The Great Ace Attorney Chronicles: Niềm tin và Sự thật

Chủ xị

  

Tôi sẽ nói luôn, tôi là mới là fan của Ace Attorney một năm nay thôi, nhưng tôi hiểu nhiều người biết cảm giác phấn khích mỗi khi nghe thấy bản nhạc “Pursuit ~ Concerned” nổi lên, chọn đúng bằng chứng để lật mặt hung thủ trong game. Dòng game Ace Attorney vốn nổi tiếng với những khoảnh khắc phấn khích như vậy, nhờ gameplay đấu võ mồm nhờ bằng chứng trên tòa. Vì có một gameplay độc đáo như vậy, Ace Attorney là một dòng game rất thú vị để mổ xẻ, về cả thiết kế cũng như câu chuyện, nhưng tôi sẽ không nhảy vào OG Trilogy ngay lập tức, mà tôi sẽ nói về The Great Ace Attorney Chronicles, tựa game mới nhất của series.

Ba tựa game đầu tiên rất tuyệt vời, nhưng đã có một số thứ lỗi thời, và thậm chí là có thể nói là lỗi lầm luôn. Chúng thường được ví như là “flawed masterpiece” bởi nhiều người, và ngay cả đến những tựa game Ace Attorney mới gần đây vẫn bị so sánh với chúng. Nhưng sau ba tựa game này, Ace Attorney đã có những cuộc thử nghiệm không thành với Apollo Justice: Ace Attorney, Shu Takumi đã có một thời gian nghỉ ngơi với dòng game và tập trung làm Ghost Trick: Phantom Detective. Trong khi đó một team khác được dẫn dắt bởi Takeshi Yamazaki làm làm hai game về Miles Edgeworth, nhưng vì doanh số không khả quan mấy đến team của Yamazaki đã bị disband và Ace Attorney Investigations 2 chưa bao giờ được bản địa hóa chính thức. Sau khi xong Ghost Trick, Shu Takumi quay lại với Ace Attorney, nhưng không phải để làm Ace Attorney 5, mà là hợp tác với Level-5 và tạo nên Professor Layton vs. Phoenix Wright: Ace Attorney. Nhưng vì gặp khó khăn trong khi phát triển, khiến cho Takumi không thể góp mặt trong dự án Ace Attorney 5: Dual Destinies, được làm bởi một đội ngũ mới do Yamazaki dẫn dắt.

The Great Ace Attorney (Dai Gyakuten Saiban 2015) là kết quả của những sự kiện trên, lấy cảm hứng từ những cơ chế trong Professor Layton vs. Phoenix Wright: Ace Attorney, và hoàn thiện nó hơn nữa. Điều này khiến cho Ace Attorney có sự đổi mới tử tế, chứ không phải là những chiêu trò thiếu ăn ý như Mood Matrix và Divination Séance giống như một bản thể twist từ Cross-Exemination, hay Revisualization giống như một cái Logic trong Ace Attorney Investigations. Vậy hãy cùng tôi khám phá sâu hơn về The Great Ace Attorney Chronicles trong bài viết này.

Gameplay

CAPCOM: GREAT COURTROOM BATTLE LETS GOOOO!

Mặc dù được nhiều người gọi là visual novel, Ace Attorney thực ra gần với một game point & click adventure, vì về cơ bản game vẫn có “thanh máu” mang tên Confidence Icons để tính thắng thua. Một visual novel thông thường sẽ chỉ là tranh, nhạc và câu chuyện theo kiểu những cuốn sách “Choose Your Own Adventure”. Point & Click adventure, đúng như cái tên của nó, di con trỏ trên màn hình và ấn vào để thu thập mạnh mối và giải quyết vụ án trên hành trình của nhân vật chính.

Chỉ có điều là Ace Attorney làm điều đó với một cái twist: dùng những manh mối đó cho courtroom battle. Vì đây là một game làm luật sư chứ không hẳn là một game làm thám tử, nên việc dùng những manh mối tháo gỡ những mâu thuẫn trong lời khai là phần chơi hay nhất trong game, chứ không phải là những lúc khám phá hiện trường. Những courtroom battle của Ace Attorney nổi tiếng đến mức Capcom còn phải đặt tên thể loại của Ace Attorney là Courtroom Battle, và là nguồn cảm hứng cho nhiều game point & click/visual novel khác sau này.

Courtroom battle

Vậy ta sẽ đến với phần gameplay đầu tiên của Ace Attorney game, và cũng là phần gameplay nổi tiếng nhất: Courtroom Battle. Tại đây người chơi nhập vai vào luật sư bào chữa, ở đây là anh chàng Ryunosuke Naruhodo, giải quyết câu đố của game (phần lời khai/Cross-Examination) bằng cách đưa ra những đáp án (bằng chứng, tra hỏi, và lựa chọn thoại đúng).

Nếu những game Ace Attorney trước chỉ có một nhân chứng đứng ra làm chứng cho vụ án, thì The Great Ace Attorney Chronicles đã sử dụng lại cơ chế cho nhiều nhân chứng khai báo cùng một lúc ở trong tựa game collab Professor Layton vs. Phoenix Wright: Ace Attorney. Nhờ vậy mà giờ đây số lượng lời khai giảm xuống đáng kể, chỉ còn khoảng năm đến sáu lời khai trong một Cross-Examination, và mỗi nhân chúng chỉ còn hai đến ba lời khai. Điều này khiến cho việc tra khảo nhân chứng có một nhịp độ vừa phải, không quá dài mà cũng không quá ngắn, tránh người chơi phải đọc chữ nhiều. Phần Cross-Examination có phần thú vị hơn đôi chút khi mà người chơi không chỉ dựa vào mỗi lời khai vào một nhân chứng, mà còn phải để ý xem những nhân chứng bên cạnh có làm những điều gì đáng nghi không mà tra khảo họ bất ngờ.

Cơ chế này có nhiều tiềm năng, nhưng game lại chưa phát huy hết khả năng của cơ chế tra khảo nhiều nhân chứng này. Tất cả là do không thử thách và sự trừng phạt nào cho việc theo đuổi một nhân chứng khác khi một nhân chứng chính đang khai báo. Những tín hiệu của những nhân chứng này quá rõ ràng, vì có đến ba dấu hiệu thị giác và một dấu hiệu thính giác khi người chơi nhắm đến nhân chứng khác. Chúng bao gồm: một cái bong bóng “…” để đánh dấu suy nghĩ, một thanh báo số lượng nhân chứng sẽ đánh dấu chấm than nếu như nhân chứng đó có xuất hiện suy nghĩ nào khác, một cái tư thế nhân chứng đó đang thể hiện mình suy nghĩ và một hiệu ứng âm thanh để báo hiệu người chơi có ai đó đang suy nghĩ.

Cơ chế nhiều nhân chứng này có thể không sát với việc một phiên tòa làm việc ngoài đời thực, nhưng cả series này đã phóng đại hóa cái việc này rồi nên tôi cũng chả ngạc nhiên gì nữa. Việc có nhiều nhân chứng trong một game khiến cho độ kịch tính của câu chuyện cũng tăng lên và hấp dẫn hơn so với những game cũ. Nhưng việc cho quá nhiều dấu hiệu thị giác lẫn thính giác có thể gây ra cảm giác không thỏa mãn ở người chơi, vì không phải là do họ giỏi game do hay chú ý đến mọi thứ xung quanh, mà là game đưa cho người chơi quá nhiều thông tin khiến cho người chơi buộc phải chú ý. Việc không có thử thách và sự trừng phạt dù hợp lý trong ngữ cảnh của game (vẫn thuộc phạm vi tra khảo, chỉ là với nhân chứng khác), nhưng lại không bao giờ khiến cho người chơi như thể đang tự mình tìm thấy, cũng không để có phần liều lĩnh Confidence Icons của game. Tôi hi vọng Ace Attorney game phát triển cái khả năng khai thác thông tin từ nhiều nhân chứng có hiệu quả hơn nữa, để người có cảm giác rằng chính họ nắm lấy thông tin chứ không phải game dâng thông tin cho họ tới tận miệng.

Có một điều tôi nghĩ là đáng để khen The Great Ace Attorney Chronicles, vốn là những game story-driven, thì giờ đây các công tố viên trong game bắt đầu biết lập luận một cách hợp lý để người chơi phải hiểu logic của lập luận để đối phó với các công tố viên. Sự kết hợp từ các yếu tố gameplay như việc bằng chứng, tra hỏi, và lựa chọn thoại giờ đây được kết hợp linh hoạt hơn bao giờ hết, khiến cho cuộc chiến trong phòng xử án trở nên hấp dấn hơn rất nhiều. Điều này rất hiếm khi thấy ở lập luận của những công tố viên trong các game Ace Attorney khác, vì họ dành phần lớn thời gian xỉ nhục và hành hạ bên bào chữa thay vì củng cố lập luận của họ.

Investigation và Dance of Deduction

Trong ba game đầu tiên của dòng Ace Attorney, không có nhiều người thực sự hứng thú với phần khám phá hiện trường, đặc biệt là game đầu tiên của series (không tính Rise from the Ashes, vốn được làm sau game thứ ba của series) chỉ có mỗi point & click. Đó là lý do tại sao hai game Justice For All và Trials and Tribulations cho người chơi sử dụng Magatama, một loại bùa chú linh thiêng có thể nhìn thấy những nhân vật khác có đang che giấu sự thật hay không, để khiến phần điều tra hiện trường trở nên thú vị hơn. Để sử dụng được Magatama, người chơi sẽ cần phải chuẩn bị đầy đủ bằng chứng từ những hiên trường đã điều tra hoặc được đưa cho. Điều đó cũng khiến cho người chơi phải điều tra lại các hiện trường khá nhiều và backtracking các hiện trường trong game, và backtracking trong 3 game đầu khá là mệt mỏi vì đôi khi muốn đi đến hiên trường thì phải đi theo thứ tự từng hiện trường một, mặc dù nhiều khi chúng chả liên quan gì đến nhau.

The Great Ace Attorney đã đơn giản hóa phần điều tra hiện trường đi khá nhiều, bằng cách bỏ đi backtracking vô lý ở OG trilogy và các đối thoại cũng có đánh dấu kết thúc với một nhân vật bằng cách fade to black nếu như người chơi đã thu thập đủ thông tin hay chứng cứ, khiến cho người chơi tự nhận thức được rằng người chơi sẽ biết mình phải chuyển sang nơi tiếp theo. Nhưng game không có việc tìm lời nói dối bằng Magatama nên phần chơi point & click này vẫn chán, right?

OBJECTION! Đúng là nhịp độ của phần điều tra hiện trường lại không có phẩn ổn định cho lắm, đặc biệt là phần Adventures, nhưng Dance of Dedution lại là cơ chế thay thế cho Magatama. Không giống như việc dùng Magatama là để người chơi dùng lúc nào cũng được, Dance of Deduction là một cái sự kiện đã được định sẵn trong game, nó chỉ xảy ra khi Herlock Sholmes có mặt và khi Ryunosuke có đầy đủ thông tin và bằng chứng. “Thám tử vĩ đại của thị trấn sương mù London” thì tất nhiên là phải có sự diễn giải suy luận của Sholmes/Holmes rồi. Đó là phần hay nhất trong nhưng cuốn sách trinh thám của Conan Doyle, chỉ có điều trong game TGAAC, Ryunosuke lại phải đi chỉnh những suy luận của chàng thám tử đại tài này bằng cách đưa ra chứng cớ hay quan sát lại hiện trường dưới góc nhìn khác.

Không giống như hai phần game Dual Destinies hay Spirit of Justice, người chơi có quyền thay đổi góc nhìn trong quá trình điều tra hiện trường, The Great Ace Attorney chỉ thường giữ nguyên một góc nhìn cố định giống như những game Ace Attorney 2D và chỉ cho phép di chuyển góc nhìn khi bước vào Dance of Deduction. Điều này khiến cho việc khám phá hiện trường bất ngờ trở nên thú vị hơn vì cách game giữ người chơi người chơi bất ngờ ở các góc nhìn khác trong Dance of Deduction. Và để người chơi không nhàm chán trong Dance of Deduction, game thực hiện rất nhiều công việc về mặt hình ảnh như animation, camera work, cho đến từng hiệu ứng âm thanh, âm nhạc. Và yếu tố quan trọng nhất trong Dance of Deduction chính là cây hài mang tên Herlock Sholmes dẫn dắt việc suy luận khiến cho người chơi có thời gian thoải mái nhất với “điệu nhảy” này.


Summation Examination

Với Summantion Examination, tôi sẽ phải quay lại với Apollo Justice: Ace Attorney một chút để hiểu tại sao cái cơ chế này lại xuất hiện trong game. Câu chuyện là OG Ace Attorney Trilogy đã đóng lại câu chuyện của Phoenix Wright, và khi Shu Takumi viết câu chuyện của Apollo Justice: Ace Attorney, cấp trên đã yêu cầu Takumi cố gắng đưa hệ thống bồi thẩm đoàn vào trong game để giới thiệu cho người chơi rằng Nhật Bản từ năm 2009 trở đi sẽ sử dụng hệ thống này. Mỗi tội là hệ thống này không được phát triển hoàn toàn như một cơ chế có sẵn trong game mà chỉ là lựa chọn ở cuối game, để người chơi trở thành một thành viên trong bồi thẩm đoàn lựa chọn giữa “có tội và vô tội”. Welp, ý tưởng đó đã gây ra khá nhiều rắc rối team làm Ace Attorney, khiến cho Dual Destinies và Spirit of Justice cững không thèm cố gắng phát triển những cơ chế liên quan đến hệ thống bồi thẩm phán luôn.

Quay trở lại với The Great Ace Attorney, Summantion Examination là giải pháp của Shu Takumi khi ai đó mong muốn có hệ thống bồi thẩm đoàn. Xuất hiện lần đầu trong vụ án thứ ba của phần game Adventures, “The Adventure of the Runaway Room”, Summantion Examination là cách để bên bào chữa cứu lấy phiên tòa có thể tiếp tục trong khi cả sáu thành viên bồi thẩm đoàn đồng ý kết luận bị cáo có tội. Bằng cách tra khảo và chỉ ra những điểm mâu thuẫn trong những lý luận của những thành viên bồi thẩm đoàn, Ryunosuke chỉ cần có bốn thành viên thay đổi ý kiến của mình là phiên tòa có thể tiếp tục.

Cơ chế “nhiều nhân chứng” ở đây cũng được áp cho bồi thẩm đoàn, nhưng vì có đến sáu thành viên, người chơi chỉ có thể dựa vào thanh số lượng nhân vật có thể tra khao và hiệu ứng âm thanh để biết nhân vật đó có suy nghĩ nào chưa được nói ra hay không. Còn lại là tương tự với với phần chơi Cross-Examination, không có thử thách và sự trừng phạt nào khi bất ngờ tra hỏi người khác, có thể khiến một số người chơi hơi tiếc nuối về độ thử thách của game.

Cấu trúc của mỗi vụ án trong game

Hay cụ thể hơn ở phần game Adventures, game có một cấu trúc khác biệt hơn rất nhiều so với những game Ace Attorney đã ra mắt trước đó. Với Ace Attorney 1, game sẽ bắt đầu với một vụ án tutorial chỉ với phần một phiên tòa để giới thiệu phần gameplay chính và đáng quan tâm nhất. Điều này đã trở thành một “truyền thống” của series, ngoại trừ hai phần game Ace Attorney Investigations series có phần hơi đặc biệt do giới thiệu người chơi bối cảnh mới, mọi vụ án đầu tiên của Ace Attorney luôn giới thiệu cho người chơi phần gameplay ở phiên tòa đầu tiên.

Bảng số phần Investigations và Trials của Phoenix Wright: Ace Attorney


Quay trở lại với Ace Attorney 1, vụ án thứ hai sẽ có 2-Ivestigations và 2-Trials đan xen lẫn nhau, để biết rằng độ khó đã được nâng lên một xíu. Với ba vụ án sau (bao gồm cả Rise from the Ashes) là 3-Investigations và 3-Trials được đan xen lẫn nhau, nhưng do người chơi đã quá kêu ca rằng nhịp độ của game có phần lê thê với cấu trúc này, nên kể từ Justice For All và những game sau này đã giảm xuống lại còn 2-Investigations và 2-Trials đan xen lẫn nhau.

Bảng số phần Investigations và Trials của The Great Ace Attorney: Adventures

The Great Ace Attorney: Adventures lại không không theo cấu trúc này, do một phần là Ryunosuke không phải là một luật sư ngay từ đầu. Câu chuyện của phần game Adventures được diễn ra như thế này: Vụ án đầu tiên chỉ có phiên tòa để hướng dẫn người chơi, vụ án thứ hai chỉ có phần khám phá hiện trường và phá án ngay tại đó, vụ án thứ ba chỉ có phiên tòa, vụ án thứ tư và vụ án thứ năm theo kiểu một 1-Investigation và 1-Trial. TGAA: Adventures có một trong những cấu trúc phá cách nhất trong cả series, và nó cố gắng làm thế để kể câu chuyện của Ryunosuke Naruhodo. Mặc dù cấu trúc này lại khiến đôi lúc có cảm giác nhịp độ game khá lê thê, nhưng khi mọi thứ được kết nối lại với nhau, nó là một cấu trúc hoàn hảo để cho Ryunosuke phát triển với tư cách là một nhân vật. Dù vậy tôi vẫn nghĩ rằng vụ án thứ năm của phần Adventures nên để cấu trúc là 2-Investigations và 2-Trials đan xen lẫn nhau để có chỗ nghỉ cho vụ án, vì việc chơi liền tù tì phần điều tra và phần phiên tòa cũng khá là mệt mỏi. Thậm chí vụ án thứ ba của game cũng có quãng nghỉ nhỏ dù là nó xảy ra trong một phiên tòa. Với phần game Resolve, game đã quay trở lại với cấu trúc cũ, một vụ tutorial ở phiên tòa, và hầu hết các case còn lại là 2-Investigations và 2-Trials, khiến cho nhịp độ của phần game Resolve tốt hơn rất nhiều so với game trước đó.

Bối cảnh và Câu chuyện

(CẢNH BÁO TIẾT LỘ NỘI DUNG CỦA TGAA CHRONICLES, PHOENIX WRIGHT TRILOGYACE ATTORNEY 4, CÂN NHẮC TRƯỚC KHI ĐỌC)

Trước khi xảy ra Minh Trị Duy Tân (1866-1869), Nhật Bản khi đó đang bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ Mạc Phủ Tokugawa. Mạc Phủ Tokugawa dù có công ổn định đất nước, chính sách bài trừ phương Tây của Mạc phủ lại khiến Nhật Bản trở nên lạc hậu, kém phát triển và nghèo đói. Dân chúng bất mãn, cuộc đấu tranh chính trị nội bộ cùng với sức ép bắt buộc mở cửa hải cảng của các cường quốc phương Tây bởi Phó đề đốc Hải Quân Hoa Kỳ Matthew C. Perry vào năm 1853 khiến cho Mạc Phủ rơi vào thế bí. Cuộc Minh Trị Duy tân xảy ra là do các cường quốc phương Tây đã phát triển công nghệ hiện đại quá xa so với Nhật Bản trong thời gian dài tự cô lập, đồng thời người dân và chính quyền cũng ý thức mối nguy hiểm bị xâm lược từ ngoại quốc.

Nhìn qua về trang phục của Ryunosuke và Susato vốn có phần kết hợp giữa phương Tây và Nhật Bản, ta đã biết được phần nào game lấy bối cảnh ở thời kỳ Minh Trị, một thời kì đang thay đổi xã hội và hiện đại hóa. Những cách suy nghĩ mới trong mọi lĩnh vực của cuộc sống còn đang được thảo luận và hệ thống hóa. Điều này không chỉ bao gồm hệ thống chính quyền của họ, mà còn cả hệ thống luật pháp, được cập nhật để giống phương Tây hơn và ít lệ thuộc hơn vào ý tưởng vô tư về luật pháp của lãnh chúa Samurai địa phương.

Và theo suy đoán của tôi, mốc thời gian của game có thể đặt được vào từ 1899 (năm Hiệp ước Thương mại và Hàng hải Anh-Nhật có hiệu lực) cho đến 1904 (một năm sau khi Natsume Soseki về nước và bắt đầu sự nghiệp của ông). Nhưng vì trong game có khá nhiều sự kiện lịch sử có thật mâu thuẫn suy đoán của tôi về mốc thời gian thật sự trong game, như Cách mạng Tháng Mười của Nga được diễn ra vào năm 1917, không thể nào hợp lý với suy đoán của tôi về mốc thời gian trong game được.

Điều này nói lên rằng, người chơi không nên cho rằng The Great Ace Attorney Chronicles là một game đối xử với lịch sử ở thế giới thật một cách nghiêm túc. Nó là một tác phẩm giả tưởng giả tưởng lấy thời kỳ Minh Trị, một thời kì của sự đổi thay, và theo một cách nào đó, cũng vô cùng hợp lý với series Ace Attorney. Ace Attorney sinh ra với tư cách là một game trinh thám, một game để vui, và có phần lãng mạn hóa những cái trò đùa kì quái. Với Shu Takumi thì câu chuyện trinh thám giống như một cổ tích cho người lớn vậy, đó là lý do ông rất đam mê về game trinh thám, hay cụ thể hơn là series Ace Attorney, cân bằng giữa đời thực và giả tưởng. Thời kì Minh Trị và Victorian chỉ là bối cảnh game, sẽ có ảnh hưởng của thời đại vào trong game và cách các bí ẩn được viết lên, nhưng nó không nên làm rào cản cho tác phẩm nào đó. Liệu những tựa game như vậy có nên bàn luận về lịch sử, các vấn đề xã hội không? Câu trả lời của Shu Takumi cho việc này là không, và vẫn luôn giữ điều này cho bản thân ông và những tác phẩm ông tạo nên suốt những năm qua, và tôi cũng hi vọng người đọc của tôi có câu trả lời cho riêng mình về vấn đề này. Còn giờ hãy cùng tôi bước vào câu chuyện của The Great Ace Attorney Chronicles, với nhân vật chính là…

Ryunosuke Naruhodo

Nếu có gì để miêu tả về Ryunosuke Naruhodo, tôi sẽ nói rằng đây là sự kết hợp giữa Phoenix Wright và Apollo Justice, về cả mặt tính cách cũng như những chủ đề hai nhân vật này đại diện. Phoenix Wright là đại diện về ý nghĩa của việc niềm tin và một luật sư bào chữa lý tưởng, trong khi đó Apollo Justice (ít nhất là trong Ace Attorney 4) là về lỗ hổng trong luật pháp và sự thật. Trong khi Phoenix Wright được phát triển tử tế với ba phần game đầu tiền của series để phát triển chủ đề về niềm tin và luật sư bào chữa lý tưởng, Apollo Justice chỉ có thể hiện chủ để này ở Ace Attorney 4, từ Dual Destinies và Spirit of Justice toàn bộ chủ đề này đã biến mất. Theo một cách nói khác, Shu Takumi vẫn còn mặn mà với những ý tưởng và chủ đề của Ace Attorney 4, vậy nên ông gộp chủ đề và ý tường từ Ace Attorney 1 cho đến Ace Attorney 4 để đem vào The Great Ace Attorney Chronicles, và biết nó thành một câu chuyện hoàn thiện và mạch lạc hơn so với bất kì Ace Attorney nào khác.

The Great Ace Attorney: Adventures – Hành trình với niềm tin

Có thể nói theo cách nào đó thì ở phần Adventures, ta có thể đối chiếu arc của Phoenix Wright trong cả ba game đầu tiên với arc của Ryunosuke chỉ trong một game, chỉ với một từ: niềm tin – believe. Không giống như Phoenix Wright hay Apollo Justice, Ryunosuke lúc đầu không phải là một luật sự, mà là một bị cáo của một vụ án giết người. May mắn thay cho Ryunosuke, Kazuma Asogi, một sinh viên Luật ưu tú năm hai của trường đại học đế quốc Yumei, lại là người bạn thân cũng như luật sư bào chữa của cậu trong vụ án này. Học giỏi, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán, trái ngược hẳn với tính cách của Ryunosuke vốn hiền lành, nhút nhát, khiến cho Ryunosuke vô cùng ngưỡng mộ Kazuma. Mặc dù nhút nhát, nhưng Ryunosuke lại là người sẵn sàng hi sinh vì bạn bè nếu như lợi ích của họ bị hại bởi bản thân.

Những tính cách trên của Ryunosuke được thể hiện rõ trong vụ án đầu tiên của game. Khi giáo sư Yujin Mikotoba giải thích rằng nếu cậu bị tòa tuyên bố có tội, giấc mơ du học Anh Quốc của Kazuma cũng sẽ bị trì hoãn vô thời hạn. Ngay khi phiên tòa bắt đầu, nhân cơ hội thẩm phán hỏi ai là luật sư bào chữa, cậu đã nhanh chóng tư nhận mình sẽ tự bào chữa cho bản thân, trước sự ngạc nhiên và phần nào đôi chút thất vọng của Kazuma vì đã không có phần tin tưởng vào cậu ấy. Nhờ sự trợ giúp của Kazuma và tài năng tiềm ẩn của bản thân, Ryunosuke đã tự mình vượt qua phiên tòa bí mật với tư cách là một luật sư bào chữa không chính thức. Kazuma đã nói Ryunosuke rằng cậu có tài năng trở thành luật sư, bởi vì cậu có khả năng tin tưởng. Với Kauzma, việc tin tưởng vào thân chủ là vũ khí của luật sư bào chữa. Việc Ryunosuke nhìn Kazuma như một thần tượng đáng ngưỡng mộ, đáng noi theo, thì việc cậu lấy lời của Kazuma làm hệ tư tưởng cho bản thân cũng là điều tất yếu.

Điều này càng nổi bật hơn khi Kazuma chết ở vụ án thứ hai của game, còn Ryunosuke một lần nữa phải chứng minh mình vô tội và tìm ra cái sự thật đằng sau cái chết của bạn thân mình. Vì mắc nợ Kazuma ở vụ án đầu tiên và là thần tượng của bản thân cậu, Ryunosuke xung phong sẽ tiếp tục giấc mơ thay đổi luật pháp Nhật Bản của Kazuma và lấy việc tin tưởng vào thân chủ của Kazuma để làm vũ khí của mình khi làm luật sư.

Hai vụ án đầu tiên của phần game Adventures có thể đối chiếu với hai vụ án đầu tiên của Ace Attorney 1 và backstory của Phoenix trong game đó. Phoenix có Mia Fey là một “hình mẫu mentor” của mình, cách mà anh thừa kế di sản làm luật sư do Mia Fey để lại sau khi đã qua đời ở vụ án thứ hai. Nhưng điểm khác biệt giữa Kazuma Asogi và Mia Fey là ở vụ án đầu tiên và các game tiếp cận người chơi và nhân vật chính. Với Ace Attorney 1, vụ án đầu tiên có thời lượng quá ngắn để cho người chơi có thời gian với kết nối với nhân vật Mia Fey, ta không đươc tìm hiểu tại sao Mia Fey lại là một luật sư, tại sao Mia Fey lại quan trọng với Phoenix Wright và ảnh hưởng đến hệ tư tưởng và cách trở thành luật sư của Phoenix. Chúng ta chỉ được kể rằng, Miles Edgeworth đã giải oan cho Phoenix Wright trong một phiên tòa tại lớp cấp một. Từ đó mà Wright noi gương Miles mà muốn trở thành luật sư bào chữa.

Với phần TGAA: Adventures, Kazuma là sự kết hợp giữa Mia Fey và Miles Edgeworth, vừa là bạn thân và “hình mẫu mentor” của Ryunosuke. Vụ án đầu tiên vừa là thiết lập backstory cho Ryunosuke (đối chiếu với phiên tòa tại lớp cấp một của Wright), vừa là thiết lập tư tưởng chủ đề của game – niềm tin, thông qua Kazuma. Vậy nên ở vụ án thứ ba, Ryunosuke cũng Susato gặp thân chủ đầu tiên trong sự nghiệp du học luật Anh Quốc và làm luật sư của họ, Magnus McGilded.

Khoác lên một bộ đồ suit ngay ngắn màu tím, một màu áo vốn chỉ giới nhà giàu và hoàng gia, hình dàng thấp bé nhưng lại một chiếc mũ cao, Magnus McGilded trở nên vô cùng lạc quẻ giữa background có tông màu vàng ấm của game. Bằng việc khéo ăn nói, McGilded đã chuyển sự nghi ngờ tại sao gã không có luật sư lên Tử Thần của Old Bailey, Barok van Zieks, người được cho rằng ai bị gã truy tố sẽ chết, dù được phán có tội hay không. Nhưng Ryunosuke đâu có biết được bản mặt thật của McGilded khi nhận làm luật sư cho gã, một kẻ mượn danh từ thiện để cho vay nặng lãi, một kẻ sẵn sàng bán đất nước để có được một món tiền hời. Đó là lý do tại sao Magnus McGilded là một kẻ ác hoàn hảo để thử thách hệ tư tưởng của Kazuma và Ryunosuke trong vụ án thứ ba: “vũ khí của một luật sư bào chữa là sự tin tưởng tuyệt đối vào thân chủ”.

Dù thắng phiên tòa vụ án thứ ba, nhưng việc chưa bao giờ tìm ra được sự thật và có nghi ngờ về McGilded khiến cho Ryunosuke lung lay niềm tin vào hệ tư tưởng của Kazuma, thiếu niềm tin vào thân chủ ở vụ án thứ tư, Soseki Natsume và thân chủ trong vụ án thứ năm, Gina Lestrade, người đã bị Magnus McGilded ép buộc khai gian cho hắn. Nhưng khi thấy Gina đẩy mọi người ra xa vì cô nghĩ rằng mọi người sẽ không tin tưởng cô, cũng như việc cô không tin tưởng mọi người để tránh tổn thương, Ryunosuke như nhìn thấy bản thân mình ở phiên tòa đầu game. Hiểu được hoàn cảnh của Gina, Ryunosuke quyết đinh tin cô một lần nữa, nhưng lần này, cậu cũng tin tưởng vào bản năng của cậu khi nói rằng Gina đang nói sự thật. Bước vào phiên tòa với việc chấp nhận những gì sẽ xảy ra với cậu và thân chủ của mình, Ryunosuke càng tin vào bản năng của mình hơn nữa để tìm ra sự thật, và đó là lúc cậu nhận ra rằng, tin vào thân chủ là một chuyện, tin vào bản năng của bản thân để tìm ra sự thật là còn quan trọng hơn rất nhiều.

Cuối game, chính Ryunosuke đã giúp Gina hiểu ra được rằng niềm tin quan trọng đến nhường nào, và bằng cách đã giúp đỡ cô vô tội trong cáo buộc mưu sát, cùng với đó khôi phục lại niềm tin vào pháp luật của Susato vì nhờ chính “tội lỗi” của cô mà Ryunosuke mới thắng được phiên tòa. Tựa game kết thúc với việc Susato chào tạm biệt Ryunosuke và trở về nước trong ánh nắng ban mai.

The Great Ace Attorney: Resolve – Bạn đồng hành với sự thật

Một trong những line quan trong nhất của Case 3 để nói về sự phát triển của Ryunosuke

Sau vụ án cuối cùng của Adventures, Ryunosuke bị đình chỉ khỏi phòng xử án 6 tháng do làm lộ bí mật quốc gia của Anh Quốc và để cho một người có tội trong tự do. Khi việc đình chỉ được gỡ bỏ bởi Chánh án Tối cao Mael Stronghart, Ryunosuke đã có ngay cho mình một thân chủ mới, một nhà khoa học tên là Albert Harebrayne và cũng là bạn thân của Barok van Zieks. Như đã nói ở trên, Ryunosuke giờ đây đã tư tin hơn vào bản thân mình, rằng sự thật sẽ tự tìm đến cậu nếu như cậu tin vào bản năng của mình. Bằng cách chứng minh khoa học của Albert là giả tạo và bị người khác lợi dụng để thực hiện tội ác, Ryunosuke đã khám phá được một tội ác khác kinh khủng hơn, tội ác của The Professor sử dụng chó săn để giết người hàng loạt bị che đậy bởi chính phủ Anh Quốc. Càng kinh hãi hơn khi Ryunosuke và Susato nhận ra đó là cha của Kazuma, Genshin Asogi, đã bị buộc tội cho việc trở thành kẻ giết người hàng hoạt.

Trong phòng xử án lúc đó, một tiếng thét kêu lên đây đầy đau đớn, tiếng thét đó thuộc về môn đệ đeo mặt nạ của van Zieks. Cởi bỏ lớp mặt nạ đó ra chả ai khác chính là Kazuma Asogi, người được cho là đã chết ở trên con đường tới Anh Quốc. Việc trở về từ “cõi chết” của Kazuma Asogi đã làm Ryunosuke, Susato và cả người chơi xúc động. Vì kể từ khi “chết”, bóng hình của Kazuma vẫn hiện lên trong tâm trí của người chơi, Susato và đặc biệt Ryunosuke, từ việc cậu nhìn Kazuma như một thần tượng, cho đến việc cậu lấy lời nói của Kazuma làm hệ tư tưởng cho cách cậu làm việc.

Đối mặt với Kazuma trong phiên tòa đầy căng thẳng, với bị cáo là Tử Thần của Old Bailey là hợp lý với những gì đã thiết lập từ game đầu tiên cho đến thời điểm diễn ra phiên tòa. Dù quý Kazuma bao nhiêu, Ryunosuke cũng không một lần để tuột mất sự thật khỏi tay cậu. Khi Kazuma mù quáng mà đuổi theo sự thật, Ryunosuke mới là người tìm ra nó. Khi Barok van Zieks còn mù quáng tin vào anh mình, Klint van Zieks, Ryunosuke đưa ra bằng chứng rằng chính Klint mới là The Professor, kẻ giết người hàng loạt 10 năm về trước. Còn Mael Stronghart lại nghĩ rằng sự thật (ở đây là Klint van Zieks là kẻ giết người hàng loạt) sẽ làm người dân mất niềm tin vào Luật Pháp của nước Anh, Ryunosuke chứng minh điều ngược lại bằng cách đưa ra sự thật với Barok van Zieks, và Barok hoàn toàn có thể xử lý tin sốc này, thì người dân cũng có thể chấp nhận điều này. Và tất nhiên, Ryunosuke không làm điều này một mình, tất cả mọi người cậu quen đều góp phần công sức để sự thật được tiết lộ, thậm chí là cú clutch cuối cùng của Herlock Sholmes cũng chính là kết quả của Ryunosuke về việc tin tưởng vào những người bạn đồng hành của mình mà tìm ra sự thật. Và tôi gọi đó là “cách giải quyết của Ryunosuke Naruhodo”.

Susato Mikotoba

Susato được thiết kế dựa trên một nguyên mẫu “Yamato Nadeshiko”, một hình tượng người phụ nữ hoàn hảo theo góc nhìn của đàn ông Nhật, nhưng với một cái twist: cô lại mang chút nét tính cách của một cô nàng tomboy. Mặc dù là một trong những trợ lý nhỏ tuổi nhất trong Ace Attorney, Susato lại vô cùng trưởng thành về mặt tính cách, cô có kiến thức rộng về luật để giúp đỡ Ryunosuke, đồng thời cũng khéo ăn nói như một “Yamato Nadeshiko”. Chính vì thế mà cô ít khi nói ra cảm xúc thực của mình về những vấn đề liên quan trực tiếp tới cảm xúc của cô với người khác *cough* Ryunosuke *cough*.

Có thể nói rằng, Susato có một arc gần như tương tự như Ryunosuke, chỉ có điều với tư cách là một trợ lý hợp pháp của bên bào chữa. Cùng với việc ngưỡng mộ Kazuma tài năng và sự quyết tâm của anh từ khi còn nhỏ, Susato cũng không thoát khỏi việc nhìn anh như một thần tượng như Ryunosuke. Khi bị chính Magnus McGilded làm thử thách về niềm tin pháp luật ở vụ án thứ ba, cô chọn cách phá luật (làm thay đổi hiện trường) ở vụ án thứ năm để giúp Gina. Cảm thấy tội lỗi vì những gì đã làm, cô quyết định không nói điều gì cho Ryunosuke để tránh phiền tòa của anh trở nên khó khăn hơn và có thể quy vào tội đồng lõa với Susato về việc can thiệp vào hiện trường. Nhưng chính Ryunosuke đã giúp cô nhận ra rằng, việc cô làm là để bảo vệ người khác, chứ không phải là để bảo vệ chính mình, và cô không nên cảm thấy tội lỗi về việc đó. Điều này khiến cô trân trọng lời nói của Ryunosuke và tin vào bản thân mình hơn để tiếp tục trở thành trợ lý hợp phát bên bào chữa.

Sang tới Resolve, tựa game là về việc phát triển cô trở nên độc lập với những gì cô đã biết, và để sự thật dẫn đường cho bản thân. Từ việc giả trai để bảo vệ bạn thân của mình, cho đền việc vực Ryunosuke lại trong giây phút cậu nghi ngờ bản thân. Susato trở nên tự tin hơn vào con đường cô đã chọn. Và khi đối diện với Kazuma, dù buồn cho việc không thể ủng hộ Kazuma, nhưng cô vẫn chọn việc tin tưởng Barok van Zieks chứ nhất quyết không chịu đổi bên. Và rồi để đến cuối game, cô quyết định nói với Kazuma rằng cô sẽ về nước cùng Ryunosuke chứ sẽ không tiếp tục theo chân cậu, theo chân người cô coi là thần tượng của mình. Như Ryunosuke, cô vượt qua cái bóng của Kazuma để tự tạo nên con đường của cô, theo gọi con tim của mình mách bảo, lập nghiệp cùng Ryunosuke tại quê nhà.

Herlock Sholmes/Sherlock Holmes và Iris Wilson/Iris Watson

Chúng ta thường biết đến Shelock Holmes là một nhân vật có tính cách khá lạnh lùng, ít bạn bè, có phần lập dị, không biết những kiến thức cơ bản vốn nhiều người bình thường biết, bù lại gã lại biết cách quan sát, suy luật nhờ vào nền tảng kiến thức quan trọng trọng trong công việc của gã. Và đáng tiếc thay, đó là những nét nổi bật nhất của Sherlock Holmes mà mọi người thường biết. Không phải ai cũng biết rằng, Sherlock Holmes cũng là một nhân vật có sự phát triển riêng của bản thân, biết đồng cảm hơn với con người, biết yêu quý hơn những người xung quanh anh. Nhưng khổ nỗi, Arthur Conan Doyle Estate vẫn còn nắm giữ bản quyền về những câu chuyện này, khiến cho hình tượng Holmes có cảm xúc ít khi được thể hiện ra công chúng mà thường chỉ giữ nguyên một Holmes lạnh lùng, dùng lý trí để quyết đấu với tội phạm. Hầu hết những phiên bản Holmes thể hiện cảm xúc của mình thường ít được biết đến, hoặc là viết một cách gây cười cho khán giả. Đó là lý do chúng ta có cái tên Herlock Sholmes để tránh bản quyền về nhân vật, một cái tên đã được từng sử dụng bởi chính tác giả Maurice Leblanc cho Arsène Lupin vs Helock Sholmes.

Herlock Sholmes của The Great Ace Attorney là một gã giả ngốc, có phần thiếu nhạy cảm về cảm xúc, nhưng lại là một người đáng tin cậy trong công việc của gã dù người chơi có muốn tin hay không. Phần lớn thời gian trong Dance of Dedution gã giả ngốc để chỉ dẫn Ryunosuke cách quan sát và suy luận, và phần lớn thời gian còn lại là gã quan tâm tới những người xung quanh gã, từ Ryunosuke, Susato, cho đến những người không ưa thích sự hiện diện có mặt của gã lắm như Tobias Gregson và Barok van Zieks. Nhưng người gã quan tâm và yêu thương nhiều nhất lại không ai khác chính là Iris Wilson.

Iris Wilson được giới thiệu trong game như là một đứa trẻ thiên tài được nuôi dạy bởi Sholmes, cũng là tác giả “Những cuộc phiêu lưu của Herlock Sholmes”, thay thế cho John H. Watson (trong game là John H. Wilson) trong truyện gốc. Iris là bằng chứng rõ ràng nhất cho việc Sholmes không hề đần độn, mà thực sự tài năng, đến mức nuôi Iris trở nên thông minh hơi quá đà so với một đứa trẻ 10 tuổi. Nhưng nói thế nào thì nói, Iris vẫn chỉ có đầu óc nhận thức của một đứa trẻ 10 tuổi, cô bé không có khả năng nhìn thấu sự thật mà cô bé không thể tìm hiểu. Không giống như những Ace Attorney 4, Trucy coi Phoenix là cha nuôi của mình, Iris lại không hoàn toàn thừa nhân Sholmes về cha dượng và vẫn luôn thắc mắc về bố mẹ thật của mình. Với những manh mối có sẵn trong tay (báo cáo khám nghiệm tử thi Klint van Zieks có chữ ký John H. Wilson và những tập nhật ký thuộc về người đồng nghiệp vủa Sholmes), Iris đã có những kết luận vội vàng rằng John H. Wilson là người cha ruột của mình.

Tất nhiên chữ viết trong báo cáo tử thi Klint van Zieks và những tập nhật ký là thuộc về Yujin Mikotoba, người bạn đồng hành thực sự của Sholmes. Chữ ký của John H. Wilson chỉ là một màn đánh lạc hướng ngoạn mục của game về danh tính thật của cha Iris, Klint van Zieks. Trong khi gần kết thúc của game, Iris nghĩ rằng việc tìm kiếm danh tính người cha thật của cô bé lại tốn quá nhiều công sức của mọi người, nên cô quyết định từ bỏ nó và quyết định nhìn vào sự thật trước mắt, cô có một người cha nuôi tuyệt vời tên Herlock Sholmes. Trong khi cùng tối hôm đó, Yujin Mikotoba nói rằng, việc nhìn thấy Ryunosuke chiến đấu vì sự thật, ông và Sholmes cũng không muốn giấu cô bé sự thật về cha mình, thay vì thực hiện lời hứa của Genshin Asogi rằng sẽ không bao giờ cho Iris biết về cha mẹ ruột của cô. Với mọi việc liên quan đến vụ án The Profesor đã được giải quyết, tôi hi vọng hằng chỉ ít lâu trong tương lai, Sholmes và Barok sẽ nói sự thật với Iris.

Barok van Zieks

Barok van Zieks, gã công tố viên theo đuổi sự thật và chỉ sự thật mà thôi, lại là một trong những nhân vật ấn tượng nhất The Great Ace Attorney Chronicles. Lần đầu nhìn thấy Barok, bạn sẽ liên tưởng đến ngay Miles Edgeworth, chỉ có điều trông hắn lạnh lùng và giống ma cà rồng hơn… Mái tóc rẽ ngôi và có màu bạc muối tiêu? Có. Không biết cười tử tế? Có. Làm công tố viên vì quá khứ có người thân mất? Có. Thực sự theo đuổi sự thật? Có nốt. Điều khác biệt với gã và Edgeworth là gã trông như thể thần chết thực sự cho hầu hết những ai là bị cáo của hắn, một kẻ khát… sự thật. Đó là tâm trí gã khi ở trong tòa, gã không tin tưởng bất kì ai, kể cả cảnh sát hay những cấp trên của gã. Mỗi khi bước vào phiên tòa, gã chỉ mong muốn bên bào chữa có thể có cùng tâm trí theo đuổi sự thật đến cùng như gã.

Tất nhiên điều này xuất hiện là do sự ảnh hưởng của anh trai gã, Klint van Zieks, một cố công tố viên, một người theo đuổi công lý đến cùng. Barok, cũng như người dân Anh Quốc chưa bao giờ biết sự thật về Klint van Zieks, nhìn anh với ánh hào quang trên đầu, một người chính trực chưa bao giờ làm điều gì sai. Trong khi đó sự thật lại hoàn toàn ngược lại, Klint van Zieks, một công tố viên đam mê theo đuổi công lý, lại bất lực trước những tội phạm có nhiều sức mạnh quyền lực hơn anh. Tuyệt vọng, anh quyết định tự tay giết một kẻ tham nhũng trong Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland bằng cách dùng con chó săn cắn nát họng gã. Và không may mắn rằng đã có người phát hiện ra chuyện đó là lợi dụng anh cho nước cờ quyền lực của họ.

Chỉ với một lời khai mà Barok đã đoán được phiên tòa đã được sắp đặt

Anh em nhà van Zieks có vẻ được dựa trên ý tưởng của anh em nhà Gavin trong Ace Attorney 4, câu chuyện về một người anh đáng ngưỡng mộ nhưng thực ra là một kẻ sát nhân, trong khi đó người em lại theo đuổi công lý đến cùng. Không giống như anh em nhà Gavin, vốn được thể hiện rất ít trong game gốc, người chơi thường phải tự diễn dịch ý kiến cá nhân của họ vào bằng những gì đã được show trong game (và cũng có rất ít thứ để tự diễn dịch). Anh em nhà van Zieks lại thể hiện ngược lại, dù Klint van Zieks không hề có mặt trong game một giây phút nào, sức ảnh hưởng của Klint lên em trai mình và nhưng người biết anh ta bao phủ toàn bộ câu chuyện của game.

Từng giây phút khi Barok van Zieks nhắc đến anh trai mình và vụ án The Professor, nỗi đau của gã lại càng sâu hơn, vì gã chưa bao giờ để ý rằng người bạn của mình lại là người cố bảo vệ mình khỏi sự thật kinh hoàng. Sự thật về The Professor khiến cái nhìn của Barok về người anh trai mình đảo lộn hoàn toàn, những sự thực đó là quá sức chịu đựng với một người bình thường. Nhưng Barok đâu phải bình thường, gã là một người theo đuổi sự thật đến cùng, và khi đối mặt sự thật đó, gã chấp nhân nó và bước tiếp cùng phiên tòa để lật đổ những quyền lực sót lại của Mael Stronghart.

Kazuma Asogi

Kazuma Asogi, nếu như được phân tích cái tên là ra thì có thể mang ý nghĩa như thế này: Họ Asogi trong bảng chữ Kanji là 亜双義 đồng âm với thuật ngữ 阿僧祇 (あそうぎ), nghĩa là 10^56. Bản thân từ 阿僧祇 là để nói đến A-tăng-kỳ, một tên gọi dùng trong Phật giáo nhằm chỉ đến con số 10^104, trong tiếng Phạn nó có nghĩa là “không thể đếm được”, “vô số” hay “vô hạn”. Ta cũng có thể để ý cụm từ そうぎ trong Asogi (あそうぎ) đồng âm với 葬儀, có nghĩa là nói đến đám tang, dường như ám chỉ đến “cái chết” của anh trong tựa game. Trong khi đó cái tên Kazuma trong bảng chữ cái Kanji là 一真, có nghĩa là dịch ra là một sự thật, và khi cái tên Kazuma Asogi được ghi đầy đủ ở chữ Kanji thành 亜双義 一真 thì có thể hiểu rằng là “một sự thật không thể sánh được”, điềm báo trước về cả hành trình của anh.

Ace Attorney vốn nổi tiếng về việc chơi chữ trong game, và tên của Kazuma cũng không phải ngoại lệ. Nhưng không giống như nhiều nhân vật khác vốn chơi chữ dựa trên tính cách đặc điểm của nhân vật hay để gây hài, tên của Kazuma lại như thể vừa nói lên con người anh, vừa là điểm báo trước về hành trình đi tìm sự thật về cha mình, một người chính trực và quyết tâm theo đuổi công lý đến cùng. Những gì cậu thể hiện bản thân ở đầu game, ta có thể kết luận rằng Kazuma cũng khá giống cha mình, Genshin Asogi, một người cứng đầu, có ý chí mạnh mẽ, tài năng về am hiểu luật pháp và cực kì độc lập. Vậy nên cậu không tin vào mắt mình khi một ngày nọ có một bức thư nặc danh nói rằng cha mình là một kẻ giết người, và Kazuma lấy đó làm động lực để trở thành luật sư bào chữa và quyết đinh du học Anh Quốc. Nhưng khi đi du học Anh Quốc, anh bị lôi kéo vào một cuộc ám sát trao đổi giữa hai Anh Quốc và Nhật Bản, hoặc cậu buộc phải thực hiện ám sát một người ở nước Anh, hoặc là chuyến đi du học sẽ bị hủy bỏ. Cậu chấp nhận điều đó, nhưng lôi kéo Ryunosuke đi cùng như thể một người giúp la bàn đạo đức của cậu luôn chỉ đúng hướng.

Nhưng thật đáng tiếc rằng sự cố trên tàu SS Burya lại khiến chuyến đi của cậu bị trì hoãn trong một thời gian dài, nhiều người tưởng rằng cậu đã chết, trên thực tế cậu chỉ bất tỉnh rất lâu và mất trí nhớ. Và sau một thời gian đó, cuối cùng cậu cũng đến được nước Anh, muộn hơn Ryunosuke khoảng 5 tháng trong tình trạng không nhớ gì cả ngoại trừ tiếng Anh và hiếu biết của cậu về pháp luật nơi đây. Mael Stronghart đã nhanh chóng nhận ra cậu và cho cậu đeo mặt nạ để tránh việc bị người khác nhận thấy (ở đây là Ryunosuke Naruhodo và Susato Mikotoba). Kazuma chỉ lấy lại được trí nhớ khi cậu nhìn thấy mặt cha mình dưới dạng tượng sáp mang danh kẻ giết người. Ngay sau đó, anh nhanh chóng vào việc tìm hiểu tại sao sự thật về người cha của mình, bằng cách tra hỏi nạn nhân của vụ án cuối cùng, Tobias Gregson, và rồi bỏ đi ngay sau đó sau khi có được thông tin cần thiết, đồng thời tránh cơn khát trả thù khơi dậy khi Gregson kích động anh bằng việc vẫn nghĩ cha anh là kẻ giết người.

Biết được cha mình bị kết tội bởi bằng chứng giả do chính Barok truy tố, Kazuma liên tục ghép tội giết người vào Barok van Zieks nhằm trả thù, nhưng bằng những lập luận và bằng chứng. Hình tượng đẹp đẽ về một Kazuma chiến đầu vì lẽ phải sụp đổ trước mắt Ryunosuke. Bạn nghĩ rằng sự am hiểu pháp luật nước Anh sâu rộng của cậu là một điều tốt? Kazuma là một trong những công tố viên có lập luận chắc chắn nhất cả game, có thể nói là cả series Ace Attorney cũng không sai, và cậu dùng chúng một cách khôn ngoan, bất ngờ và khốc liệt. Bạn nghĩ rằng sự kiên định và ý chí mạnh mẽ của Kazuma là đang ngưỡng mộ? Cậu chỉ là một kẻ tuyệt vọng cứng đầu với mong muốn trả thù Barok bằng luật pháp và bằng chứng. Bạn nghĩ rằng sự độc lập thể hiện cậu ấy mạnh mẽ? Cậu ta bị dồn vào chân tường khi hết cách để chứng minh sự thật về cha mình, đến mức phải cầu xin Ryunosuke tin tưởng vào cậu không kết thúc phiên tòa.

The Great Ace Attorney Chronicles mổ xẻ nhân vật Kazuma Asogi ngay trước mắt người chơi một cách xuất sắc, và đó vẫn chưa phải là hết. Tôi nghĩ rằng Kazuma cũng là nhân vật duy nhất trong game có thể đối chiếu với nhiều nhân vật gốc nhất trong OG Trilogy, Kazuma là nhân vật có hệ tư tưởng ảnh hưởng lên nhân vật chính (Mia Fey), cũng là bạn thân của nhân vật chính (Miles Edgeworth) và cái chết của cậu bị phóng đại (Godot). Chỉ với một vụ án duy nhất, Kazuma Asogi lại là một trong những công tố viên ấn tượng nhất cả series. Dù có mong muốn trả thù cho cha mình, tính cách của Kazuma không hề bị đảo ngược hoàn toàn, mà chỉ là cho người chơi thấy mặt tối của cậu. Dưới lớp mặt nạ về một con người đầy tài năng, hoàn toàn tự tin, độc lập là một con người đầy lỗi lầm, một con người không sẵn sàng tha thứ cho Barok van Zieks về vì đã truy tố cha anh dù đã biết toàn bộ sự thật, một con người trong tích tắc đã có ý định giết người vì nóng giận, một người chưa sẵn sàng để đối mặt với mặt tối của mình. Đó cũng chính là lý do Kazuma để Ryunosuke giữ lấy thanh Katana “Karuma” ở cuối game, một thanh kiếm của chính cha cậu để lại, một thanh kiếm biểu tượng cho công lý thì không đáng được cầm bởi một người chưa sẵn sàng đối mặt với mặt tối của mình như cậu.

Mael Stronghart


“To fight those who dwell in the darkness requires at least some of us occupy the darkness ourselves.”


Lời bào chữa của Mael Stronghart khi gã nói về tội ác của hắn. Có thể nói Mael Stronghart là một trong những kẻ ác ấn tượng nhất cả series Ace Attorney, dù đều nói về pháp luật hay lạm dụng quyền lực. Hắn chọn bảo vệ luật pháp và trật tự nước Anh trên những lời nói dối, và sẵn sàng loại bỏ bất kì ai cản đường hoặc biết rõ bí mật về y. Thú thực, cái trope kẻ ác thuộc về một tổ chứ chính trị tham nhũng không phải điều gì đó mới mẻ đối với những câu chuyện trinh thám nói chung, và Ace Attorney nói riêng. Nhưng hầu hết những kẻ đó đều tự tay thực hiện tội ác rồi để bị tìm bằng chứng và bắt tại trận, và mục đích của họ thường là tiền, quyền lực danh tiếng cho mục tiêu cá nhân của chúng. Mael Stronghart cũng gần như vậy, chỉ có điều mục tiêu của gã là để bảo vệ luật pháp và trật tự nước Anh theo… quá gần với nghĩa đen. Hắn cam kết với hệ tư tưởng đó và sẵn sàng làm mọi thứ để bào chữa cho mục đích của mình.

Khi vụ giết người đầu tiên của The Professor xảy ra, Mael Stronghart, lúc đó là một công tố viên, nhanh chóng nhận ra tội ác của Klint và thao túng anh làm những việc giết người cho hắn. Dù hầu hết những kẻ bị The Professor giết hại đều thuộc thành phần tham nhũng hoặc tội phạm nhiều quyền lực, danh tiếng của kẻ giết người vẫn được vang rộng khắp London. Những điều này giúp cho quyền lực của Mael Stronghart lên nhanh chóng, có ngay cho mình vị trí Chánh án Tối Cao. Và khi Klint chết, gã dùng mọi biện pháp để che đậy tội ác của The Professor, hợp tác với Tobias Gregson để làm giả bằng chứng cho phiên tòa bí mật, lợi dụng John H. Wilson và Courtney Sithe che giấu việc làm giả báo cáo tử thi của Klint van Zieks.

Sau cái chết của “The Professor”, Mael Stronghart tiếp tục tạo dụng cho Barok với danh tiếng The Reaper of Old Bailey, với việc không ai bị Barok truy tố mà không chết, dù được phán vô tội hay có tội. Danh tiếng của The Reaper vang xa vì Stronghart có những sự trợ giúp đặc lực, cụ thể ở đây là thám tử Tobias Gregson hỗ trợ về mặt thông tin và Jezail Brett hỗ trợ về việc thi thực các vụ ám sát. Nhưng không nghĩa là hắn thỏa mãn về mặt quyền lực để thay đổi luật pháp Anh Quốc. “I like everything to run smoothly, in the exact manner that I prescribe. Like a well-oiled machine.” Đó là những lời của Mael Stronghart khi hắn thấy ở chức vụ Chánh án Tối cao là không đủ với hắn, và quyết định thực hiện kế hoạch ám sát những người biết bí mật của hắn trước khi nhậm chức Bộ trưởng Tư pháp. Và hắn làm vậy bằng cách thao túng mọi người xung quanh y, trong khi hắn không làm bất cứ điều gì cả ngoài việc đưa lệnh xuống cấp dưới của mình.

Không giống như nhiều kẻ ác trước đây của Ace Attorney, điều duy nhất mà Stronghart làm đe dọa và thao túng, ngay cả ý chí và di chúc của Klint van Zieks chỉ chứng minh rằng gã đe dọa, không có bằng chứng nào gã trực tiếp tham dự vào việc ám sát hay thực sự thực hiện việc tống tiền. Điều này khiến hắn dễ dàng thao túng cả phiên tòa đứng về phe hắn, biện minh cho hành động của hắn là để phục vụ một hệ tư tưởng lớn lao hơn (man, I’m just thought he was playing too much Shin Megami Tensei Law Route). Gã thực sự nghĩ rằng pháp luật và trật tự nước Anh sẽ sụp đổ nếu như mọi người và đặc biệt là Nữ hoàng biết được sự thật. Vậy nên Ryunosuke đã chấp nhận chơi liều phen cuối để có thể lật đổ quyền lực của Mael Stronghart. “So… Would you care to join me for the last dance of logic and reasoning?”

Kết thúc một phiên tòa của thập kỉ bằng sự kỳ quái

Lươn lẹo là giỏi

Trước khi trình bày logic và lý luận của tôi, tôi cần bạn hiểu hai khái niệm: Deus Ex Machina và Chehkov’s gun. Deus Ex Machina theo tiếng Latin có nghĩa là “vị thần đến từ cỗ máy”, là một công cụ dẫn chuyện được sử dụng một vấn đề dường như không thể giải quyết được trong câu chuyện đột ngột được giải quyết bằng một sự xuất hiện bất ngờ (dường như không thể nào xảy ra được). Trong cách kể chuyện hiện đại, rất ít khi Deus Ex Machina được đụng tới, một phần vì nó quá ngẫu nhiên khiến cho câu chuyện không còn hợp lý, và một phần là nó không cho được khán giả thỏa mãn về cách giải quyết câu chuyện.

Trong khi đó, Chehkov’s gun là một công cụ kể chuyện khác được đưa bởi ra bởi nhà văn Anton Chekhov, nói rằng mọi yếu tố trong câu chuyện đều phải có mục đích rõ ràng và vai trò thích đáng, những thứ thừa thãi thì nên bỏ đi. Tôi có thể lấy ngay ví dụ vệt máu của nạn nhân trong vụ án “The Return of the Great Departed Soul” ở Resolve, một vệt máu chảy thẳng xuống chứ không loang lổ khắp chiếc áo. Và phải đến tận giờ phút cuối cùng, người chơi mới có thể hiểu được tại sao vệt máu lại chảy thẳng xuống như vậy để bắt được hung thủ.

Chehkov’s gun của vụ án cuối cùng

The Resolve of Ryunosuke Naruhodo đã đưa đến cho người chơi một cái Deus Ex Machina bằng cách sử dụng Chehkov’s gun, và điều đó là rất hiếm có. Vì một trong những cách phá bỏ sự bất ngờ vô cùng vô lý của Deus Ex Machina là bằng cách sử dụng Chehkov’s gun, bằng cách giới thiệu cái gì gây nên cái mà ta gọi là “Deus Ex Machina” đó ngay từ đầu. Nhưng ở đây, Shu Takumi không làm thế. Có rất nhiều lý do giải thích cho việc này, có thể do budget có giới hạn, có thể vì deadline mà không làm được và nhiều lí do khác liên quan đến quá trình phát triển game. Nhưng cũng có một cách khác để diễn giải tại sao Shu Takumi chấp nhận một Deus Ex Machina trong vụ án cuối, và cực kì hợp lý cách ông viết câu chuyện cho Ace Attorney: vì nó vui. Và đúng là Deus Ex Machina của vụ án cuối cùng lại vui và thỏa mãn thật.

Sau khi phơi ra toàn bộ tội ác của Stronghart, cả phiên tòa vẫn đứng về phe của gã và cho rằng lý tưởng “the end justifies the means” của hắn là đúng. Ryunosuke chấp nhận chơi liều, sử dụng bùa may mắn có hình con thỏ mặc đồ Sholmes của Iris (vốn là một chiếc điện thoại) để gọi Sholmes tới. Chiếc bùa may mắn này có thể coi là một cái Chehkov’s gun để “triệu hồi” Sholmes. Nhưng Sholmes không xuất hiện với hình dạng thông thường, gã xuất hiện với tư cách là một hologram, một phát minh mới của gã có thể truyền tải hình ảnh từ xa cho người khác xem bằng hai chiều, chiều đầu tiên là dành cho phiên tỏa bí mật của thập kỉ, và chiều còn lại là dành Nữ hoàng Victoria. Dù đã có dấu hiệu báo trước về Nữ hoàng bằng cách nhắc đến trước khi bắt đầu mỗi phiên tòa, cách Sholmes sử dụng phát minh mới của gã để truyển tài hình ảnh phiên tòa tới Nữ Hoàng là một điều thực sự bất ngờ không biết từ đâu ra. Vậy nên có thể nói rằng Nữ Hoàng ở đây như là một vị Thần đến từ cỗ máy thực sự, và nó hợp lý về mặt logic một cách kỳ quặc.

Cảnh toàn phiên tòa embrace góc nhìn của Nữ hoàng

Chẳng có nghi ngờ gì về việc làm của Sholmes hoàn toàn một cái Deus Ex Machina trong ngữ cảnh của game, nhưng tôi nghĩ rằng cách game liên kết với người chơi mới khiến Deus Ex Machina này trở nên có phần đặc biệt hơn hẳn. The Great Ace Attorney Chronicles là một video game, người chơi là người có quyền hành cao nhất trong khi chơi và có lẽ chỉ sau đôi ngũ làm game. Vậy ta có thể hiểu rằng Sholmes ở đây chính là người hiểu toàn bộ plot của game, một nhân vật không hoàn toàn chơi theo luật của câu chuyện, một cái avatar cho tác giả. Vậy nên Sholmes có những phát minh kì quặc nó giống như tác giả sử dụng công cụ để giúp nhân vật chính dẫn dắt. Vậy ta có thể xem Nữ Hoàng Victoria ở đây ám chỉ chúng ta, người chơi, người vừa chứng kiến toàn bộ diễn ra ngay trước mắt, nói trắng ra là một “vị thần”. Qua chiếc màn hình hiện lên video game chúng ta chơi, một cái camera để chúng ta nhìn thẳng vào những gì diễn ra trong game. Đó là lý do tại sao chúng ta có việc Sholmes nói rằng anh ta ở cùng địa điểm với Nữ hoàng, cũng là lý do có cảnh Sholmes đưa lệnh của Bệ hạ tới phiên tòa mà không có bất kỳ cái model 3D của Nữ vương Anh Quốc. Và Stronghart ngay khi phát hiện ra Nữ hoàng đang chứng kiến phiên toà, camera của game đã khéo léo chuyển ngay sang một cảnh toàn như thể có một chiếc camera ở ngay đó, phá vỡ bức tường thứ tư một cách tế nhị.

Đây không phải lần đầu tiên dòng game Ace Attorney phá vỡ bức tường thứ tư để cho người chơi tham gia vào phiên tòa, quyết định kẻ ác phải chấp nhận tội ác của mình. Trong Turnabout Succession của Ace Attorney 4, người chơi có thể vào vai Lamiroir, một thành viên bồi thẩm phán để quyết định có tội hay vô tội cho bị cáo, và có thể nói rằng… nó không thành công cho lắm. Vậy nên The Great Ace Attorney: Resolve quyết định làm một cái Deus Ex Machina hoạt động trong cả ngữ cảnh của game cũng như meta về sự hiện diện của người chơi trong tựa game, để người chơi có cảm giác rằng họ đang chung vui với những nhân vật trong game, đồng thời cũng là cách sử dụng lại cú twist kỳ quặc của Turnabout Succession.

(hoặc là tôi đã diễn dịch hơi quá ngữ cảnh của game…)

Âm nhạc

Dòng game Ace Attorney luôn có những Orignal Soundtrack tuyệt vời đề đẩy cảm xúc của người chơi lên cao trào. Chắc hẳn nhiều người hâm mộ vẫn còn vương vấn với track Objection 2001 của Masakazu Sugimori trong Ace Attorney 1, Hotline of Fate của Akumi Kimura trong Justice For All, Reminiscence ~ The Bitter Taste of Truth của Noriyuki Iwadare trong Trials and Tribulations hay Pursuit ~ Overtaken của Toshihiko Horiyama trong Ace Attorney 4. Những OST của game đều có sự xuất sắc nhất định để giúp người chơi chơi game thoải mái hơn. Nhưng có một vấn đề, không phải game nào cũng có âm nhạc build up tốt để người chơi có thể trải nghiệm âm nhạc tốt hơn, một càm giác phấn khích khi bứt phá được lời nói dối của hung thủ.

Yoshiya Terayama, Hiromitsu Maeba và quan trọng nhất là Yasumasa Kitagawa, người đã từng soạn nhạc trong game Professor Layton vs. Phoenix Wright: Ace Attorney, đã dồn hết tài năng của họ cho những bản nhạc trong The Great Ace Attorney Chronicles, không chỉ là những bản nhạc Pursuit hay Objection thông thường, mà có cả những bản nhạc “báo hiệu” trước khi bước vào giai đoạn “Objection” chính thức hay những khoảnh khắc tìm ra được sự thật và tấn công vào điểm yếu trong luận điểm của hung thủ. Ngoài ra, một nhân vật trong game có thể có rất nhiều bản nhạc để diễn tả cảm xúc cá nhân của họ, khiến cho tôi càng khâm phục hơn hẳn sự đầu tư âm nhạc của game. Tôi không nói rằng mình có đủ kiến thức về âm nhạc để chỉ ra tất cả lý thuyết âm nhạc trong tựa game này, nhưng tôi sẽ nói những điều tôi hết sức trân trọng trong âm nhạc của The Great Ace Attorney Chronicles.

Ryunosuke Naruhodo

Tất nhiên, là nhân vật chính của tựa game, Ryunosuke được ưu ái hẳn 6 bản nhạc cho riêng anh. Thông thường trong Ace Attorney game, nhân vật chính chỉ có một bản nhạc Objection làm nhạc chủ đề cho nhân vật đó, và một bản nhạc Pursuit làm nhạc chủ đề trong game. Nhưng đây đâu phải là “Luật sư tài ba”, đây là “Luật sư ĐẠI tài”, vậy nên cái gì cũng phải to lớn hơn bình thường, bao gồm cả âm nhạc, vậy nên ta có thể bắt đầu với…

Ryunosuke Naruhodo – Overtune to Adventures

Không nghi ngờ gì, đây là nhạc chủ đề dành cho cá nhân Ryunosuke, mang cảm giác nhân vật chính bắt đầu cuộc hành trình của mình, người chơi thậm chí có thể nghe thấy leitmotiv của “Objection! 2001” trong bản nhạc này (và nhiều bản nhạc khác của Ryunosuke). Bản nhạc chủ đề này được sử dụng chủ yếu ở title screen, nhưng cũng được sử dụng trước khi Ryunosuke nói ra tiếng “Objection” đầu tiên trong game. Ngoài ra nó cũng được sử dụng rất nhiều ở game Adventures, một bản nhạc làm báo hiệu cho giai đoạn chuẩn bị cho khúc nhạc “Ryunosuke Naruhodo – Objection” được vang lên, sẵn sàng cho luận điểm của chàng nhân vật chính. Những khoảnh khắc mà khiến cho bản nhạc “Overtune to Adventures” đáng nhớ trong game là những lúc Ryunosuke hết mình phản biện lại cả bồi thẩm phán, khi họ lúc đó đang đồng lòng đồng ý bị cáo có tội.

Ryunosuke Naruhodo – Objection

Tất nhiên, mọi Ace Attorney game đều có bản nhạc Objection và The Great Ace Attorney Chronicles cũng không phải ngoại lệ. Hầu hết thời gian, đây sẽ là bản nhạc được dùng cho các video quảng cáo, giới thiệu của game. Tiếng kèn, tiếng trống, tiếng violin, nhiều nhạc cụ khác cùng được xây dựng dựa trên leitmotiv của “Objection! 2001” khiến cho người chơi phấn khích mỗi khi Ryunosuke trình bày luận điểm của mình, Nó như một bản nhạc báo hiệu một chiến thắng nhỏ trong cả phiên tòa, trước khi bị dập tắt bởi luận điểm của bên công tố viên. Nếu như phần Adventures còn có bản nhạc “Overtune to Adventures” làm cầu nối đến bản nhạc “Objection”, thì sang đến phần Resolve, bản nhạc này được phát thẳng mà không cần đến một bản nhạc cầu nối, thể hiện sự trưởng thành của Ryunosuke trong phần game này.

Ryunosuke Naruhodo – Overtune to Resolve

Đây là một bản nhạc khác cho title screen khi người chơi chuyển sang phần Resolve. Bản nhạc là là sự kết hợp giữa “Overtune to Adventures” và “Partners – The game is afoot!”. Khá đáng tiếc là ngoài title screen, bản nhạc này không được sự dụng trong game, nhưng bù lại, nó thiết lập âm điệu của game rất tốt. Sau giai điệu quen thuộc nhưng có phần du dương của “Overtune to Adventures” là đến đến ngay bản nhạc “Partners” nhưng các nốt được kéo dài ra, như thể một sự kiện đầy nặng nề sẽ diễn ra trong game liên quan đến những người bạn đồng hành vậy.

Pursuit – A Great Turnabout

Xuyên suốt cả Ace Attorney, có những game lạm dụng bản nhạc Pursuit khá nhiều, khiến cho hiệu lực của những bản nhạc này bị giảm xuống (looking at ya, Spirit of Justice and Dual Destinies). Vì vậy trong The Great Ace Attorney, người chơi thường không nghe thấy bản nhạc Pursuit cho đến tận những giây phút cuối cùng của phiên tòa, những giây phút Ryunosuke cầm chắc sự thật trong bàn tay của mình. Tôi không rõ Yasumasa Kitagawa yêu thích Objection 2001 đến nhường nào, nhưng gần như track nào liên quan đến Ryunosuke chúng ta cũng sẽ thấy leitmotiv quen thuộc trong đó, và Pursuit – A Great Turnabout cũng không phải ngoại lệ. Có thể nói rằng, Pursuit – A Great Turnabout là hòa âm của dàn nhạc giao hưởng ngày chiến thắng, và khi người chơi nghe thấy bản nhạc này, họ biết rằng họ đã đi đúng hướng để tới hồi kết của phiên tòa.

Predule to Pursuit

Nếu bạn nghe thấy nó quen quen thì đúng, đây chính là một bản “Pursuit – A Great Turnabout” được soạn lại. Ý tưởng có một bản nhạc báo hiệu giai đoạn chiến thắng phiên toàn đã được Yasumasa Kitagawa phát triển từ khi còn làm phần game Adventures, nhưng chỉ được sử dụng khi phần game Resolve được phát triển. Lần đầu được sử dụng trong cuối phiên tòa của vụ án thứ ba của phần Resolve, sự báo hiệu này khiến cho người chơi trở nên phấn khích hơn hẳn kết cục của vụ án trước khi giành được hoàn toàn phần thắng mang tên “Pursuit – A Great Turnabout”.

Great Pursuit – The Resolve of Ryunosuke Naruhodo

Tôi dám nói rằng, “Pursuit – A Great Turnabout” là một bản nhạc Pursuit quá khó để thay thế, thậm chí ngay cả người sáng tác ra nó Kitagawa cũng thừa nhận điều này. Và tôi thực sự khâm phục tài năng của Kitagawa tận dụng những gì ông có để tạo nên bản nhạc chỉ phát một lần duy nhất này. “Overtune to Adventures” là khởi đầu cuộc hành trình, “Ryunosuke Naruhodo – Objection” là dành cho những chiến thắng nhỏ trong những luận điểm, thì “Great Pursuit – The Resolve of Ryunosuke Naruhodo” là chiến thắng lớn nhất của Ryunosuke, là tất cả những gì cậu có được trên cuộc hành trình giúp cậu. Bằng cách soạn lại “Overtune to Adventures” và biến nó thành một bản nhạc Pursuit, một bản nhạc ăn mừng chiến thắng có một không hai này, không khí phiên tòa bỗng trở nên vui như ngày hội.

Susato Mikotoba

Susato Mikotoba – A New Bloom of the New World/Susato Mikotoba – Serenade

Ngoài Ryunosuke ra thì Susato Mikotoba cũng là một nhân vật rất được ưu ái có nhiều bản nhạc thể hiện cô ở nhiều tình cảnh. Vì lấy cảm hứng từ nguyên mẫu “Yamato Nadeshiko”, bản nhạc “A New Bloom of the New World” mang nét duyên dáng của người phụ nữ Nhật, nhưng thi thoảng lại có nét phá cách để thể hiện chút tính cách tomboy của cô. Tiếng sáo, tiếng đàn Koto cùng với tiếng kẻng khiến cho bản nhạc trở nên vô cùng trong trẻo, nhằm nói tới phần nét duyên dáng của một “Yamato Nadeshiko”, và rồi có tiếng trống khiến cho như thể cô đang ẩn mình một sức mạnh tiềm ẩn mà không mấy ai biết.

Trong khi đó, Susato Mikotoba – Serenade lại được sử dụng những thời điểm Susato có những suy nghĩ riêng tư nhất đối với cô, nhưng tâm tư có thể khó nói với mọi người xung quanh, đặc biệt là nói với Ryunosuke. Susato Mikotoba – Serenade mang tới cho người chơi một giai điệu chậm, êm dịu, thi thoảng có những nốt cao trong bản nhạc như thể muốn bộc lộ điều gì đó, rồi lại được giấu đi trong giai điệu nhẹ nhàng trước đó.

Predule to the Blossoming Attorney/Ryutaro Naruhodo – Objection!

Nếu như Hiromitsu Maeba mang tới nét quý phái với chút gợi ý về chút tính phá cách trong hai bản nhạc của Susato ở phần Adventures, sang đến phần game Resolve, Yasumasa Kitagawa chỉ đơn thuần là để Susato thực sự tỏa sáng trong vai trò luật sư. Predule to the Blossoming Attorney được phát lần đầu khi Susato tìm được sự mâu thuẫn trong lời khai của nhân chứng, mang cho mình giai điệu hơi nhanh, nhưng vẫn giữ được nét tao nhã như trong “A New Bloom of the New World”, một bản nhạc cho Susato chuẩn bị bứt phá tài năng của mình.

Và sau một lúc im lặng, tựa game chuyển ngay sang “Ryutaro Naruhodo – Objection!” như một cú bứt phá, một tài năng mà lâu nay Susato không được thể hiện ngay tại chính đất nước của mình chỉ vì cô là một người phụ nữ. Tiếng violin nhanh, tiếng trống kèn và tiếng đàn Koto thể hiện lại “A New Bloom of the New World” với một giai điệu nhanh, mạnh mẽ, như một phần tính cách của cô vậy. Và đối với Yasumasa Kitagawa, một bản nhạc Objection sẽ không hoàn hảo nếu như thiếu đi mất leitmotiv của “Objection! 2001”, và tôi tự hỏi liệu có Kitagawa có chủ đích gì khi cho leitmotiv của “Objection! 2001” bản nhạc này không.

Kazuma Asogi

Vì đây là một nhật vật có nhiều biến động nhất trong game, những bản nhạc về Kazuma Asogi được sáng tác bởi Hiromitsu Maeba cũng mang tới cho người chơi những cảm xúc thăng trầm với nhân vật này. Lúc bạn có thể cảm nhận được sự hào hùng Kazuma, cũng có lúc người chơi sẽ cảm thấy vẻ buồn bã, và cũng có lúc game cho bạn cảm thấy sự đáng sợ từ chính anh. Sự thăng trầm trong âm nhạc khiến cho người chơi đã có ấn tượng với cậu về mặt nhân vật, lại càng nghĩ đến những bản nhạc đại diện cho Kazuma Asogi.

Kazuma Asogi – Samurai on a Mission/ Kazuma Asogi – Nocturne

Với “Samurai on a Mission”, Maeba cũng đã nói rằng bản nhạc này nhằm nhắm tới một một sự tao nhã nhưng vẫn hào hùng, một bản nhạc đã nghe thôi là người chơi đã xúc động vì ý chí quyết tâm của Kazuma, như một samurai thụ thực. Tiếng violin, tiếng trống Taiko, tiếng chuông là những điểm nhấn đáng nhớ trong bản nhạc, và càng thể hiện rõ một sự hào hiệp đến từ chính Kazuma Asogi.

Trong khi đó, bản nhạc “Kazuma Asogi – Nocturne” lại có tiếng sáo kéo dài, trong khi tiếng đàn koto lại dẫn dắt nét chủ đạo của bản nhạc với một giai điệu chậm hơn. Người chơi cũng có thể thi thoảng nghe thấy tiếng trống Taiko trong đó, khiến cho giai điệu có phần nặng nề hơn. Bản nhạc chỉ được sử dụng sau khi Kazuma mất ở vụ án thứ hai phần Adventures, miêu tả nỗi buồn của Ryunosuke và Susato mỗi khi nghĩ về Kazuma, tiếc cho một con người tài năng. Nhưng đâu đó trong bản nhạc cũng có những nốt cao và sáng khi, như thể có một hi vọng nào đó còn lé loi…

His Glorious Return

Lần đầu tiên Ryunosuke thấy Kazuma sau nhiểu tháng nghĩ rằng cậu đã chết. tiếng trống kèn được sử dụng kịch tính hết mức có thể trong khoảng 30 giây đầu, và có thể nói là hơi khoa trương để tạo hiệu ứng sốc lên người chơi. Sau đó giai điệu trở nên chậm dần, có phần hơi giống với “Kazuma Asogi – Nocturne”, nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định nhờ tiếng đàn violin và nhịp độ hơi nhanh của giai điệu, khiến cho “His Glorious Return” lóe lên một hi vọng trước khi bị dập tắt bởi…

A Prosecutor, Reborn

Bắt đầu bằng một tiếng violin kéo dài, rồi theo đó là cả dàn giao hưởng chơi giai điệu “Samurai on a Mission” mới một nhịp độ nhanh hơn hẳn bình thường. Những nhạc cụ phương Tây giờ đây đã thế chỗ cho những nhạc cụ truyền thống Nhật Bản, khiến cho cảm giác giai điệu của “Samurai on a Mission” có phần vỡ vụn. “A Prosecutor, Reborn” chỉ được phát ra sau khi Kazuma Asogi bắt đầu phản biện lại luận điểm của Ryunosuke Naruhodo trên phiên tòa, một bản nhạc toát lên sự ghê gớm khi Kazuma Asogi làm công tố viên. Bản nhạc này nghe giống như đây mới là sự thật về Kazuma Asogi, đáng gờm, cứng đầu và không khoan nhượng khi là một đối thủ trong phiên tòa. Vì quyết tâm đòi lại công lý cho cha mình, “A Prosecutor, Reborn” cũng có levmotiv của “The Professor – A Spectre Revived”, vụ án năm xưa có cha anh bị kết án oan, khiến cho “A Prosecutor, Reborn” nghe giống như một bản nhạc về sự tuyệt vọng của Kazuma.

Và còn hơn thế nữa

Như đã nói ở phía trên, tôi không có đủ kiến thức về âm nhạc để có thể nói hết lý thuyết về âm nhạc trong game được, và chắc chắn cũng sẽ có những sai sót trong bài biết này. Nhưng những tác phẩm của Yasumasa Kitagawa, Hiromitsu Maeba và Yoshiya Terayama trong The Great Ace Attorney Chronicles có thể nói là một trong những OST sử dụng dàn nhạc giao hưởng hay nhất mà tôi nghe gần đây. Chúng không phải kiểu nhạc ambient như nhiều OST khác sẽ dùng dàn nhạc giao hưởng để tạo nên không khí sung quanh. chúng có cảm xúc riêng biệt, ít khi lẫn lộn, và những bản nhạc được sử dụng một cách thành thạo để đạt được hiệu quả tối đa. Và ta cũng có những bản nhạc có nhiều layer, như “The Professor – A Spectre Revived” có những yếu tố từ bản nhạc của “Lord Chief Justice Stronghart – Time-Keeper of the Law”, “Barok van Zieks – The Reaper of the Bailey” và “Kazuma Asogi – Samurai on a Mission”; hay bản nhạc “Partners – The game is afoot!” có yếu tố của “Herlock Sholmes – Great Detective of Foggy London Town”, và cũng không thể thiếu những bản nhạc tôi đã nói ở trên nữa.

Hồi kết

Sau khi kết thúc hơn 60 giờ chơi The Great Ace Attorney Chronicles, việc Ryunosuke cùng Susato trở về đất nước trong ánh nắng ban mai của thời đại mới, hứa hẹn cho luật pháp Nhật Bản sẽ thay đổi. Phần nào đó trong tôi xua tan nỗi buồn về 2 mớ storyline hỗn độn của Dual Destinies và Spirit of Justice. The Great Ace Attorney Chronicles là “bức thư tình” của Shu Takumi và team TGAA tới những câu chuyện của Sherlock Holmes và OG Trilogy, và nó làm mọi cách để vinh danh để vinh danh những câu chuyện đó. Bằng việc sẵn sàng phá vỡ cấu trúc thường thấy của dòng game Ace Attorney, The Great Ace Attorney Chronicles sẵn sàng hi sinh một số điểm mạnh của dòng game để kể một câu chuyện chặt chẽ, chậm mà chắc, về niềm tin và sự thật. Không giống như mainline Ace Attorney vần còn tồn đọng một số điểm trừ như nhân chứng phiền phức hay bị bám vào hoài niệm quá khứ để kể chuyện, The Great Ace Attorney dù có cùng chủ để với những tựa game cũ, nhưng nó sẵn sàng kể một câu chuyện mới qua những chủ đề đó, nó sẵn sàng có những nhân vật khiến người chơi phải tự hỏi ranh giới đạo đức của nhiều nhân vật trong game, họ phải làm những gì để đạt được công lý.

Hài hước thay, The Great Ace Attorney Chronicles cũng thể hiện ý tưởng “The Dark Age of Law”, “”The end justifies the means” một cách hiểu quả hơn nhiều so với Dual Destinies và nhiều game khác. Cái chủ nghĩa Tư hình (Vigilantism) cuối cùng cũng chỉ là một viễn tưởng không có thực của những kẻ ngoài vòng pháp luật (ở đây nói đến vigilante) đem lại, chỉ xảy ra khi một bộ phận con người không có được công lý đến từ trong hệ thống. Tất nhiên, chúng ta không thể thay đổi hệ thống một mình, chúng ta có chỉ có thể thay đổi hệ thống đó khi có những người khác đồng lòng thay đổi nó. Có lẽ The Great Ace Attorney Chronicles đã đặt một tiêu chuẩn mới về Ace Attorney, không phải cứ theo công thức cũ là tốt, không phải cứ phá cách là xấu, và hơn thế nữa. Vì vậy tôi hi vọng Ace Attorney 7 một ngày không xa sẽ học tập và hoàn thiện những gì The Great Ace Attorney Chronicles đã để lại.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


2 cụng ly

  • Không Hy Vọng - 10.09.2021

    ô thế đây là cái bài mà ông nói là bí ý tưởng trong vụ “Nhân vật chính… câm lặng” đây à?


    • Nemo Nobody - 10.09.2021

      Bài về Phoenix Wright: Ace Attorney tôi vẫn khá bí nên viết về The Great Ace Attorney trước á :)) Nghiêm túc thì tôi cũng chưa biết sẽ tiếp cận bài viết về Ace Attorney 1 như thế nào.