Icewind Dale II – nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình người

Khách quen

  

Dĩ nhiên, cái gì là lần đầu tiên trong đời được trải nghiệm thì sẽ để lại một dấu ấn không thể quên trong cuộc đời. Dẫu sau này có được trải nghiệm tốt hơn nhưng sẽ không thay đổi được ấn tượng ban đầu. Kể cả sau này khi mình chơi game chán thì mình đã chơi cả phiên bản tabletop một thời gian nhưng rồi cũng quay lại chơi bản video game. Lí do thì do có khá nhiều rắc rối khi chơi bản tabletop – nhưng chắc chỉ rối với mình thôi: Phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị trước khi bắt đầu chơi hơn và phải tự mà tính toán vì đang chơi với giấy cùng bút chì chứ không phải với máy tính. Việc kiếm được người cùng chơi D&D đã không dễ và việc kiếm được người nào biết làm quản trò còn khó hơn: vừa phải biết tạo ra thế giới, bối cảnh lại phải có được những thách thức vừa tạo cảm giác hứng thú mà phải vừa đủ tầm với những người chơi.

Chắc bạn đã từng biết series Baldur’s Gate với Planescape: Torment. Dĩ nhiên là cả 2 game này đều thuộc infinity engine, đều có cốt truyện hay hơn cùng với những companion mà bạn sẽ gặp trong game nhưng hiện tại thì lúc này mình lại thích dành thời gian rảnh của mình để chơi Icewind Dale II – vốn là tựa game đầu tiên đã giúp mình đến với Dungeons & Dragons.

Gameplay

Bạn có thể tạo 1 nhóm tối đa 6 người ngay từ đầu game (hoặc là sẽ chọn 1 party mà game đã tạo sẵn). Cũng chính vì điều này mà sẽ không có 1 nhân vật nào khác mà bạn sẽ gặp trong game tham gia vào hội của mình. Việc phải tự tạo 1 nhóm cũng không phải là việc dễ nhất là với một đứa chưa từng chơi D&D như mình. Và tại sao mình lại thích điều khiển với mấy nhân vật tự tạp hơn các companion được làm sẵn vì mình có thể tạo thế nào tùy mình (nhưng vẫn phải tuân theo luật trong D&D với trong game). Đây là tựa game thứ 5 và là cuối cùng dùng Infinity Engine nhưng lại là game đầu tiên áp dụng luật D&D 3e – những tựa game trước đó dùng AD&D 2e. Khác với 2e thì 3e có cả skill cùng với Feat để có thể tạo ra sự khác biệt cho giữa các nhân vật mà mình điều khiển – chỉ là sẽ không quá đặc biệt như những companion trong Baldur’s Gate hay Planescape: Torment.

Thực ra nếu được hỏi đâu là game mình thích nhất trong bối cảnh của thế giới Faerun thì mình sẽ trả lời là Pool of Radiance của SSI vì bối cảnh được xây dựng trong game cũng như lối chơi nhập vai của nó. Ngoài nhiệm vụ quét sạch quân thù trong khu vực nào đó ra thì có nhiều việc khác như giải cứu con tin, gián điệp nằm vùng cũng như ngoại giao. Bạn có thể thuyết phục bên trung lập đứng về phía mình hoặc tiêu diệt luôn. Bạn có thể đi thằng vào vấn đề hoặc giương đông kích tây. Bạn có thể khiến đám lâu la quân thù đừng đánh nhau với mình – nếu chọn đúng cách giao tiếp. Chỉ làm game này nhiều hạn chế về khâu nhân vật vì chỉ có đúng 4 class và có những đoạn hội thoại không xuất hiện trong game – đế đọc được thì mình phải tìm cuốn Journal trên mạng…

Tuy không Icewind Dale II không có nhiều ngã rẽ như vậy nhưng lại không tuyến tính như phần đầu tiên. Ý mình là mặc dù bạn không thể tự chọn hoàn cảnh nào mình sẽ phải rơi vào thì bạn vẫn có thể quyết định xem mình nên làm gì. Bạn có thể giải quyết ngay lập tức hoặc bạn sẽ kiên nhẫn hơn bằng cách tìm hiểu kĩ ngọn ngành để có phương án tốt hơn. Bạn sẽ phải lục hết mọi ngóc ngánh ở những nơi nào bạn có thể đi qua và đọc kí từng lời thoại và ghi chú chỉ để có manh mối nhằm giải khá nhiều câu đố được đặt rải rác khắp game. Nhưng mà không phải là game không khuyết điểm – có một nơi trong game này đã lấy của mình hơn 3 ngày chơi game chỉ để tận hưởng khoảng thời gian tệ nhất khi mình chơi game chỉ vì những thông tin mà mình đào bới được lại chả giúp được gì cho việc đi qua nơi này. May là game này cũng có khá nhiều hướng dẫn mà bạn có thể search trên Google.

Cốt truyện

Khác với đa số những tựa game nhập vai khác khi nhân vật của bạn sẽ rơi vào tình cảnh tồi tệ như là không thể nhớ nổi mình là ai hay là bị bắt cóc hay bị tra tấn… Nếu nhân vật chính của bạn không trở thành đấng cứu thế thì cũng sẽ trở thành một vị thần… Dựa theo backgroup mà game đã làm sẵn thì lí do mà đa số các nhân vật của bạn lại đến một nơi đầy nguy hiểm như vậy bởi vì chỗ ở hiện tại của họ đã quá nhỏ bé và chật chội cho những người mới như họ nên phải đi tìm cuộc sống mới… Dĩ nhiên mình cũng thích có nhiều ảnh động hơn là nhìn mấy trang sách nhưng mà giọng đọc của người dẫn truyện phần mở đầu lại làm mình cảm thấy cuốn hút. Tiếc là việc đánh quái từ đầu cho đến cuối game thì nhiều lúc cũng hơn chán và hơi thiếu liên quan đến phần mở đầu – và nhiều lúc để hiểu tại sao người nào đó lại làm vậy thì phải đặt bản thân mình vô vị trí người đó chứ không phải đứng ngoài. Đến Heart of Winter thì tuy ngắn (thực ra không phải là vấn đề mấy sau khi đã chơi phần đầu với cốt truyện quá dài) nhưng chí ít có nhân vật phản diện cuối phần này – chỉ đơn giản là một người phụ nữ bị mất sạch tất cả mọi thứ khi mái nhà của mình bị người bên ngoài xâm lược – làm mình cảm thấy rất xin lỗi vì phải chiến luôn phản diện này.

Còn với Icewind Dale II thì nguyên nhân có thể bắt đầu bằng một câu mà mình đã đọc trong một cuốn sách: “thật dễ dàng để yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn”. Đành rằng mỗi người mỗi vẻ nhưng mà việc giao tiếp với một ai đó không cùng một màu da hay là khác biệt về văn hóa với tôn giáo đã không dễ dàng rồi. Thế còn những giống loài khác lại làm những giống loài tự nhận là văn minh cảm thấy kinh tởm hay những tôn giáo bị coi tà đạo nào đó thì sao? Phải, thực ra mọi chuyện trong game này lại bắt đầu bằng cái gọi là phân biệt đối xử. Vậy rốt cuộc là phải làm thế nào để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc hay kì thị? Nếu bạn là nạn nhân của sự khác biệt này thì có thể bạn sẽ không dễ cúi đầu chịu đựng nhưng cũng không dễ để phất lờ khi bị ai đó gây sự nhưng cũng không thể xóa bỏ sự bất bình đẳng ngay lập tức nhưng mà việc dùng vũ lực như cái cách mà “phản diện” trong game này làm liệu có phải là điều đúng đắn không khi mà bạo lực không thể giải quyết được vấn đề? Thậm chí vài nhân vật của bạn sẽ bị tiếp đón trong sự nghi ngờ chỉ vì bạn thuộc chủng loài nào đấy mà họ không có thiện cảm… Và nếu mình có được lựa chọn thì chắc chắn mình sẽ đứng về phe phản diện chính trong game.

Dĩ nhiên là cốt truyện trong Icewind Dale 2 không có gì quá đặc biệt cho lắm nếu so với Baldur’s Gate hay Planescape: Torment: không có chuyến hải trình đầy những bước ngoặt nguy hiểm chỉ để đẩy cốt truyện lên cao trào. Tuy mở đầu cũng khá tốt, vừa mới bước xuống thuyền là phải chiến đấu ngay lập tức. Nhưng mà sau khi hoàn tất phần đầu thì mình nghĩ cốt truyện cảm thấy hơi chệch hướng từ lúc bay ra khỏi Targos… Nhưng chí ít nhờ game này mình mới nhận ra giá trị của hợp đồng lao động: chả có gì đảm bảo mình sẽ được trả công xứng đáng với những gì đã thực hiện nếu không có giấy trắng mực đen, nhất là với những đứa sẽ xù luôn tiền công nếu nhận ra việc này hoàn toàn khả thi. May là có thể bán bớt chiến lợi phẩm thu được trong suốt quá trình phiêu lưu nên tiền có thể không thiếu nhưng mà chả biết công lao của mình có được ghi nhận không khi mà lịch sử này nếu có được viết thì sẽ được viết bởi những kẻ chiến thắng chứ không phải bởi sự thật không mấy tốt đẹp này.

Kết luận

Giống như những game Infinity Engine trước đó, Icewind Dale II cũng là tựa game nhập vai khá hay với sự cân bằng giữa hành động với cốt truyện. Tuy đồ họa đã có phần lỗi thời so với những game năm 2000 hay những game cũng áp dụng luật của D&D 3E như Neverwinter Night – tiếc là máy mình lại không chơi được game này. Với bản soundtrack cũng khá hay thì đây cũng là game bạn nên chơi trước khi có cơ hội chơi Baldur’s Gate 3.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện