Đánh giá Monster Slayers

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Dungeon crawler kết hợp với card game, một thể loại không có gì quá mới mẻ. Nhưng thêm yếu tố roguelite vào thì sẽ như thế nào, Monster Slayers đã áp dụng và đạt được kết quả cực kỳ khả quan. Monster Slayers không quá hành hạ người chơi mà ngược lại tạo cho bạn sự thôi thúc để… chơi lại từ đầu.

Card game đơn giản

ss_220b00d171bb3114232159a8a77455d7db61808d.1920x1080

Hệ thống combat dựa vào những lá bài, có thể nói là cũng y chang như những card game khác. Bạn và đối phương sẽ lần lượt rút những lá bài và sử dụng để gây sát thương lên lẫn nhau. Kiến thức cơ bản cần nắm trong đây rất đơn giản, thậm chí không cần tutorial cũng hiểu được. Nói như vậy không có nghĩa là nội dung card game đơn điệu, chỉ là độ phức tạp được giảm xuống để người chơi dễ làm quen mà thôi. Những card game quá “deep” đôi lúc cũng là một trở ngại đối với những người mới chơi, hoặc đang làm quen, quá nhiều chi tiết có trong một lá bài sẽ làm người chơi rối và choáng ngộp. Monster Slayers cũng vì lí do đó mà làm cho bước khởi đầu rất dễ thở cho những người mới chơi, đặc biệt là những người không thiên về card game.

Chỉ có đơn giản 3 thông số của nhân vật là HP, Action Point và Mana. AP sử dụng để sử dụng các lá bài tấn công, còn Mana sử dụng những lá bài phép thuật, còn HP thì bạn cũng biết là gì rồi. Game không quá quan trọng tính chiến thuật của mỗi lượt, không tới nỗi như đang chơi cờ vua, nhưng cũng đủ độ chi tiết để bạn phải suy nghĩ và sử dụng AP lẫn Mana sao cho hiệu quả nhất.

Anh hùng và trợ thủ

Có tới 6 class cho bạn lựa chọn bao gồm Rogue, Ranger, Knight, Barbarian, Cleric, Wizard. Mỗi class sẽ có điểm yếu và điểm mạnh riêng, ngoài ra cũng có độ khó riêng nữa. Theo kinh nghiệm thì Rogue là class dễ chơi nhất vì bộ bài của Rogue rất nhanh và linh hoạt, như kiểu aggro deck trong Hearthstone vậy. Các class khác thì có lối chơi không dồn dập trong mỗi lượt đi, nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn phải tính toán kỹ lưỡng của mỗi lá bài mà mình tung ra.

Có nhiều class không chỉ cho người chơi nhiều lựa chọn, mà còn cho phép kết hợp những lá bài để tạo ra nhiều phong cách chơi khác nhau. Đúng là mỗi class đều có một bộ bài đặc trưng, nhưng trong lúc phiêu lưu, bạn cũng thu thập thêm nhiều lá bài mới. Từ đó bạn sẽ có thể tự thiết kế bộ bài của mình sao cho phát huy được hết sức mạnh của class, cũng như cải thiện những điểm yếu của mỗi class.

Ở mỗi khu vực bạn bước vào, bạn sẽ gặp các nhân vật có cùng chí hướng và muốn gia nhập vào Monster Slayers Guild, bạn sẽ có thể chọn lựa những nhân vật này và bổ sung vào đội hình của mình – gọi là Companion. Companion sẽ có những kỹ năng khá hữu ích như tấn công, hồi máu hay hồi mana và nhiều thứ khác nữa. Tuy điểm yếu là cần mất nhiều thời gian để hồi chiêu, nhưng bù lại bạn có thể sử dụng kỹ năng của companion mà không hề tốn AP hay Mana gì cả.

Yếu tố Roguelite

ss_f09e9313c9cae17a02111f8a959f3ac77f4413dc.1920x1080

Không quá hardcore khi bắt người chơi bắt đầu lại từ con số 0. Monster Slayers thậm chí còn khuyến khích bạn chết nhiều hơn, vì đó là cách để làm cho hero mạnh hơn. Game có hệ thống Fame – một dạng kinh nghiệm mỗi khi bạn tiêu diệt quái vật, và khi Fame lên cấp bạn sẽ được một điểm kỹ năng. Điểm kỹ năng đó sẽ tăng vào bộ kỹ năng bị động có tác dụng tăng sức mạnh cho những lần chơi sau, vả lại bạn cũng chỉ tăng được điểm kỹ năng sau mỗi lần chết mà thôi.

Ngoài ra trong lúc phiêu lưu, bạn cũng thu lượm được những item mới,hoặc mua trực tiếp từ merchant xuất hiện trên bản đồ. Item mà bạn lượm được trong lúc phiêu lưu sẽ giữ trong túi chứ không sử dụng hay mang cho hero được, chỉ khi bạn chết sau đó chọn hero để chơi lại từ đầu thì mới được phép trang bị mà thôi. Đây cũng là một cách lồng ghép yếu tố roguelite vào mà không làm người chơi nản, vì đó là cách mà bạn cải thiện hero một cách tốt nhất, thậm chí nhiều lúc bạn lượm được một món quá xịn tới nỗi phải cầu cho hero chết để tạo lại hero mới – như vậy mới thử được món đồ mới lượm mạnh tới cỡ nào.

Phải tính toán nhiều thứ

Không phải chỉ cần quăng bài là bạn có thể càn quét mọi đối thủ trên đường đi. Trong một bản đồ có rất nhiều thứ để bạn khám phá và xử lý, bạn có quyền chọn bất cứ ô nào trên bản đồ để di chuyển tới đó, những ô ẩn chỉ hiện lên khi bạn đang ở một ô gần đó. Trong bản đồ có rất nhiều thứ, nhưng chọn cái nào trước thì cũng còn tùy thuộc vào bạn. Quái vật trên bản đồ sẽ có cấp hẳn hoi nên cũng khá dễ để chọn mục tiêu, chỉ cần đánh từ thấp tới cao là được. Ngoài ra còn những địa điểm khác như Healer, Altar, hay Merchant và một số địa điểm đặc biệt. Những địa điểm này có thể giúp bạn rất nhiều, nhưng bạn phải sử dụng sao cho hợp lý thì mới phát huy được tác dụng. Ví dụ như Healer thì có thể hồi máu miễn phí cho bạn – rất cần thiết khi bạn chuẩn bị tiến vào boss, Altar thì giống như con dao hai lưỡi – luôn cho bạn một sức mạnh nhưng bù lại sẽ lấy đi của bạn một thứ gì đó. Merchant thì bán item và các lá bài – nơi chủ yếu để săn những món đồ hiếm. Nếu hên thì bạn sẽ gặp những địa điểm đặc biệt có các NPC lạ hoắc, những NPC này thường sẽ cho bạn một thứ có lợi và hoàn toàn miễn phí.

Tuy phần này không quá khó hay phức tạp tới nỗi phải làm người chơi vò đầu bức tóc tìm hướng đi thích hợp nhất. Nhưng nhờ có yếu tố này mà Monster Slayers lại có sức thu hút hơn, người chơi sẽ mày mò trong bản đồ để vơ vét được càng nhiều thứ càng tốt. Đây cũng là quy luật của những game thuộc mô tuýp dungeon crawler rồi – không được bỏ sót bất cứ thứ gì.

Kết

Monster Slayers kết hợp nhiều yếu tố, mỗi thứ một chút làm cho game rất dễ làm quen mà lại không nhàm chán. Yếu tố card game trong Monster Slayers tuy không phức tạp, nhưng lại cực kỳ thú vị khi chơi, nhịp đánh nhanh mà lại đơn giản – giống như những card game trên mobile vậy. Nhân vật đa dạng có tới 6 class, cho người chơi mày mò tìm hướng đi thích hợp nhất, cả hệ thống item nữa, đó là chưa kể bộ bài của mỗi class có đặc trưng riêng cho bạn tha hồ xào nấu phong cách chơi của mình.

Yếu tố roguelite trong Monster Slayers rất hay, không làm nản người chơi mà lại làm người chơi muốn tiếp tục cày cuốc để cải thiện nhân vật của mình. Nhìn chung thì game không có điểm nào để chê cả, vì mọi thứ đều được kết hợp rất hài hòa. Với nền tảng vững chắc và tính giải trí nhẹ nhàng như thế này thì cơ hội game bước lên di động rất là cao.

Cùng tác giả

Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Cùng tác giả

Vì sao tôi thích game indie

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Ducky One 2 TKL Non-Backlit

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Immortal Planet

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá The Darkside Detective

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ

Đánh giá Pressure Overdrive

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
7urkey

Huyền thoại ★ ★

  Hiệp sĩ
Bros before hoes unless hoes got no clothes

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện