CUPHEAD: “Mẹ ơi con phá đảo rồi nè!”

Khách quen

  

Tui ghét mẹ tui. Biết sao không? Lúc tôi chơi là lúc mẹ tôi ngồi cạnh và buông lời thóa mạ cái game tôi đang chơi. Nào thì “Ê mày suốt ngày chém chém giết giết thế ra ngoài đời thế thì sao?”, “Chơi cái game vô bổ chém giết hại mắt bạo lực đầu óc quay cuồng đấy!” và cả “Chơi ít không biết có mang lại lợi ích gì không”. Và thường mẹ tui sẽ ngồi đó và cứ càm ràm câu đó đến mệt mỏi và dĩ nhiên là tôi không thể tập trung chơi. Nhưng… Mẹ tui đã thay đổi khi tui chơi cái game này. “Ê chơi game gì như trẻ con vậy?”, “Đấy game này không chém giết gì chơi còn được”, “thằng Bin có chơi được game này không cho nó chơi cùng với?”. Đại loại là như vậy. Và chắc chắn là mẹ tui sẽ recommend bạn chơi nó NGAY LẬP TỨC.

Lời đầu tiên phải nói là cái game này nó thuộc dạng mì ăn liền và “ez to play – hard to master”. Vô game gặp lão ấm trà nói chuyện bla blo rồi vô thẳng cái tutorial luôn. Mà tutorial thì dễ gần sát cái đất vũ trụ này. Như kiểu “Ê, mày bắn vào đây”, “Ê, mày nhảy vô đây mấy lần”, dễ dàng dễ chơi dễ trúng thưởng nhưng nó không phải Vietlott.

Cơ chế của cái game này rất hay. Nó thả bạn vào một map nhỏ. Sau đó cho bạn chạy lòng vòng tương tác kiểu 2D (nói chuyện này, tìm đường,…). Dev game đúng kiểu chăm chút lắm chứ. Họ vô tình gài những “Easter Egg” như: hidden path, hidden coins, change filter,… Tự tìm nhé chứ tui cũng vất vả lắm mới thấy đó. Quay lại điều vừa nói ở trên. Bạn sẽ bách bộ một đoạn rồi đi làm cái gọi là “Soul Contract” (gtcm – giả thuyết chứng minh). Mà bạn sẽ không nhàm chán đâu tin tui đi. Bình thường thì sẽ có chế độ – fight with boss and die mofo + flying with mother russian and walking to the sun.

Các cụ có câu “tấc đất tấc vàng” thì game này cũng vậy “tấc máu tấc vàng”. Máu của bạn chỉ được in trên con lệnh bài và bất cứ khi nào when you feel low thì cái nút retry nó sẽ làm nhiệm vụ đơn giản friendly reminder: “Ấn vô tao để chơi lại nào thằng ngu”. Vậy đó. Cực kì ít ỏi và hiếm hơn số mem nữ trong group. Cứ cho là có cái phụ kiện giúp bạn tăng máu đi thì bạn cũng phải đổi ít sinh lực với tuổi thanh xuân để bù đắp cho cái số máu tăng lên ấy (mà chả đáng bao nhiêu đâu, hiu hiu). Chưa bao giờ tui thấy trân trọng cuộc sống trong cái game như vậy. Mỗi giây hít thở không khí trong một màn là tui có hi vọng mình ĐỪNG CHẾT. Và game nó càng mất dạy hơn ở chỗ chả cho bạn biết health bar của boss đâu. Dĩ nhiên là khô máu tới cùng luôn. Nhiều lúc bạn chỉ cán mốc cái vạch đích có xíu xẹo mà cái lệnh của game nó vẫn hiện lên chữ you died. Tôi thề những lúc đó tôi thề có chúa phật tổ gì đó là tôi không có chửi bậy và nhảy cẫng lên như một con loi nhoi. Vì vậy cái đầu lạnh nhưng cần đôi bàn tay lấp lánh ánh vàng thì bạn mới sống nổi được. Tui thấy game này còn có cái “quê hương tôi có con sông xanh biếc” mà mỗi khi bạn soi mình vào xem số lần bạn flop dập mặt thì bạn chỉ muốn tự tử vì nó cao ngất ngưỡng. Và tôi phải giấu giếm nhẹ đi vì mỗi lần có một người hỏi mày chơi game này retry mấy lần.

Nếu phải hỏi là có con boss nào khó nhất không? Tui sẽ lọc ra vài con. Nhưng cũng tùy tạng người với tùy loại khó nhằn khác nhau. Với cháu bé A thì nó sẽ là King-go-the-hell-and-dice, với người khác thì nhũn não với con boss cuối hoặc có thể là một lão béo ngu xuẩn nào đó với con Rồng Xanh chẳng hạn. Who knows? Nó không khè bạn game này khó lắm trời ơi. Mà khi bạn vừa thở phào vì tui vừa qua một con boss khó cực đại thì nó đập vô mặt bạn hàng tỷ tỷ tỷ tỷ tỷ con boss khó hơn hoặc bằng con boss cũ. Vậy đó. Chơi game cũng như cuộc đời mà. Đi rồi sẽ đến. Đến những nơi bạn sẽ dập mặt. Và những con boss của Cuphead được thiết kế vô cùng thú vị. Chúng có thể là một bản thể copy loại xịn nhưng không hề đạo ý tưởng của họ hay thậm chí những sáng tạo mà chỉ có những điều vô lý ở những phim hoạt hình mới có: “Ai mà nghĩ một con rồng tự khè lửa ở mồm lại còn phải đeo mặt nạ khè lửa”, “Ai mà tin được có con người cá bị lươn điện cắn thì lại thành Medusa”. Và tất nhiên thì chúng ta vào game phải học từ tụi nó. Học cái gì? Học mechanic (cơ chế). Bạn bị nó vùi dập càng nhiều thì bạn càng cứng rắn ra ngoài đời bảo “I don’t need sex. Cuphead’s bosses fuck me everyday”. Và cái nhạc dị hợm của tụi nó kèm theo những câu nói sặc mùi khinh bỉ khi bạn chết thì còn nhiều thứ sẽ làm bạn tức tối vô vàn lần khi bị nó hành hạ. Và nó rất chân thực gần gũi đến nỗi tui chả thèm nhớ tên nhân vật chính làm gì mà tự có quyển từ điển bách khoa: Drama queen Sally, Rồng trắng mắt xanh fake, Cướp biển vùng Caribean, Con người cá, Chú hề, Thần đèn without Aladin,…

Nếu cuộc đời bạn là một cánh cửa. Thì Cuphead sẽ đóng sập cái cánh cửa cơ hội trước mặt bạn. Nhưng cửa hàng trong Cuphead thì sẽ luôn mở cho bạn với vô vàn điều thú vị. Người Việt thường nói “ngu như heo, ngu như lợn” mà tui thấy con lợn xấu xí này bán toàn đồ cần thiết cho tui. Trong hành trang của bạn mọi sự lựa chọn của bạn đều phù hợp vì vậy hãy chọn những thứ để đi cùng bạn hết tuổi thanh xuân (yên tâm là có tiền sẽ unlock hết mà). Có thằng thì nhảy cóc có thằng thì lăng ba vi bộ tùy vào style thui (bật mí nhỏ là tui đánh boss không dùng smoke bomb OMEGALUL).

Nếu xếp đồ họa Cuphead trong bọn sát thủ phần cứng thì tui cho nó 0.5/10 (quá rộng rãi). Tất cả bọn họ đang làm một game đậm chất vintage từ những thứ nhỏ nhất: “hiệu ứng noise của mấy chiếc tivi đời cũ, filter đen trắng, soundtrack đậm chất Jazzy”. Một tuổi thơ sẽ tràn đầy sống động nếu bạn bước vào thế giới này “Sao mà nó na ná mấy cái phim thủy thủ Popeyes hay Mickey and Donald vậy nhỉ?”. Pablo Picasso có câu nói nổi tiếng “GOOD ARTISTS COPY, GREAT ARTISTS STEAL”, và Dev đã làm điều đó. Họ có thể nói lấy ý tưởng của hàng tỷ tựa game “đạn thì giống Contra, đồ họa giống mấy phim hoạt hình Mickey, cái cửa hàng nhìn giống trò Đào Vàng quá ta”,… Nhưng họ vẫn có cái chất riêng của một game Indie Platform trong cái xóm đại gia toàn các game AAA. Và dĩ nhiên sự sáng tạo đó đã cuốn hút hàng nghìn đứa vào cái trò “bạn sẽ không thấy ngày mai”.

Cuphead không có một lối kể chuyện hào nhoáng hay xây dựng có chiều sâu. Vì tui nghĩ mọi thứ đều đơn giản hết sức có thể. Và nó thẳng tuột “lòng tham con người – ham cá cược – bán linh hồn cho quỷ dữ (đúng nghĩa) – thu thập linh hồn của người khác để đổi lấy linh hồn cho mình – chiến đấu với boss cuối”. Đó! Cho nên về cái phần này tui xin phép không nói nhiều nha vì nó quá đơn giản. Nó như kiểu xây dựng trên một cuốn truyện (đúng là như vậy), kể chuyện rồi cho chúng ta một bài học – như kiểu những truyện cổ của anh em nhà Grimm vậy.

Nếu bàn về gameplay, cốt truyện mà không bàn về OST của một con indie game thì như kiểu bạn ăn cơm xong mà thiếu món tráng miệng ngon lành vậy. Dĩ nhiên một con game retro phủ màu thời gian này thì chả ai chèn nhạc POP hay EDM vô cả. Và các bản nhạc instruments + âm hưởng jazzy sẽ làm nhịp độ trong game được đẩy nhanh. Phải nói họ có dàn nhạc khá tuyệt vời với những OST phải gọi là có thể nghe trong những buổi hòa nhạc lớn hay những bản nhạc mà chân tay cảm thấy muốn khiêu vũ cùng ai đó. Nhưng đôi khi tui khá khó chịu. Biết sao không? Tui chết nhiều lần quá, gặp con boss đó nhiều lần quá nên cái nhạc làm tôi phân tâm. Đôi khi tui còn bật Lofi để đánh boss để cái đầu mình nó nguội lạnh thì mới được. Nhưng không thể phủ nhận được một soundtrack với hàng tá giai điệu của thời gian không thể phù hợp hơn. Nghe nó tại đây. Có tiền thì nên ủng hộ Dev nhé vì họ là Indie studio để họ có tiền còn ra sản phẩm tốt hơn lần sau *wink*.

Phải nói game cho tui một trong những cái cảm giác mới lạ vì lâu rùi tui mới sờ vào một cái game indie. Phải nói rằng tui hận game bao nhiêu thì tui thích nó bấy nhiêu. Hận vì nó làm tui chửi thề và lạy chúa “Mẹ ơi đi làm đi không con ở nhà không chơi được”. Vì tui ngán cái cảnh nghĩ về con boss ngay cả lúc trên xe bus hay đi lòng vòng quanh công viên: “Làm thế nào mà tao qua được mày?”, kể cả đã xem walkthrough. Nó lúc nào cũng bắt bạn trằn trọc, hao tổn sức lực vì phải tập trung 100% không được lơ là. Bạn chỉ cần sơ sẩy là cuộc đời nở hoa hay cuộc sống bế tắc. Cái đó còn tùy. Chứ việc bạn chơi 2P không tùy được. Chơi 2P mà chơi Run ‘n’ Gun là bị kéo màn hình cùng bàn chiến thuật với thằng bạn ngu si của bạn như kiểu nước chảy đá mòn vậy. Tui thề chơi 2P khó hơn nhiều (dễ nếu teammates của bạn ăn ý nhưng bạn ơi làm gì có người bạn đời nào hợp với mình cơ chứ) nên tui đã tự lực cánh sinh and said “Stay away from my Controller ” và tự mình chiến thắng. Ít ra nó giúp tui bình tĩnh hơn, tránh xa cờ bạc bịp nè. Mà cái quan trọng nhất là “Chơi game đôi khi như hành xác!” nhưng khi bạn vượt qua nó cũng như bạn vừa xong công việc sếp giao để đi nghỉ mát hay là vừa làm xong bài toán cực khó mà cô giáo giao. Nó kiểu như vậy đó. Chữ The End kết thúc là lúc tui hát tung trời và ông hàng xóm chạy sang chửi “thằng phá làng phá xóm”. “Mẹ ơi con qua rồi đó”. Chưa bao giờ chơi một cái game mà hate/love relationship lại hòa quyện vào nhau thế này. Chơi xong rồi lại muốn hành xác vào những chiến trường mới. Xin phép được trao giải game award “Game of my heart”. Nhớ đừng so nó với Dark Soul nữa. REEEEEEEE!!! Định viết về cả chuyện làm game về 2 anh em nhà nọ nhưng câu chuyện ngày xửa ngày xưa đến đây là kết thúc.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện