Đây là một bài viết giúp những bạn nào mới chân ướt chân ráo bước vào game hay những bạn nhậu đang có ý định mua một bản Rainbow 6 Siege (viết tắt là R6S) về nhà “Go pro”. Một trong những yếu tố gameplay lớn nhất của R6S mà chắc nhiều người mới chơi đã trải nghiệm: vừa bước vào Action phase trong game đã bị bắn chết tươi ngay khi mình còn chưa đặt được chân đến thềm cửa chính của tòa nhà mục tiêu. Bài viết này sẽ giúp đỡ các bạn hiểu được phần nào lý do bạn chết và một số phương pháp để HẠN CHẾ những cái chết một cách ngu người.
Trước khi đi vào bài viết, tôi xin được cáo lỗi bởi bài viết này sẽ không có clip gameplay bởi… phải stream thì tôi mới có clip mà stream thì lại giật máy, lại còn không có ai xem nên… bạn hiểu rõ mà (Sad and Depression, YEET).
Đầu tiên bạn cần nắm một số khái niệm cũng như “Hiểu” bằng cách nào mà phe thủ (trong nhà) có thể giết được bạn ngay khi bạn – tức phe công – vừa xuất trận và đi chưa được nửa bước. Đây được gọi là Spawn-kill. Trên thực tế của R6S, Spawn-kill chia làm 3 loại:
– Spawn-kill đúng nghĩa: Giết đối phương ngay khi vừa được ra sân giống như CF nhưng ko có 3 giây bất tử sau hồi sinh hay Spawn-camp như trong Call of Duty. Nó được coi là gây mất cân bằng gameplay và bị cấm trong các giải đấu R6S lớn (ESL esport coi đây là hành vi lợi dụng bug/glitch) bởi vì trong một tựa game bắn súng chiến thuật mà bạn không thể làm gì trong khi phe thủ có thể bắn chết bạn tại chỗ xuất trận thì cực kỳ không công bằng. Đây là do cấu trúc của 1 số map khi nhà làm game đã sơ suất cho người chơi tìm thấy và đã fix gần hết rồi. Nhưng do không đảm bảo rằng người chơi ở tương lai liệu rằng họ có tìm ra và trục lợi từ việc đó nên ESL đã cấm tiệt việc lợi dụng các bug/glitch này. Và với HÀNH ĐỘNG TRÊN đối với các giải đấu có bên thứ 3 đứng ra tổ chức và giám sát thì sẽ xử thua đội nào sử dụng việc này.
– Spawn-peek: Ngó vị trí spawn của phe công mà bạn cho rằng phe công sẽ ra sân từ đấy rồi khử chúng từ trong nhà trong khi họ (giả định là bạn) còn không biết mình nên làm gì cho đời. Đây là nguyên nhân chính chiếm khoảng tầm 90% làm nên sự toxic của cộng đồng R6S ngoài khoản hitbox của Ash hay Dropshot-er và cũng là nguyên nhân hàng đầu tạo nên các “Rage-quiter” – ức chế thoát game. Khác Spawnkill, đây hoàn toàn là hành động “Hợp pháp” do đây là hành động “High risk, High reward” khi mà có thể bạn sẽ hạ gục được cả team địch bởi sự ngu dốt của họ – hoặc bạn sẽ chết vì bị counter-peek (Như bắn trượt sọ địch trong khi họ bắn trúng sọ bạn) và bạn có toàn quyền sử dụng chúng.
– Spawn-rush: Chạy ra khỏi nhà mà bạn phải bảo vệ và lao ra đón đầu phe công tại nơi họ xuất trận – điển hình là map Bank tại vị trí spawn ở khu hẻm (Alley). Cũng như Spawnpeek, bạn chịu rất nhiều rủi ro khi thực hiện nhưng nếu MAY MẮN bắt được kẻ địch lơ là, bạn thậm chí có thể quét sạch cả team địch mà không hết 1 băng đạn. Bạn đọc xem một video của Anthony sau đây để biết thêm chi tiết:
Vậy làm thế nào để chống lại hai hiện tượng “Hợp pháp” kể trên? Không hề dễ dàng chút nào. Việc này đỏi hỏi người chơi phải có khả năng ghi nhớ và nguồn tri thức cực lớn để khắc ghi toàn bộ bản đồ, bản chất Operator vào trong đầu, đặc biệt là khả năng nhận biết tình hình trận đấu – hay còn gọi là giác quan game. Đây chính là thứ khiến R6S là một tựa game bắn súng chiến thuật tuyệt vời bởi càng chơi, bạn càng “Get Good” hơn nữa.
Điều bắt buộc cần biết: Thuộc map
Sẽ là bất khả thi nếu bạn không nhớ được vị trí của mình ra trận cũng như những vị trí mà phe thủ có thể tiềm tàng bắn hạ mình từ trong nhà ra. Bạn bắt buộc phải ghi nhớ trong lòng vị trí của các cửa sổ trong game mà nó hướng ra ngoài cũng như đằng sau cái cửa sổ kia là khu vực gì hay nó dẫn đi đâu. Nếu bạn nắm được điều này thì bạn đã có 50% cơ hội sống sót cho đến khi bước được vào trong nhà mục tiêu một cách an toàn rồi đấy. Mặc dù vậy, trong R6S vẫn tồn tại một số map cực kỳ ưu ái việc spawn-peek hay thậm chí spawn-rush như Plane hay Bartlett, đặc biệt là Plane bởi spawn ở điểm nào bạn cũng có nguy cơ bị spawn-peek/rush khi chưa bước được nửa bước ra khỏi chỗ xuất trận.
Bước vào phần chính: Thực tế trong game, bất kỳ Operator nào cũng có thể thực hiện Spawn-peek/rush được. Bạn cũng nên coi bất kỳ Operator nào đi “Roam” (Săn phe công quanh map) cũng có thể coi là một spawn-peeker tiềm năng. Vậy nên đừng có chủ quan trong bất kỳ tình huống hay map nào bạn chơi phải.
1. Drone
Drone là công cụ quan trọng nhất và cũng cực kỳ cần thiết đối với phe công bởi nó là công cụ duy nhất – trừ chỉ điểm của đồng đội giúp bạn tránh bị úp sọt, truy lùng phe thủ và đặc biệt, tránh ăn bẫy một cách mù quáng mà phe thủ dọn ra cho bạn “dẫm” (bẫy Frost và Kapkan là hai bẫy dễ bị phát hiện nhất bằng mắt thường).
Hãy gi nhớ một vài điều sau đây:
- Đừng xài drone một cách tự sát như lao thẳng vào giữa team địch scan kiếm điểm, rất phí phạm – Trừ phi bạn thật sự đang gặp khó khăn khi ghi nhớ ngoại hình các Operator địch (phe thủ).
- Đừng scan drone của người khác đang cố giấu drone, như thế cực kỳ vô học và đáng bị teamkill tại chỗ.
- Nếu có góc nhìn đẹp quan sát được diễn biến bên trong thì tuyệt vời. Không thấy thằng nào trong phòng nhiệm vụ ở 40 giây đầu tức là chúng nó có thể đang đi roam, úp sọt Việt Cộng style hoặc rình spawn-peek.
2. Hiểu biết load-out và tình huống trận đấu
Đây chính là phần mà “Giác quan game” và kho kiến thức về game của bạn nhập cuộc: Thấy Rook/DOC (2 Operator của GIGN) cầm MP5 với ACOG (ngắm x4) mà chạy ra ngoài phòng nhiệm vụ? Để ý xem hắn đang chạy đi đâu vì với lợi thế của ACOG trong bắn xa, người chơi kinh nghiệm có thể headshot ngay mục tiêu đầu tiên họ nhìn thấy. Thấy Valkary (Operator nữ có kỹ năng ném 3 cái camera màu đen đèn xanh) phá của sổ ném cam ra ngoài quanh chỗ mình spawn? Tốt nhất là nên tránh chỗ đó ra hoặc bạn có thể mạo hiểm “Cương skill” với ả. Thấy tên Jager đập cửa 2 phát và đứng chờ ngay cạnh cái cửa đấy trong khi chỗ mình spawn cách hắn không xa? Chuẩn bị cho một pha Spawn-rush ngay!
3. Đừng rush như thằng đần
Đừng có chạy thẳng vào nhà mục tiêu, đấy là cách chơi R6S ngu học nhất đấy – nếu không tính dẫm bẫy Frost ngay cả khi đã biết team địch có Frost. Rất nhiều người chơi lão làng dù đã chơi đến cấp 150 (500 tiếng) nhưng vẫn cứ rush thẳng nhà mục tiêu ở map House hay Kafe Dostoy với cái cửa sổ spawn-peek huyền thoại để rồi bị spawn-peek chết một cách đần độn rồi rage quit. Vừa spawn ra cái là bạn phải luôn luôn nhìn ngắm, check-out cái cửa hay cửa sổ chỉa thẳng hướng mình spawn ngay, nếu chưa chắc an toàn thì từ từ tiến lên thông qua các vật cản như xe cảnh sát, lô cốt hay bất kỳ vật cản nào bạn thấy – miễn là đỡ được đạn, vừa tiến vừa ngắm.
Nó sẽ tốn thời gian, đặc biệt là trong rank game nhưng nếu bạn đang chơi Casual và bạn chưa/không biết có cái quái gì đang chờ mình ở trong nhà, sau cái cửa sổ đấy hay tệ hơn, ở cửa sổ tầng 2 mà drone ở giai đoạn đầu đã mất, đừng dại mà không làm. Nếu thấy cửa sổ bị đập vỡ góc, bạn có thể chọn cách bắn vỡ cửa đó luôn. Thường thì phe thủ sẽ thụ động nên nếu bị dọa bởi hỏa lực lớn chúng sẽ lùi về. Nếu team có Moutage hay Blitz và bạn không chắc chắn mình an toàn với đám Spawn-peeker, theo họ cho an toàn.
4. Để cho nó lành trước khi vào nhà…
Bạn có 2 chiếc drone,1 chiếc ở khâu chuẩn bị và 1 chiếc dự phòng ở trong người. Trước khi bước vào phòng hãy lái drone dạo một phòng ở nhà mục tiêu, kiểm tra xem có thằng nào phục kích cửa mà bạn định vào trong đấy không, có ai đang đi lùng (Roamer) loanh quanh đó không (bạn vẫn có thể nghe đủ thứ âm thanh từ drone) hay đơn giản hơn, kiểm tra sau cái cửa sổ bị đập ấy có thằng nào đang ngó ra không. Nếu thấy thì bạn có 2 sự lựa chọn (trong trường hợp hắn không biết là đã bị “drone-ed”): HOẶC scan hắn để cho hắn biết hắn đã bị lộ vị trí (Và phải chạy/bỏ đi) cũng như báo cho team bạn biết vị trí chính xác hắn đã từng ở đấy – HOẶC nhớ vị trí hắn rình, lái drone giấu ra chỗ khuất rồi ra “Cương skill” đấu súng với hắn. Sự lựa chọn là của bạn (Nhớ pre-fire – bắn luôn trước khi bạn thực sự nhìn rõ cái lỗ và tên spawn-peek ở đó). Việc này không những chứng tỏ bạn là người thông minh có học mà nó còn cần thiết cực kỳ cho kết cục trận đấu và cả gameplay của game.
5. Claymore
Không phải cứ sau khi Action Phase hay đặt chân được đến trước cửa nhà mục tiêu đã là an toàn đối với phe công. Phe thủ mà cụ thể là Roamer địch chắc chắn sẽ dở trò “Mind-play” tức hack não, đợi bạn đang đu dây hay làm gì gì đấy mà hắn biết bạn không phòng thân mà nhảy/chạy ra ngoài thịt bạn bằng đủ thứ như ném C4 chẳng hạn trong khi bạn đang mải ngó cửa sổ hay lái drone mà không hay biết chuyện gì đang cho đến khi chết dù nó xảy ra cách bạn 1 bước chân.
Và Claymore – mìn chống bộ binh sẽ nhập cuộc chơi. Cái này tương đối đơn giản: nếu bạn đang định vault (Trèo tường) hay định vào một căn phòng nhiều lối ra vào mà cảm thấy không an toàn đằng sau mình vì hắn có thể nhảy ra bất thình lình úp sọt bạn, đặt quả Claymore của bạn chỗ đó. Claymore sẽ lập tức giết đối phương khi bị kích hoạt là đi ngang qua hay ĐẬP TAY phải laze của quả Claymore đó (Hoặc hắn sẽ bị gục nếu may mắn và PHẢI có giáp của Rook. Bước qua cái là nổ ngay lập tức, không có delay). Đây không hoàn toàn là phương pháp hữu hiệu để chống lại Spawn-peek/rush bởi khi mà bạn đã cắm được quả Claymore đó xuống thì cũng là khi việc tìm cách giết người ở khu spawn đã là quá khứ rồi, nhưng nó cũng đáng đề cập đến cho những ai sợ móc lốp từ tên địch nhảy ra ngoài ở tầng 1 trong khi bạn khi đang vault tầng 2. Lưu ý là đừng có đặt Claymore ngay trước cửa nhé, quá lộ liễu (Phe thủ có thể nằm và nhìn thấy nó). Hãy đặt bên cạnh cái cửa và căn góc sao cho càng lộ ít tia laze càng tốt mà vẫn bao quát được cái cửa vì phe thủ có thể nhìn được tia laze của Claymore.
Tới đây là kết thúc bài viết. Gói gọn lại, một khi bạn đã chơi quen với gameplay của R6S thì việc chống hay thực hiện Spawn-peek hay rush với bạn đã chẳng còn là chuyện đáng lo nữa. Chúc các bạn may mắn trên chiến trường R6S sau này.
Bác Blackwood viết bài hay nhất về game trên HSBT. Những bài rất sâu và chuyên nghiệp. Thể hiện trình độ và đẳng cấp cả sự am hiểu rộng. Bác là người từng trải về thể loại FPS. Không biết bác có từng du học ở nước ngoài về hay không ? Chuyên ngành của bác là gì, có liên quan đến game không ?
Cảm ơn vì lời khen của bạn. Mình chưa đi du học đâu cả nhưng sắp tới “Có thể” dự tính đi. Chuyên ngành đại học của mình là kinh tế – chính trị xã hội và nó không liên quan gì về game cả.