Hiepsibaotap tổng hợp bách khoa toàn thư về từng tướng, bạn sẽ hiểu được nhiệm vụ của mình là gì xử lý ra sao kết hợp như thế nào sao cho hiệu quả khi chơi từng tướng trong game.
GENJI
Xem video để tham khảo các chiêu cuối mà Genji có thể dội ngược lại đối phương
Với độ cơ động và khả năng bay nhảy khá ghê, bạn có thể chơi Genji theo cả hướng phòng thủ hoặc tấn công. Để tận dụng được hết lợi thế của Genji, nhiệm vụ của bạn là sử dụng khả năng leo tường và chiêu Double jump để tiếp cận những nơi mà đồng đội không thể tới được. Sử dụng Deflect (E) để xử lý đối phương từ xa, dọn dẹp đường cho bạn và đồng đội chiếm địa điểm hoặc hộ tống kiện hàng. Lưu ý là chiêu E của Genji có thể phản lại được cả chiêu cuối nên cố gắng tận dụng và canh thời gian cho chuẩn.
Khi chơi ở phe phòng thủ, bạn sẽ chơi Genji theo kiểu rỉa máu từ xa, để ý “cừu đi lạc” để nhanh chóng chạy tới làm thịt càng nhanh càng tốt. Bạn cứ tưởng Ninja thì phải cận chiến và ám sát, nhưng không đâu, đừng coi thường phi tiêu của Genji vì tầm bắn của nó rất xa và cũng khá dễ headshots.
Sử dụng Swift Strike để dứt điểm đối phương thì tốt hơn, bạn nên canh khi tối phương còn ít máu để khi kết liễu Swift Strike sẽ được reset nhanh hơn. Không nên lao vào bằng Swift Strike trước tiên vì nó dễ làm bạn bấn loạn trong các cuộc cận chiến, chỉ nên sử dụng nó để lao vào trước khi kết hợp với chiêu cuối hoặc kết hợp với combo Swift Strike + V. Nên có một bị thịt hoặc ai đó hút sát thương và quấy nhiễu đối phương khi bạn bật chiêu cuối, ninja thì ninja chứ ăn một phát đạn 100% của Widowmaker cũng ngủm khỏi làm ăn gì luôn.
Genji không phải dạng tướng phối hợp, chỉ nên đi riêng một mình, tự lo và tự xử thôi bởi vậy nên cũng phải cần người chơi có kỹ năng chứ không thì lao ra chỉ có feed thôi. Winston, Symmetra và Zarya là 3 tướng khắc chế Genji tốt nhất vì đạn của 3 tướng này là dạng tia, Genji không thể sử dụng Deflect để phản lại được. Nếu không chơi được một trong 3 tướng này thì bạn cũng có thể hạ được Genji dễ dàng nếu kiên nhẫn, chỉ cần bẫy Genji sử dụng xong Deflect thì bạn chỉ việc xả hết một thứ là ăn mạng chắc, Deflect cần tới 8 giây để hồi chiêu lận nên cứ thoải mái.
MCCREE
https://www.youtube.com/watch?v=wadSvtok_AU
Bậc thầy trong solo, cố gắng tận dụng để bạn không phải đối đầu một lúc nhiều mục tiêu
Sai lầm lớn nhất của người mới chơi McCree là sử dụng chiêu Combat Roll (Shift) để tránh đạn, thật sự thì chiêu này ngoài việc nhào vô co ro trong một góc thì nó còn có tác dụng nạp lại đạn ngay lập tức. Trong khoảng cận chiến McCree cũng không hẳn ngán ai, chỉ cần xả cả băng đạn rồi Combat Roll nạp lại đạn rồi xả thêm lần nữa, combo này có thể xử đẹp bất kì ai bao gồm cả tank.
Chiêu cuối của McCree – Deadeye cũng thuộc dạng Imba. Mỗi lần nghe câu “it’s high noon” là đối phương sẽ núp và tránh hổ báo cho tới khi chiến sự lắng xuống. Sử dụng điều này như một lợi thế khi bạn và đồng đội chuẩn bị chiếm hoặc phòng thủ địa điểm khi mà đội đối phương mới vừa tràn qua. Sử dụng chiêu cuối để câu giờ cho đồng đội tập trung lại với nhau, khi đó Deadeye cũng trở nên hiệu quả ngay cả khi bạn không giết được mạng nào, hoặc hủy chiêu cuối để bạn nhận lại được một chút số % để đỡ thời gian sạc lại cho lần sử dụng kế tiếp.
McCree cũng thuộc dạng một mình một ngựa, nhưng có đồng đội đi theo thì càng tốt. Bạn cũng nên biết giới hạn của McCree, đừng lấn vào quá sâu phần sân đối phương kẻo rút không kịp, bạn KHÔNG PHẢI LÀ RAMBO.
Hầu hết tướng nào cũng hạ được McCree một cách dễ dàng, McCree rất dễ chết khi ở tầm xa, đặc biệt là khi đối phương né được Flashbang thì coi như xong phim. Chính vì vậy mà bạn nên sử dụng McCree để bắt lẻ đối phương, sử dụng combo Flashbang + Chuột phải là xong một mục tiêu + Combat Roll luôn nếu cần, hiệu quả nhất ở những góc hẹp.
Pharah
Pharah cần nhất là thời cơ để xả chiêu cuối
Pharah là một trong những tướng dễ chơi và cũng rất được nhiều người mới chơi lựa chọn. Nhưng để chơi được hiệu quả thì cũng không khó lắm đâu, đạn của Pharah thuộc dạng nổ lan trong một phạm vi nhỏ, nên bạn phải tận dụng nó triệt để nhất có thể.
Khi chơi theo hướng tấn công, bạn sử dụng Jump Jet (shift) để bay lên cao sau đó giữ Space để lượn trên không. Tận dụng khoảng thời gian đó để xả vào đối phương, bạn chỉ cần bắn xuống đất hoặc tường gần đối phương cũng được chứ không cần bắn trực tiếp vào người. Chỉ cần vậy thôi là bạn đã gây được một áp lực rất lớn lên đội đối phương.
Khi phòng thủ công việc của bạn cũng tương tự nhưng lần này bắn vào tường và các khu vực hang hốc nhiều hơn. Mỗi khi thấy hoặc nghi ngờ đối phương núp sau thùng hoặc thường bạn cứ nả vài viên vào đó, nếu thấy hiển thị thông báo trúng mục tiêu thì nả tiếp.
Pharah thường cần phải có một tướng hỗ trợ đi theo tốt nhất là Mercy, nhưng không có thì cũng không sao, vì khi bạn chơi Pharah thì bạn phải chấp nhận là mình sẽ bị chú ý và săn như gà tây trong lễ tạ ơn. Muốn tối ưu chiêu cuối của Pharah thì bạn cần một đồng đội dạng bị thịt cận chiến để quấy nhiễu và đánh lạc hướng đối phương. Kết hợp với chiêu cuối của Zarya là đẹp nhất, khi đối phương bị hút vào trung tâm và bị giữ chân ở đó bạn chỉ việc xả tên lửa vào mà thôi – việc nhẹ lương cao.
Pharah thường dễ “rụng” với những tướng tầm xa như Hanzo hay Widowmaker khi bạn đang lượn qua lại. Chính vì vậy mà tránh ở trên cao hay ở một khu vực quá lâu, đối phương sẽ canh me bạn đó. Khi chạm mặt các tướng cận chiến, cố gắng sử dụng Jump Jet hoặc Concussive Blast wrist rocket (E) để lấy khoảng cách sau đó bắn trả, tránh nả đạn vào đối phương khi ở gần vì đây là đạn nổ nó cũng làm bạn mất máu chứ không chỉ riêng đối phương đâu. Những tướng như Reaper, Roadhog và Genji là khắc tinh của Pharah, tránh voi chả xấu mặt nào đâu vì khi solo với 3 tướng này là coi như bạn nắm chắc phần thua trừ khi đối phương quá cùi bắp.
REAPER
Bọc hậu là cách hiệu quả nhất để bạn sử dụng chiêu cuối
Ngầu thì ngầu chứ muốn chơi giỏi cũng không phải dễ. Điểm mạnh của Reaper là 2 khẩu súng shotgun mạnh kinh dị, chính vì xài shotgun nên Reaper chỉ tối đa được sát thương ở tầm gần thôi còn tầm trung thì không nhiều thậm chí là rất ít. Giết được một mạng thì ngay tại chỗ mục tiêu chết sẽ xuất hiện một linh hồn, khi Reaper lượm linh hồn thì sẽ được hồi 50 máu, việc này giúp cho Reaper trụ được rất lâu khi không dựa vào các gói hồi máu có trong bản đồ và nhường lại cho đồng đội.
Reaper cần sử dụng chế độ biến thành nùi giẻ đen Wraith Form (Shift) để áp sát đối thủ, nhưng bạn phải sử dụng chúng để chắc rằng nó làm đối phương phí đạn công sức và tài nguyên khi xả vào bạn chứ mà lao vô lúc đối phương còn nguyên băng đạn với chiêu là coi như đi bụi. Wraith Form còn sử dụng để chạy hoặc miễn dịch với các kỹ năng chẳng hạn như bomb của Tracer hoặc các kỹ năng diện rộng khác. Reaper có phong cách gài đạn khá sang chảnh, chính vì vậy mà nó ngốn khá nhiều thời gian của bạn, cách rút ngắn thời gian nạp đạn là bấm nút cận chiến (V) ngay sau khi bấm nạp đạn để ngắt hoạt họa quăng 2 cây súng xuống đất.
Reaper tốt nhất nên đi chung với các tướng hỗ trợ kiểu hổ bảo như Lucio hoặc Mercy nhưng cũng không hẳn vô đối khi gặp phải D. Va và Bastion, vì tốc độ xả sát thương mỗi giây hơn hẳn Reaper. Một điểm lưu ý nữa là Reaper dễ bị bắt bài và đoán trước mỗi khi sử dụng chiêu Shadow Step teleport (E) nên bạn phải kín đáo khi sử dụng. Chiêu cuối Death Blossom dễ sử dụng đồng thời cũng rất dễ bị counter, mọi hiệu ứng khống chế đều có thể hủy kỹ năng này của Reaper nên cách tốt nhất để sử dụng là móc lốp từ phía sau hoặc nhảy từ trên cao xuống.
SOLDIER: 76
Độ cơ động cao và nguồn sát thương ổn định là những thứ bạn phải khai thác
Soldier: 76 rất dễ chơi vì hầu như không cần kỹ năng gì nhiều lắm cộng với cây súng có độ ổn định cao. Với cây súng trường đặc biệt này, bạn sẽ gây được cả đống sát thương ở tầm gần và tầm trung, tầm xa thì có thể không chính xác bằng.
Chiêu chạy nước rút Sprint (Shift) không giới hạn sử dụng, nên bạn muốn chạy bao nhiêu lâu cũng được, đây là một trong những điểm lợi của Soldier: 76 giúp cho người chơi phản ứng nhanh khi ở xa địa điểm cần tới. Chiêu cuối Tactical Visor (Q) thực chất là công cụ hỗ trợ người chơi nhắm vào mục tiêu nhanh hơn, khi kết hợp với cây súng có độ giật ít nữa thì bạn giống như hack vậy, chiêu này sử dụng cho những mục tiêu lạng lách như Tracer rất hiệu quả.
Ngoài mặt công mạnh, mặt thủ của Soldier: 76 cũng đáng chú ý nhờ cọc hồi máu. Kết hợp với chiêu chạy nước rút và cọc hồi máu, bạn sẽ ngay lập tức trở thành tướng hỗ trợ, giúp đồng đội trụ lại trong cuộc chiến. Mà để làm như vậy thì bạn phải theo được đồng đội, ngoài những thao tác chạy nhảy cơ bản ra bạn còn có thể tự nâng mình lên cao bằng cách bắn Helix Rocket (chuột phải) xuống đất để tạo lực đẩy, lưu ý là Soldier: 76 sẽ mất máu khi làm như vậy, đây cũng là cách… tự tử hiệu quả khi bạn không muốn đối phương ăn mạng.
Chính vì Soldier: 76 không có thế mạnh hoàn toàn nên thực sự không có khả năng thay đổi cục diện trận đấu. Cái gì cũng một chút, công một chút, thủ một chút, cơ động cũng một chút. Bạn không nên chọn Soldier: 76 đầu tiên trong trận đấu vì còn có các tướng khác hiệu quả hơn, chỉ khi thấy đội đã đầy đủ thành phần rồi và còn một slot hoặc bạn chơi cho vui thì hãy chọn.
Tracer
Thiên biến vạn hóa và tận dụng nó để đặt bomb đối phương sẽ chịu trận chứ không còn cách nào khác
Biểu tượng của Overwatch luôn rồi, hầu như mới vô ai cũng muốn thử liền Tracer nhưng mà phải nắm hết được kỹ năng thì bạn mới chơi tốt được. Đúng nghĩa là xe tăng thủy tinh, mạnh thì mạnh nhưng mà rất mong manh dễ vỡ tại vì Tracer có máu ít nhất game – 150 giọt mà thôi. Nhưng bù lại với 3 lần Blink (Shift / chuột phải) hồi lại theo thời gian, bạn có thể dễ dàng tung hoành khắp bản đồ và xả hai 2 súng lục tầm gần của mình.
Chính vì máu giấy nên bạn phải lựa chọn kiểu tiếp cận thậm chí còn kín đáo hơn Kenji. Bạn phải lựa cách tốt nhất là vòng ra sau lưng, sử dụng Blink để băng qua các góc đường, khe hở – tự tin tránh mọi ánh nhìn sau đó xả hết băng đạn vào đối thủ từ phía sau. Bạn không nên lặp lại quá nhiều lần vì hầu hết người nào mới chơi Tracer cũng dễ bị bắt bài cả, chỉ cần bị để ý chút xíu là bạn chết ngay.
Có một combo khác ngoài Blink và bắn đó là Blink và đặt bomb. Sử dụng hết 3 lần Blink vào nơi có nhiều địch rồi đặt bomb sau đó lấy hết sức bình sinh nghiền nát nút E để Recall về vị trí an toàn sau đó tận hưởng cảnh tượng cháy nổ ngoạn mục.
Tracer đi cặp tốt nhất là với Soldier: 76 và D. Va. Cả hai đều có chiêu để di chuyển nhanh chóng nên dễ theo kịp và phối hợp với Tracer. Tại sao lại nên đi cặp, vì phụ nữ chân yếu tay mềm không nên đi một mình vả lại bạn phải làm việc gì đó giúp ích cho đời đặc biệt là khi mới chơi Tracer nếu không lại Blink lung tung rồi feed thì mệt.
BASTION
Dễ chơi – dễ trúng thưởng nhưng cũng bị ghét nhiều nhất
Bị nhiều người kêu nerf nhất đồng thời cũng dễ chơi nhất, thật ra Bastion hiện nay không có gì gọi là quá mạnh tại vì việc của bạn quá nhẹ mà lương lại cao. Chỉ cần cắm cọc ở những điểm gọi là “điểm bóp nghẹt” – nơi mà địch chắc chắn sẽ đi qua và bảo đảm rằng không có đường khác để bạn không bị thọc sườn. Hoặc leo lên xe chở hàng trong map hộ tống để tự biến mình thành ụ súng di động, nhưng để sống sót lâu dài thì bạn nên có Reinhardt tạo lá chắn trước mặt hoặc Mercy đi sau lưng.
Đừng đánh giá thấp chế độ Recon (dạng robot) của Bastion, bạn có thể sử dụng nó một cách cũng hiệu quả không kém gì chế độ Sentry chỉ có điều độ chính xác và sát thương không nhiều bằng thôi. Nhưng cũng nên tránh đấu tay đôi với các tướng khác ở chế độ Recon lẫn Sentry vì khi đó bạn rất dễ thua vì khi ở Sentry thì bạn lộ ra lõi năng lượng còn Recon thì lại thiếu sát thương và độ chính xác.
Như đã nói thì các tướng hợp với Bastion khác là Reinhardt và Mercy, một chắn sát thương và một hồi máu cũng như buff sát thương gây ra. Ngoài ra bạn có thể thay thế 2 tướng theo hỗ trợ bạn bằng các dạng tướng bảo kê và đánh lạc hướng như Tracer – Reaper – Pharah hoặc dàn khác bắn yểm trợ như Hanzo – Widowmaker.
Nói về khắc tinh thì chắc Genji và Tracer là số 1. Genji thì có thể phản lại hết 200 viên đạn vào người bạn, nên khi gặp Genji đang bật Deflect thì ngưng bắn ngay lập tức chờ cho hết rồi nả tiếp. Tracer thì có thể Blink ra đằng sau để bắn vào lõi của bạn hoặc gắn bomb ở gần đó là bạn thành sắt vụn ngay. Pharah so với Bastion thì kèo 50-50, bên nào dồn sát thương nhanh hơn bên đó thắng còn Hanzo và Widowmaker thì hơi khó tại vì tầm bắn quá xa nên chỉ cần 2-3 phát bắn là bạn cũng thành phế liệu.
HANZO
Hanzo nhà người ta, bách phát bách trúng, giữ vị trí tốt và xả tên một cách chính xác
Khác với Genji, Hanzo thiếu cơ động hơn nhiều nhưng vẫn có được chiêu leo tường, bạn hãy sử dụng chiêu này để kiếm cho mình chỗ nào hợp phong thủy chứ đi chung với đồng đội thì hơi khó làm ăn.
Sử dụng Sonic Arrow vào các góc tường để tối đa không gian quét của sóng âm và bạn cần spam nó mỗi khi nó hồi lại để đồng đội có thể quan sát và phản ứng kịp thời. Scatter Arrow cũng tương tự như Sonic Arrow, bạn cũng bắn vào những góc như vậy đặc biệt là chỗ nào chật hẹp và nhiều vật cản thì càn tốt, chiêu này rất mạnh đặc biệt trong hỗn chiến nên bạn hãy canh cho chuẩn.
Chiêu cuối của Hanzo phải nói là có tỉ lệ trở thành POTG (Play of the game) nhiều nhất. Nhưng để sử dụng hiệu quả cũng như hốt nhiều mạng nhất thì bạn phải bắn Sonic Arrow trước để kiếm chỗ nào đối phương đang tập trung nhiều, rồi đứng sau một bức tường rồi bắn. Yếu tốt bất ngờ là quan trọng nhất, bạn mà đứng trước mặt đối phương để bắn chiêu cuối thì: 1 là chết trước khi bắn, 2 là đối phương thấy và né hết.
Hanzo đi solo là tốt nhất, vì nếu đi đông thì đối phương sẽ chú ý và bạn sẽ rất khó để bắn những phát tên chính xác thì đạn cứ vả vào mặt chan chát. Nhưng khi cần thì Mercy hoặc Zenyatta đi cùng thì rất tốt nhưng chỉ giúp bạn một khoảng thời gian thôi vì nó cũng không mang lại lợi ích đáng kể.
Hanzo là dạng sniper cổ điển, kiếm chỗ leo lên cao và bắt đầu hành nghề thôi nhưng phải cẩn thận vì sự thiếu cơ động cộng với khoảng đấu tay đôi kém, điều này biến bạn thành mồi nhậu cho những tướng xả sát thương nhanh hoặc bị thịt. Đặc biệt kỵ với Soldier: 76 – Reaper – Tracer – Roadhog – Winston, bị áp sát mà bạn còn đứng bắn tăm xỉa răng thì chỉ có ôm đầu máu chạy về thôi.
JUNKRAT
Một là chơi ăn toàn spam đạn từ xa, hai là chơi lầy lao vào giữa đội hình địch đánh đánh bomb cảm tử
Junkrat được xếp vào mục tướng phòng thủ như mà do vũ khí có sức công phá quá ghê nên bạn chơi với mục đích gì cũng được. Khi chơi phòng thủ, bạn cũng lựa chỗ như Bastion nhưng không cần chạy hẳn ra đó, chỉ cần đứng ở xa spam đạn liên tục vào chỗ đó, đồng thời bạn rải mìn và bẫy ra xung quanh, địch tới là lượm mạng rất dễ.
Khi chuyển qua đánh theo hướng tấn công, Junkrat không hiệu quả lắm nhưng không hẳn là phế nhưng bạn phải cần nhiều kỹ năng hơn so với đánh phòng thủ. Vì các loại bẫy của bạn không phát huy được tác dụng do đối phương chỉ thủ chứ không chạy long nhong, bù lại khi tấn công đạn của Junkrat có thể làm cho đối thủ bị quấy rối và lùi lại sâu về căn cứ. Bạn cũng nên tập phối hợp combo chiêu đặt mìn + kích nổ cự ly gần khi bị áp sát, đặc biệt khi bị dồn vào đường cùng bạn cứ lùa càng nhiều địch càng tốt rồi chết cũng được, chùm lựu đạn rơi ra người bạn sau khi chết sẽ làm việc còn lại.
Junkrat phối hợp tốt với Reinhardt, khi đã có sẵn lớp khiên trước mặt rồi bạn chỉ việc spam đạn mà thôi. Không có ai bảo kê bạn cứ đứng gần các ụ súng cũng được chẳng hạn như của Symmetra hoặc của Torbjorn. Nếu không bạn đi solo cũng được, kỹ năng khống chế của Junkrat rất khó chịu nên chỉ cần bạn câu giờ lạng lách để xả bi là ok.
Điểm yếu của Junkrat là bị áp sát, những viên bi nổ không dễ gì trúng ngay mục tiêu liền đâu, mà khi đã bị áp sát viên bi trúng đối phương và phát nổ thì bạn cũng bị mất máu theo, chính vì vậy mà bạn nên tránh tay đôi chỗ nào chật hẹp hoặc không thì chơi lầy luôn – có chết thì kéo theo đối phương chết chung.
MEI
Thành thục combo đóng băng + headshot bạn sẽ làm trùm Mei
Nếu đã từng thấy “Mei nhà người ta” thể hiện thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng ức chế với những màn outplay THẬT KHÔNG THỂ TIN ĐƯỢC. Dàn kỹ năng khác đặc biệt giúp Mei trở thành tướng đa dụng, khởi đầu Mei có thể sử dụng tường băng để lùa đối phương đi đường khác cho đồng đội mình dọn dẹp. Tường của Mei còn sử dụng để chắn đạn cho đồng đội hoặc thậm chí còn tạo lối đi mới ngay trên bờ tường.
Khi chơi Mei, bạn có một combo vô cùng đơn giản là phun hơi lạnh vào đối phương cho tới khi đông cứng sau đó bắn một viên đạn băng vào đầu là lượm mạng. Nếu không thích chơi hổ báo, bạn có thể phối hợp với đồng đội bằng cách chơi câu giờ như chặn tường liên tục – chiêu này rất hiệu quả trong map hộ tống. Còn một combo câu giờ khác nữa là bay vào giữa lòng địch quăng chiêu cuối ra xong tự đóng băng mình, nếu được kết hợp dồn sát thương từ đồng đội nữa thì bạn ôm chắc POTG.
Mei mạnh nhưng nếu không phối hợp được với đồng đội thì không thể phát huy được hết tối đa. Vì vậy Mei cần đi chung với các tướng tank như Winston, Reinhardt và đặc biệt là Zarya, khi được buff lớp giáp cả 2 sẽ tung hoành rất dữ dội. Hơn nữa chiêu cuối của Zarya và Mei kết hợp lại thì không còn gì đẹp hơn bằng.
Tuy mạnh ở khoảng tay đôi nhưng Mei cũng sợ những tướng tầm xa như Hanzo hay Widowmaker, còn gần thì sợ Reaper. Reaper có thể biến thành dạng bóng ma để tránh hơi lạnh và lấy khoảng cách sau đó bắn trả lại bạn.
TORBJORN
Không bon chen ra chiến tuyến nhiều, nhiệm vụ của bạn là phòng vệ tuyến sau và là kế hoạch dự phòng
Một lựa chọn khá phức tạp, chuẩn Torbjorn là cho việc phòng thủ, nhưng bạn cũng có thể tùy cơ ứng biến để Torbjorn vào hoàn cảnh thích hợp. Chẳng hạn như phòng thủ thì đem Torbjorn ra xây ụ súng ở những góc khuất nhưng vẫn bắn được, bạn cũng có thể xây ngay trên xe chở hàng trong map hộ tống nhưng mà như vậy thì ụ súng dễ bị phá, tốt nhất là xây khi có Bastion đang ngồi trên xe và ráng chạy theo để sửa liên tục.
Tấn công thì có phần hơi bị động một chút vì bạn phải dời ụ súng liên tục rất mắc công. Nhưng bạn không cần chăm chút nhiều các ụ súng, chỉ xây ở những điểm hay có địch chạy ngang thôi chứ chủ yếu là bạn đi tham chiến trực tiếp và quăng ra các gói giáp cho đồng đội.
Torbjorn phụ thuộc vào các ụ súng và ngược lại, nhưng không được trâu để đứng sửa liên tục, nên có tướng bị thịt để hút sát thương tướng nào cũng được miễn là trâu. Nhiều người mới chơi thường bám víu vô ụ súng, đứng sửa cho tới cùng nhưng mà đó cũng là sai lầm, nếu cần thì bạn cứ bỏ ụ súng chạy cứu lấy thân hoặc bị dồn vào đường cùng thì bật chiêu cuối sửa cho tới chết luôn.
Khắc tinh của Torbjorn cũng có rất nhiều từ Genji cho tới những tướng tầm xa, những tướng đó có thể phá ụ súng trong chớp mắt. Bạn nên canh thời điểm thích hợp để nâng cấp max ụ súng, trong khi đang bật chiêu cuối cũng đừng quên rải ra các gói giáp cho đồng đội và cả bản thân.
WIDOWMAKER
Di chuyển liên tục, bắn chính xác và nhanh là những thứ bạn cần khi chơi Widowmaker
Một trong những lựa chọn hàng đầu giống như Reaper. Thật ra thì Widowmaker cũng khá dễ chơi vì nó cơ động hơn Hanzo và chiêu cuối giúp ích cho đời rất nhiều. Khi chơi Widowmaker thì bạn nên quên vụ cắm trại đi vì đối phương sẽ bắt bài bạn rất nhanh, tận dụng Grappling Hook liên tục để đổi vị trí, cứ như vậy thì bạn mới kiếm được nhiều mạng và hạn chế số lần chết.
Bạn cũng đừng quên chiêu Venom Mine, tuy không phải quá ghê gớm nhưng tác dụng của nó đem lại nhiều hơn bạn tưởng. Nó vừa là bẫy ngăn chặn những trường hợp thọc sườn vừa là còi báo hiệu cho bạn, khi địch kích hoạt bẫy bạn cũng sẽ nhận được thông báo trên màn hình. Nhiều người mới chơi Widowmaker có thể không biết nhưng cây súng khi chuyển qua dạng thứ 2 thì cần có thời gian sạc để tối đa hóa sát thương, một phát sạc đủ 100% có thể hạ gục tướng từ 250 máu dễ dàng.
Vì là sniper nên Widowmaker nên đi solo, cũng chính vì vậy mà trong đội nên chỉ có một Widowmaker mà thôi. Cái gì quá nhiều cũng không tốt, nhưng suy cho cùng bạn chọn Widowmaker trong các trường hợp nào cũng được cả chỉ cần người chơi sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Widowmaker cũng rất sợ bị áp sát như Genji chẳng hạng, hoặc như Reaper hay Soldier: 7. Tuy Widmaker cầm súng trường nhưng độ chính xác của nó hơi tệ một chút vì vậy khi đấu tay đôi với các tướng trên hoặc tướng bị thịt thì một là bạn nên rút, hai là ráng bắn cho trúng chứ không là tèo.
D. VA
Đánh bomb giải tán đám đông là nghề của D. Va
D. Va khá khó chơi so với một tướng tank. Lúc đầu D. Va lúc nào cũng có sẵn bộ giáp khi hồi sinh với khả năng bay lượn và khẩu súng không bao giờ hết đạn cũng như nạp đạn, bộ giáp cũng có sẵn một lớp giáp dày kèm theo. Cách chơi của D. Va hơi phức tạp, vừa phải hổ báo vừa lại phải chơi an toàn, khi bộ giáp hết máu D. Va sẽ nhảy ra ngoài sử dụng cây súng không thể cùi bắp hơn được nữa làm vũ khí, lúc đó thì hầu như bạn không thể làm gì được nhiều cho tới khi chết và nhận lại bộ giáp khác.
Khi có bộ giáp, bạn không cần phải hổ báo lao lên trước mặt địch rồi xả đạn, vậy là bậy lắm. Bạn phải giữ máu cho bộ giáp trong khi cố gắng xả đạn vào đối phương, phải ráng giữ bộ giáp cho tới khi có chiêu cuối. Khi có chiêu cuối rồi là bạn muốn hổ báo kiểu nào cũng được rồi kích hoạt để bộ giáp phát nổ, lượng sát thương mà bạn gây ra khi bộ giáp phát nổ xui thì không chết mạng hên thì ăn mạng, trong trường hợp không chết mạng nào nhưng sát thương từ vụ nổ cũng đủ sạc lại kha khá số % của chiêu cuối và bạn lại có thể gọi xuống một bộ giáp mới tinh. Có một mẹo để tạo tính bất ngờ trong phi vụ đánh bomb này là bạn sử dụng Boost lao thẳng vào đối phương sau đó kích hoạt chiêu cuối để tự hủy, như vậy sẽ hiệu quả hơn làm cho đối phương nháo nhào tìm chỗ trốn.
D. Va tốt nhất là đi chung với tướng tank khác đặc biệt là Zarya, khi đi chung bạn tận dụng lớp giáp được buff từ Zarya để bắt đầu “quẩy” nhưng cũng đừng quên giữ máu cho bộ giáp, chứ nếu để mất mà chưa có chiêu cuối thì bạn sẽ cảm thấy mình vừa bất lực vừa phế.
D. Va sợ nhất những tướng đâm chọt từ xa, vì không có hiệu ứng khống chế nên khi dính sát thương từ xa mà bạn không làm được gì thì sớm muộn cũng mất bộ giáp. Đáng sợ hơn nữa là Bastion có thể bào hết ống máu của bộ giáp, mà khi nhảy ra khỏi bộ giáp rồi bạn đối đầu với một ụ súng 8 nòng ra sao trong khi trên tay là cây súng lục màu hồng cùi bắp.
REINHARDT
Tiến lùi hợp lý, hổ báo khi cần thiết
Bạn mới chơi ? Những tướng kia quá khó với bạn ? Bạn cùi bắp ? Chọn Reinhardt để dẹp bớt nỗi sầu lo. Việc năng lương không cao lắm nhưng mà dễ, bạn chỉ cần giơ tấm khiên lên hứng sát thương cho đồng đội tiến lên từ từ là được – đóng vai bao cát chính hiệu. Reinhardt sử dụng trong thủ hay công gì cũng đều tốt cả vì nhiệm vụ chính vẫn là hút sát thương. Có một điểm mà bạn nên lưu ý là khiên của Reinhardt, khiên sẽ bể nếu hấp thụ hết 2000 điểm sát thương, bạn không nên để cho khiên bể mà phải để cho nó hồi bằng cách không giơ khiên lên trong 3 giây, như vậy bạn sẽ tham chiến lại nhanh hơn.
Không chỉ chơi một cách thụ động, khi bạn sử dụng Reinhardt mà mở giao tranh hay một cách đầy bất ngờ để đồng đội bồi thêm chiêu thức – đó mới là nghệ thuật. Không phải lúc nào cũng hổ báo nhưng bạn phải nắm cơ hội để sử dụng Charge ghìm đối phương đồng thời đề ba cho đồng đội tiếp chiêu, nhưng cũng lưu ý là tuy trâu nhưng bạn không phải bất tử nên phải tiến lùi hợp lý để tránh tình trạng “lao vào như một vị thần và chết như một thằng đần”. Nhưng cũng phải nói, nếu đã lao vào rồi thì trong trường hợp rút không kịp hoặc thế đẹp, bạn nên sử dụng chiêu cuối liền để câu giờ hoặc giữ chân địch cho đồng đội xử.
Bạn nên đi chung với nguồn sát thương chính chẳng hạn như Pharah hay Junkrat là tốt nhất, khi có nguồn bảo vệ rồi thì 2 tướng này sẽ thoải mái hơn với lượng sát thương lớn trên diện rộng. Hoặc như đã nói thì bạn có thể nhảy lên xe chở hàng và che cho Bastion đồng thời báo các vị trí địch để dọn dẹp hiệu quả hơn.
Reinhardt bao cát không chơi với vật nhọn, đặc biệt là Widowmaker và Hanzo, 2 tướng này thường đứng ở trên cao và phía sau Reinhardt nên chỉ cần ăn vài phát chí tử là lăn đùng ra chết. Bastion cũng là ác mộng, nói về tài bào máu của tank thì không cần bàn, nhưng nếu gặp Bastion đang bắn bạn có thể ghìm dính vào tường để mất chế độ Sentry sau đó tán vài phát là ok.
ROADHOG
Tận dụng tốt khả năng móc từ xa và sử dụng chiêu cuối để giải tán đám đông
Khác hẳn với Reinhardt, cách chơi của Roadhog tàn bạo và hổ báo hơn nhiều nhưng cũng rất phụ thuộc vào đồng đội. Mặc định là tướng tank hổ báo lên bạn không cần hứng sát thương dùm động đội, chỉ cần lao lên trước rồi Chain Hook đối phương về để đồng đội làm gỏi. Bạn còn có chiêu hồi máu, nên cũng khỏi phải lo chết, nhưng cũng không vì vậy mà chạy băng băng lên nả đạn vào đối phương, bạn chỉ nên hổ báo khi đã hồi xong Chain Hook vì không kéo được mục tiêu lại gần thì cây súng của Roadhog gần như vô dụng.
Roadhog có thể solo rất khỏe, với lượng máu dày, kỹ năng khống chế cứng và khả năng dồn sát thương tầm gần, bạn có thể dễ dàng bắt nạt bất kỳ tướng máu giấy nào khác. Chiêu hồi máu giúp bạn lật kèo khá dễ dàng trong những cuộc tay đôi. Chiêu cuối của Roadhog gây hỗn loạn cực kỳ tốt, tầm của nó khá xa, nhưng người chơi thường mắc sai lầm lao vào giữa đội hình địch rồi xả chiêu cuối, mặc dù trâu đó nhưng như vậy chả khác nào trét mật ong lên người rồi đứng giữa bầy kiến lửa.
Roadhog đi chung với Mercy thì đúng là thiên đường chứ gì nữa, hoặc với Zarya là bạn tha hồ lên nóc nhà. Nếu không có tank hoặc buff đi cùng thì bạn cứ đi chung với tướng gây rối hoặc có sát thương cao như Tracer – Reaper, khi đi chung thì đội đối phương sẽ không bao giờ tập trung sát thương vào bạn trước nên đừng lo, mà nếu có chọn bạn làm mục tiêu chính thì đồng đội sẽ dễ thở và bắn thoải mái hơn nhiều.
WINSTON
Sử dụng chiêu cuối để tạo bất ngờ, khi bỗng nhiên từ sắp chết đến đầy máu
Ít được chọn do một phần hơi khó chơi và không được ngầu. Nhưng bạn đừng khinh thường sức mạnh của khỉ đột, với dàn chiêu hầu như không thể counter, Winston sẽ trở thành hung thần nếu rơi vào tay người biết chơi. Cách chơi chính mà hầu hết ai cũng sử dụng là bảo kê đồng đội, nhưng bạn có thể khai thác nhiều hơn nữa khi biết chớp lấy thời cơ và sử dụng kỹ năng hợp lý.
Sử dụng Barrier Projector vừa bảo vệ đồng đội vừa ép được đối phương nếu muốn giết bạn thì phải nhào vô kiếm ăn. Lợi dụng điểm này Winston mạnh ở những map chiếm địa điểm, một khi đã vào được chung với đồng đội thì coi như bạn đã nắm chắc 60% thắng. Vũ khí của Winston tuy rất ngắn nhưng bù lại không thể né được, ngay cả Genji cũng không đỡ được và nó còn có khả năng bám víu lấy mục tiêu.
Chiêu nhảy của Winston rất hữu dụng để bạn bay lên cao chỗ sniper hay đứng, bạn nên tận dụng nó để tung hoành khắp nơi, nói túm lại là bạn phải chơi Winston hổ báo như Roadhog vậy. Chiêu cuối giúp bạn hồi lại đầy máu, nên sử dụng vào phút chót sẽ giúp bạn lộn cái bàn một cách dễ dàng, ở dạng chiêu cuối thì bạn không bắn súng được nữa mà chỉ tấn công bằng tay bù lại bạn được nhảy nhiều hơn, tận dụng lúc này để dọn dẹp tướng hỗ trợ và những tướng máu giấy khác.
Winston là một trong những tướng bạn không nên chọn trước mà chỉ nên chọn để phối hợp và nếu cảm thấy đội mình thiếu sát thương quá thì miễn chọn luôn. Bù lại khi có Winston thì Tracer – Reaper – Soldier: 76 lại được hưởng lợi rất nhiều trong các cuộc hỗn chiến nhờ tấm khiên mái vòm.
Đối trọng của Winston thì hầu như không có, vì Winston chỉ có một chiêu áp sát mà lại khó sử dụng nếu để bị giữ khoảng cách thì đi bụi là cái chắc. Nhưng có Soldier: 76, khá cứng với nguồn sát thương xả ra nhanh và mạnh có thể tay đôi nổi với Winston.
ZARYA
Ra vào đúng lúc để căng thời gian của lớp khiên là bạn gần như vô đối
Zarya là kiểu tướng chịu đấm ăn xôi nên đặc biệt cho những ai thích phong cách chơi hổ báo xông pha cùng đồng đội. Zarya chỉ là lợi dụng sát thương từ đối thủ để làm mạnh cho mình chứ không thuần tank theo kiểu hấp thụ sát thương nên người mới chơi thường mắc sai lầm và rất dễ chết.
Zarya luôn luôn phải đi theo đồng đội để tận dụng lớp giáp buff cho cả 2 người như vậy thì mới mạnh được. Những người chơi cùng Zarya cũng đừng mong sự bảo kê tuyệt đối bởi vi lớp giáp chỉ như chữa cháy thôi chứ không chặn được nhiều sát thương. Khi chơi Zarya, bạn phải theo phong cách càng quét như rambo, như vậy mới mong khai thác được hết thế mạnh từ lớp khiên và cây súng, nhưng cũng nên chú ý tiến lùi lý và để ý ống máu để tránh trường hợp hăng máu quá lăn ra chết lãng xẹt.
Đi chung với Zarya thì Roadhog có vẻ thích hợp nhất vì vừa trâu vừa có hồi máu lại vừa có chiêu áp sát đối phương. Nếu không có bạn cứ chọn tướng bị thịt đi chung cũng được nhưng phải có khả năng càng quét mạnh như Winston, Reinhardt. Chiêu cuối của Zarya là một trong những lộn cái bàn đại pháp thất truyền trong giang hồ, đó là cú đề ba tuyệt đẹp dể bạn phối hợp chiêu cuối với đồng đội như Mei – Hanzo – D. Va.
Ám ảnh của Zarya vẫn là tướng tầm xa, do không có chiêu tiếp cận và kỹ năng khống chế, nên khi bị bào máu từ xa bạn chỉ còn cách là nấp chỗ khác thôi chứ không thể phản kháng lại được vì tầm tấn công ngắn, nhịn đối phương một chút rồi sau này có cơ hội làm thịt lại sau.
ANA
Tuy không cơ động nhưng “quẩy” rất dữ
Ana là hero sniper support đầu tiên trong game, với lợi thế tầm xa, Ana có thể giữ khoảng cách cực kỳ tốt với vùng nóng mà vẫn hỗ trợ được đồng đội đầy đủ. Vì là sniper nên khi vào trận bạn cũng phải lựa địa điểm nào hợp phong thủy để cắm trại, điểm bất lợi của Ana là không có chiêu nào để tiếp cận những điểm trên cao (như Hanzo thì có leo tường, Widowmaker thì có bắn móc lao) chắc tại già rồi nên leo trèo không được, điểm bất lợi này cũng khiến cho Ana không lên được các vị trí đẹp. Chính vì vậy mà địa điểm hành nghề của Ana phải khác biệt hoàn toàn với các sniper còn lại.
Chọn lựa chỗ cao nhưng cũng phải kín đáo, vị trí bạn đứng phải bao bọc hết cả vùng chiến, đồng nghĩa với việc bạn phải đứng sau lưng cả sniper, “gấu mẹ” của cả đội mà. Ana có đủ các kỹ năng để tự vệ, từ Sleep Dart cho tới Biotic Grenade nên cho dù đứng ở mặt đất hay cắm trại ở trên cao, “già gân” Ana vẫn không sợ đàn cháu chút chít thọc sườn.
Khi bạn chọn Ana là bạn xác định mình là support chứ đừng nghĩ rằng mình là thuần sniper. Nhiều người chơi sẽ hoàn toàn quên bén đi công việc chính của mình là bơm máu cho đồng đội mà chỉ toàn đi bắn đối phương, bạn phải cân bằng 2 thứ này trong trận thì mới phát huy được hết sức mạnh. Nếu bạn không tự tin vào khả năng bắn của mình thì cứ tập trung hỗ trợ đồng đội, vì khi bạn bắn vào đồng đội, chỉ cần mục tiêu nằm bên trong 3 vạch xanh (tạo thành hình tam giác) của ống nhắm là 100% trúng chứ không cần canh ngay tâm, chỉ khi bắn đối phương thì bạn mới canh ngay hồng tâm và cần sự chính xác tuyệt đối.
Chiêu cuối của Ana rất mạnh, đặc biệt là khi bạn bắn vào những hero có sát thương mạnh như Genji hay Reaper, hoặc thậm chí là tank. Dàn kỹ năng của Ana thiên về tấn công hơn là phòng thủ, nên thích hợp cho những đợt càn quét, hơn nữa chiêu Sleep Dart là kỹ năng khống chế rất mạnh – có thể dùng để ngắt Ulti của hero đối phương hay câu giờ cũng rất tốt.
MERCY
Thông đồng đội 24/24 và hồi sinh ở những điểm trọng yếu
Một tướng thuần hỗ trợ và hầu như không có khả năng phòng vệ, phụ thuộc rất nhiều vào đồng đội. Khi chơi Mercy là xác định bạn phải xác định cầm cây trượng thông đồng đội 24/24, có như vậy thì mới thắng được. Mercy có cách chơi theo kiểu roaming support – tướng hỗ trợ chạy long nhong khắp bản đồ để giúp đồng đội.
Để sử dụng Mercy hiệu quả bạn nên trước hết là luôn giữ mạng vì Mercy không có chiêu tự hồi máu cho mình được nên bị đối phương để ý rồi là hơi mệt. Ưu tiên buff máu cho tướng tank đi trước, những tướng nào có nhiệm vụ gây rối đối phương và hút sát thương thì bạn nên ưu tiên buff máu trước nhưng vẫn nhớ giữ khoảng cách để không bị chết. Khi có nguồn sát thương mạnh và đáng tin cậy (thấy người đó chơi hay) thì nên đi theo để buff sát thương chẳng như như Soldier: 76 hay Reaper – những tướng tấn công nhưng đủ cứng để có thể ló mặt ra xả đạn thì hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể cắm chòi cùng với Bastion Widowmaker – Hanzo cũng rất lý tưởng đó.
Phụ thuộc nhiều vào đồng đội nhưng bạn phải giữ mạng mình trên hết, khi thấy đồng đội mất máu quá nhiều mà mình buff không kịp thì tốt hơn hết là chuồn cho lẹ để qua giúp chỗ khác – “níu kéo không có hạnh phúc”. Đôi cánh của Mercy rất hữu dụng, nó vừa bạn tiếp cận đồng đội một cách nhanh nhất vừa có thể cứu sống bạn khi lỡ chân rơi xuống vực, chỉ cần bình tĩnh chọn đồng đội gần nhất và bay lên lại thôi. Chiêu cuối của Mercy là hồi sinh nhưng không phải lúc nào cũng tốt, nhiều khi địch đang tràn qua và đồng đội bị chết mà bạn lại hồi sinh khi địch vẫn còn đó chẳng khác nào bạn cho đồng đội mình chết thêm lần thứ 2, chính vì vậy mà bạn phải canh thời điểm để hồi sinh được nhiều nhất có thể – ai biết đâu được từ đó mà bạn hiểu lí do vì sao mà Mercy lại có nhiều POTG tới như vậy. Khi chơi Mercy, bạn sẽ luôn có một khung nhỏ thông báo số…”thi thể” của đồng đội đang nằm xung quanh, nên muốn sử dụng tốt chiêu cuối bạn cứ nhìn vào khung thông báo đó là được.
Mercy hoàn toàn không có khả năng tay đôi nên hầu như tướng nào cũng làm thịt được một cách dễ dàng, nên lúc nào cũng cần có một tướng đi theo bảo kê. Khi chọn Mercy là phải xác định luôn có đồng đội đi theo mình hoặc mình đi theo đồng đội chứ nếu không thì miễn luôn.
LUCIO
Khi đã nắm được Lucio rồi thì bạn sẽ chơi như vậy đó chứ không còn bám víu đồng đội nữa
Không như Mercy, chơi Lucio khá dễ mà còn lại nhàn hạ hơn nhiều do dàn chiêu đều tác dụng trên diện rộng. Bạn không cần phải có kỹ năng tốt thì mới chơi được Lucio, chỉ cần còn sống và đứng bên cạnh đồng đồi là đã có ích lắm rồi.
Chuyển đổi qua lại 2 đoạn nhạc buff một cách hiệu quả chính là chìa khóa để bạn chơi tốt Lucio. Khởi đầu cùng đồng đội bạn cứ Amp it Up
Lucio đi với ai cũng tốt cả vì có tác dụng trên diện rộng, ngay cả khi bạn chọn Lucio đầu tiên thì đồng đội ai cũng thích vì đã có sẵn hỗ trợ. Khi chơi bạn phải luôn bám sát theo ở nơi có nhiều đồng đội tập trung nhất chứ không nên tách ra đi với 1-2 người khác, vì mục đích của Lucio là giúp cho cả đội trụ lại càng lâu càng tốt và tràn lên chiếm lợi thế chứ không phải là đi móc lốp.
Khả năng tự vệ của Lucio không quá mạnh nhưng cũng đủ xài vì có khả năng đẩy lùi đối phương. Khi chơi Lucio mà bạn gặp những tướng khó nhai (căn bản là Lucio không có sát thương nhiều nên khó nhai) thì khi xả đạn rồi mà nhắm không ăn nổi thì bắn đạn sóng âm đẩy lùi về rồi co giò Amp xanh lá lên để chạy, nếu ở gần bờ tường hoặc vực sâu thì càng lợi hơn nữa bạn có thể one hit đối phương rơi xuống vực một cách dễ dàng chỉ với một cú click chuột phải.
SYMMETRA
Quấy rối đối phương mà ở xung quanh khu vực có ụ súng
Khi chọn Symmetra bạn không bao giờ được nghĩ mình chơi theo phong cách hỗ trợ, tiềm năng của Symmetra còn nhiều hơn như vậy. Nói đúng ra khi chơi Symmetra là bạn giống như chơi Torbjorn, tập trung xây ụ súng càng nhiều càng tốt, điểm mạnh của Symmetra là không giới hạn số lượng nên muốn xây bao nhiêu thì xây.
Symmetra chơi tốt nhất ở bên phòng thủ, dàn ụ súng của Symmetra mà dồn lại với số lượng lớn thì tới tank cũng phải bốc khói. Khi chơi bên tấn công Symmetra có thể sử dụng những lần bắn quả cầu năng lượng sạc tới mức tối ta (giống Megaman) để gây áp lực lên đối phương rồi lẻn ra sau chiến tuyến xây một cái cổng dịch chuyển cho đồng đội. Bạn đừng coi thường cổng dịch chuyển của Symmetra, nó có thể lật ngược thế cờ chỉ trong tích tắt mà đặc biệt là người chơi rất thích các kiểu móc lốp và thọc sườn.
Khi chơi Symmetra mà không xây được đủ số lượng ụ súng cần thiết để tự vệ thì tốt nhất là bạn nên đi chung với các tướng các có khả năng một là trâu hai là có sát thương cao để được bảo kê, cũng cùng lúc đó bạn nên rải rác các ụ súng ra quanh khung vực mình và đồng đội đang đứng và cố gắng buff khiên liên tục khi nó hồi lại.
Súng của Symmetra cũng rất đặc biệt khiến cho khả năng tay đôi cũng thuộc dạng khá vì bắn cao lâu thì sát thương càng cao. Nhưng khi gặp tướng như Roadhog – Reaper – Tracer thì việc solo hơi khó trừ khi bạn di chuyển quá hack não khiến cho đối phương không bắn trúng phát nào.
ZENYATTA
Bạn đừng tưởng Zenyatta là hỗ trợ mà coi thường
Nhìn khá là thú vị do vẻ ngoài máy móc nhưng cũng được ít người chọn do cách chơi hơi thụ động một chút nhưng khi đã lĩnh ngộ được bí kíp thất truyền của Zenyatta thì bạn sẽ thấy được sức mạnh tiềm ẩn. Với tầm tấn công khá xa và khả năng dồn sát thương, Zenyatta khác hẳn với các tướng hỗ trợ còn lại. Có thể giúp đồng đội hồi máu theo thời gian bằng cách chọi Orb of Harmony dính vào tướng bạn muốn giúp, hoặc tăng 50% sát thương vào tướng địch khi sử dụng Orb of Discord
Cách chơi của Zenyatta có thể hơi phức tạp và khó, khi mà bạn vừa gắn bi vào động đội, vừa bắn trả vừa yểm bi vào đối phương nhưng cái gì cũng cần phải luyện tập, đâu có ai nói Zenyatta dễ chơi đâu. Trong cuộc chiến, tốt nhất là bạn nên gắn Orb of Harmony vào tướng tank sao đó cố gắng bắn trả đối phương càng chính xác càng tốt và nhớ là tránh gây chú ý. Còn Orb of Discord thì cứ quăng vào tướng hay hổ báo hoặc nhìn mặt thấy ghét theo kiểu “nhìn khó ưa quá yểm bi vô người chơi được không ?”.
Chiêu cuối của Zenyatta thuộc hàng độc nhất vô nhị và tương tự như Lucio dùng để mở những cuộc ào lên rất tốt. Tuy chức năng của chiêu cuối là bất tử và hồi máu xung quanh nhưng để phát huy hết tiềm năng thì bạn nên lao vào giữa đội hình địch để gây mất tập trung sau đó để đồng đội quẩy, nghe hơi vô lý nhưng mà khi tự nhiên có một đứa đang bất tử chạy vô nhà mình thì bạn có canh me chờ cho hết bất tử để hốt tên đó không :v
Zenyatta rất yếu trong khoảng tay đôi, vừa không thể tự hồi máu, vừa không có chiêu để chạy nên tránh va chạm với đối phương là tốt nhất. Nhưng với chiêu yểm bi lên người đối phương bạn cũng có thể hạ gục đối phương trong chớp mắt với combo yểm Orb of Discord và dồn bi bằng chuột phải.