Hãy trở thành một “Good Guy Gamer”

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Khi chơi những tựa game có nhiều người chơi tức là bạn đã tham gia vào một xã hội ảo thu nhỏ, mà những việc mình làm trong đó đều thông qua nhân vật.

Ở đâu thì cũng có những loại người chơi “í ẹ”.Thường thấy nhất là trong các game MMO, chẳng hạn như hành hạ newbie bằng nhiều hình thức như phá các khu vực đánh quái không cho người mới chơi hoặc level thấp luyện cấp. Buồn hơn nữa là ỷ mạnh hiếp yếu, hạ người chơi khác một cách vô cớ để cho vui và thể hiện. Ở nước ngoài, những người mới chơi đều được hướng dẫn một cách tận tình và thân thiện, không biết cái gì thì chat trên kênh thế giới của game đó là có ngay giải đáp, ở mình, càng lớ ngớ càng dễ bị dìm hàng.

internetcafe

Thường thì trong một tựa game nước ngoài nhưng có người Việt chơi thì phải nói là cộng đồng này khá khép kín, đã vậy một vài người toàn khoe những mặt không tốt làm cho người chơi nước ngoài cảm thấy khó ưa người Việt. Ví dụ điển hình nhất là chat trên trên công cộng mà toàn sử dụng tiếng Việt, bị người khác nhắc nhở thì lại xả “fuck you” này nọ. Khi chơi lâu các game nước ngoài, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt khi vào một Guild Việt Nam và một Guild nước ngoài: Guild nước ngoài thì rất là thân thiện, mọi người đùa giỡn và giúp đỡ newbie rất tận tình, phải nói là ngoài rào cản ngôn ngữ ra thì đó là nơi bạn thực sự hòa mình vào game; còn Guild Việt Nam thì như phim Đài Loan hay Hàn Quốc vậy, hầu như lúc nào cũng có chuyện để bàn tán ra vào, nội bộ lục đục, gây lộn cãi nhau đủ thứ, nhiều lúc rất là ức chế, đó là lúc bạn thấy là ý thức của người chơi Việt Nam thực sự có vấn đề.

Nói không phải để dìm hàng người mình đâu hen, chỉ là mình chơi một thời gian dài và gặp nhiều tình huống rồi, biết được điểm chưa tốt để cùng nhau sửa chữa, mình nhiều lúc cũng “khó ở” lắm chứ cũng không phải hiền hihi.

Lúc chơi game thì mình sợ nhất là những người chơi cay cú hay nói “tiếng nước ngoài” (toxic player) hay kêu theo kiểu bình dân là “trẻ trâu”. Các toxic player thường thấy ở 2 tính cách, một là chơi rất hay nhưng nóng tính nên đụng gì cũng kiếm chuyện – những người chơi này khi chơi chung với những người nghiêm túc thì không có gì phải lo. Hai là chơi không được hay mà lại rất nhây, thậm chí cường độ còn cao hơn, nếu lỡ gặp thì bạn nên phớt lờ và không nên nói nhiều để tránh làm tăng tốc độ gõ bàn phím của đối phương.

Có một dạng người chơi được gọi là troll mà thường hay nhầm lẫn với phá game. Troll thật ra là làm cái gì đó cho vui nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng ví dụ như khi chơi CSGO thì bị ăn một trái Flashbang của đồng đội chẳng hạn. Troll cũng là cả một nghệ thuật, tuy tạo nên những tình huống dở khóc dở cười nhưng vẫn đảm bảo được thế trận và chiến thắng thì mới gọi là troll chính hiệu. Còn những ai mượn cớ troll để phá người chơi khác, làm cho người khác bực tức dẫn tới thua cuộc thì không hay chút nào, cần bo xì và tẩy chay ngay.

Làm sao để trở thành “good guy” ?!

Chơi game thì mục tiêu đầu tiên luôn là để giải trí, phải vui mới thấy xứng đáng thời gian bỏ ra. Chơi như thế nào để mình vui và những ngừoi chơi với mình cũng thấy vui mới là dân chơi thứ thiệt!

Dưới đây là một vài kinh nghiệm của riêng mình:

  • Suy nghĩ 2 chiều, thử đặt trường hợp của mình vào người khác trước khi làm điều gì đó hơi hơi xấu chẳng hạn như PK coi nó có chính đáng hay không.
  • Không ai hoàn hảo cả, nói nhỏ nhẹ từ tốn khi đồng đội mắc lỗi và nhớ lại mình cũng từng mắc lỗi như vậy, còn nếu đồng đội không tiếp thu hoặc gõ bàn phím với tốc độ 20 cây chuối/giờ để phản pháo lại bạn thì…MUTE.
  • Hạn chế chơi những tựa game chiến thuật đồng đội nếu bạn là người nóng tính, giảm nguy cơ hư hại chuột bàn phím khi bốc hỏa.
  • Tập làm hướng dẫn viên cho newbie, đặc biệt là những tựa game nước ngoài. Nếu bạn chơi trước và biết trước sau đó truyền thụ lại cho người chơi sau, đó là một trong những cách tốt nhất để xây dựng được danh tiếng tốt và được coi trọng.
  • Không chơi với toxic player, gần mực thì đen gần đèn thì sáng mà. Chơi càng lâu thì bạn càng dễ nhiễm thói xấu.
  • Nhu thắng cương, cảm hóa toxic player bằng những câu nhẹ nhàng tình cảm, không thô bạo tránh làm hăng đối phương. Cách này hơi khó vì hiếm ai chịu khó giải thích cặn kẽ, giải thích sai trái trong lúc dầu sôi lửa bỏng.
  • Sử dụng emoticon để làm bớt căng thẳng trong một số trường hợp, ví dụ như bắt lỗi đồng đội nhưng thêm vào ” :v ” hay ” 😐 ” chẳng hạn.
  • Tránh sử dụng “mày” “tao” để giảm bớt thái độ thù hằn, bạn nên tỏ ra thân thiện trước thì tốt hơn.
  • Nên kiếm game nhẹ nhàng để chơi khi tâm trạng không ổn định, nếu không thì vô tình bạn lại trở thành một toxic player lúc nào không hay.
  • Không nên đổ thừa mọi chuyện cho người chơi khác, nếu gặp điều gì không hay thì phải tự kiểm mình trước hoặc nếu thấy mình làm đúng thì phải đổ thừa tại xui, có như vậy thì bạn mới giữ được bình tĩnh mà chơi tiếp.
  • Khi thua thì cứ thoải mái đừng quá xoắn tít, chúc mừng đối thủ của mình, dành những lời khen cho đối thủ, không những bạn sẽ cảm thấy “mình quá ngầu” mà đối thủ của bạn nhiều khi còn kính nể và góp ý cho bạn chơi tốt hơn.

Hãy để các tay gamer khắp vũ trụ luôn gặp bạn dù trong chiến trường nào đi nữa thì điều đầu tiên họ nghĩ trong đầu là “ah, Good guy <tên bạn>” nhé!

 

Cùng tác giả

Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Cùng tác giả

Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
7urkey

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
Bros before hoes unless hoes got no clothes

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện