Có thể nói chiếc điện thoại thông minh bây giờ như là vật bất ly thân với “khá là” nhiều người. Về độ tiện dụng thì xin chân thành cảm ơn tới các nhà thiết kế và sản xuất trên thế giới mà càng ngày chúng ta có thể làm được càng lắm trò bằng chiếc điện thoại. Ví dụ đơn thuần như là việc xem sếch, ngày xưa muốn táy máy thì nào là phải có một con máy cây này, nào là phải có mạng mủng dây rợ các thứ, xem xong phải xóa lịch sử, blah blah .. Nhưng bây giờ thì tất cả những gì bạn cần là một con điện thoại với kết nối wifi ổn định thôi. Ngoài ra thì không thể thiếu giấy ăn và lube nữa, nhưng với một số người có khẩu vị độc đáo thì …. Eh … Thôi vậy ..
Ấy chỉ là một trong muôn ngàn các ví dụ cho sự tiện dụng của chiếc điện thoại. Một trong những mục đích xuất hiện từ rất sớm trên chiếc điện thoại, ngoài chức năng nghe gọi nhắn tin ra, thì vâng chính là chơi game. Ngay từ thuở sơ khai của điện thoại di động thì chắc chắn ai cũng đã điều khiển con rắn háu ăn trên chiếc Nokia 1110i và các hậu bản của nó. Chính vì độ tiện dụng của điện thoại di động, vác đi đâu cũng được cho nên tích hợp một vài trò chơi đơn giản để giết thời gian có thể nói theo tôi là một trong những phát minh vĩ đại nhất lịch sử nhân loại. Và tất nhiên, thứ gì cũng phải có sự phải triển, từ đôi bờ mông căng mọng của Kim Kardashian thì điện thoại di động cũng không phải ngoại lệ. Chúng ta dần được tiếp cận với những thứ mới mẻ hơn như “java”, “gameloft”, “s40v5”, “s60v3”, … Đó chính là thời kì vàng của trò chơi trên điện thoại di động với vô số các tựa game đi vào huyền thoại trong việc giết thời gian của người dùng. Có thể kể đến “Gangstar: Miami Vindication”, “Asphalt 3”, “Splinter Cell : Double Agent”, …. Hay là quen thuộc hơn với người Việt là “Loạn 12 Sứ Quân”, “Lục Vân Tiên”, “Ninja School”, … Thật sự mà nói team Dev ra những game này quả thật là những thiên tài khi mà họ định hình được hẳn cả yếu tố RPG lên một con game điện thoại và phát huy rất tốt, tất cả trong 1 file “jar” chỉ nặng có 1MB và khiến người chơi bỏ chục tiếng vào nó.
Thời gian tiếp tục trôi. Và rồi đã đến ngày ấy, cái ngày thay đổi tất cả mọi thứ, cuộc cách mạng mang tên Smart Phone thực sự bắt đầu khi mà Steve Jobs công bố một thứ mang tên iPhone ra toàn thế giới. Lúc ấy “game mobile” đã ngang nhiên và đường hoàng ngồi cạnh 2 ông vua của ngành Gaming di động thời bấy giờ là Sony với PSP và Nintendo với con hàng DS. Những sản phẩm chất lượng tiếp tục được ra đời. “Dungeon Hunter”, “Zenonia”, “Chaos Ring” … Và muôn ngàn các bản port từ các hệ máy khác lên iPhone, tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng của nó. À thì tất nhiên ngoài những tuyệt phẩm ra thì vẫn có những trường hợp port flop lòi mắt như “Devil May Cry 4 Refrain” nhưng thời đó thì người dùng còn khá dễ tính, có còn hơn không. Và với sự phổ biến như thế, các nhà phát triển có nhiệm vụ phải tạo ra những sản phẩm mà người người chơi được, nhà nhà chơi được. Từ những thằng Kiddo ăn bột ngồi bô đến người già tuổi ngoài 30 cũng sẽ phải cắm đầu vào nó hàng giờ liền. Và game thể loại “Casual” thực sự bùng nổ, mà cái tên đình đám nhất thời bấy giờ chính là “Angry Bird”. Và bắt theo thị hiếu, đến đây bản chất của các Mobile Game Dev bắt đầu lộ rõ, để chứng minh rằng bản lĩnh của mình cũng to không kém gì các đàn anh sừng sỏ bên mảng PC Game và Console Game. Game theo công thức “dễ phát triển, dễ phát hành, dễ chơi nhưng khó trúng thưởng” dần được hình thành.
Có một vị tiền bối đã thông não tôi triết lý thế này. “Mọi thứ trên thế giới đều có thể cơ cấu được”. Lúc đầu tôi cũng không tin những mà sau pha đá vỉa cực chất của tiểu vương quốc Hà Giang thì có không tin cũng phải tin. Cứ áp dụng đúng triết lý ấy vào Mobile Game, các ông sẽ có gì. Vâng, gacha game. Để giải thích thì nó cũng tương tự như các ông chơi Slot Machine trong các tiệm Game Xèng vậy, các ông nhét một đống xu vào với khả năng ăn lại hoặc lãi vô cùng thấp, thậm chí trong một vài trường hợp bất hảo thì khả năng thắng cuộc của các ông sẽ bằng con số 0 tròn trĩnh với màn biểu diễn ảo thuật với cái máy của các ông chủ tiệm Game. Và ôi nhìn xem trên thị trường Mobile Game hiện nay có bao nhiêu game có hệ thống Gacha ? Chúng ta vẫn có thể chơi game nhưng “Game là khó”. Để con đường thênh thang hơn thì phải có hàng xịn, để có một vũ khí 5*, nhân vật SSR, cực hiếm phẩm, … Các con hàng sẽ phải lao vào biển muối với tỉ lệ một lần roll trúng từ 0.01% – 2.06% tùy game. Và muốn roll thì hoặc là một thời gian dài mới roll ra một “thứ gì đó có độ hiếm SSR”. Hoặc là làm Cá Voi tư bản, ném một đống tiền vào và nghiễm nhiên cười vào mặt những thằng Free 2 Play. Thậm chí có thể nói tính năng chính của game này là phần “gacha game”, còn lại các yếu tố khác chỉ là phụ, làm màu và được design hết sức lười biếng, thậm chí là rip-off các game khác đã thành công trên các hệ máy khác. Nghe quen đúng không. Tôi có thể kể ra 1 loạt các con game theo công thức như thế này.
Và điều quan trọng nhất còn lại sẽ là “tránh bị ăn chửi càng nhiều càng tốt” bằng cách design gameplay mechanic mà người chơi Free “vẫn được chơi game”. Có những game làm cực tốt điều này, kèm theo việc áp dụng các material có sẵn, phát triển story riêng, gameplay riêng, với fandom hùng hậu mà trở nên thành công. Điều này được các game bên Nhật áp dụng khá ổn. Cơ mà đôi khi chính tôi còn không rõ đây là điều tốt hay xấu nữa.
Và nói về việc “rip-off” và lười biếng trong việc phát triển Game Mobile. Hỡi ôi nếu để liệt kê, than phiền và chửi bới thì chắc bài viết này phải dài như phần “điều khoản” mà anh em thường ngay lập tức tick vào ô “tôi đã đọc và hiểu” rồi ấn tiếp tục nhưng thực ra chẳng ai đọc và hiểu cả. Bắt đầu với sự bùng nổ của thể loại “battle royale = sinh the f*cking tồn they said” PUBG mà ngay lập tức chúng ta đã rip-off ra được hẳn 30 tựa game khác nhau mà tôi không tiện nhắc tận tên. Hay là thể loại MOBA thì chúng ta có người anh cả đi tiên phong “Heroes of Order & Chaos” với cốt truyện riêng, design riêng, mechanic khác biệt, và ra mắt cách đây 6 năm từ 2012 nhưng vẫn có đồ họa được đầu tư kĩ lưỡng và hoàn toàn phù hợp với thời gian hiện nay. Nhưng bây giờ thứ mà dân tình bàn tán và nhắc về là cái Gêm tàu khựa nào đó rõ ràng là rip-off từ LoL với “cướp” quyền sử dụng các nhân vật một cách trắng trợn và không có bản quyền mà tôi “cũng” không tiện nhắc tên. Ngoài ra thì còn hàng ngàn các game MMORPG khác vẫn còn tồn tại với hệ thống VIP, Paid to Win rất trắng trợn để rồi khi kiếm đủ thì nghiễm nhiên đóng cửa server trước sự sốc não và chết lâm sàng của những con người đổ hàng trăm triệu vào trong đó để nuôi nhân vật của mình. Vâng, nó đã tiến hóa lên điện thoại rồi.
Trong khi trên mảng game PC, Console và Handheld, người chơi càng ngày càng khó tính và đòi hỏi nhiều hơn ở các nhà phát triển. Từ đó mà chúng ta có biết bao siêu phẩm được tung ra và người hưởng lợi nhiều nhất chính là người chơi, những người trải nghiệm và thưởng thức sản phẩm. Còn về Mobile Game, khi mà công nghệ ngày càng phát triển, tiếp cận được với càng ngày càng nhiều đối tượng hơn, không chỉ đơn thuần là những Hardcore Gamer nữa, họ là những Casual Gamer. Nhưng là Casual Gamer, không có nghĩa là họ phải trải nghiệm những sản phẩm chất lượng thấp từ các Dev. Sự lười biếng từ các nhà phát triển đang chi phối quá nhiều thị trường Mobile Game hiện nay. Cho nên đôi lời gửi tới các người chơi.
“Hãy tỉnh táo, lựa chọn những sản phẩm chất lượng, để những phút giây giải trí của bạn được trọn vẹn hoàn toàn”
Ơ đuỵt, tưởng Tencent to thế phải mua bản quyền của DC cho nhân vật trong LQ Mobile chứ, hóa ra là xài chùa à? :v
Uầy, éo phải fanboy cơ mà cái phần ông nói về HI3 cũng hơi quá đáng =)))), nó được đầu tư kĩ càng về lore cũng như char và stage hẳn hoi nhé, và nói thật là về mức content thì nó có thể vượt xa những game mobile hiện nay( fanservice là không thể thiếu :v). Và việc mấy cái game “rip-off” rẻ tiền như ông đề cập thì cũng không sống được lâu vì quá mì ăn liền. Nhưng tôi nghĩ cũng không nên đặt nặng những vấn đề đó, miễn là người chơi tìm thấy cái họ cần tìm trong game là ổn. Peace ~~~~
LQ với LoL cũng của Tencent mà ?
Bạn lấy thông tin LOL của tencent ở đâu thế ?
Doom caffen bít honkai inpact à :(((((
Fgo thì kinh rồi :v
lúc còn sài s60v3 (con N81 N72 chưa chết, X201 chưa biết bơi) quả thật game của Gameloft có sức hút với mình kinh khủng. Dù lúc đó sài song song một con Android lỗi tứ RAM 1GB gọi là xịn xò (thời đó) cũng ko mặn mà game cảm ứng lắm…bây giờ vẫn vậy, chơi game mobile cũng lên PC chơi giả lập.
Công nhân hồi gameloft trên mấy máy nokia s40 s60 hay thật, từ hồi gameloft tập trung sản xuất game 3d trên smartphone mình cảm thấy nó k còn sự độc đáo trong design nữa 🙁