Phân tích Alan Wake: Khi nghệ thuật vừa là công cụ cứu rỗi vừa là nguồn gốc hủy diệt

Khách quen

  

Alan Wake, một cái tên chắc cũng chẳng xa lạ gì với những fan của dòng game horror survival, hôm nay được chút thời gian rảnh rỗi quyết định viết một bài về tựa game này để thảo luận với các anh em gamer cũng như giới thiệu cho ai chưa chơi thì nên thử.

P.S: Alan Wake đã quay lại trên steam với giá khá hời nhé :)). Bài viết có chứa spoil.

1. Tổng quát

Được phát triển bởi Remedy Entertainment và phát hành bởi Microsoft Studios trên hệ máy Xbox 360 và PC, vào ngày 14 tháng 05 năm 2010, Alan Wake chính thức lên kệ như là một sản phẩm độc quyền của Xbox. Hai năm sau vào tháng 02 năm 2012 Alan Wake đã chính thức có bản port lên PC cho các master race khắp nơi được trải nghiệm. Nếu bạn mua bản Limited Collectors Edition thì sẽ được tặng kèm một quyển truyện ngắn với tựa đề Alan Wake files, nội dung của cuốn sách vốn là những ghi chép Clay Steward, một thủ thư có những giấc mơ kì lạ về những kết nối với một người đàn ông tên Alan tại thị trấn Bright Fall. Đi theo những manh mối được hé lộ bởi những cơn ác mộng ông tìm đến Bright Fall một năm sau khi sự kiện trong game xảy ra, và lập hồ sơ nghiên cứu về Alan, Bird Leg Cabin (nơi mọi chuyện bắt đầu) và về đặc vụ Nightingale một cựu đặc vụ FBI có cùng ám ảnh về cơn ác mộng giống với Clay.

Alan Wake là một game kinh dị sinh tồn ở góc nhìn thứ 3, người chơi sẽ nhập vai nhân vật Alan Wake trong một cuộc hành trình sinh tử chống lại những thế lực siêu năng trốn trong bóng tối. Game mang đến cả yếu tố action khi người chơi có thể sử dụng các loại vũ khí tầm xa để chống trả kẻ thù ví dụ như Revolver, Double Barrel Shotgun… Gameplay còn xoáy sâu vào nội dung ánh sáng và bóng tối, khi kẻ thù của Alan không thể bị tiêu diệt chỉ bởi việc nã đạn, ánh sáng mới là thứ vũ khí quan trọng nhất của Alan xuyên suốt game (thường là đèn pin cầm tay dùng nguồn sáng để thay cho tâm súng). Người chơi cũng được cung cấp một thanh máu cố định và sẽ tự hồi khi Alan không bị tấn công, cách tốt nhất để hồi máu chính là tìm đến nguồn sáng mạnh nhất thường là những check point. Cốt truyện của game được tìm hiểu qua quá trình chơi, qua cutscene và qua những tấm bảng thông tin về thị trấn Bright Fall và những trang bản thảo cho cuốn sách tên Departure được viết bởi Alan trong kì nghỉ cùng vợ tại Bright Fall.

Sở hữu hệ thống map rộng rãi, game đem đến lối chơi tìm đường ,vượt chướng ngại vật quen thuộc, game không hề có những câu đố hack não chờ đợi người chơi giải thay vào đó đơn giản là tương tác với những máy phát điện thay vì hệ thống puzzles. Tuy vậy game vẫn có thể khiến người chơi “tiêu tốn” thời gian quý giá của mình nhờ vào chính hệ thống truy tìm đồ vật cũng như thông tin khá đa dạng như đã nói ở trên là những tờ bản thảo, những chiếc bình giữ ấm cafe, rương vũ khí, những chiếc lon xếp theo kiểu kim tự tháp, xem hết những chương trình TV kì quái, những bản tin radio được phát hàng đêm tại đài phát thanh địa phương v.v…

2. Tóm tắt cốt truyện

Cội nguồn của vấn đề bắt nguồn từ sâu dưới những gợn nước tối tăm tại hồ Cauldron, nơi một thực thể vô định dạng được đặt cái tên Dark Presence bị giam giữ, và bằng một quy luật ngẫu nhiên hay nghiệt ngã nào đó lối thoát của thực thể bóng đêm này nằm trong óc sáng tạo của những người làm nghệ thuật, đặc biệt là văn học và âm nhạc. Bằng cách thao túng, giăng bẫy những phàm nhân nhẹ dạ cả tin, thực thể này tìm cách khai thác chất xám của những thiên tài nhằm thay đổi thực tại. À ở đây hơi rối một chút là cái hồ này cũng đặc biệt không kém The Dark Presence nhé, ví dụ như chi tiết anh em nhà Anderson uống nước từ hồ và nhạc của họ trở nên sống động và mạnh mẽ hơn, nhưng với cái giá là họ đôi khi trở nên mất trí.  Chính cái hồ mới có khả năng thay đổi thực tại chứ không phải là The Dark Presence, từ đó sinh ra một câu hỏi tiếp theo, thực thể nào đã nhốt Dark Presence tại đó (những sự liên tưởng đậm chất LoveCraft).Ít lâu sau  một nhà thơ tài năng tên Thomas Zane và người yêu của ông trở thành công cụ của Dark Presence, sau những biến cố liên quan đến Thomas cũng như sự biến mất bí ẩn của ông và người yêu,  Alan Wake và vợ trở thành mục tiêu tiếp theo của thực thể này nhằm mục đích thoát khỏi nhà ngục đang giam giữ mình.  Người chơi sẽ nhập vai Alan trên hành trình tìm lại vợ mình cùng lúc chống chọi với những thế lực siêu nhiên cũng như những cá nhân tham lam và có dục vọng thao túng anh nhằm chuộc lợi. Vậy chuyện gì xảy ra tiếp? Đơn giản chơi game thì biết thôi :)).

3. Ưu điểm

Điều đầu tiên tôi muốn nhắc đến chính là gameplay của Alan Wake. Là một game survival horror với góc nhìn thứ 3, Alan Wake đem đến cho người chơi một gameplay quen thuộc, hoàn thành objective khi bị truy đuổi bởi các thế lực thù địch cùng lúc đó là phải thu nhặt nhu yếu phẩm v.v… thế nhưng điểm tuyệt vời ở đấy là chi tiết sử dụng ánh sáng và ánh sáng ảnh hưởng đến gameplay thế nào.

Ánh sáng đóng vai trò chủ đạo trong gameplay cũng như cốt truyện thì tôi vẫn nhớ đã từng xuất hiện khá thành công trong Alone in the Dark New Nightmare rồi, nhưng ở Alan Wake yếu tố này được cải thiện và mở rộng hơn rất nhiều. Khác với ALTD New Nightmare, ánh sáng trong Alan Wake đã được chuyển hóa thành một dạng tài nguyên khan hiếm, ánh sáng đóng vai trò chủ chốt trong sự sinh tồn, check point là một điểm có bóng đèn sáng loại mạnh, đứng trong ánh sáng giúp hồi máu nhanh, kẻ thù không thể bước vào nguồn ánh sáng mạnh mà không bị bay xác, ánh sáng giúp tìm ra manh mối dẫn đến hidden supply chest. Bạn được phát cho một nguồn sáng cầm tay thường là đèn pin và nguồn sáng này phục vụ thay cho tâm khi nhắm bắn cũng như giúp di chuyển dễ dàng hơn, hơn nữa nếu bạn hết pin thì dù súng có còn full đạn đi chăng nữa cũng chẳng giúp ích gì đâu vì ánh sáng giúp bạn phá đi lớp bảo vệ của kẻ thù thì đạn mới có tác dụng, hơn nữa không phải cứ hướng ánh sáng vào kẻ địch là bắn được đâu mà bạn phải tính toán lúc nào nên tăng độ sáng lúc nào không để tiết kiệm pin hoặc đơn giản chỉ làm kẻ địch chậm lại.

Game cho phép bạn tránh né đòn tấn công của kẻ thù chứ không phải chạy loanh quanh lấy súng ra bắn để rồi bị kẻ thù gõ thì đứng đực ra, cứng đơ. Game cũng mang đến một góc quay khá hay, tuy là góc nhìn thứ 3 từ sau lưng nhưng nếu bạn để ý thì góc nhìn đó sẽ không hề gắn chặt vào sau lưng nhân vật mà chếch hẳn sang một bên để lộ một khoảng không gian rất rộng, để người chơi có thể dễ dàng chiêm ngưỡng cảnh sắc của game cũng như quan sát kẻ địch dễ dàng hơn. Game cũng mang đến sự thay đổi máy quay thường xuyên khi bạn đọc bảng tin hay phóng tầm mắt đến một hiện tượng hoặc địa điểm nào đó xa tít tắp. À nói thêm về cái góc nhìn của game ấy thì khi di chuyển sẽ hơi khó định hướng nhưng đợi đã điều này lại làm nổi bật sự quan trọng của nguồn sáng nhỏ bé phát ra từ chiếc đèn pin, nói chung là hãy đi theo cái điểm sáng được chiếu bởi đèn chứ đừng nhìn vào hướng của nhân vật nếu ko muốn bị sấp mặt oan. Một điều đáng chú ý nữa là những logic nhỏ nhặt kiểu như quán tính cũng được thêm thắt vào movement của nhân vật ví dụ như khi đang chạy mà muốn dừng lại thì Alan sẽ không thể dừng ngay sau khi người chơi thôi dí nút di chuyển mà sẽ tiến lên một chút nữa,hoặc khi mới nhảy từ trên cao xuống thì nhân vật sẽ bị lảo đảo hoặc trơn trượt.

Thiết kế thế giới, khâu này Alan Wake làm rất tốt, là một game linear nhưng Alan Wake đem đến những màn chơi vô cùng rộng lớn, băng qua những vách đá cheo leo, những cánh rừng bạt ngàn hay đường cao tốc bỏ hoang. Người chơi có thể nhìn thấy những địa điểm mà ngay màn chơi đó chưa được khám phá, hay phải kể đến những màn chơi sẽ phải lái xe để đi đến objective, nhưng cái hay là bạn không phải cứ ngồi lì trong cái xe đó mà luôn luôn có thể đổi xe, đi bộ nếu thích try hard, dừng xe thường xuyên để check qua những cabin bỏ hoang hoặc một ngã rẽ khác, mà sẽ dẫn bạn đi khỏi hướng dẫn đến objective rất lâu chỉ để nhận ra đó là đường cụt hoặc một ổ phục kích. Và nếu bạn nghĩ việc game horror nên có những màn chơi rộng lớn là không đặc biệt hoặc làm giảm nỗi sợ thì có lẽ nên nhìn lại Silent Hill 2 một chút.

Ngoài việc tạo ra những màn chơi rộng lớn ra thì Alan Wake đem đến một setting chân thực, Bright Fall là một thị trấn tiêu biểu cho những thị trấn nhỏ tại Pacific Northwest State of Washington (xin lỗi đoạn này mình mường tượng hình ảnh ra trong đầu thôi chứ không biết nên dịch ra thế nào). Người chơi vừa được trải nghiệm sự căng thẳng gây ra bởi không gian tối tăm, lang thang trong rừng giữa đêm và bóng tối quanh bạn bắt đầu di chuyển, tông màu chính của game là màu xám và đen thế nhưng có những lúc người chơi sẽ được ngắm nhìn một quang cảnh rất đỗi yên bình lúc bình minh hay hoàng hôn, hoặc ngắm nhìn những tán cây, vách núi dưới ánh trăng hoặc khi đứng trên cáp treo và thật sự Alan Wake đã để lại cho tôi những screenshot ăn sâu trong óc.

Thu thập đồ vật như đã nói ở trên đôi khi người chơi sẽ đi chệch ra khỏi objective rất xa chỉ để thấy phí công, vậy đó có phải là điểm yếu không? Có làm họ khó chịu không? Tôi trả lời là không hẳn tại vì hệ thống thu thập đồ vật của game ví dụ như mấy cái ấm giữ nhiệt đựng coffee thì well bỏ qua được cơ mà những tờ manuscripts được rải khắp các vị trí trong game mà không thu nhặt đủ thì bạn sẽ thấy story của game rất mờ hồ, hơn nữa sự đặc biệt của trong cách dẫn chuyện của Alan Wake chắc chắn thôi thúc bạn kiếm bằng được hết những tờ đó để đọc. Vì nội dung của những bản manuscript này không gì khác chính là tương lai, quá khứ và những sự kiện xảy ra song song liên quan đến Alan Wake cũng như các nhân vật khác, đặc biệt hơn chúng được viết bởi chính Alan và nói thẳng ra thì đọc chúng cũng khá hay.

Tình tiết, nhịp độ game phải nói là nhanh chậm hợp lý. Tại sao tôi nói vậy? Là vì game mở ra hai gameplay khác nhau dựa theo chu kì ngày đêm. Ban đêm tình tiết sẽ được đẩy lên rất nhanh khi bạn vừa phải mò mẫm thu thập item vừa phải chạy bán sống bán chết hoặc chống lại kẻ thù đông đảo. Trong khi ban ngày bạn sẽ được trải nghiệm những giây phút lang thang chạy xe lung tung, đối thoại với NPC nhiều và có thời gian nghiền ngẫm story cũng như ngắm cảnh nhiều hơn. Game để các check point ở gần thế nên bạn sẽ không phải quá khổ sở toát mồ hôi bởi kẻ địch trong một thời gian dài. Tuy nhiên đoạn đường đến check point cũng không kém phần gian nan đâu khi kẻ thù sẽ thường được bố trí xuất hiện kiểu bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng trước và thường tấn công tại thế trận bao vây. Có một màn chơi mà bạn phải di chuyển trong cánh rừng rậm rạp vừa phải soi đèn tránh mấy cái bẫy gấu vừa phải chống trả kẻ thù, well thót tim. Khi chơi Alan Wake bạn sẽ có cảm giác như đang xem một bộ phim với chơi game hay đọc tiểu thuyết cùng một lúc với lời kể từ ngôi thứ nhất của nhân vật hay thi thoảng xen lẫn là lời kể ngôi thứ ba, người kể chỉ quan sát chứ không tác động vào tình huống truyện. Rồi những cutsence mang đậm tính điện ảnh, đặc biệt là intro mở đầu của mỗi “episode” hay đơn giản là màn chơi ấy. Một điểm nữa có thể từ Thriller sẽ hợp với Alan Wake hơn là Horror, game hầu như không sử dụng yếu tố jumpscare để thu hút hay lạm dụng. Game đẩy người chơi đến cảm giác hồi hộp thích thú, lo âu nhưng vẫn muốn tìm hiểu qua cách dẫn chuyện, và không khí u ám của game.

Nội dung game đem đến những lý thuyết vô cùng chân thật hoặc ít nhất là logic làm sao cho người chơi thấy hợp lý. Khai thác những khía cạnh chính xác trong việc viết văn hay làm nghệ thuật, ví dụ như trạng thái cạn ý tưởng, không viết nổi một chữ ấy được lồng rất khéo với hình ảnh bóng tối bao phủ những ý tưởng, bao phủ từng câu chữ và nhấn chìm cũng như thay đổi chúng cũng như tình tiết cuối game khi Alan dùng đèn pin đề soi sáng từng con chữ cuối cho cái kết của truyện, hay tư tưởng để viết một tiểu thuyết hay thì không được cắt gọn mà phải tuân theo quy luật tự nhiên hợp lý, luôn phải có logic và cân bằng để giữ cho tác phẩm đó sống, ngay cả tác giả cũng không thể biến mình thành chúa toàn năng mà thích thay đổi gì thì thay đổi đó, nhân vật chính phải được xây dựng theo motip có thể chết bất cứ lúc nào, vượt qua chông gai đến một lối thoát mà tác giả sẽ ưu ái ngầm đưa ra, cuối cùng là sự tưởng tượng về một nhân vật có sức sống tới mức hướng sự căm hận đến tác giả kẻ đã chạm khắc cuộc đời hắn. Lối viết văn của Stephen King, Alfred Hitchcock cũng như những ý tưởng của H.P Lovecraft cũng được sử dụng rất nhiều trong Alan Wake, đặc biệt là nỗi sợ của sự bất định hay sự sợ hãi và lo lắng đến từ những con chữ, qua từng khung hình và góc quay, âm thanh cũng được chú trọng trong những tình huống căng thẳng. Nỗi sợ không được khai thác bởi những yếu tố màu mè tầm thường như máu me bạo lực hay những con quái vật dị hình, trong Alan Wake một cái lốp xe cũng làm bạn phải giật thót.

Một ví dụ nữa về lối hù dọa đặc biệt này chính là khiến người chơi phải liên tưởng khi xem chương trình TV Nightspring thi thoảng được phát trong game liên tưởng bởi những câu hỏi, ý nghĩa mà ta rút ra từ cái kết mơ hồ và điên loạn. Alan Wake kể một câu chuyện với những nút thắt rất tài tình nhưng đều được gỡ rất hợp lý ở cuối game khiến cho người chơi vừa bị quấn hút vừa được thỏa mãn, kèm theo là một cái kết mở không quá bi kịch nhưng cũng chẳng phải happy ending. Nói chung là một cái ending có thể dễ dàng phát triển sequel khiến họ mòn mỏi chờ đợi phần tiếp theo.


Alanwake là một bộ sưu tập văn hóa. Cái này mình nhắc thôi mọi người có thể tự chơi và tìm ra hoặc đọc wikifandom vì mình không làm quen với đầy đủ những Cultural References này mình chỉ biết đến TV show như Lost, Xfiles; Movie như The Birds, Butch Cassidy and The Sundane Kid, Evil Dead, Lord of The Ring (cả sách cả phim luôn vì họ nhắc đến Flaming Eye of Mordor), The Shinning, Poltergeist hay Paranormal Activity; Game thì có Max Payne đến Alan nhìn đôi lúc còn hao hao Max…  và một lô giọng văn của những Dan Brown, H.P Lovecraft, Alfred Hitchcock, Stephen King v.v…

Soundtrack hay, đặc biệt ăn nhập với cốt truyện đến mức bạn phải nghe bài Poet and The Muse thì đã thấy tóm tắt cốt truyện khá chuẩn rồi.

4. Nhược điểm

Nhìn biểu cảm nhân vật khá vô hồn.

Thiếu đi sự thử thách của việc giải đố mà chắc chắn sẽ làm game thú vị hơn.

Đang Hype quá anh em bổ sung hộ mình với vì giờ chưa nghĩ ra :((…

Tóm lại Alan Wake là một game thực sự đáng chơi kể cả khi bạn yêu thích thể loại game kinh dị hay không, vì game chắc chắn sẽ đem lại những kỉ niệm khó quên trong hành trình phiêu lưu tại thế giới ảo của anh em, trust me i’ve been there!


 

 

 

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện