Michiko to Hatchin – Giá trị hai chữ gia đình

Chủ xị

  

Manglobe là một studio có thực lực, dám nói không với thị hiếu số đông và đã cho ra đời nhiều anime độc đáo, phá cách. Một trong số đó chính là Michiko to Hatchin, một anime về thế giới ngầm nhưng mạng nặng giá trị về tình cảm gia đình.

Thông tin sơ lược

• Tên: Michiko to Hatchin, Michiko & Hatchin

• Thể loại: Hành động, Phiêu lưu, Drama

• Thời lượng: 22 tập

• Năm phát hành: 2008

• Studio: Manglobe

Nội dung

Câu chuyện xoay quanh Michiko Malandro, một nữ tù vượt ngục và Hana Morenos, một cô bé sống trong cảnh bị bạo hành trong gia đình nuôi. Cả hai có mối liên hệ với nhau bởi một người đàn ông có tên Hiroshi. Michiko cứu Hana thoát khỏi hoàn cảnh sống khốn khổ và bắt đầu hành trình tìm kiếm Hiroshi. Một nữ tù hoang dại và một cô bé ngoan hiền, liệu chuyện gì sẽ xảy ra trên chuyến đi của họ?

Michiko to Hatchin – 01 – RABUJOI – An Anime Blog

Michiko to Hatchin đã thành công trong việc xây dựng bối cảnh thế giới ngầm ở Nam Mỹ. Từ những thị trấn, làng mạc nắng gió và khô cằn cho tới những cuộc xung đột giữa các băng đảng hay cuộc sống của con người nơi đây được thể hiện một cách sinh động. Một nơi khắc nghiệt mà ngay cả trẻ con cũng có thể cầm súng giết người như một trò chơi. Cũng lấy bối cảnh là thế giới ngầm, nhưng khác với sự máu lửa, dữ dội của nhiều tác phẩm cùng thể loại, Michiko to Hatchin lại mang đến một câu chuyện dễ chịu, đan xét chút hài hước cùng phong cách phóng túng hơn rất nhiều. Anime mở đầu với cảnh vưởt ngục hấp dẫn của Michiko, kế đó là cuộc sống bị bạo ngược của Hana trong gia đình nuôi. Một sự đối lập diễn ra ngay trong tập một tạo tiền đề cho một chuyến hành trình thú vị.

Michiko to Hatchin | Stationary bike, Bike, Japanese anime

Michiko to Hatchin được xây dựng theo lối episodic anime, mỗi tập phim là một câu chuyện khác nhau nhưng vẫn bám sát theo sườn truyện chính. Bên cạnh mạch truyện chính, bộ phim còn mang đến cho khán giả những câu chuyện lắng đọng về cuộc đời của những con người sống vô định trong thế giới tội phạm. Đó có thể là câu chuyện về một cô gái sa cơ lỡ vận muốn về lại cố hương, hay một cô bé yêu say đắm một chàng trai nhưng không được đáp lại… Xen kẽ giữa hành trình đi qua nhiều nơi, những trận đấu súng gây cấn, những màn rượt đổi nảy lửa,… là những tập phim lần về quá khứ, cuộc đời và mối liên hệ giữa các nhân vật. Bộ phim từ từ lần mở những mảnh ghép về mối liên hệ giữa các bang nhóm, của các nhân vật bằng những phân cảnh gợi mở quá khứ. Các tình tiết được liên kết rất chặt với nhau tạo nên một sự trôi chảy trong mạch truyện. Từ đó dẫn dắt người xem đến với chuyến đi cuối cùng.

Michiko and Hatchin – Episode 2 | Expo Expo - An Anime Blog

Nhân vật

Anime | Lofi | Aesthetic — Michiko

Michiko Malandro

Nhân vật chính của phim không nhiều, chủ yếu xoay quanh hai nhân vật Michiko và Hana (Hatchin). Bộ phim xây dựng hai nhân vật này hoàn toàn trái ngược với nhau. Michiko (tầm 20-25 tuổi) với tính cách khá hung hăng, hoang dại, thường xuyên sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Mấy tật xấu như hút thuốc, uống rượu, ăn ở bê tha, hay đe dọa người khác… thì chắc chắn là cô có đủ. Tuy vậy, Michiko lại có một tình yêu say đắm với Hiroshi (cha của Hatchin). Cô vượt ngục ra chỉ vì cô tin rằng Hiroshi còn sống, cô rất muốn gặp anh dẫu cho đối với anh, cô chỉ là “tình một đêm”.

My Shiny Toy Robots: Anime REVIEW: Michiko & Hatchin

Hana Morenos (Hatchin)

Trái ngược với Michiko hoang dại là một cô bé Hana ngoan hiền. Dù luôn bị đối xử tệ trong gia đình nuôi, nhưng Hana chưa bao giờ bật lại. Cô bé đủ khôn ngoan để tự nhận thức được hoàn cảnh của bản thân, chỉ là cô bé không có khả năng chống trả. Hana luôn mong chờ một ai đó tới đưa cô bé thoát khỏi tình cảnh này, và không ngờ rằng người đó lại là một nữ tù vượt ngục. Nếu như Michiko ăn ở bê tha thì Hana lại sạch sẽ, ngăn nắp, cô bes tự kiếm việc làm thêm để kiếm tiền mà không quá phụ thuộc vào Michiko. Thậm chí khi Michiko ốm liệt giường thi Hana đi làm kiếm tiền để chữa bệnh cho Michiko. Đủ để thấy Hana dù tuổi còn nhỏ nhưng tâm lý đã khá trưởng thành.

michiko e hatchin | Anime artwork, Michiko & hatchin, Anime

Sweet Spring Gods — Michiko and Hatchin + hugs

Chính nhờ sự đối lập trong tính cách và lối sống này đã tạo nên những sự tương tác rất thú vị cho hai nhân vật này. Bên cạnh đó, anime đã xây dựng và phát triển tốt mối quan hệ giữa hai người họ. Nếu như mới đầu Michiko và Hana suốt ngày cãi nhau, sau những ngày bị chia cắt, họ dần tốt và quan tâm tới nhau hơn. Để rồi đến cuối phim, tình cảm của họ đã gắn bó rất sâu nặng, đến độ khi đã có con, Hana vẫn muốn gặp lại và muốn tiếp tục chuyến hành trình vô định với Michiko.

Atsuko Jackson from Michiko & Hatchin

Atsuko Jackson


Cũng không thể không kể tới Atsuko, một nữ cảnh sát chuyên truy đuổi Michiko. Cả hai vốn là bạn của nhau, cùng lớn lên ở một trại trẻ mồ côi, nhưng vì nhiều lý do mà người thành cảnh sát, kẻ làm tội phạm. Atsuko luôn truy bắt Michiko mỗi khi cô vượt ngục, ấy thế mà rút cuộc mỗi lần sắp bắt được, cô lại thả Michiko đi. Ngay cả khi Atsuko nói rằng : ”Đừng gọi tên tao như thể chúng ta là bạn bè. Đi đi, lần tới gặp lại chúng ta chỉ là những kẻ xa lạ”. Ấy thế mà chính cô lại là người khóc nức nở và cũng chính cô thả Michiko để cô đi gặp Hiroshi trong tập cuối cùng.

Pepe Lima from Michiko & Hatchin

Pepe Lima

Vì là episodic anime, nên ngoài hai nhân vật chính, ta còn gặp gỡ nhiều nhân vật phụ với những câu chuyện của riêng họ. Hầu hết các nhân vật phụ đều được xây dựng tốt, đủ để tạo ấn tượng lâu dài cho người xem. Nói đến nhân vật phụ đáng nhớ của phim thì có thể kể đến: Pepe Lima (một cô gái luôn muốn đưa em mình về lại quê hương), Satoshi Batista (bạn thân của Hiroshi),… và cả Hiroshi nữa, dù cho anh này không xuất hiện được mấy, nhưng anh ta chính là cầu nối giữa các nhân vật, và tính cách anh này cũng được thể hiện rất rõ. Một thằng khốn nạn chính hiệu.

Hình ảnh

Hình ảnh của Michiko to Hatchin cũng rất tuyệt vời. Art đẹp, dù ra mắt năm 2008 nhưng so với hiện nay thì art của phim vẫn có thể nói là đẹp. Thiết kế nhân vật nữ hầu hết đều nuột, nhất là Michiko. Có một điểm nữa đó là bộ này vẽ môi nhân vật nhìn sát thực, không phải kiểu có mỗi một nét như đại đa số anime. Tuy kiểu vẽ này có thể làm nhiều người khó chịu, nhưng riêng mình thì đây là một điểm tốt. Đồ họa của phim làm rất tốt, từ những tòa nhà, dãy phố, con hẻm cho tới xe cộ, hay các chi tiết nhỏ đều được thiết kể đẹp và tỉ mỉ. Background cũng tuyệt vời, nhất là mấy phân cảnh trong rừng hoặc đồi núi nhìn rất đẹp (không hiểu sao mình cứ thích mấy cảnh đấy). Animation của phim rất tốt, từ các cảnh hành động cho tới những chuyển động bình thường đều rất mượt mà và sinh động. Đạo diễn cũng rất ok, các cảnh quay được thực hiện rất linh hoạt. Một số cảnh phim ấn tượng: Michiko đẩy Hatchan ra (tập 11), các cảnh hành động, rượt đuổi trong tập 14, Hana đứng dưới mưa (tập 15),…

anime-backgrounds | Anime background, Background, Environment concept art

Michiko to Hatchin. Produced by studio Manglobe and directed by Sayo Yamamoto. Michiko E Hatchin Complet… | Anime scenery, Anime background, Landscape illustration

Sáo Cabal, Michiko to Hatchin

IMCDb.org: Renault 4 in "Michiko to Hatchin, 2008-2009"


AnimeBackgrounds | Anime background, Anime scenery, Secret world of arrietty

Âm nhạc

OP của phim sôi động, mang âm hưởng Nam Mỹ và mình cảm thấy nó có gì đó rất giống Tank! của Cowboy Bebop. ED cũng hay, mở đầu sôi động rồi về sau lại nhẹ nhàng và da diết. Soundtrack của phim không nhiều, chỉ khoảng 20 bản với đủ các giai điệu. Tuy ít nhưng nó đã thành công trong việc tạo dựng bối cảnh Nam Mỹ và bầu không khí vui nhộn, phóng khoáng của phim. Anime cũng lồng ghép nhạc rất hiệu quả, hợp với từng phân cảnh. Mình nhớ nhất là bài Temporada Das Frutas, vang lên khi Atsuko từ mặt Michiko. Hai người đi về hai hướng, bản nhạc nổi lên và Atsuko khóc nức nở; lúc đó mình thật sự cảm thấy trong lòng có gì đó rất buồn, phải chăng là bởi mình hiểu được tâm trạng của Atsuko? Lồng tiếng cũng rất tốt, phù hợp với tính cách nhân vật.

Tổng kết

Một anime vừa hấp dẫn với những màn rượt đuổi, đấu súng, lúc lại lắng đọng bởi những câu chuyện đáng suy ngẫm. Tuy cuối cùng Michiko to Hatchin đã lựa chọn một cái kết hơi tầm thường, nhưng hành trình đi đến cái kết tầm thường đó lại đáng xem đến từng phút. Dẫu cho đã phá sản, nhưng vẫn xin cảm ơn studio Manglobe đã mang đến cho làng anime một tác phẩm đáng nhớ.

Đánh giá cá nhân: 8.5/10

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện