Khi Đài Loan đã quá mệt mỏi và phát chán với hình tượng Slime trong đống anime Isekai với seasonal waiful rác rưởi của Nhựt Bổn và quyết định làm một con cho riêng họ nhưng được buff “như đúng rồi” và có cả một câu chuyện ra hồn ra nghĩa cho chúng trải nghiệm.
Tổng quan:
MO: Astray (Gọi tắt là MO) là một tựa game giải đố – hành động 2D (Action Puzzle Platform) của nhà làm game Rayark phát hành trên steam vào ngày 25 tháng 10 vừa qua. Có thể bạn đã nghe qua hoặc quen biết với Rayark vì họ chính là nhà phát triển của tựa game có tên Cytus trên nền tảng iOS và Android, một tựa game thể loại “OSU” đề tài âm nhạc được đánh giá cực kỳ tích cực. MO tính tới thời điểm hiện tại đang có mức đánh giá lên đến 97% positive mặc dù chỉ mới có 300 người chơi.
Cũng như với bài review Katana Zero trước đó của tôi, MO là một tựa game rất đáng đồng tiền bát gạo của bạn và nếu có điều kiện bạn nên tự thân mình trải nghiệm chúng ngay hôm nay (đừng quên ủng hộ nhà phát hành). Còn nếu bạn đọc vẫn phân vân có nên xúc tiến MO không, chào mừng đến với bài review của tôi.
Đồ họa: Nó là game Pixel…
…Thì đương nhiên nó phải đẹp. Thật lòng game Indie mà lấy đồ họa Pixel thì “đẹp” là tiêu chuẩn hiển nhiên rồi. Dù nó không mang tính cách mạng hay hiện đại hóa đáng kể như cách mà Hotline Miami đã làm nhưng đẹp vẫn là đẹp.
Có game indie nào xài đồ họa pixel mà không đẹp không? Thật lòng đấy? Ngay cả Paper Please dù dùng đồ họa pixel đến mức tối thiểu cũng “vì lý do nào đó” (cốt truyện, tông màu gameplay, v.v…) mà vẫn đẹp mà cuốn hút một cách khác thường.
Soundtrack: Eargasm
Các bản nhạc được đầu tư rất tỉ mỉ để lồng ghép tốt với các phân đoạn giải đố trong game và màn mà bạn đang chơi. Đại đa số chúng đều mang một tông nhạc nền u tối và buồn phiền tượng trưng cho những sự kiện bi thảm xảy ra tại đây. Đặc biệt mỗi bản nhạc đều có phân khúc riêng dành cho màn đánh boss rất dễ nghe và kích thích thần kinh cao độ.
Cốt truyện: Isekai nhưng bạn trở thành một con Slime
MO đặt bối cảnh tại một cơ sở nghiên cứu của loài người tại một hành tinh hoàn toàn xa lạ bên ngoài vũ trụ khi con người đã bắt đầu du hành và khai hóa thuộc địa. Tuy nhiên một chuỗi tai nạn đã xảy ra và nhấn chìm tất cả vào hỗn loạn và cuối cùng là diệt vong. Bạn được tái sinh và bắt đầu hành trình của mình nhằm giải cứu một nhân vật nữ bí ẩn chỉ đạo bạn. Tuy nhiên cốt truyện THỰC SỰ của MO phải do bạn tự tìm hiểu vì nó được ẩn giấu hoàn toàn dựa trên các thông tin bạn khai thác từ môi trường trong game bao gồm kẻ địch, bí mật, môi trường xung quanh và cả tên của chapter bạn đang chơi. Thậm chí có 1 con boss trong game mang một ý nghĩa và tác động CỰC KỲ LỚN lên việc nắm bắt cốt truyện trong game.
Những bí ẩn về cơ sở nghiên cứu và cả nhân vật nữ tự nhận là khai sinh ra bạn hoàn toàn phải do bạn tự thân vận động khai thác và “chiết xuất” chúng ra để rồi xây lắp lại. Nếu không thì mặc dù trong cốt truyện chính bạn vẫn sẽ được xem các đoạn “Cutscene” để nắm được bước đi tiếp theo nhưng bạn vẫn sẽ mất đến khoảng 50% nội dung ẩn dấu đằng sau đó. Đây là một bức ảnh mang nặng ý nghĩa spoiler để minh họa cho bạn:
Sau mỗi một chapter bạn sẽ mở khóa một chap truyện tranh lý giải sự kiện xảy ra trước khi toàn bộ cơ sở mất kiểm soát hoàn toàn. Những mẩu truyện này sẽ chỉ cho bạn nắm được một phần quá khứ của các nhân vật và sự kiện chính ĐÃ XẢY RA trong game.
Nhìn chung, MO có một cốt truyện sở hữu chiều sâu lớn để kích thích sự tò mò của người chơi thông qua những đoạn ķ̵̠̰̬͍̈̏̑͡ý̸͈̯͖̟̮̋͆͜͠ ứ̵̛̠̥͑̆͆̉̓͜c̷͖̓̚͢͝ͅͅͅ và bí mật trong game được chắp vá lại rất chi tiết và đầy đủ. Bạn còn được khuyến khích tìm hiểu về chúng bởi mở khóa đủ 5 bí mật sẽ cho bạn thêm một vạch máu nữa. Dù vậy với những người mang ý nghĩ tiêu cực như tôi thì đã ngửi thấy ngay từ đầu câu chuyện sẽ đi về đâu rồi.
Gameplay: Einstien đi chill tập bắn giải CS:GO
Không có nhiều để nói về MO, gameplay đúng như những gì bạn kỳ vọng ở một tựa game Action-Puzzle-Platformer. Các màn giải đố của MO tuy luôn có một đích đến duy nhất là bên kia màn hình nhưng nó tạo được cho bạn cảm giác trải nghiệm rất đa dạng thông qua thiết kế màn chơi rất chi tiết và công phụ để bạn cảm thấy thỏa mãn như vừa mở được con mắt thứ 3 và hứng máu chiến hơn để sẵn sàng giải đố cho màn chơi tiếp theo với phần thưởng là lời nói ngọt ngào của nhân vật nữ chính bí ẩn kia hay là bí mật trong game.
Các màn giải đố trải dài từ kỹ năng xử lý lia chuột/tay cầm chính xác và tốc độ đến TUYỆT ĐỐI như s1mple vẩy AWP cho đến những màn yêu cầu bạn phải tiến hóa thành Einstein. Một số còn thách thức hơn nữa khi MO buộc bạn phải nắm vững cực kỳ chắc chắn cơ chế điều khiển và cách mà con Slime của bạn hoạt động như khoảng cách nhảy, tầm bay, bám víu tường,… Nhìn chung gameplay của MO không mang tính lặp lại vì mỗi màn giải đố có một cơ chế tuy tương tự nhau nhưng được thiết kế hết sức độc lập và có sự khác biệt lớn. Đây là 2 ví dụ cho 2 màn giải đố “S1mple” style.
Có 2 mức độ khó trong game: Easy và Standard. Theo mô tả trong game thì Easy là độ khó khuyến cáo dành cho người chơi không quen thuộc với thể loại game này còn Standard và cho người đã quen. Theo trải nghiệm của tôi thì nếu chơi nguyên màn Easy, không “Quá” cố gắng khám phá tìm tòi hết bí mật thì sẽ mất khoảng 8 tiếng rưỡi trải nghiệm KHÔNG TRỪ ĐI THỜI GIAN CHẾT ĐI SỐNG LẠI. Ở mức khó Standard thì thực lòng không quá thách thức như lời game nói vì theo tôi thấy nó chỉ tăng đôi chút về độ phức tạp của môi trường giải đố hơn (ví dụ như chông gai nhiều và dài hơn, bánh xe quay nhanh hơn và có thêm chướng ngại vật) có nghĩa bạn sẽ chỉ mất đi chút thời gian rảnh để bốc bim bim ăn hay nâng cốc Sting nhấp miệng. Các màn đánh boss giữa 2 độ khó không thấy có gì khác biệt.
Nói về đánh Boss: Mỗi một chapter có một con boss ở cuối màn và bạn phải đập chết chúng thì mới bước sang màn tiếp theo. Các con boss được thiết kế để sao cho chúng có một mục đích rất rõ ràng: Cho thấy người chơi “con Slime” nhỏ bé và “yếu ớt” đến nhường nào. Khác hoàn toàn với các màn giải đố, khi đánh nhau với boss bạn sẽ chết KHÁ NHIỀU LẦN hoặc ăn đòn rất đau để dần dà từ đó bạn dần dà nắm được hành vi và các đường tấn công của đối phương. Các màn đấu boss cũng khá đa dạng với nhiều cơ chế gốc của game được gói gọi lại tương đối logic và chấp nhận được, từ việc “Né đòn – Đáp lễ” parkour cơ bản cho đến “Touhou simulation” bullet hell và mồ hôi tay để né chưởng.
Có 2 cách mà MO kết thúc câu truyện của nó. Hoặc là bạn phá đảo “chay” mặc kệ mọi thứ và chỉ quan tâm đến việc phá đảo game càng nhanh càng tốt – HOẶC bạn khám phá ra hết các bí mật ẩn giấu trong game để mở khóa KẾT THẬT (Good End) của MO. Còn Bad End là kết mở, không rõ Rayak có định làm phần 2 không nếu họ quyết định dùng Bad End để làm True End.
Kết luận: Inide GAME PREVAIL, as always
MO: Astray là một trải nghiệm hết sức đáng thử với những người dù không phải fan của dòng game Action-Puzzle Platformer lẫn cả những kỳ cựu trung thành của nó. Dễ dàng chấm nó 10/10 cấm cãi. Tính đến việc đây là tựa game đầu tiên của Rayak khi lên nền tảng PC Steam, hãy hỗ trợ họ chỉ với 150k. Bạn sẽ không hối tiếc đâu.
Á đù
Chuẩn bị viết thì mất slot r <(“)
Chào Blackwood,
Mình đã theo dõi rất nhiều những bài viết của bạn và cảm thấy rất ấn tượng cũng như hợp với những thứ mình đang theo đuổi. Không biết bạn có hứng thú với một lời đề nghị hợp tác hay không.
Mong sớm nhận được hồi âm từ bạn 😀
Oh shit
Game rayark trên PC
I guess i have to try it now <3
Oh damn bro, đang có ý định paylak rồi viết nhưng chắc phải tìm hiểu cốt truyện trước rồi. Cám ơn ông nhiều