Lần này không phải là game pixel đâu. “Ăn cơm nhà mãi chán nên thèm phở” =)). Hôm nay mang đến cho anh em hiệp sĩ một em gái classic “đen-trắng” giữa dòng đời tấp nập đầy AAA, dùng VR, hoặc chí ít màu mè các kiểu. Vâng không dài dòng văn tự thì tên em nó là: Hidden Folk.
Thể loại cổ điển lâu đời nhưng ít quen thuộc với các gamer Việt
Hidden Folk có những đàn anh già dặn hơn mình như Where’s Wally hay Where’s Waldo? với tuổi đời 30 năm (từ năm 1987 đến nay). Ý tưởng khởi nguyên của trò chơi là từ những tập tranh vẽ minh họa của họa sĩ minh họa Martin Handford để đố mọi người tìm được nhân vật Wally áo kẻ ẩn trong hàng đống các chi tiết (người, cây, xe,v.v…). Ý tưởng ban đầu của vị họa sĩ tài năng đã là nguồn cảm hứng cho các tivi show nước ngoài, mục truyện tranh vui, trò chơi điện tử…
And Kaboom@#$%^&*! nhờ có Adriaan de Jongh và Sylvian Tegroeg (Pub và Dev) mà ta có Hidden Folk – mệnh danh như phiên bản cách mạng 4.0 của Where’s Wally vậy.
Hidden Folk lưu lại ấn tượng đặc thù trong lòng người chơi là ở những điểm sau:
- Toàn bộ game là “hand-draw” tức là vẽ tay. Đã bao lần tôi phải thán phục các illustrator trên mạng và một lần này nó còn được áp vào mảng game mà các anh em “khoái khẩu” nữa chứ.
- Khác với Where’s Wally truyền thống thì Hidden Folk bắt người chơi phải tìm hàng đống mục tiêu trong một bức tranh đen trắng hổ lốn toàn hình với hình (khiếp! Lòi cả mắt đi tìm). Game có rất nhiều màn (areas) và các mục tiêu (targets) tha hồ cho những thanh niên thích “try hard” và challenge với bạn bè cũng rất vui.
- Rất là hài hòa âm dương (nghe có vẻ giống thầy đồng nhỉ). Nhưng đúng là game thuần đen trắng. Có cả “động”, “tĩnh” và có phức tạp trong cái đen trắng giản đơn. Cái này hay vì mỗi phát click tìm target có âm thanh được giả tạo 100% do người làm luôn (1 cái dị nhưng handmade độc đáo). Cộng thêm các cái “phản ứng” (nguyên gốc gọi là “interaction” đi) rất hay ho.
- Game còn hỗ trợ với 3 kiểu mode chơi: Normal, Sepia hoặc Night mode cho đa dạng đỡ nhàm chán.
- Có một cái tip ở đây hay nói đúng hơn là “tutorial” cho anh em là việc tìm kiếm mục tiêu dựa trên những miêu tả về nó giúp anh em dễ tìm hơn. Hic nói thật là không “dùng não” thì chắc đến Tết Congo chưa chắc đã qua được 1 màn.
- Do có cái mục 5, nên game hỗ trợ rất nhiều loại ngôn ngữ tầm gần 20 loại. Thế là rất nhiều nhưng chắc chưa đủ với các thanh niên VN quái thai đòi tiếng Lào, Campuchia hay tiếng Mán, tiếng Tày đâu nhỉ.
Theo cảm nhận của mình thì điều giúp Hidden Folk thành công là ở chỗ cha đẻ của nó thể hiện vô tư tuyệt đối sự hạnh phúc của bản thân trong từng nét vẽ, bản vẽ của game. Trong phong cách tối giản đen trắng lại có sự cầu kì, phức tạp về chi tiết. Game cũng không hề ồn ào hoặc khó chịu bởi những âm thanh “man-made” của các object bởi cách chơi vốn có của game là vậy – là đọc các mô tả kèm theo của các “target” để suy luận và tìm chứ không phải để ấn bừa và tự nhủ Ez game GG được. Chính những nét vẽ và âm thanh “handmade” đã tạo nên ấn tượng tốt cho tôi về game.
Tạm kết
Có thể đối với nhiều người chơi sẽ cảm thấy “Wasted” cho 1 lít máu khi mua cho mình hoặc GA nhưng đối với tôi thì không. Game thực sự là cứu cánh việc giải stress hay nghĩ những ý tưởng mới và cả những người rèn luyện thói quen tập trung cao độ và deepwork.
Trong thời buổi ăn nhiều “thịt mỡ” AAA rồi VR các kiểu thì Hidden Folk như một cô gái truyền thống nhưng không hề lạc hậu, cổ hủ mà vẫn kết hợp những giá trị mới làm cho bao chàng gamer “cú đêm” phải ao ước =)). So… lại một lần nữa với tư cách là thanh niên marketing rẻ tiền chuyên đi PR những con hàng dở dở ương ương thì em thấy Hidden Folk nên có trong bộ sưu tập game quý giá của các bác hiệp sĩ. Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài sau.
Bài được viết bởi bạn Longnobion. Vô cùng cảm ơn bạn đã dành thời gian viết bài.