CẢM NHẬN VỀ CÁC OST TRONG GAME MÀ TÔI CỰC KÌ YÊU THÍCH (P.2)

Khách mới

  

Tiếp tục là phần của 2 của loạt bài OST và cũng là phần cuối cùng.

7. Legend Of The Eagle Bearer của Assassin’s Creed Odyssey

Assassin’s Creed Odyssey-một tựa game khá… buồn ngủ về gameplay lặp đi lặp lại khi bạn phải grind tài nguyên, vật liệu, trang bị để có thể hoàn thành các cốt truyện chính và phụ của game (bạn có thể sửa điều này trong cài đặt gameplay) lại sở hữu 1 bản OST mở đầu cho cả tựa game cực kỳ hay.

Bản nhạc đúng với phần mở đầu cốt truyện cũng như phản ảnh cái tên Odyssey, mở đầu gồm âm thanh u ám của đám Cult Of Kosmos khi cố gắng tiêu diệt những đứa con cháu của Leonidas. Tiếp theo phần âm nhạc cho thấy những dấu hiệu báo trước về cuộc hành trình cực dài của nhân vật chính – khi anh/cô ấy phải rời xa quê hương (một phần nào đó) của mình để dong buồm đi tìm người cha nuôi, đi tìm sự thật về bản thân, về người mẹ ruột, về tất cả mọi thứ đã diễn ra và mất một thời gian rất lâu sau đó (theo cốt truyện) thì mới về lại được quê hương. Nó hết như cái cách mở đầu về câu chuyện của Odyssey – người anh hùng trong trận chiến thành Troy năm nào ra đi tìm vinh quang (thực ra bị ép), tìm danh tiếng, nhưng rồi cũng phải mất 10 năm mới quay trở về quê hương của mình.

8. Assassin’s Creed hay Ezio’s Family của Assassin’s Creed

Đã nhắc tới 1 bài của Assassin’s Creed thì không thể nhắc tới bài hát biểu tượng,”thánh ca” của cả dòng game được, nếu tác giả không nhầm đây là bài duy nhất có mặt ở tất cả các bản Assassin’s Creed từ bản 2 trở đi.

Nền nhạc du dương của bài hát ngày từ đầu đã cho thấy tinh thần hành động của các “sát thủ” trong Assassin’s Creed những bản đầu: Leaf of Faith, hành động kính đáo nhất có thể rồi dửng dưng đi ra như chốn không người, điều mà sau này được thay đổi chóng mặt trong bản Assassin’s Creed: Origin trở về sau. Dù là phần nào của Assassin’s Creed, từ Ai Cập cổ đại cho tới thành phố Paris tráng lệ thì tôn chỉ hành động của hội Brotherhood đều mang tinh thần của bài OST này, đó là thảnh thơi về đầu óc, tập trung về mục tiêu cần ám sát và… bước đi ra như chốn không người.

Thật tiếc khi bài OST này luôn có mặt ở tất cả các bản Assassin’s Creed II về sau nhưng cái tinh thần bản nhạc đã lu mờ rất nhiều khi chúng ta có 3 bản gần nhất được pha trộn lối chơi nhập vai hành động của The Witcher 3, Nioh 2, lối chơi hành động kính đáo, tinh tế, lựa chọn mục tiêu kỹ càng của những bản đầu tiên đã bị lu mờ ít nhiều.

9. Brave Romans của Total War: Rome 2

Total War: Rome 2 với bản thân tác giả là một tựa game mà cảm xúc đối với nó vừa yêu vừa ghét, những điều đó hãy để tác giả nói sâu thêm trong một bài viết khác, còn trong nội dung bài viết này hãy nói về bài OST Brave Romans.

Mở đầu bài nhạc là tiếng cổ vũ trước trận chiến kèm trống, kèn, nó cho thấy sự sẵn sàng hi sinh của từng người lính khi chiến đâu cho đất mẹ vĩ đại mang tên “Rome”. Phần sau của bài nhạc thể hiện rõ những nốt cao trào, kịch liệt kèm theo 1 chút kịch tính. Điều hay nhất của OST này là nó hay được bật lên khi bạn phải đối đầu với số quân địch áp đảo, còn không đa phần sẽ là OST “Legions of Rome”, kết thúc sẽ là phần ca khúc khải hoàn chiến thắng hoặc là ca ngợi sự hi sinh vĩ đại của từng người lính tùy theo người nghe cảm nhận.

Tác giả tin chắc rằng các anh em của HSBT sẽ không thất vọng khi nghe trọn vẹn OST dài 6 phút này đâu, hãy thưởng thức nó khi có thể.

10. Silver For Monsters & Steel For Humans của The Witcher 3

The Witcher 3 – một con game đã quá thành công, quá nổi tiếng, quá nhiều bài viết và chất lượng của nó cũng như chọn Yenifer hay Triss tác giả sẽ không bàn ở bài viết này nữa, mà sẽ chỉ nói về 2 OST trên của nó, do cả 2 OST đều khá ngắn nên tác giả sẽ gộp chung thành 1 mục để cho dễ.

Nội dung chung của hai OST trên là về việc đánh nhau với quái vật và con người, một điều hết sức bình thường của tựa game này, khi nghe 2 OST này cá nhân tác giả được tăng độ “chiến” lên khá nhiều để lao vào chém chém quăng bom, cắn thuốc để hạ kẻ địc. Ước mơ của tác giả cho tới thời điểm hiện tại là có 1 cái màn hình 4k, con RTX mạnh nhất để sử dụng các mod Reshare, một bộ loa siêu chất để vừa đánh người & yêu quái và tận hưởng hai OST tuyệt vời này, cảm giác nó rất là máu lửa và thoải mái.

11. Yes, I Do… của The Witcher 3

Bỏ qua hai bài thuộc về chiến đấu dữ dằn ở trên, thì có một bài in đậm vào tâm trí của tác giả khi chơi The Wicher 3 nữa là bài hát mà (theo tác giả) về chủ đề tình yêu một cách khá lãng mạn này, cứ chơi tới phân cảnh chọn theo Triss hay Yen (tác giả chơi NG và lưu 2 save để có cả hai) thì bài này sẽ được chạy. Điệu nhạc chầm chậm, tiếng đàn gõ nhè nhẹ là điểm nhấn của bài nhạc này, khi nó tạo cho người nghe một cảm giác dễ chịu pha chút sến sến của tình yêu là một combo “hoàn hảo” để thư giãn, mặc dù trong game còn khá nhiều bài để thư giãn và nghe cũng khá hay như Aein Seidhe (bài khi vào mấy hang của Elf) hay Bonnie At Morn (còn được gọi là Whisper Of Oxenfurt) nhưng tác giả lại yêu thích bài này nhất.

Nếu có tổ chức đám cưới và được chọn nhạc trong đám cưới của tác giả (hiện nay 27 tuổi ròi) thì tác giả sẽ ưu tiên cho 1 bài này vào vì cơ bản nó quá hợp với không khí và chủ đề.

12. Power Of The Horde của Warcraft III

Warcraft III là một tựa game huyền thoại cho tới giờ với hình ảnh đẹp (tính tới hiện tại hơi thô tý nhưng với tác giả vẫn đẹp), gameplay có chiều sâu, campaign lôi cuốn, plot twist cực nhiều, các chủng tộc cực kỳ cân bằng với nhau và nó cũng sản sinh ra OST mà với tác giả là OST về game đầu tiên tác giả biết khi chơi map Dday.

Tác giả nghe OST này lúc mới 10 tuổi, khi chơi quán net map Dday với một số người quen, lúc này tác giả thậm chí còn không biết tên, không hiểu tiếng Anh nhưng chỉ biết là thích giai điệu Rock liên tục, sự lôi cuốn mà bài hát này mang lại. Mãi sau này khi nghe nhiều lần, biết được tiếng Anh thì mới hiểu sơ được bài này.

Toàn bộ nội dung bài hát kể về phong cách chiến đấu, sử dũng cảm kể cả đối mặt với cái chết của chủng tộc (mà có lẽ là Orc) với phần mở đầu là “Storm, Earth, Fire”, khi được sinh ra dưới tiếng sấm, ngọn lửa và lao vào trận chiến với tiếng trống trận. Phần giữa kể về cái cách mà Orc đánh nhau, với người dẫn đầu là Far Seer (trong cố truyện là Thrall) và Orc không bao giờ chịu khuất phục trước bất kì người nào, họ chiến đấu với rìu, lửa, sấm sét và niềm tin vào sức mạnh của kim loại, danh dự để chiến thắng kẻ thù của mình.


Kết thúc bài OST là cái cách mà tộc Orc đối diện với cái chết khi bị bao vây bởi kẻ thủ, giữa tiếng rú của bầy sói (có lẽ tới ăn xác chết), khi mà sấm đã ngưng rên và chuyển sang im lặng, đó là lúc tộc Orc ngã xuống với danh dự, với người anh em của họ và với niềm tin rằng họ sẽ được hồi sinh tại bệ thờ của sấm (cái công trình dùng để mua và hồi sinh tướng trong game).

Với tác giả, bài OST này có sự ảnh hưởng cực kì đặc biệt, khi nó cho tác giả một phần nào đó cách đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, đôi khi ta phải thẳng thắn chấp nhận nó thay vì né tránh, ta sẽ lại hồi sinh (theo nghĩa bóng)  khi trải qua được một bi kịch (có thật) trong cuộc đời của tác giả.

Vậy là cuối cùng cả series đầu tay trên HSBT của mình cũng đã hoàn thành, hi vọng nhận được sự ủng hộ cũng như góp ý của các chiến sĩ, hẹn gặp các độc giả ở những bài viết sắp tới (nếu có) nha.

Cảm ơn vì đã đọc bài.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện