Tìm kiếm một hướng đi mới, một xu hướng mới luôn là vấn đề nan giải của biết bao nhà phát triển game. Điều tuyệt vời nhất trong thế giới game chính là công thức của mỗi món game luôn thiên biến vạn hóa. Có thể hôm nay một game bóng rổ chuyên nghiệp như series NBA biến thành một thể loại lai căng đấu bài, nó sẽ trông mới mẻ hơn bởi các “đầu bếp” hàng đầu thế giới. Tui muốn nói đến Pyre, nó chính là sự kết hợp của hàng tá hương vị cổ điển lẫn tân thời chính thức ra mắt làng game vào tháng 7 năm 2017 vừa qua.
Chọn một lối kể chuyện dựa trên các vì sao tinh tú hoàn toàn là một ý kiến tuyệt vời. Mượn tính huyền bí của các chòm sao để xây dựng nên thế giới huyền ảo là một điểm tựa rất tốt nếu muốn phát triển các bản cập nhật sau này. Về màu sắc trong Pyre, tui đánh giá là một bước tiến đáng kể đối với các sản phẩm đi trước cùng nhà phát triển, sặc sỡ nhưng lại cảm giác dễ chịu hơn chắc có lẽ là do độ sáng tinh chỉnh phù hợp với thế giới của Pyre. Nói một chút về thế giới của Pyre, khi mà các tinh tú trên trời hiển linh cuộc chiến sẽ nổ ra giữa những sinh linh bí ẩn đeo mặt nạ, gọi là sinh linh bởi vì có nhiều tộc – dị tộc trong cuộc chiến khốc liệt này. Nói cho kêu thôi, thực chất Pyre tái hiện một trận đấu bóng rổ nhưng dưới sự chứng kiến của thần thánh, các “tạo vật” của GOD sẽ tranh giành một quả cầu năng lượng chỉ với mục đích chạm vào khu vực cấm của đối phương (gọi là rổ). Dĩ nhiên điều này cần rất nhiều sự liên kết của các thành viên, cần phải chuyền, lạng lách đánh võng nhiều thứ mới có thể ghi được điểm. Giao diện của game trông gần gũi với thể loại đánh bài ma thuật, cứ nhìn vào Hearthstone hay một đống game của Yugioh chắc chắn sẽ biết được khái niệm “điểm gốc”, và cứ một banh vào vùng cấp thì điểm gốc địch bị giảm. À, trong Pyre giới thiệu một hệ thống tranh chấp banh khá thú vị, mỗi nhân vật đều có kỹ năng đặc thù và hoàn toàn có thể đánh tan nhân vật của đối thủ (tan biến vào hư vô) để cướp banh. Ban đầu tui cứ nghĩ rằng đánh tan hết rồi đơn giản chạy vào lưới nhưng nhà phát triển đã buộc người chơi phải phối hợp mới thắng được, tất cả nhân vật đều có tốc độ respawn rất nhanh. Còn nữa, để trấn thủ vùng cấm của mỗi bên, xung quanh các nhân vật nếu được sắp xếp gần nhau ngay lập tức hình thành lá chắn đảm bảo không thể xuyên thủng, tui nghĩ vẫn có thể xuyên qua nếu ta khéo léo một tí. Kỹ năng quyết định tất cả.
Ngoài ra Pyre cung cấp hệ thống vật phẩm khá thú vị, nó tạo cảm giác RPG trong game thể thao. Dĩ nhiên nó ảnh hưởng không quá nhiều đến tính cân bằng của game và nó được tạo ra bởi các vật dụng thu lượm sau mỗi trận chiến điều. Multiplay chắc chắn sẽ là một thứ không thể bỏ qua, Pyro thể hiện bộ mặt tiềm năng của mình thông qua hệ thống gameplay vô cùng ấn tượng, dĩ nhiên chỉ có chế độ 1 vs 1. Thực ra tui nghĩ sẽ rất hay nếu như bên phía nhà phát triển có thể làm thêm một Spin – off có server bự để người chơi tha hồ đấu với nhau. Tui không có khiếu về âm nhạc nhưng để nói về tầm biết nghe thì cũng có, Pyre sở hữu “nền tảng” khá tốt từ các sản phẩm trước do chính studio Supergiant thực hiện. Mỗi nốt nhạc guitar điện gảy lên, người chơi có thể cảm nhận được tâm tính của đối thủ. Bởi vì mỗi khung cảnh sẽ là mỗi đoạn nhạc khác nhau, mỗi đoạn đều cho thấy sự khát khao chiến thắng của đôi bên.
Ưu:
- Tạo được một hỗn hợp NBA + Trading Card Game + RPG rất “ngon”.
- Xây dựng hệ thống Encylopedia trực tiếp trong mỗi đoạn đối thoại.
- Đa màu sắc nhưng nhìn không bị chói lòa.
- Thế giới Pyro rộng lớn rất tiềm năng để phát triển các phần sau này.
- Thích nhất khâu lồng tiếng và background trong game. Tạo cảm giác đang đọc truyện cổ tích.
- Chế độ Multiplayer, Pyre sẽ khó đạt điểm đánh giá cao của nhiều trang nếu không có phần này.
Khuyết:
- Còn tuyến tính
- Khó chơi cũng như luyện pro. Vì phải vừa fighting vừa chuyển đổi nhân vật phòng thủ hoặc combo tung hứng.