Những Youtuber bạn NÊN biết nếu muốn theo sát thị trường game

Chủ xị

  

Thị trường game cũng biến động tương tự như nền kinh tế thế giới với đủ tác nhân hay nhân tố liên tục thay đổi. Do đó nhà đầu tư hay người tiêu dùng (tức game thủ) cần có các nguồn tin đa dạng cung cấp đầy đủ nhất có thể những điều họ cần biết trước những món đầu tư mà họ sắp đặt vào hay nói cách đơn giản theo góc game thủ thì xem review game xem có đáng hay không. Đơn giản hơn nữa thì bạn chỉ muốn xem những Youtuber có giá trị giải trí cao vì đằng quái nào bạn cũng có định hay đủ khả năng mua game đấy đâu (trường hợp của tôi).

Vì lý do hay mục đích gì đi chăng nữa, dưới đây là danh sách những Youtuber (gọi tắt là YT) nước ngoài với ngôn ngữ tiếng Anh. Dù có rào cản ngôn ngữ nhưng nếu kỹ năng tiếng Anh của bạn đủ tốt thì đống content rất phong phú này sẽ dễ dàng hớp hồn bạn ngay lập tức.

Sẽ có 3 “Chuẩn mực” đánh giá: Cuốn hút; Giải trí; Sâu rộng. Hãy để tôi làm rõ các chuẩn mực trên: Mỗi “Chuẩn” sẽ có 3 mức Cao – Tốt – Thấp và 3 hạng mục để đánh giá:

  • Cuốn hút: YT đó có khả năng diễn thuyết, trình bày tốt và hấp dẫn người xem/nghe.
  • Sâu rộng: YT đó đào sâu hoặc rất sâu vào trong mục tiêu review/nghiên cứu của họ. Content thường có thời lượng rất dài, có thể lên đến 40-60 phút.
  • Giải trí: Lấy tiêu chuẩn là XEM khi ĂN CƠM. Tôi đã test với toàn bộ những YT được khuyến nghị dưới đây. Đặt ra ba chuẩn: Giải trí Cao/Tốt/Thấp với mức “Cao” là lấy được sự tập trung của tôi khỏi hộp cơm và tua lại đoạn vừa rồi còn “Thấp” là tắt video chuyển sang cái khác xem. Ngoài ra còn việc xem content của YT đó liên tục nhưng tùy vào khả năng “Lầy” của người xem nên không tính.

Không lằng nhằng nữa, vào thẳng vấn đề (Số thứ tự không có ý nghĩa sắp xếp mức độ khuyến nghị):

REVIEWER

Dưới đây là những người review game rất có tiếng nói trong cộng đồng game thủ quốc tế và có thể tác động lớn đến một số nhà phát hành/làm game

Angry Joe Show

Video nổi bật: Ride To Hell Angry Review – WORST GAME EVER?

Điểm nhấn:

  • Content có tính giải trí và chất lượng cao, được đầu tư kỹ lưỡng – Kể cả những video từ năm 2009 ở 480p
  • Sở hữu khả năng “Trình bày” ngôn ngữ cơ thể và lời nói tốt, đặc biệt là khi chửi
  • Những video review game tệ và “Chửi” có tính giải trí rất cao, đặc biệt là những bài “Rant” chửi cả game và nhà làm game/phát hành
  • Bố cục video hợp lý và “Biên kịch” diễn kịch có thể khiến bạn cười mỏi cơ bụng
  • Có tầm am hiểu sâu rộng về cả thế giới game và điện ảnh. Là fan của một số dòng game/phim kinh điển nên có khẩu vị tốt

Nhược điểm:

  • Content ít ra thường xuyên do đầu tư kỹ (Chấp nhận được)
  • Không phải lúc nào cũng review đúng tựa game người xem đón chờ
  • Chỉ những video review game tệ hoặc “Rant” chửi game/nhà làm game mới thực sự đem đến những tràng cười giải trí

Tổng quan: “Angery” Joe là một trong những YT nảy ra ngay trong đầu tôi khi ai đó hỏi tư vấn nên xem YT nước ngoài nào. Sở hữu khả năng “Chửi” và “Ngôn ngữ tay chân” rất tự nhiên và chân thật cùng sự am hiểu tốt về game (Chỉ review game một khi đã hoàn thành ít nhất là phần chơi chiến dịch), Angery Joe có thể dễ dàng lôi cuốn những người xem review game muốn kiểm chứng món đầu tư của mình một cách kỹ lưỡng nhưng không màng việc có những tràng cười vui vẻ trước sự diễn xuất hài hước tự nhiên của anh. Mỉa mai một chuyện, Joe không thích chơi và review game tệ (Zombie game chẳng hạn) nhưng những video giải trí nhất của anh lại là những video review về những tựa game đó. Do vậy bạn có thể sẽ thấy những video của những tựa game thực sự hay mà anh ta review có phần “Nhạt”.

Đạt: Giải Trí (Cao) – Cuốn Hút (Cao) – Sâu Rộng (Cao)

Skill Up

Skill Up

Video nổi bật: Fallout 76 – The Review (2018)

Điểm nhấn:

  • Video được đầu tư rất tốt với video gameplay luôn ở mức Very High hoặc Ultra
  • Lối dẫn dắt bài review dễ nghe mà độc nhất và thú vị khi liên hệ tốt giữa quá khứ và hiện tại, phim ảnh và văn hóa game, cộng đồng người chơi và nhà làm game,…
  • Phân tích game và các sự thay đổi rất tốt, lấy góc nhìn của nhà làm game phân tích dưới con mắt cá nhân và cộng đồng fan của tựa game đó
  • Video ra trung bình 3-4 hàng tháng, có thể hơn (Vì anh lấy YT làm nghề)

Nhược điểm:

  • Video rất dài (vì bao quát cũng như đào sâu vào game và cả cộng đồng đằng sau đó)
  • Không mang tính giải trí/vui vẻ/hài hước
  • Đoạn mở đầu có thể hơi “Lan man” khiến bạn tua thẳng vào phần chính

Tổng quan: Skill Up là một trong những YT hiếm hoi trên mạng sở hữu một lượng tri thức rất lớn về cả thế giới văn hóa game và phim ảnh cùng tâm hồn 100% tâm huyết với cả hai thế giới đó. Mỗi lần xem một video review game nào đó của Skill là bạn có thể biết được góc nhìn của anh ta với thế giới/trò chơi đó cùng suy nghĩ hết sức “Vĩ đại” nhưng ngây ngô, chẳng hạn như trong review Starwar Battlefront 2 anh ta muốn lưu giữ bản game Starwar này để cho con cái chơi và anh muốn xem biểu cảm của chúng. Tuy nhiên với những bạn xem muốn có một bài review ngắn gọn chung chung (Hoặc đủ sâu để tránh spoiler) hay muốn vừa xem vừa giải trí như của Joe thì Skill không phải là nơi bạn đến để xem. Ví dụ: Red Dead Redemtion 2 review: 52 phút. ANTHEM: 42 phút, AC: Odyssey: 47 phút.

Đạt: Giải Trí (Thấp) – Cuốn Hút (Cao) – Sâu Rộng (Cao)

GGGManlives

Video tiêu biểu: Zombeer Review (This Game Actually Exists)

gggmanlives

Điểm nhấn:

  • Toàn bộ Content đều nhanh gọn, đâm khoan thẳng vấn đề không lằng nhằng (Metro Exodus full review chỉ trong 11 phút)
  • Video ra rất thường xuyên và đều đặn – Mặc dù có phải game bạn đang hứng thú hay không thì chưa biết
  • Khá khách quan trong video, có gì nói đấy. Không hoặc có vừa phải ý kiến cá nhân được thêm thắt vào, chủ yếu là đánh giá nó TỆ đến mức nào so với khẩu vị chung

Nhược điểm:


  • Chỉ review những game bắn súng FPS hoặc TPS (Góc nhìn thứ nhất và ba). Thi thoảng có vài trường hợp ngoại lệ nhưng chúng vẫn là game ở hai dạng trên
  • Có spoiler và thường không cảnh báo trước
  • Tính giải trí thấp vì chỉ có ở những game tệ đến mức không chửi không được
  • Khó xem liên tục nhiều video liền một lúc vì nhạt và buồn tẻ

Tổng quan: GGGMANSLIVE là YT phải biết nếu bạn là fan của những tựa game có động chạm đến súng đạn bởi anh ta có sự am hiểu rất tốt và sâu rộng khi nói về game bắn súng. Hầu như bất kỳ tựa game nào anh ta review mặc dù chỉ dài từ 6-15 phút là cùng nhưng đều cho thấy anh ta dễ dàng nắm được cách thức gameplay hoạt động và ý nghĩa của nó cũng như tác động của nó lên người chơi. Tuy nhiên một điểm trừ là anh ta không bao giờ đề cập đến việc spoiler trong video sẽ chắc chắn làm phiền nhiều người (Như đoạn khoe Mr.X sẽ xuất hiện sau khi bạn – Leon – đi vòng ra sau trực thăng chẳng hạn…oops!!!) cũng như tính giải trí rất thấp vì anh ta hoàn toàn khách quan.

Đạt: Giải Trí (Thấp) – Cuốn Hút (Thấp) – Sâu Rộng (Cao)

Cleanprincegaming

clean

Video nổi bật: Lawbreakers Didn’t Just Die | It was Murdered

Điểm nhấn:

  • Khả năng edit video rất ấn tượng và thích mắt khi xem trong khi giữ tốt chất lượng theo thời gian (Thi thoảng có đổi mới)
  • Vừa review game hiện tại, vừa “Đào mộ” những tựa game đã chết trong quá khứ hoặc bị ăn chửi ở hiện tại để nghiên cứu lịch sử và lý do chúng chết/bị chửi
  • Nhiều ý tưởng đa dạng, có chiều sâu và đi nghiên cứu kỹ sang cả nhà làm game lẫn phát hành

Nhược điểm:

  • Tiêu đề rất “Clickbait”
  • Tự chuốc lấy drama với “kha khá” các YT khác
  • Tùy mục tiêu/mục đích mà video có thể mang nặng tính chủ quan
  • Review game không phải là content hấp dẫn nhất ở đây mà là “Dead game/Developer” RE-visit

Tổng quan: Cleanprincegaming là một YT có tên tuổi trong làng game nhưng content lại không view cao như danh tiếng của anh ta, chủ yếu là vì trò “Clickbait” tiêu đề video cũng như một số drama ngày xưa của anh với GameStop mà anh ta rêu rao suốt lẫn các drama anh tự câu bản thân vào với YT khác. Tuy nhiên nếu không màng tới đó, content của Clean rất chất lượng, đặc biệt là tài edit của anh sẽ bắt ngay sự hiếu kỳ của bạn. Ấn tượng nhất mà Clean mời chào tôi là “Murdered of Series” khi anh nói về cách nhà làm game/phát hành tự bắn vào chân mình hay sản phẩm của họ. Mặc dù là những đề tài “Thuần lịch sử” như vậy nhưng bạn vẫn có cảm giác anh ta lồng cảm xúc và ý kiến cá nhân hơi quá đà vào chúng. Việc này có thể sẽ giúp tăng tính giải trí nhưng tùy người mà nó có thể khó chịu vì mất tính khách quan. Cần nói thêm là thông tin anh ta tìm được hầu hết đều có trên mạng nên do đi nghiên cứu chủ yếu từ những thông tin đã có sẵn, tôi cho anh ta mức Sâu Rộng Tốt (nếu tự tìm ra được thì chắc chắn là Cao rồi). Ngoài ra anh ta nói rất nhiều nên một số chỗ bạn có thể sẽ phải dùng sub và tua lại để nắm rõ câu lời của anh.


Đạt: Giải Trí (Tốt) – Lôi Cuốn (Tốt) – Sâu Rộng (Tốt)

The Act Man

act man

Video nổi bật: Why Is Call of Duty: WWII SO BAD?!

Điểm nhấn:

  • Giọng văn cực kỳ dễ hiểu và dễ nghe, hoàn toàn có thể xem toàn bộ video mà không cần tua lại hay kể cả bật sub
  • Content chất lượng tốt, dễ theo dõi và hợp với lời nói
  • Hiểu biết về game tốt và có tình yêu đặc biệt sâu đậm với những tên tuổi lịch sử (DOOM, Diablo, HALO,…)
  • Toàn bộ video đều rất chủ quan nhưng có tính giải trí, lạc quan cao
  • Một khi đã review thứ gì tệ thì những tràng chửi “Lịch sự” dễ nghe và hiểu

Nhược điểm:

  • Chủ yếu review game FPS bắn súng, ít đề cập đến các dòng game khác (Diablo chẳng hạn)

Tổng quan: Tương tự với GGGManlives, Act Man cũng chủ yếu nói về những tựa game bắn súng nhưng khẩu vị kém đa dạng hơn GGG nhiều nhưng kéo dài video ra để nói chi tiết hơn. Với lối văn vẻ dễ nghe dễ hiểu và cách edit video tuy không bắt mắt nhưng đủ để hình dung và nắm trong đầu, tôi cho rằng Act Man là YT tiếng Anh “Friendly Newbie” nhất đối với người xem. Ngoài ra anh còn nói về những vấn đề bên ngoài game như cách mà nhà phát hành đối xử với người chơi hay cách mà chính trị, thế giới bên ngoài đang cố gắng tác động, kiểm soát nó. Chính vì vậy nên content của anh ta không phải lúc nào cũng sẽ cuốn hút mọi người chú ý đến.

Đạt: Giải Trí (Tốt/Thấp tùy nội dung hứng thú người xem hay không) – Lôi Cuốn (Tốt) – Sâu Rộng (Cao)

GAME WORLD NEWS

Dưới đây là những nhà báo cung cấp thông tin và cả góc nhìn chuyên ngành của họ vào nền công nghiệp game. Thi thoảng họ vẫn có những bài review game nhưng chúng không phải là trọng tâm chuyên ngành của họ.

Tôi sẽ để mục đánh giá “Giải Trí” là Không xác định bởi tôi không nghĩ bản thân mình thích được nghe chúng liên tục (Trừ khi đó là về một chủ đề đang nóng hổi nào đó như Artifart dead chẳng hạn). Tùy vào sở thích người xem mà bạn có thể sẽ thấy chúng giải trí “Ở mặt nào đó” hoặc là không.

Jim Sterling

jim

Video tiêu biểu: How Publishers Exploit Your Confusion And Your FOMO

Điểm nhấn:

  • Tuy là nhà báo kiêm reviewer nhưng content được đầu tư rất tốt về cả nội dung và hình ảnh minh họa (Chạy trên video). Có thể nghe hiểu mà không cần xem
  • Giọng điệu rất “Sexy” – tùy người
  • Đào rất sâu vào nền công nghiệp làm game (Triple A video game) và hoàn toàn không thương xót hay nương tay khi nói về việc nhà làm game/phát hành lợi/lạm dụng sự ngây thơ của người chơi để vắt sữa
  • Hiểu biết rất tốt về hệ thống luật lệ và cách vận hành của các nhà làm/phát hành game và cả Youtube
  • Review game không ngần ngại bày tỏ ý kiến đánh giá cá nhân về tựa game rằng mình thích hay không thích ngay từ đầu

Nhược điểm:

  • Không có

Tổng quan: Nếu bạn muốn nắm chắc và hiểu được nhà làm/phát hành game đang định làm gì hay ý định của họ là gì đằng sau đó, hãy tìm đến Jim: Bạn cho rằng game 60$ có Microtransaction hoàn toàn là để người chơi lựa chọn ư? Jim sẽ tát vào mặt bạn và giải thích cặn kẽ tại sao nó là hệ thống đã được hoàn hảo để moi tiền từ bạn. Bạn nghĩ rằng Pre-order là hoàn toàn OK? Jim sẽ buồn bã vỗ vai bạn và bảo rằng bạn đang góp phần hủy hoại nền công nghiệp game.

Thanks God for Jim. 

Đạt: Giải Trí (Không xác định) – Lôi Cuốn (Cao) – Sâu Rộng (Cao. Nếu review game thì là thấp)

Yong Yea

yong

Video nổi bật: EA is Selling DLCs for their DLCs in Sims 4, and Fans are Pissed

Điểm nhấn:

  • Thông tin được cập nhật liên tục từng ngày
  • Khách quan nhưng tùy chủ đề có thể đưa ý kiến cá nhân vào
  • Video edit đơn giản gọn nhẹ, không cần xem mà chỉ cần nghe vẫn đủ hiểu (Trừ một vài chủ đề như về game nên phải dùng clip gameplay chẳng hạn)

Nhược điểm:

  • Tẻ nhạt khi xem lâu dài (Dễ hiểu)

Tổng quan: YongYea là một kênh YT chuyên thông tin về những bản cập nhật và “Drama” trong làng công nghiệp game đầy đủ nhất có thể nhưng không phải lúc nào cũng nhanh nhất. Một khi đã có đủ nguồn khẳng định anh ta sẽ nói diễn giải chúng một cách dễ hiểu nhất có thể mà không cần người xem phải xem cả video để hiểu minh chứng. Các video chỉ là anh ngồi trước ống kính quay và nói về vấn đề này cùng những cắt ảnh hoặc clip có liên quan (edit vào cơ bản hết sức) nên giá trị giải trí gần như bằng 0 – Trừ khi bạn thích nhìn anh ta nói qua ống kính.

Đạt: Giải Trí (Không xác định) – Lôi Cuốn (Thấp) – Sâu Rộng (Tốt)

The Quartering

the

Video nổi bật: 800 FIRED From Blizzard! WAY WORSE Than Expected! Stocks SOAR!

Điểm nhấn:

  • Đưa tin rất nhanh và NHIỀU. Có thể làm đến ba videos đưa lên cùng một ngày
  • Ý kiến cá nhân khi đánh giá có khả năng xác định giá trị thông tin và ý nghĩa
  • Nhiều chủ đề được đề cập đến ngoài game như phim và mạng xã hội khác

Nhược điểm:

  • Cực kỳ tẻ nhạt kể cả chỉ một video nếu xem vào thời điểm không phù hợp
  • Content hay dính đến chính trị và Twitter, thi thoảng có drama – Bổ phổi một số người nhưng có thể gây ung thư não và trụy tim vì sự “Cringe” khi xem

Tổng quan: Không có gì để nói về Quartering bởi đây là trang “Báo YT” nhất có thể trên mạng. Bất kể đó là vấn đề gì miễn là nó xuất hiện trên mạng xã hội thì Quartering sẽ ở ngay bên cạnh bao quát chóng vánh sự kiện, chia sẻ ý kiến đánh giá cá nhân và update ngay khi có thêm tin tức mới.

Đạt: Giải Trí (Không xác định) – Lôi Cuốn (Thấp) – Sâu Rộng (Tốt)

Một vài Youtuber đáng đề cập đến

Dưới đây là những Youtuber có làm content về game nhưng không hoàn toàn là “Game Reviewer” vì họ hoặc là đó không phải content trọng tâm hoặc đó chỉ đơn giản là họ muốn viết/nói về nó.

Pyrocynical

pyro

Video nổi bật: Fat Cry 5

Điểm nhấn:

  • Content CỰC KỲ CHẤT! Vì là một Meme Lord nên những bài review game của anh có tính giải trí và hài hước rất cao khi cân bằng được review game với meme
  • Khả năng edit rất tốt dù không sử dụng bất kỳ kỹ xảo nào
  • Hiểu biết game không kém những chuyên gia review khác trên YT

Nhược điểm:

  • Ít content review về game
  • Chủ yếu đi bully autistic children
  • Chưa có Petscop 2

DXFan619

dxfan619

Video nổi bật: The Worst Steam Library Ever

Điểm nhấn: 

  • Content về cả game và anime, DÙNG CỰC KỲ NHIỀU CHẤT XÁM và (Có trường hợp) người xem cũng phải xài chất xám, chơi chính tựa game và xem bộ anime đó để hiểu hoàn toàn ý của DX
  • Toàn chửi và chê game và anime nên tính giải trí cao

Nhược điểm:

  • Dead
  • Nhiều game bị chửi toàn game rác chẳng ai biết đến
  • No face reveal

Cinemassacre

cine

Video nổi bật: Sonic the Hedgehog 2006 (Xbox 360) Angry Video Game Nerd

Điểm nhấn:

  • AVGN: “Chủ động” review game ngày xưa mà TOÀN GAME TỆ CẢ ⇒ Chửi bằng những từ tục tĩu bậy bạ nhất đang tồn tại hiện nay
  • Giọng văn rất dễ nghe (Trừ một số đoạn chửi ra nhưng lại là đoạn hay nhất, tương tự “Angery” Joe)
  • Một số review khá khác biệt so với còn lại (Không chửi game gắt mà giọng buồn thất vọng), đổi mới không khí review thường ngày
  • Edit RẤT TỐT và hay

Nhược điểm:

  • Chửi không còn hay như xưa (2007)
  • Ít ra content AVGN vì nhiều lý do

Upper Echelon Gamers

Upper Echelon Gamers

Video nổi bật: Should You Buy Anthem? – ABSOLUTELY NOT

Điểm nhấn:

  • Chửi cực đã tai mặc dù không tục tĩu, “Gotta dab on those hater”
  • Content cũng toàn chửi, chê và thất vọng về game này hay nhà phát hành/làm game nọ kia
  • Ý kiến cá nhân CỰC KỲ VỮNG VÀNG

Nhược điểm:

  • Content rất kém đa dạng vì chủ yếu đi bash các nhà phát hành/làm game và game của họ
  • Dính khá nhiều drama với hater nên nhiều video có 1/3 là chửi hater
  • Rất tiêu cực (không quá đáng nhưng tôi sẽ đưa vào nhược)

Bạn nghĩ còn Youtuber nào đáng nêu tên nữa? Hãy để lại bình luận để những bạn nhậu khác biết đến với!

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly