Transistor: Kim chỉ nam dẫn lối

Khách quen

  

Đôi khi trong cuộc sống bạn làm chủ tất cả mọi thứ. Từ việc quyết định xem giặt giũ hay quét nhà, nấu nướng hay rửa bát hay thậm chí ăn kem vani hay ăn kem socola thì cũng do bạn quyết định hết. Nhưng bạn có bao giờ nghe tiếng lòng của mình thổn thức chưa? Hay chỉ là một sự mách bảo của trái tim. Nhưng đối với Red – cô nhân vật chính trong Transistor thì lại khác. Cô đi theo tiếng gọi của một chàng trai. Chàng trai đó chỉ là một linh hồn nhốt trong một mảnh kiếm mà cô đang mang theo. Vậy thì điều gì làm chúng ta phải đi theo bước chân của đôi trai gái đó trong vòng vài tiếng của game? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ phần nào hơn về Transistor. Không nhiều nhưng đủ đọng lại thêm cho chúng ta một tựa game hay nữa của Supergiant.

Cặp đôi song sát của Supergiant đốn tim bao Gamers

Sau thành công của Bastion, Transistor chính là sản phẩm thứ hai được ra mắt. Sau quá trình tạc tượng, mài dũa thì Transistor ra đời. Vẫn giữ nguyên góc nhìn khá độc đáo, người chơi như được đứng ở trên cao “thao túng” toàn bộ tầm nghe và tầm nhìn của trò chơi. Tui cảm giác khá thích cái việc nhà làm game như “xẻ ngang” toàn bộ mọi thứ để người chơi có một cái nhìn bao quát hơn về một thế giới tương lai tưởng tượng trong game. Vẫn là những bối cảnh quen thuộc lấy ý tưởng từ tương lai, nơi máy móc cùng chung sống với con người, một thành phố ảm đạm mong phong cách “Noir”, chúng ta không khó để ngạc nhiên rằng lối chơi ít nhiều sẽ sử dụng đến những công nghệ này để tấn công và chống loại một binh đoàn máy móc.  Cảnh vật sẽ khiến bạn phải hài lòng với một thành phố thơ mộng, cổ kính, hiện đại nhưng mờ ảo và ẩn chứa không ít nguy hiểm bên trong. Từ màu sắc của cảnh vật, những ánh đèn từ ô cửa hay những chi tiết nhỏ nhặt như những poster treo tường, chúng đều được làm một cách chăm chút, tỉ mỉ.

Trước tiên, nói về gameplay cá nhân tui chỉ có vài từ: “Gần như là tuyệt vời”. Vẫn là một nhân vật quen thuộc với bốn ô kĩ năng quen thuộc nhưng nó làm tui không khỏi trầm trồ và suy nghĩ lối chơi từ bàn chơi  này qua bàn chơi khác. Đương nhiên là bạn sẽ sử dụng những kĩ năng thượng thừa đó để hạ gục lũ quái và những con trùm khó nhằn. Tuy nhiên đan xen với việc thi triển hành động bạn sẽ có một chức năng đặc biệt “Turn”. Bạn sẽ giống tui, chúng ta cùng có khả năng ngưng đọng thời gian và thực hiện các pha biến ảo của mình. Đây là điểm nhấn rất hay trong gameplay. Bạn vừa có thể thi triển kĩ năng skill thoải mái, mà vẫn có thể dùng Turn để “dàn xếp” một bối cảnh hậu trường phim hành động một cách mãn nhãn nhất. Dĩ nhiên là những thông số về mặt damg deal, hay thông số về số máu mà bạn gây ra sẽ hiển thị rất rõ ràng chi tiết. Thậm chí trạng thái ở dạng shield, hay đang được protected gì đó cũng được tính toán một cách chi lí. Việc của bạn là sử dụng đống skills sao cho hợp lý mà lại vừa cái “action bar” giới hạn kia. Bùm. Mọi thứ hoàn tất. Việc bạn xem lại cái Turn vừa rồi không bao giờ làm bạn thất vọng và luôn đẩy cái cảm xúc sung sướng của bạn lên cao nhất.

Ngoài ra để tránh sự nhàm chán từ việc lặp lại nhiều cơ chế “Turn” khi bạn sử dụng đi sử dụng lại thì hệ thống kĩ năng cũng là thứ mà không bao giờ cố định. Nó luôn biến đổi như một biến số. Kĩ năng vừa có thể là chính bản thân nó mà cũng có thể là hiệu ứng phụ trợ đi kèm để giúp tăng sức mạnh cho các kĩ năng còn lại. Tuy nhiên bạn không thể copy một đống tài liệu 10Gb với cái USB 4Gb được. Sức mạnh có hạn. Thanh memory sẽ hạn chế bớt phần nào việc bạn “mang vác” quá nhiều skills hay nhiều phụ trợ. Bạn cũng sẽ phải đi chợ, tính toán ở mỗi checkpoint để mình có thể đem đến những màn “Turn” đã mắt nhất mà vẫn hiệu quả về mặt sát thương. “Turn” là một thứ mà cho bạn sai lầm, thất bại rồi thích nghi với cái việc đó. Thậm chí để thêm thắt độ khó, Limiter được đưa vào như là một thử thách nhỏ đối với người chơi mà có thể bạn sẽ biết trước. Khó hơn xíu nhưng biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.

Ngoài gameplay hay ho kể trên, Transistor có một lối kể chuyện cuốn hút. Tui liên tục phải dành lời khen cho cái game này mặc dù về mặt thời gian trải nghiệm là không nhiều. Game đi từ cái nhìn chân thực nhất rồi dần dần để người chơi đi theo lối kể chuyện đó được mở rộng qua từng bàn chơi. Cũng dễ hiểu khi Red – cô ca sĩ – nhân vật chính của game lại mất đi chính tiếng hát ngọt ngào của mình. Để giờ đây khi the Process tấn công, cô chỉ còn biết lắng nghe theo lời thầm gọi của chàng trai và mang theo thanh kiếm Transistor – nơi giam giữ chính tiếng hát của cô. Thậm chí những chi tiết nhỏ nhặt trong game nhỏ nhặt đến việc, bạn ra một bản tin, việc Red chọn xem bỏ phiếu ăn món gì trong ngày hôm nay cũng là do giọng nói của người đàn ông đó quyết định. Nếu như Red là những tay phượt lên đường đi Hà Giang ngắm đỉnh Tà Xua thì tui cá là chàng trai có giọng nói cuốn hút kia chính là Siri hoặc Google Maps đại loại như vậy. Trong cuộc sống đôi khi phải có một cái kim chỉ nam để bạn luôn đi đúng đường. Tất cả trong game đều ánh lên một vẻ đơn điệu, chết chóc, khô khan của những thứ máy móc, những sự dối trá  Chỉ có chuyến phiêu lưu xuyên qua những góc tường, những màn đêm thăm thẳm, qua những hình ảnh tĩnh động của Red và chàng trai kia là thật. Một tình yêu giữa thời đại tiên tiến loạn lạc. Một tình yêu không phải giữa người với người thực sự mà chỉ người và giọng nói. Những câu nói ân ái như: “Red, we aren’t getting away with this, are we ?”, “Hey, whatever you’re thinking. Do me a favor. Don’t let me go” luôn làm tui phải suy nghĩ mỗi khi chuyển cảnh. Cuối cùng họ đã gặp được nhau như “Ngưu Lang gặp Chức Nữ” nhưng trong thế giới ảo của thanh kiếm Transistor.

Về phần âm nhạc không có mức nào có thể miêu tả được sự phấn khích của tui. Thật sự tui đã và đang nghe OST của game này trong khi viết bài này. Âm nhạc là thứ đẩy cảm xúc của bạn lên hơn cả đỉnh điểm. Các bài hát “We all become, In Circles, The Spine, Signals, Paper Boats” phát ra từ chính giọng hát của cô gái lồng tiếng nhân vật chính đôi khi làm chúng ta lặng đi.Tiếng hát đó mỏng, da diết nhưng chất chứa bao nỗi niềm. Ngoài ra với những bản nhạc nền không lời trầm lắng là sản phẩm kết hợp giữa những tiếng guitar bass trầm lắng kèm theo đó là những nhạc cụ cần thiết, người làm nhạc đã tạo một âm thanh trầm lắng, trải dài nhưng không kém phần hiện đại ở một thế giới tương lai mà vẫn toát lên sự da diết. Thật sự cách chọn nhạc và cách làm nhạc xứng đáng bỏ tiền ra mua game. Nếu như những phần trên tui khen hết nấc. Xin lỗi âm nhạc tui phải khen hơn cả thế. Có thể nghe tại đây

Cô ca sĩ với giọng hát trong trẻo

Transistor là một game có cốt truyện không dài, lượng thời gian trải nghiệm không nhiều nhưng đủ để đọng lại trong tâm trí người chơi một điều gì đó về tình yêu, thế giới tương lai mù mịt. Đôi khi trong cuộc sống bạn chỉ cần có một kim chỉ nam, luôn bên cạnh mình, chỉ lối, soi đường trong những ngày tăm tối thì bạn luôn có thể vượt qua mọi thứ và sẽ nhìn thấy ánh sáng đó nơi cuối con đường. Nghe có vẻ triết lý nhưng về phần “chìm” tui đã cảm nhận được chút ít như vậy. Đôi khi cuộc sống thật vội vã, dù chí ít game quá ngắn không nán chân bạn chơi lại, nhưng mỗi khi bài hát We All Become bật lên với những ca từ:

“Stabbing pain for the feeling
Now your wound’s never healing
Til’ you’re numb, oh it’s begun
Before we all become one, oh”

thì tui lại muốn lao vào chơi game ngay lập tức. Thấy đời khó khăn quá, bật nhạc lên nghe, làm vài cú “Turn” để đời như Việt Nam đá penalty, cuộc sống này lại bình yên biết mấy.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện