Game có thể giúp tăng doanh số iPhone thế nào?

Khách quen

  

Trong phần 1phần 2 mình đã nói chung chung về chuyện game là gì, game là game hay có phải là game hay game là đời? Động cơ nào để người chơi game muốn thử chơi, muốn ở lại và trả tiền cho game… Tuy vậy, nếu bạn không phải là người “thuộc thế giới game”, bạn có thể vẫn sẽ thấy xa lạ hoặc tào lao với tất cả những chuyện đó. Bởi thế, mình nghĩ phần 3 nên viết về chuyện gì đó khác hơn.

iphone-5-troll

Để có thể giúp tăng doanh số iPhone cao hơn, mình cần phải biết tại sao người ta lại mua iPhone. Có thể phát biểu chuyện này bằng 8 cách khác nhau sau đây:

  • Tôi tin rằng Apple làm cái sản phẩm quái nào cũng đẹp. Vì vậy, Apple ra iPhone thì tôi sẽ mua iPhone để ủng hộ cho những người làm sản phẩm đẹp.
  • Xài iPhone tiện lắm, giúp tôi làm được nhiều thứ hơn trong cuộc sống và công việc.
  • Tôi thích vẽ vời và iPhone giúp tôi thể hiện được khả năng sáng tạo của mình mọi lúc.
  • iPhone nào ra tôi cũng có, vì vậy iPhone mới lần này có lý gì mà tôi lại không có?
  • Bạn tôi đứa nào cũng xài iPhone hết á!
  • Tôi muốn mua iPhone không thì đợt này nó bán nhanh chắc hết nhanh lắm.
  • Tôi muốn thử xem mấy cái tính năng mới của iPhone anh Chim Cút nói hay ho thế nào.
  • Tôi không muốn mất mặt với bạn bè vì xài iPhone đời cũ. Nâng thôi, nâng liền thôi.

Nghe cũng có lý ấy chứ nhỉ? Vậy 8 cái này liên quan gì tới game? Đây thực ra là 8 Core Drives của Gamification Framework do Yu-kai Chou đề xuất. Gamification là gì, đơn giản là game hóa những gì nằm ngoài các trò chơi (điện tử) bình thường.

octalysis_gwc15

  • Epic Meaning & Calling: làm việc mình tin rằng vĩ đại, to tát hơn bản thân mình (ví dụ sửa Wikipedia miễn phí để ai cũng xài được).
  • Development & Accomplishment: những gì liên quan tới tiến trình phát triển bản thân. Thường được thể hiện thông qua PBL: Points (điểm), Badges (danh hiệu), Leaderboard (bảng xếp hạng). Cơ chế này hay được xài trong game và trong cả đời thực (tích điểm lên hạng, Top 10 người giàu nhất VN, Top 10 video được xem nhiều nhất VN…) Dân mình khoái cái này vô cùng.
  • Empowerment of Creativity & Feedback: cùng một đầu vào nhưng sử dụng nhiều cách khác nhau, sáng tạo để có nhiều đầu ra khác nhau. Ví dụ như những người thích chơi Lego chả hạn. Hoặc là stylist.
  • Ownership & Possession: sở hữu, sở hữu và sở hữu. Càng sở hữu càng thích. Khỏi nói, không nhất thiết phải là vật thật hay vật ảo. Mình luôn tự hỏi bỏ ra thật nhiều tiền để đi du lịch liệu có sướng bằng cái anh bỏ ra thật nhiều tiền để nạp cho game hay không.
  • Social Influence & Relatedness: người là một loại động vật yếu ớt nếu tách riêng, do vậy có tính bầy đàn rất cao. Chuyện sau đó khỏi nói.
  • Scarcity & Impatience: làm cho bạn cảm thấy bạn sẽ bị mất nếu không thực hiện ngay việc gì đó. Siêu thị IKEA được design để khiến người ta sợ mình không quyết định mua hàng ngay sẽ không biết làm sao quay lại được để tìm. Các loại event “giảm giá 20% chỉ trong duy nhất 1 ngày”, các loại Flash Sale… đều thuộc dạng này.
  • Unpredictability & Curiosity: cái này giống Alea này. Tính may rủi. Các loại vòng quay may mắn, thử nghiệm hên xui đều thuộc dạng này.
  • Loss & Avoidance: đe dọa về sự mất mát.

Như mình đã dịch lại (từ tài liệu của Yu-kai Chou) thì mình hoàn toàn có thể áp dụng cái này để có 8 cách khác nhau thuyết phục người mua mua iPhone. Nó là Gamification, là học cơ chế từ trong game ra để áp dụng bên ngoài đời thường đó bạn ơi. Thử một lần nữa với clip gì đó mới nhất của “Sếp” Tùng Núi MTP nhé.

  • Tôi xem clip nhiều lần để giúp sếp & Sky’s team trở nên vĩ đại.
  • Tôi phải tua đi tua lại để tăng view làm clip trở thành clip số 1 VN.
  • Càng tua đi tua lại, tôi lại càng khám phá nhiều điểm hay không thể chê được của Sếp.
  • Sếp là của tôi. Màn hình nào tôi cũng bật clip của Sếp để hình ảnh Sếp vây quanh tôi.
  • Êu, bọn không phải là Sky’s team có biết nghe nhạc không?
  • Aiz, bọn nó nói không nghe nhạc của Sếp tới thuộc lòng thì không phải là giới trẻ trendy.
  • Biết đâu người xem thứ 5M, 10M, 15M sẽ được gặp Sếp ăn tối (chớp chớp mắt).
  • Cái định mệnh, mai ra đường bạn nó hát một câu mà mình không hát được theo một câu thì chui xuống đất! Phải xem tới thuộc lòng mới được.

Vậy đó, bạn thử gì đó với sản phẩm của bạn theo hướng của game này đi, biết đâu lại ngon 😛. Nếu rảnh, coi thêm clip dưới đây lấy cảm hứng nhé.

Theo anh Long Lắc Lư

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện