi lớn rồi?? “. Như thể game làm họ trẻ con không biết suy nghĩ, hay như thể họ bỏ game để đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc vậy? Game là cho trẻ con hả? Vậy bạn dành cả cái thanh xuân chơi game để cảm nhận được gì nhỉ? Có người thì tự để game nó lấn quá sâu vào thời gian và từ bỏ game chỉ vì bạn làm nó lấn sâu vào chứ không phải trách do mình quản lí thời gian. Vậy đó. Thời gian là do múi giờ của mình thôi. Không do game hay ai đặt ra đâu…! (mặc dù phải thừa nhận nhiều game wasted time khá nhiều và ngốn khá nhiều tài nguyên bộ óc, thời gian phân tích đủ thứ mà chơi xong mới biết nó hay hay rác nữa)

P/s : Trên đây là vài rào cản mà tôi thường thấy rõ rệt nhất. Cá nhân tôi cũng đã từng trải qua những thứ trên. Thật không dễ dàng để ta có thể ngồi xuống cảm nhận trọn vẹn game mà không gặp những thứ trên. Dù gì thì với lòng đam mê ở một mức độ vừa phải và kiến thức vừa đủ con người ta vẫn tìm đến hình thức giải trí này. Rào cản thử thách chỉ khiến ta cảm nhận mọi thứ tốt hơn, cố gắng làm mình trở nên tốt hơn để có thể có những phút giây thật thoải mái bên cạnh đống game mà mình yêu thích. Ai đó nói chơi game là dễ là ngồi vào cái máy tính là chơi. Nhưng ai đâu biết có những người phải vượt qua bao thử thách mới chạm được vào từng ấy controller, hay từng ấy cái nút trên bàn phím nhỉ?

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện