Syndicate 1993 – xã hội đen phản địa đàng

Khách quen

  

Hồi nhỏ, mình rất hay chơi GTA Vice City – ban đầu thì chỉ biết phá tùm lum còn sau này mới chịu khó chơi theo cốt truyện. Lúc còn chơi kiểu quậy bừa do trình độ tiếng Anh còn hạn chế nhưng lại biết mã… Nhưng đổi lại thì mình lại có thể xả stress vì đơn giản đó là việc mình không thể làm ở ngoài đời – chỉ là mình ước giá mà được điều khiển cùng lúc vài người để bắn phá như vậy. Và sau này khi mình không còn chơi ở quán net nữa thì lại chuyển sang game khác nơi mình có thể hóa thân làm phản diện để có thể làm những việc khá là xấu xa mà không cần phải nghĩ tới những gì đã học trong giáo dục công dân vì xét cho cùng đó chỉ là game mà, Syndicate bản 1993 (dos giả lập).

‘Why change your world when you can change your mind’

Vào một tương lai cyberpunk nào đấy chả biết sẽ đến hay không. Dân thường khi ấy lại gắn trên người chíp điện tử có thể giúp họ có cái nhìn đẹp hơn về cuộc đời – một công cụ hoàn hảo để kiểm soát số đông quần chúng cho những ai có thể làm chủ CHIP này… Thực ra lúc đầu do mình chưa quen việc đọc manual nên bản thân đã không hiểu thứ thẻ điện tử nhỏ bé ấy thì có thể làm gì cho đến khi coi đoạn intro của phiên bản thứ 2 của game này.

Nói tóm lại bối cảnh của game này là một phản địa đàng khi mà công ty đa quốc gia làm chủ đất nước – còn cảnh sát thì được trang bị khá nặng (nhưng vẫn không bằng lực lượng của tập đoàn). Thật tệ khi những tập đoàn đa quốc gia này giàu tới mức làm chủ cả một đất nước và còn tệ hơn nữa là vài thành phần giang hồ bắt đầu đặt chân vào hội đồng quản trị. Còn người chơi sẽ hóa thân thành một trong những người đứng đầu lực lượng xã hội đen trên con đường mở rộng tầm ảnh hưởng để làm bất kì việc gì – miễn đạt mục đích – thông qua một nhóm đặc vụ nửa người nửa máy sẽ thực hiện bất kì mệnh lệnh nào được đưa ra trong trò game giả lập làm bá chủ thế giới…

Địa điểm thực hiện nhiệm vụ khá là đa dạng về thể loại như thành phố hay khu nghiên cứu. Trông cũng khá là có sức sống khi dân thường và xe cộ đi lại thường xuyên, và mấy chiếc hover này lính của người chơi có thể cưỡi lên lái được. Dân thường ở đây sẽ bỏ chạy tán loạn nếu nghe thấy tiếng súng, cảnh sát sẽ tìm cách làm khống chế những tên quấy rối này trong vô vọng còn cây sẽ bốc cháy còn toàn nhà sẽ nổ tan tành.

Gameplay

Thực sự game này làm mình liên tưởng rất nhiều tới X-COM nhưng là phiên bản ngược lại. Được chia làm hai giai đoạn. Có bản đồ thế giới được chia nhỏ để người chơi có thể vạch ra kế hoạch tầm chiến lược: chọn lãnh thổ để thực hiệm nhiệm vụ (và chiếm đất) rồi sau đó áp thuế (có lẽ là lí do có bản mở rộng cũng như phần kế tiếp trong game). Thêm vào đó thì còn phải phân bố tài nguyên để nghiên cứu để có được những trang bị tốt hơn cho đội đặc nhiệm, thu thập thông tin…

Khởi đầu nói chung cũng khá khó xơi khi mà bắt đầu với một khoản tiền khiêm tốn, còn đội đặc nhiệm của người chơi cũng khá ít ỏi nhưng nếu không đủ tài chính để nâng cấp cũng như trang bị thì càng về sau nhiệm vụ càng khó khăn hơn do kẻ thù càng ngày càng mạnh trong khi lại có giới hạn về thời gian. Mỗi tội việc nghiên cứu sẽ cần thời gian và nếu dùng toàn bộ số tiền có được cho việc này thì sẽ không có kinh phí để trang bị – và mình sau khi phá đảo game này vẫn chưa thể nghiên cứu hết. Đã thế việc cơ giới cơ thể cũng quan trọng vì ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vũ khí.

Nhiệm vụ khá đơn giản những lại có nhiều cách để hoàn thành theo kiểu chiến thuật thời gian thực dù đây là game hành động: ám sát cá nhân (cái khó là làm sao có thể tiếp cận được mục tiêu), quét sạch mọi thứ, bắt cóc và hộ tống. Vì vũ khí khá là đa dạng từ uzi, súng máy hay tên lửa nên cũng có nhiều cách để hoàn thành nhiệm vụ nhưng thứ mình hay xài nhất lại là thứ thiết bị dùng để tẩy não người dân vì mình thích điều khiển đám đông gián tiếp từ thường dân, cảnh sát cho tới đặc vụ của công ty đối thủ – và đó là cách để tuyển dụng nguồn nhân lực chứ không phải như cái intro. Nhưng mà không thể nào hoàn thành nhiệm vụ bằng con đường thuyết phục người khác – kiểu gì máu cũng phải đổ và tài sản bị hư hại. Và chỉ cần hoàn thành được nhiệm vụ thì gây ra tổn thất không cần thiết nào cũng được: mình có thể cho mấy con robot này lái xe ô tô để dạo quay thành phố hay quậy phá bằng vũ khí để xả stress.

Những hạn chế nhỏ

Khi thực hiện nhiệm vụ thì thay vì chiến thuật theo lược thì lại là thời gian thực – có lẽ đó là lí do nhiệm vụ thường kết thúc nhanh hơn trong khi mình lại rất dở mấy cái game hành động do ban đầu chưa quen cơ chế điều khiển. Lúc đầu mình đã không vui khởi đầu nhiệm vụ chỉ được điều khiển tốt đa có 4 đặc vụ (trong khi lại có buồng chứa tới 8) dẫn tới việc luôn bị áp đảo về quân số… Nhưng mà giờ nghĩ lại thì cũng hơi buồn cười khi mà các đặc vụ lại không biết cách nạp đạn… Lúc ấy, vứt cái khẩu súng hết đạn để có chỗ nhặt khẩu mới bởi túi đồ của mấy con robot này cũng không thể chứa được nhiều. Và chỉ có thể chọn nhân vật mình điều khiển bằng cách click portrait ở góc trái màn hình chứ không phải bản thân đặc vụ – may là con chuột máy tính của mình lại xịn để chơi game.

Điều khiển người máy của mình với camera góc nhìn từ trên xuống nhiều lúc cũng bất cập do người trong đấy nhỏ trong khi không thể zoom hay xoay hướng nhình được đồng thời không có cách nào để có thể nhìn vào bên trong mấy tòa nhà… may là có minimap cũng như thiết bị quét. Khả năng dò đường của các đặc vụ này quá dở như mấy game Infinity Engine – sẽ thật tệ khi về sau lại tổn thất về nhân lực bất chấp đã cơ giới hóa toàn bộ cơ thể với trang bị tận răng – còn tiền trong game này hơi khó kiếm vì thuế cao quá thì khu vực ấy lại phải chiếm lại… Chí ít thì A.I. của những người máy này cũng không đến nỗi lắm nếu mình hiểu được cái hệ thống IPA ấy dùng để làm gì… mà thực ra hiếm khi nào mình lại chơi theo kiểu tác chiến riêng lẻ vì bản thân lại dở micro (thú thật chứ trình độ tiếng Anh của mình vẫn chưa tốt lắm đề hiểu hết hướng dẫn trong manual).

Tuy game này là làm bá chủ thế giới thông qua việc thực hiện nhiệm vụ là chiếm lĩnh thì trường thì khu dân cư ở châu Phi hay Á trông chả khác gì chỗ ở châu Âu vì người ở đây đều là da trắng. Và trong manual thì thực ra cũng có nhiều phe xã hội đen lắm (theo địa lý) nhưng trong game thì sự khác biệt chỉ thông qua màu sắc còn những cái khác thì cũng na ná nhau trừ quân số.Các bản soundtrack thực sự nghe thích tai phù hợp với bối cảnh cyberpunk nhưng mỗi tội hơi ít nên nghe hoài cũng chán. Cutscence cũng không nhiều – giá mà ending có phim cắt cảnh riêng chứ không phải dùng chung với cảnh hoàn thành nhiệm vụ. Trang thiết bị có thể sử dụng được trong game cũng ít hơn so với bản wars sau này (nhưng cũng vì thế ít những thứ chỉ ngầu về mặt lý thuyết).

Nhưng mà tóm lại thì Syndicate bản 1993 vẫn là tựa game hành động kèm chiến thuật hay đối với mình. Mình vừa mới hoàn thành nhiệm vụ cuối một lần và đang tính chơi lại lần hai.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện