Dead Cells, khi cái chết không phải sự kết thúc

Khách quen

  

Indie game càng ngày càng thể hiện được sức hút mãnh liệt của mình với giới gamer, từ những người chơi phổ thông cho tới những con mọt game ngày nào cũng phải hít tí hơi game mới lấy được hứng khởi để tiếp tục với các kế hoạch và công việc trong cuộc sống. Những cái tên đặc biệt được người chơi và giới chuyên môn đánh giá cao liên tục được xuất hiện. Trong đó có Dead Cells, như là một luồng gió mới dành cho những người yêu thích các tựa game thể loại Metroid-vania cổ điển, đồng thời có thêm những độc đáo riêng cho mình, khiến bản thân tựa game là sự kết hợp hoàn hảo của cổ điển và hiện đại.

Platform game kết hợp với Action-Adventure đã là công thức quá quen thuộc với các gamer. Bạn đi đến các khu vực khác nhau, mở khóa các vật phẩm, vũ khí khác nhau để tiếp tục mở ra các khu vực khác, chém quái, đánh boss, nâng cấp trang bị và chỉ số, liên tục và liên tục như thế và hoàn thành game. Nhưng tất nhiên cái gì cũng có điểm trừ, công thức trên rất tuyệt nhưng dễ làm cho người chơi mau chán và không thể chơi được trong khoảng thời gian dài, đôi khi lại là nhà sản xuất giấu các vật phẩm hay các năng lực dùng để đi tiếp game, khiến người chơi rất dễ nản.

Castlevania – Symphony of the Night. Ông hoàng của thể loại Metroid-vania.

Vậy nên Dead Cells đã có một động thái rất hay khắc phục được các yếu điểm trên, vẫn lấy nguyên cấu trúc gameplay như thế, vẫn đi tìm kiếm các ngóc ngách của bản đồ để đào ra cách mở rộng sang các khu vực khác. Chia các map thành các Tier nối tiếp lẫn nhau, lên càng cao thì quái càng mạnh cũng như chỉ số trang bị mà người chơi có thể tìm được, nhưng đôi khi năng lực bạn dùng để mở ra một nhánh mới thuộc Tier 2 lại nằm ở map Tier 4 của nhánh khởi đầu, khiến game có giá trị chơi lại cực cao. Hoàn thành game không phải sự kết thúc, lăn ra chết mới chỉ là sự khởi đầu. Tấm hình ở dưới sẽ là mô tả ngắn gọn các khu vực mà người chơi có thể đi tới cũng như các để người chơi có thể đạt tới khu vực đó.

Đồng thời, Dead Cells lấy được điểm mạnh nhất của thể loại Platform-Action này là tương tác giữa input của người chơi và hành động của nhân vật rất nuột, tạo nên nhịp độ chiến đấu cực đã tay đã mắt, nếu để miêu tả là hack n’ slash trá hình cũng rất chính xác. Game cho người chơi rất nhiều đồ chơi khác nhau để chém quái, từ melee đến ranged, từ defensive đến offensive, từ bomb đến trap, từ tactical tools đến magic. Các loại vũ khí và ability này được chia ra theo ba loại chỉ số chính là Brutality – Survival – Tactics, có thể coi là một loại “level” nhưng lại có thể nâng cấp bằng cách tìm được các cuộn giấy nâng cấp ngay trong map. Bên cạnh đó là hệ thống loot theo Rarity, độ hiếm càng cao thì càng có nhiều các chỉ số phụ giúp ích rất nhiều trong chiến đấu.

Các trang bị khởi đầu tùy chọn vào phong cách của người chơi.

Loadout cơ bản mà bạn có thể kiếm được trong việc đi map.

Các cụ nhà ta có câu.

“Thất bại là mẹ thành công.”

Thì chưa có một tựa game nào lại đúng với câu châm ngôn các cụ để lại đến như thế. Khi bạn chết bởi một lý do nào đó, bạn sẽ bay hết tất cả các trang bị cũng như các buff trong lượt chơi vừa rồi, nhưng bạn vẫn sẽ giữ lại được các “Dead Cells”, một trong các đơn vị tiền tệ trong game dùng để nâng cấp cácupgrade vĩnh viễn có tác dụng trong tất cả các lượt chơi. Nói theo lý thuyết, bạn càng chơi thì càng có khởi đầu đơn giản, dễ dàng hơn cũng như để tạo tiền đề qua được các map có Tier cao hơn. Cùng với đó là các kinh nghiệm cũng như mindset để qua map nhanh hơn, cải thiện phản xạ,… Thúc đẩy giới hạn để liên tục học hỏi và cải thiện của người chơi. Cơ mà lại cực kì cuốn hút khiến gamer chỉ muốn đi hết lượt này qua lượt khác, có thất bại hay không cũng không phải là điều quan trọng nhất.

Tất cả các equipment và ability đã được người chơi sử dụng trong các lượt chơi trước.

Những thứ được nâng cấp bằng Dead Cells, bao gồm các Blueprint để người chơi mở khóa và sử dụng.

Mặt hình ảnh của game rất tốt nếu để nói về một tựa game indie có cấu hình cực nhẹ. Rendering model theo lối 16-bit hay 32-bit không bao giờ có thể lỗi thời. Cùng thêm với các hiệu ứng hoạt họa nữa làm những pha đâm chém cực kì đã mắt và chỉ muốn lao vào khô máu càng nhanh càng tốt, càng phù hợp với nhịp độ “nhanh và mạnh” của tựa game.

Tuy vậy mà level design của Dead Cells không thực sự tốt và “stand out” khi hầu hết là một trục đường chính rồi chia ra các con đường nhỏ, để sắp xếp thêm các đồ đạc, nâng cấp, cửa hàng hay shop. Những điều quá quen thuộc với hầu hết các game platform. Tuy vậy mà các pha Easter Egg được lồng vào game cực kì hay ho và không có nhiều người nhận được ra.

Bonfire, có thanh kiếm cắm lên trên, bên cạnh đó là bộ xương mặc giáp và dòng chữ “Gidgut” được khắc trên tường. Quen không ?

Còn nhiều điểm trừ nữa, trước hết là về mặt cốt truyện khi game có một cốt truyện không được chăm chút nhiều, cùng với đó nữa, khi thế mạnh chủ đạo của các indie game hiện nay ngoài cốt truyện ra thì là nhạc nền, với các Celeste, Hollow Knight, Bastion, Transistor,… thì phần BGM của Dead Cells rất đơn điệu và không để lại nhiều ấn tượng. Phần âm thanh hiệu ứng lại là thế mạnh của game và nó thực sự cần thiết vì game thiên rất nhiều về dòng hack n’ slash, và đây là điều khiến tinh thần của người chơi khi chiến game được đẩy cao lên rất nhiều. Đây cũng là một trong rất nhiều lí do tại sao mà Dead Cells rất có tiềm năng nhưng không gặt được thành công lớn như là cái cách mà Celeste đã làm được năm ngoái.

Dĩ nhiên, ngoài Y** ****** (Tên một diễn viên Nhật Bản) ra thì không có gì là hoàn hảo tuyệt đối cả. Nhất là trong các game dòng indie. Dead Cells là một trải nghiệm nên có vì theo bản thân, đây là thước đo tiêu chuẩn cho một tựa game được công nhận là một “tác phẩm game”, dù nói riêng trong thể loại Platform, Action-Adventure hay chỉ là game nói chung. Các bạn sẽ có những khoảng thời gian giải trí cực kì chất lượng với Dead Cells.

Rating: 7.5/10


Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện