Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Từ nhỏ tới lớn hầu như những game kinh điển nào cũng chơi qua rồi, nhất là những game tượng đài như Megaman, Metal Slug, GTA các kiểu con đà điểu. Lúc đầu thì cứ thấy game hay là chơi, không cần biết ai phát triển hay xuất bản gì hết. Về sau mới thấy có vụ game AAA rồi indie này nọ, về sau nghiên cứu mới hiểu na ná là game AAA giống như xóm nhà giàu còn indie là xóm nhà lá. Nhưng sau này, càng biết tới và chơi nhiều game indie hơn thì tui mới thấy nó có sức hấp dẫn kỳ lạ mà những game AAA không có nhiều.

Ý tưởng độc đáo

2600442-ridiculous+fishing

Những nhóm phát triển game indie phải nói là có một cái đầu rất khác người, mọi ý tưởng kỳ quặc đều từ đó mà ra. Game indie mà tui ấn tượng nhất và từ đó thích luôn thể loại indie là Ridiculous Fishing – một game trên iOS và Android, game này theo thể loại câu cá mà cách chơi cũng giống như tên game – rất là “ridiculous”. Thay vì câu cá bình thường rồi đem bán, thì game biến tấu ở phần sau bằng cách lấy súng để xử đẹp lũ cá hay các loài sinh vật biển khác. Đây là lúc mà tui như được khai sáng bởi gameplay quá bựa, trong đầu thì trầm trồ khen: “vậy mà cũng nghĩ ra hay thiệt!”. Đó là ví dụ điển hình của một game indie, ý tưởng thật sự mà nói thì không có gì gọi là quá độc đáo, nhưng cách mà nhóm phát triển “chế biến, xào nấu” lại làm cho game trở thành độc nhất vô nhị – đúng nghĩa outside the box.

nexus2cee_unnamed-41

Trong lúc các hãng game lớn đa số tập trung vào đồ họa và gameplay dựa trên những ý tưởng bình thường chỉ là với quy mô lớn hơn thôi. Thì các hãng indie lại đầu tư nhiều chất xám hơn, tìm kiếm một ý tưởng đột phá để đưa vào gameplay với mong muốn “sánh vai với các cường quốc AAA”. Nói vậy không có nghĩa là game indie nào cũng hay, cũng có một số game dở, hoặc có ý tưởng hay nhưng lúc làm thì lại dở tệ. Có một số game thì rất hay nhưng không được nhiều người biết tới, do quảng bá không tốt hoặc chưa…gặp thời.

ss_20b89fde96ed82b737382a52fbc40fdd40d9264e1

Nhưng trớ trêu thay, các hãng indie cũng gặp những trường hợp dở khóc dở cười khi một tựa game có ý tưởng rõ ràng là rất hay và rất đáng chơi nhưng do xui nên rất ế. Còn những game khác thì có ý tưởng rất điên khùng và có thể nói là khá nhảm nhí thì lại gặp thời và phất như diều gặp gió. Vì vậy khi nói tới những game indie thì không chỉ phụ thuộc vào nhà phát triển mà còn cả người chơi nữa, game indie có trở nên lớn mạnh được hay không – có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc AAA được hay không, đó là nhờ một phần lớn ở người chơi.

Art style ấn tượng

samorost-3-home

Game indie có art style rất khác người, một đặc điểm mà khi nhìn vào là biết liền đây là game indie, giống như có một thần thái riêng vậy đó. Cũng do kinh phí làm game của các nhóm phát triển game indie đa số là do tự bỏ ra trước, hoặc quyên góp từ các trang gây quỹ như Kickstarter. Vì vốn không nhiều, nên thay vì bỏ công sức để làm art game lung linh, thì các nhóm phát triển lại bẻ qua hướng khác đó là thiết kế đơn giản và có điểm nhấn, hoặc theo hướng trừu tượng – biếm họa hoặc siêu thực.

29591569301_f8c9b6aed2_o

Đây là cách khéo léo nhất để một tựa game indie “đi vào lòng người” ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đây là bằng chứng cho thấy game không cần phải có đồ họa lung thị linh thì mới hấp dẫn người chơi, chỉ cần nó có một điểm nhấn thì lập tức người chơi sẽ thích ngay. Ngoài những art style đặc biệt ra thì xu hướng hiện nay tập trung khá nhiều vào voxel và pixel, voxel thì tạo cảm giác mới lạ – một làn gió mới cho những model 3D bình thường nhàm chán, voxel cũng thường sử dụng để tạo tính trừu tương nữa ví dụ như nhân vật và cây cối đều vuông vức.

version1_1

Pixel thì ngược lại, làm cho những người chơi hoài cổ hay thích đồ họa pixel cổ điển của những game arcade hồi đó, nhưng với khả năng và trình độ hiện nay thì pixel art có khả năng làm được những điều kỳ diệu mà hồi đó khả năng không cho phép. Thậm chí có những game sử dụng pixel art một cách triệt để tới nỗi mà những game có art style bình thường khác phải đi xách dép. Cũng nhờ sự phát triển dữ dội của pixel art mà giờ đây khi bạn lên Steam hay game store nào đó, chỉ cần nhìn thấy pixel art thôi là có thể đoán được ngay đây là game indie.

PP_LOGO_ONLY-1024x738

Tuy nhiên cũng có một số game sử dụng art style theo một cách riêng chứ không hề đụng vào voxel hay pixel. Chỉ là 2D art style bình thường thôi nhưng phong cách được thể hiện qua từng đường nét, đây cũng là cách các nhóm indie gầy dựng danh tiếng của mình – điển hình là Klei. Một art style đi xuyên suốt các tựa game của một hãng dần sẽ trở thành thương hiệu, như Don’t Starve và Oxygen Not Included, hay The Behemoth với Pit People và Castle Crashers. Và thực chất, bạn cũng có thể đoán được công sức làm những art game như thế này không có gì gọi là quá công phu, họ chỉ cần tìm phong cách riêng của mình và phát triển nó thôi. Nhưng đi cùng art game ấn tượng đầy phong cách thì gameplay phải hay thì mới được người chơi chú ý và nhớ mãi.

Cấu hình dễ chịu

sys

Cũng nhờ đồ họa của các game indie không quá hoành tráng nên các dàn PC củ chuối vẫn có thể chơi được. Đây không phải là điểm yếu mà thực chất lại là điểm mạnh của các game indie, vì nó tiếp cận được nhiều người chơi hơn với nhiều loại cấu hình máy khác nhau. Bạn sẽ không phải mất tới khoảng hơn nửa ngày để tải game về, sau đó lại thấy thất vọng khi cấu hình minimum mà chơi bị cà giật cà thọt. Còn game indie thì không như vậy, đa số đều là 2D nên rất nhẹ, cũng có một số game indie 3D nhưng được thiết kế rất đơn giản và mang chất trừu tượng, loại bỏ hết những hiệu ứng mang tính “tra tấn phần cứng”.

Một trong những lý do mà tui và nhiều người khác thích game indie, bạn không cần phải có những dàn máy khủng để tận hưởng được những siêu phẩm. Ví dụ như Minecraft (đã từng là một game indie) làm mưa làm gió, vì đồ họa nhẹ hều, dung lượng chỉ có khoảng 200MB, còn gameplay thì phải nói là một bước đột phá hồi đó. Nhờ những yếu tố đó mà nhiều người chơi biết đến, làm cho game phát triển mạnh hơn, nhưng cũng vì vậy mà cái mác indie bị mất đi do được đầu tư và mua lại bản quyền. Nói gì thì nói, nếu một hãng indie vươn lên được từ những tựa game nhỏ của mình thì đó là một thành công đáng nể, khi thấy hãng phát triển tựa game mình thích trở nên lớn mạnh hơn thì bạn cũng vui lây chứ phải không?! Chỉ mong là hãng indie đó không làm mất đi cái “chất” của mình, vì khi đó họ sẽ bị hòa vào số đông của các hãng phát triển game bình thường khác.

Kết

Nhờ những game indie mà ngành công nghiệp game trở nên bớt nhàm chán hơn, những ý tưởng táo bạo – độc đáo cộng thêm một chút điên rồ phá vỡ giới hạn và nguyên tắc làm game. Điểm mạnh và cũng là điểm yếu của những game indie, họ dám nghĩ và đưa những ý tưởng có 1 không 2 vào game, đây là một nước đi 50/50 vì cho dù ý tưởng có hay nhưng nếu không hợp với thị hiếu người chơi thì cũng fail. Còn các hãng lớn thì lại khác, đem một mô tuýp “mainstream” để bảo đảm phù hợp với đại đa số thị hiếu người chơi, do vậy mà ý tưởng phát triển sẽ bị hạn chế hơn, vì đối với một hãng lớn thì một game làm ra mà fail thì sẽ có nguy cơ lỗ.

Còn các hãng indie thì vốn dĩ là tự phát và tự cấp vốn, nên họ thật sự không sợ gì cả, nó giống như chỉ là công việc bán thời gian mà thôi. Họ dám nghĩ, dám làm, thành công thì lấy đó làm cần câu cơm, còn failed thì làm lại cái khác hoặc bỏ luôn.


Nhờ những nước đi táo bạo đó, mà người chơi có thêm những lựa chọn mới hơn, dễ chịu với cấu hình máy tính và cả túi tiền nữa, thay vì chỉ có những game khủng với giá thành và cấu hình vừa nhìn đã muốn chia tay. Giống như giữa việc chọn lựa giữa vô siêu thị mua rau củ sạch mắc tiền, thì bạn có thể chọn mua những loại rau củ nhà trồng với giá mềm hơn mà vẫn sạch – nhiều lúc lại còn ngon hơn nữa. Nhưng để người chơi tiếp cận được với “các loại rau củ sạch nhà trồng” thì càn phải có thời gian và một chút niềm tin, đôi khi cũng là quyết định khó giữa việc chi số tiền nhiều hơn để mua một game lớn chất lượng hay một số tiền ít hơn để mua một game với khẩu vị mới lạ.

Năm 2017 cũng là thời điểm khởi đầu cho những game indie cực kỳ chất lượng khi thấy hàng loạt game Top Seller trên Steam có gắn mắc indie, có lẽ đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn thử những “khẩu vị mới lạ” – những cách “chế biến độc đáo” mà chỉ những game indie mới có.

Cùng tác giả

Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Cùng tác giả

Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
7urkey

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
Bros before hoes unless hoes got no clothes

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện