Review Pro Controller của Nintendo: xứng đáng hay không?

Chủ xị

  

Trên thị thường hiện tại có rất rất nhiều các mẫu tay cầm khác nhau, những tay cầm nổi bật như tay cầm Xbox One S của Microsoft hoặc tay Dualshock 4 của Sony cho đến các hãng nhỏ hơn như Steelseries, Razer hay MSI lấy cảm hứng từ các tay cầm đến từ 2 console Xbox và PS4 và rồi tay cầm mấy hãng Trung Quốc nhái lại các ông lớn cũng có luôn. Cả 2 tay cầm đến từ Microsoft hay Sony này đều có điểm yếu điểm mạnh rất riêng, và hiện tại cả 2 đều được Steam hỗ trợ dùng cho PC. Nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi, Nintendo đã cho ra mắt mẫu Switch Pro Controller vốn dành cho máy Switch, thế nhưng nhiều game thủ PC đã mua về để dùng cho chơi game trên Steam, nhiều đến mức Steam đã hỗ trợ cho tay cầm này thay vì cứ phải kiếm giả lập làm tay Xbox 360 như lúc đầu. Vậy hãy cũng thông qua bài viết này để tìm hiểu xem cái tay cầm này đáng mua hay không nhé. 

Điểm cộng

(Phiên bản mình đang dùng là bản Slaptoon 2 Limited)

  • Nói về cảm giác cầm nắm, chiếc Pro Controller này cho khả năng cầm nắm rất đầm và ôm tay vừa vặn. 2 bên tay cầm có các họa tiết chấm chấm li ti, làm cho cảm giác cầm có phần chắc chắn hơn. Nhựa của tay cầm được làm từ nhựa nhám nên cảm giác cầm rất bám tay, không bị trơn tuột dù tay người dùng có ra mồi hôi đi nữa.

  • Pro Controller có một thiết kế nút bấm khá tốt, các nút ABXY được thiết kế to, dễ ấn, cảm giác nút ấn rất nhẹ nhàng. Các nút L, R, ZL, ZR có hành trình ấn khá ngắn, lúc đầu có thể chưa quen, nhưng khi đã quen rồi thì thấy hành trình ngắn như vậy được thiết kết rất hợp lí, tạo nên thao tác nhanh hơn nhiều. Các analog trái phải đều dùng mượt mà, ấn xuống không bị cứng như analog của Joy-Con Switch. Các nút +, -, home và nút screenshot trên Switch được làm ngang với bề mặt của tay cầm, tránh được hiện tượng game thủ ấn nhầm nút.
  • Motion Control (giống như Motion Plus của Wiimote) của tay có thể gọi là khá ổn định, hữu ích ở 1 số game như Prey (2017), Zelda Breath of the Wild ở giả lập Cemu, hay thậm chí Steam có cho phép bạn chỉnh sửa, dùng nó như 1 cái điều khiển camera ở 1 số game dù không hỗ trợ Motion Control (đã test thử với The Witcher 3 thì hoạt động khá trơn tru).
  • Pin của chiếc tay cầm này là khoảng tầm 40h dùng (mình dùng 3 tuần nay với tầm độ 2-3h dùng mỗi ngày mà mới chỉ sạc 3 lần), vượt xa pin Dualshock 4 và Xbox One S controller vốn chỉ tầm 3-4h.

Điểm trừ

  • Layout nút: cũng là ABXY như Xbox nhưng vị trí nút đã đảo lộn, cụ thể là X <-> Y và A <-> B (cái điều này có từ thời tay cầm SNES), điều này khiến cho người quen tay Xbox sang đây sẽ mất chút thời gian để thích nghi (thực ra thích nghi khá nhanh là đằng khác)
  • Nút Dpad hơi cứng, đâm ra mấy người tay yếu thì lại hay đau tay khi ấn.
  • Không có pin rời, nếu muốn tháo pin thì hơi vất vả.
  • Giá cao hơn mấy tay còn lại (70$ cho Pro Controller và tầm 45$ cho tay Xbox và DS4).
  • Không có giắc 3,5mm cho tai nghe, điều này dành cho ai muốn dùng tai nghe nhiều sẽ hơi khó chịu một chút.

Pro Controller là Xbox controller design (“ăn cắp” design của Gamecube Controller) và gyroscope của tay Dualshock 4 (“mượn ý tưởng” từ Wii Motion Plus) và quan trọng là nó có tận 40h pin, một con số khủng khiếp vượt xa 2 tay của Xbox là PS4. Vì vậy 70$ (tầm 1 triệu 6 VND + thêm ít tiền lãi cho shop bán là tầm 1 triệu 8 VND) cho 1 con tay như Pro Controller là khá xứng đáng, dùng được cho cả game PC và đặc biệt dành cho những ai mua controller về để chơi những giả lập console của Nintendo.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện