Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Vịt One 2 có gì mới?! Trước hết là đặt tên hơi khó hiểu và confuse user vờ lờ. Từ Ducky One thành Ducky One 2 ¯_(ツ)_/¯ (Ducky 12?!), có thể hãng muốn chữ Ducky One trở thành một dòng bàn phím được nhiều người biết đến – biến nó thành flagship nên cố gắn giữ chữ One phía sau chứ không chịu đổi thành Ducky Two, mà nghĩ cũng đúng vì Ducky Two nghe không ấn tượng bằng Ducky One.

Kế đến là điểm ăn tiền của Dòng Ducky One 2, ở dòng Ducky One trước, keycap làm bằng ABS doubleshot cho những dòng có LED. Những dòng không LED thì sử dụng PBT nhưng không doubleshot, ký tự trên đó được làm bằng phương pháp Dye-sub (nhuộm), và thường bị nhiều người chê ký tự bị lem chút ít. Ducky One 2 lần này chơi tất cả keycap ở mọi dòng từ LED đến không LED đều là PBT doubleshot, ngoài ra bạn còn được thêm bộ 10 keycaps đi kèm (vẫn là PBT Doubleshot) bao gồm Enter – Backspace – Esc – bộ phím mũi tên và một vài phím lẻ in hình / logo Ducky.

Font chữ lần này được thay đổi, không đứt quãng như Ducky One bản LED nên dễ nhìn hơn. Những đường nét cũng được thay đổi chút ít so với Ducky One, cải tiến một chút với phong cách hiện đại bằng nét semi-bold, bạn cũng khó nhận biết sự khác biệt – điểm rõ nhất là phím số 4 được “hớt tóc” nhìn vuông vức hơn một chút.

Đặc điểm tiếp theo là thiết kế của case, rất dễ hớp hồn những ai yếu bóng vía khi nhìn thấy lần đầu (như tui chẳng hạn ). Thiết kế thừa hưởng một vài điểm từ dòng Ducky Shine 6, hai đầu trên dưới nhìn tựa như cạnh bàn nhưng được cách điệu bằng những đường nét hiện đại, phá bỏ phong cách nghiêm túc của một bàn phím cơ truyền thống – thể hiện được sự năng động và trẻ trung của Ducky từ trước tới giờ. Mặc dù phá cách nhưng thiết kế tổng thể của Ducky One 2 nhìn không sến và lệch tông với những phần còn lại của bàn phím.

Đối với phiên bản backlit (có LED) thì bàn phím được thiết kế tông màu trên đen dưới trắng, còn bản non-backlit thì đa số phần dưới sẽ có màu chìm hoặc cùng tông với phần trên. Độ tương phản phần trên sẽ do keycap lo, backlit thì keycap sẽ màu đen và được phối hợp với LED để tạo sự nổi bật. Còn non-backlit thì sẽ dựa vào màu sắc của keycap để tạo điểm nhấn cho phần trên. Và nói tới bản non-backlit thì thật sự lần này Ducky One 2 tạo ấn tượng tốt hơn đối với bản backlit, vì sự khác biệt chính giữa backlit của Ducky One và Ducky One 2 đó là thiết kế phần case, cộng thêm keycap PBT doubleshot, ngoài ra mọi thứ vẫn giữ như cũ. Nhưng khi nói tới bản non-backlit thì phải nói đây là một làn gió mới trong phong cách thiết kế của Ducky, gu thẩm mỹ của design team đã được buff lên một tầm cao mới. Tông màu mặc định của 2 bản non-backlit (Horizon và Skyline) theo một quy tắc đơn giản, sử dụng keycap có màu chỏi (gần giống màu neon) để tăng độ tương phản so với các keycap còn lại. Và cả hai bản Horizon và Skyline dường như được thiết kế theo 2 hướng chủ đạo, một bản stealth cho những ai không thích màu mè (nhưng không quá nhàm chán), một bản thì màu sắc năng động hơn cho những ai thích sự trẻ trung.

Kế đến là cải tiến khá đặc biệt đó là Ducky One 2 lần này sử dụng dây USB Type-C để kết nối vào bàn phím, một mặt tiện lợi là bạn có thể thoải mái cắm đầu nào cũng được – không phải loay hoay với đầu micro USB nhỏ xíu, mặt khác đầu USB Type-C to hơn micro USB nên rất chắc chắn. Với những ai sử dụng Ducky One có micro USB thì khi rút ra cắm vào hơi cực hình một chút, vì đầu USB micro khá là mong manh. Ducky chắc cũng hiểu được điều đó và cho lên hẳn Type-C. Mặc dù có cải tiến về cổng cắm nhưng Ducky vẫn chưa có biện pháp gia cố cổng cắm để tăng độ an toàn và chắc chắn, như Logitech có cáp tháo rời – vẫn sử dụng micro USB nhưng đầu cắm có 2 càng gia cố rất chắc (đỡ đau tim nơm nớp lo sợ cổng bị gãy hay móp mỗi khi có va chạm). Thứ cố định dây duy nhất trên bàn phím là 2 rãnh luồn dây sang bên hông, nhưng để luồn được dây được gọn và đẹp thì bạn phải uốn cong phần dây gần cổng Type-C khá gắt, bạn cũng có thể chừa ra một ít dây dư ở phần này chứ không nhất thiết phải uốn cong một góc 90° – như vậy nhìn đỡ…xót hơn nhưng bù lại về mặt thẩm mỹ. Dây cáp chỉ bọc cao su bình thường nhưng khá “nạc” và chắc chắn nên bạn cũng không cần phải lo quá về độ bền.

Chất lượng case lần này rất chắc chắn, bạn có thể cảm nhận được độ cứng cáp của bàn phím, khi cầm nên và vặn qua lại cũng không nghe tiếng cọt kẹt. Bề mặt case được gia công tốt, khá mịn, nhìn thoáng qua thì giống như nhôm chứ không phải nhựa. Nhưng cũng vì vậy mà bạn cần phải giữ kỹ, nếu xước một đường nhỏ là thấy ngay. Cũng may thiết kế tổng thể của Ducky One 2 kỳ này vẫn gọn, nên bạn có mang vác đi đâu cũng không sợ va quẹt nhiều.

Cũng như những phiên bản trước thì Ducky One 2 cũng có phần chân với 2 độ cao khác nhau, tổng cộng bạn có thể chỉnh được 3 độ nghiêng của bàn phím. Cả 2 phần chân đều có cao su chống trượt rất chắc chắn, khi bạn trượt bàn phím lên thì chân sẽ không bị gập lại và làm bàn phím đập xuống đất – một điểm cộng mà Ducky vẫn giữ được từ trước tới nay.

Ducky One 2 vẫn sử dụng switch Cherry như bình thường, một loại switch quá quen thuộc rồi và không cần phải nói gì thêm. Sẽ có Switch Black – Brown – Blue – Red và nay có cả Silver nữa, nhưng thường thì bạn sẽ thấy Blue – Brown và Red là chính. Switch xịn cộng với keycap PBT doubleshot, bạn sẽ có được một âm thanh rất đầm khi gõ, nhưng vẫn thể hiện được độ “giòn” của từng phím.

Vẫn giữ phong cách driverless từ Ducky One nên bạn sẽ không cần tải driver hay software để tinh chỉnh bàn phím, bù lại bạn sẽ làm những việc đó bằng phần cứng trên bàn phím. Điểm đặc trưng của Ducky là có 4 DIP switch ở bên dưới. Bốn switch này có nhiệm vụ chuyển vị trí nút FN hoặc chỉnh giữa 2 chế độ 6-Key Rollover hoặc N-Key Rollover. Tất nhiên là không chỉ có như vậy không, bạn sẽ có thể tinh chỉnh được nhiều thứ nữa bằng cách bấm tổ hợp phím trên đó để tạo macro, chỉnh LED thiết lập các tổ hợp phím FN. Như bản fullsize thì có sẵn một hàng chỉnh volume và mở Calculator ngay phí trên Numpad, và có cả chức năng biến Numpad thành bộ điều khiển con trỏ chuột. Bản TKL thì không có numpad nên phần phím multimedia + Calculator cũng sẽ không có, nhưng đừng lo vì bạn có thể thiết lập macro cho các phím còn lại một cách dễ dàng. Phần điều khiển chuột bằng phím sẽ dời từ numpad sang cụm Ins – Home – PgUp – Del – End – PgDn đối với bản TKL, còn cụm phím như multimedia thì bạn sẽ tự tạo macro theo ý mình thích. Đối với các bàn phím khác thì hướng dẫn sữ dụng có thể bỏ xó nhưng đối với Ducky thì không, đây là kim chỉ nam nếu bạn muốn tinh chỉnh bàn phím của mình sao cho vừa ý nhất, từ macro cho tới LED lủng các kiểu con đà điểu. Tinh chỉnh bàn phím bằng phần cứng như vậy cũng bất tiện lúc mới sử dụng, bù lại khi quen rồi thì việc bấm các phím macro hay tổ hợp Fn sẽ nhanh hơn khi bạn phải vào phần mềm và click để chỉnh. Bạn cũng đừng lo về vụ tinh chỉnh sẽ mất đi nếu bạn cắm máy khác, vì bàn phím có sẵn nhiều profile onboard khác nhau nên chỉ cần chỉnh lần đầu là được.

Ducky One 2 lần này chắc sẽ dần lấy lại được tên tuổi, do chất lượng build tốt, giá khá mềm (dưới 3 triệu cho bản có LED lẫn không LED). Mặc dù không được gắn mác “gaming” nhưng thực chất với khả năng 1000hz polling rate lẫn N-Key Rollover thì bạn vẫn có thể tryhard các tựa game cạnh tranh cao mà không gặp vấn đề gì cả.

Cùng tác giả

Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Cùng tác giả

Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
7urkey

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
Bros before hoes unless hoes got no clothes

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện