Tổng quan về các masteries trong Grim Dawn

Chủ xị

  

Để làm rõ hơn về các Masteries hiện có trong Grim Dawn, Hiệp Sĩ Bão Táp xin được giới thiệu với bạn đọc một cái nhìn tổng quan nhất về tất cả các class cũng như các dual-class của chúng. Tất nhiên những chi tiết liên quan đến cách build của những nhân vật này có thể đã cũ theo những bản update cũng có thể là mới…tự sáng tạo ra nhưng mình mong rằng sau bài viết các bạn có thể định hình rõ ràng hơn về nhân vật mình chơi là gì nhé!

1. Arcanist

58512-arcanist_wallpaper

Nếu ai đã từng xem những bộ phim về X-Men và yêu thích cô nàng Storm với khả năng điều khiển thời tiết, tạo ra những cơn bão với sức mạnh kinh hoàng thì hẳn cũng sẽ mê mệt với class Arcanist của Grim Dawn. Bất kì một trò chơi RPG nào cũng không thể thiếu vắng sự xuất hiện của một nhân vật có thể sử dụng phép thuật. Mặc dù trong Grim Dawn, số lượng nhân vật khá nhiều nhưng tiêu biểu nhất cho một “bậc thầy phù thuỷ” phải nói đến Arcanist.

Dễ dàng liên tưởng đến Sorceress của Diablo 2, Arcanist dùng những phép thuật của mình, tấn công và farm quái vật trên một diện tích rộng từ xa. Những phép thuật của Arcanist chủ yếu mang tính nguyên tố băng và sét. Khởi đầu game bằng một điểm Panetti’s Replicating Missile, bạn có thể yên tâm băng qua những khu vực quái đông để farm mà gần như không sợ phải ngã xuống trừ khi đã hết energy để dùng phép. Cẩn thận với những con quái có tốc độ di chuyển lớn vì chúng sẽ rất nhanh tiếp cận được tới chỗ bạn đứng mà đặc điểm chung của những class dùng phép là máu không cao.

  • Battlemage (Arcanist + Soldier)

Một người chơi mới bước vào những game hack n slash như thế này hẳn vô cùng phân vân trước lựa chọn về một class chiến binh sát thương lớn máu trâu và một class dùng phép máu yếu nhưng rất mạnh về damage phép thuật. Battlemage có lẽ là một lựa chọn không tồi cho người mới chơi Grim Dawn khi dung hoà được cả hai yếu tố trên. Thử tưởng tượng một anh chàng mặc đồ chiến binh với những chỉ số về máu và sức mạnh được đảm bảo để đứng giữa trận địa toàn quái vật nhưng vẫn mang trong mình khả năng dùng phép của một Arcanist đầy quyền năng xem.

Người chơi Battlemage sẽ không phải cân nhắc nhiều khi chọn điểm cộng cho class phụ (Soldier) vì những điểm dành cho class này thường để tăng chỉ số cho nhân vật. Tác dụng duy nhất của việc này là giúp Battlemage có đủ điểm mặc đồ, thêm một chút máu. Thường thì người ta chỉ dùng Military Conditioning, thêm điểm cho Fighting Spirit nếu nhân vật dùng vũ khí cận chiến và Field Command giúp tăng khả năng tích trữ energy phục vụ cho việc spam phép của Arcanist. Ngoài ra một hay hai điểm cho Blizt để tăng khả năng cơ động khi di chuyển giữa đàn quái vật cũng không tệ.

  • Sorcerer (Arcanist + Demolitionist)

Sorcerer/Sorceress là một build khá thú vị để thử vì dù chọn Arcanist hay Demolitionist làm class chính thì người chơi cũng có khả năng hạ đối thủ từ xa bằng những màn tung skill loạn xì ngậu sáng cả màn hình máy tính. Người chơi sở hữu Sorcerer sẽ có khả năng dùng súng để tấn công bằng những nguyên tố (chủ yếu là lửa với khả năng gây sát thương bỏng, thiêu đốt từ từ đối thủ). Thêm nữa một vài điểm kĩ năng của Demolitionist giúp gây nổ trong một vùng nhỏ, đủ để tăng tốc độ farm quái lên rất nhiều.

Đối với Sorcerer, nên sử dụng Demolitionist làm class chính để tận dụng tối đa lượng sát thương khủng mà nguyên tố lửa mang lại. Bạn cũng nên sớm tìm cho mình item có khả năng Gunslinger để nhân vật cầm được 2 tay 2 súng, tăng đáng kể tốc độ tấn công. Fire Strike của Demolitionist sẽ là đòn cơ bản của build với nguyên tố lửa trong mỗi lần đánh. Vindictive Flame rất hữu dụng khi vừa gây choáng lại vừa có khả năng hồi máu cho nhân vật, đủ để trụ vững trong combat. Về phía Arcanist, cộng điểm cho “colgate lửa băng” Elemental Balance sẽ tăng được kha khá khả năng dùng lửa của nhân vật, đồng thời lại thêm được tỉ lệ critical vô cùng hữu hiệu. Maiven’s Sphere of Protection giúp giảm sát thương tác động sẽ là cần thiết để đẩy sức thủ của Sorcerer lên.

  • Spellbreaker (Arcanist + Nightblade)

Phải nói đây là một build khá khó khi Nightblade và Arcanist ít có những kĩ năng tạo ra điểm chung để phối hợp. Người chơi có thể tuỳ chọn Spellbreaker thiên về dùng vũ khí và cộng nhiều điểm cho Nightblade với hàng kĩ năng đầu tiên hoặc là dùng thiên về Arcanist để tạo ra những skill phép càn quét đối thủ. Nếu sử dụng phép là chính thì Nightblade chỉ cộng các kĩ năng di chuyển như Shadow Strike, hoặc Veil of Shadow để giảm sức mạnh của quái thôi. Ngoài ra sự kết hợp phòng thủ giữa Pneumatic BurstMaiven’s Sphere of Protection cũng khá hay.

2. Nightblade

58511-nightblade_wallpaper

Nightblade là class yêu thích nhất của mình bởi khả năng sử dụng kiếm đôi cùng tốc độ đánh cực kì tốt giúp cho những màn săn boss hay farm quái của class này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong thời điểm ban đầu của game, khi mà khoảng 20 level đầu tiên chưa cần chọn class phụ thì Nightblade là một lựa chọn hoàn hảo cho người mới chơi. Khả năng di chuyển nhanh nhạy như một ninja cùng với những đường kiếm ngọt lịm trong màn đêm khiến cho bất cứ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ class này.

Nightblade cũng có khả năng tấn công bằng đòn nguyên tố, chủ yếu là Poison & Acid với Ice nên việc tập trung một trong hai sẽ tiết kiệm được điểm cộng kĩ năng hơn. Night’s Chill sẽ củng cố điều đó với kĩ năng trừ điểm kháng của quái vật đứng xung quanh người chơi. Pneumatic Burst vô cùng tốt để hồi máu cho người chơi ngay lập tức trong combat, nhất là đối với nhân vật cận chiến liên tục bị tấn công như thế này. Shadow strike vừa giúp nhân vật di chuyển một cách cơ động tới những mục tiêu khác nhau, vừa gây lượng sát thương tương đối lớn lên mục tiêu đó.

  • Blademaster (Nightblade + Soldier)

Công thức thành công của Blademaster rất đơn giản: tổng hợp sức mạnh tấn công của Nightblade và phòng thủ của Soldier, biến nhân vật này trở nên bất khả chiến bại. Tốc độ tấn công của Nightblade khá là lớn, lại thêm việc sử dụng 2 vũ khí cận chiến nên nếu để Cadence làm đòn tấn công thường sẽ vô cùng có lợi. Military Conditioning luôn là điểm kĩ năng tuyệt vời để cộng vì không mất nhiều skill point để bắt đầu kĩ năng này, lại cho Blademaster nhiều chỉ số giúp mặc đồ dễ dàng hơn.

Tuy nhiên nếu muốn tăng khả năng phòng thủ cho Soldier hơn nữa sẽ phải hy sinh chút ít những kĩ năng tấn công từ Nightblade. Người chơi thích dùng khiên sẽ không còn tốc độ đánh khủng khiếp như trước nhưng bù lại có OverguardBlizt hỗ trợ để trụ vững lâu dài trong combat.

  • Witchhunter (Nightblade + Occultist)

Witchhunter sử dụng những kĩ năng curse của Occultist để làm yếu đi đối thủ rồi dùng những đòn tấn công theo thuộc tính đã bị làm yếu đi của Nightblade để farm quái. Một sự kết hợp khá là thú vị, tuy vậy Witchhunter thực sự sẽ chia đều điểm số cho cả 2 class. Điều đó đồng nghĩa với việc để nhân vật này trở nên mạnh mẽ đúng nghĩa sẽ phải đạt level rất cao mới đủ điểm kĩ năng để cộng.

Solael’s Witchfire vẫn là đòn tấn công thường hợp lý nên sử dụng. Toàn bộ hàng kĩ năng đầu tiên của Nightblade sẽ được tập trung để cộng đến cuối để lấy Whirling Death hoặc Execution cho một lượng sát thương lớn trên diện rộng. Curse of Frailty sẽ giúp hoàn thiện sát thương bleeding từ Nightblade, còn Sigil of Consumption sẽ hút máu đối thủ nhiều hơn, bù lại việc Nightblade phải đứng giữa bầy quái để đánh.

  • Trickster (Nightblade + Shaman)

Mặc dù Nightblade có nhiều kĩ năng hỗ trợ việc dùng dual weapon còn Shaman thì lại hỗ trợ two handed weapon nhưng nếu suy xét kĩ thì việc hỗ trợ của Nightblade vẫn tốt hơn. Ngoài việc tăng các kĩ năng ở hàng đầu tiên của Nightblade để lấy Execution về sau thì Shaman cũng có Savagery làm đón đánh thường tạo ra hiệu ứng sét khá tuyệt. Sau này khi có đủ điểm kĩ năng cho Shaman thì người chơi Trickster có thể dùng thêm cả Storm Totem. Cả 2 class này của Trickster đều có kỹ năng hồi máu nên hãy tăng max Mogdrogen’s Pact hoặc Pneumatic Burst và hỗ trợ bằng skill còn lại thì bạn sẽ không sợ phải thiếu máu nữa.

3. Soldier

58507-soldier_wallpaper

Ngược lại với thiên hướng tấn công của Nightblade thì Soldier là một lựa chọn hay để phòng thủ. Lối chơi của class này khá đơn giản khi chỉ có thủ và công. Nhưng nếu kết hợp với những class khác thì lượng chỉ số đồ sộ mà Soldier cung cấp cho nhân vật sẽ giúp người chơi không lo đột tử khi đi farm nữa.

Cadence là đòn tấn công thường hữu hiệu của Soldier khi cứ 3 lần đánh sẽ cho một lần đánh mạnh hơn. Nếu người chơi có tốc độ đánh cao thì 3 lần này sẽ xảy ra vô cùng thường xuyên và nhân vật sẽ cho sát thương lớn hơn rất nhiều. Ban đầu, những kĩ năng của Soldier như Overguard hay Military Conditioning sẽ tăng chỉ số và khả năng phòng thủ lên rất nhiều. Blizt cũng đặc biệt tốt bởi Soldier với khiên sẽ gây choáng cho đối thủ. Càng về sau những điểm kĩ năng của Soldier đều thiên về khả năng buff cả về thủ lẫn công, biến Soldier trở thành một cỗ xe tăng trên chiến trường thực sự.


  • Commando (Soldier + Demolitionist)

Sử dụng Demolitionist thì không lựa chọn gì tuyệt vời ngoài những khẩu súng xạ chiến càn quét địch từ xa. Bạn có thể chọn cho mình một vũ khí 2 tay, hoặc 2 tay 2 súng hay đặc biệt hơn là 1 súng 1 khiên. Đương nhiên mỗi loại build lại có cách cộng đôi chút khác biệt nhưng những sự thay đổi ấy thường nằm trong bảng kĩ năng của Soldier hơn. Hãy cân nhắc về Overguard hay Blizt nếu dùng khiên, nhưng bỏ chúng đi có lẽ tiện hơn vì đằng nào Commando cũng có khả năng tiêu diệt địch từ xa bằng khả năng của Demolitionist.

Về Demolitionist, Fire Strike vẫn là phương thức tấn công chính. Tất cả các skill buff cho kĩ năng này đều nên được cộng tối đa. Bên cạnh đó, Vindictive FlameCannister Bomb cũng cần được cộng vừa đủ để hồi máu và farm quái nhanh hơn. Có thể cân nhắc thêm cả Grenado với lượng sát thương vật lý tương đối lớn.

  • Witchblade (Soldier + Occultist)

Sức phòng thủ của Soldier vốn đã lớn, cộng thêm vài khả năng buff và curse của Occultist thì còn gì bằng. Với Witchblade bạn có thể dùng vũ khí 2 tay hoặc 1 tay vũ khí 1 tay khiên đều ổn cả.  Tốc độ tấn công của nhân vật này tương đối lớn nhờ có Solael’s Witchfire ban đầu thêm cả những chỉ số phụ từ Soldier nữa thì sẽ vô cùng mạnh mẽ.

Nói chung Witchblade không khó để cộng skill vì những kĩ năng nổi bật của cả 2 class đều sẽ được cộng như Sigil of Consumption, Destruction hay Miltary Conditioning, OverguardBlizt (nếu dùng khiên). Tuy vậy vẫn cần tự trang bị cho mình những bộ đồ có chỉ số kháng thật cao vì quái càng ngày đánh càng mạnh, phòng thủ tốt cũng chưa hay bằng diệt địch nhanh. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về cách build phản damage cũng khá hay ở những level 40-50.

4. Demolitionist

58510-demolitionist_wallpaper

Nếu như Arcanist là bậc thầy phù thuỷ sử dụng 2 yếu tố chính là sét và băng thì Demolitionist lại là bậc thầy về thuốc nổ với khả năng điều khiển lửa và bom. Người chơi lựa chọn class này có thể chọn vũ khí đánh xa hoặc gần tuỳ thích nhưng thường thì dùng các vũ khí xạ thủ sẽ có lợi hơn trong việc tung skill.

Solider có Cadence thì Demolitionist cũng có Fire Strike. Nếu gán kĩ năng này thành đòn tấn công thường thì mỗi lượt bắn của Demolitionist đều được gia tăng thêm điểm sát thương thuộc tính lửa. Ngoài việc có hiệu ứng cháy từ những sát thương của các kĩ năng gây ra thì Demolitionist cũng dễ dàng chặn đứng một lượt tấn công từ quái bằng rất nhiều các kĩ năng gây choáng. Vindictive Flame sẽ vô cùng hữu dụng khi vừa hồi máu nhờ đòn lửa, vừa có tỉ lệ gây choáng đối thủ trong thời gian lớn bên cạnh Flashbang có tới 3 – 5 giây làm đối thủ đứng hình.


  • Saboteur (Demolitionist + Nightblade)

Một anh chàng sử dụng song kiếm với khả năng múa lửa cũng tuyệt vời đấy chứ nhỉ. Vì đã lấy Demolitionist nên những kĩ năng đánh nguyên tố của Nightblade như acid hay poison thường không sử dụng đến. Bạn nên tập trung để lấy ExecutionWhirling Death thì hơn bởi lượng sát thương dồi dào từ 2 skill này rất tuyệt vời bù cho việc không thể đánh từ xa farm nữa.

Vindictive Flame cũng không tồi vì nhờ nó Saboteur sẽ tăng thuộc tính trong sát thương và hồi máu lên rất nhiều, lại thêm được cả tốc độ đánh từ Nightblade thì chẳng còn gì bằng. Ngoài ra Fire Strike vẫn là đòn đánh thường nên được sử dụng trong build này, tăng tối đa thì càng tốt.

  • Elementalist (Demolitionist + Shaman)

Có nhiều cách build cho Elementalist nhưng đơn giản nhất là chỉ tập trung cho việc phòng thủ của Shaman, còn lại cộng điểm Demolitionist bình thường. Mogdrogen’s Pact và những skill buff của Shaman khá lợi hại với việc hồi máu nhanh, bù đắp cho thiếu sót yếu máu của class này. Demolitionist vẫn tập trung cho các kĩ năng chủ lực: Vindictive Flame, Fire Strike. Có thể dùng thêm cả Flashbang để làm chậm đối thủ, phối hợp với Grenado hoặc Canister Bomb sẽ tăng tốc độ farm.

5. Shaman

58508-shaman_wallpaper

Shaman là một class cũng thú vị không kém khi ngay trong mỗi class này thôi cũng đã có 2 cách chơi riêng biệt rồi. Người chơi thích tìm hiểu có thể thử qua cách build Shaman thành một nhân vật sử dụng 2 vũ khí cả cận chiến lẫn xạ chiến như Demolitionist hay Nightblade, lại vừa có thể biến thành Druid như Diablo 2 với khả năng triệu hồi ra pet khá mạnh.

Chơi Shaman mà không sử dụng Summon Briarthorn để tạo pet thì quả là một điều đáng tiếc. Ở những level đầu khi mà quái yếu và chưa đông lắm thì con pet này thực sự là một nỗi khiếp đảm. Ngoài ra các cột Totem về sau cũng sẽ trợ lực khá nhiều cho con pet này. Người chơi gần như không cần động tay nhiều, chỉ việc chạy quanh và sử dụng các kĩ năng buff hỗ trợ cho pet và tạo totem là đủ. Yếu điểm lớn nhất của Shaman là khả năng thủ yếu và máu thấp nên việc kết hợp với một class khác là cực kì quan trọng.

  • Warder (Shaman + Soldier)

Warder thường đi theo lối cộng kĩ năng thiên cho việc cầm vũ khí hai tay. Với cách cộng này, tốc độ đánh và khả năng gây ra sát thương critical sẽ giúp cho người chơi hạ gục boss nhanh hơn nhưng thiếu đi những skill phòng thủ sẵn có. Soldier vẫn dùng Miltary Conditioning, nhưng không dùng Cadence mà thay vào đó là Savagery của Shaman giúp đánh sát thương nguyên tố sét. Một điểm Blizt sẽ rất hữu dụng cho việc di chuyển cơ động.

Về phía Shaman, có một vài kĩ năng rất tốt giúp cho việc dùng vũ khí 2 tay thuận lợi hơn như Brute Force hay Feral Hunger. Về sau Stormcaller’s Pact sẽ là kĩ năng chủ lực để tăng sát thương sét cũng như tỉ lệ critical. Nếu cảm thấy quá yếu ở những level đầu thì có thể tạm sử dụng Mogdrogen’s Pact để trợ lực cho khả năng hồi máu của Warder.

  • Druid (Shaman + Arcanist)

Như tên gọi của build này, sử dụng Summon Briarthorn sẽ là một ý hay. Cố gắng cộng hết được những skill liên quan đến Briarthorn giúp cho con pet của bạn trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sử dụng cây kĩ năng hàng đầu tiên của Shaman như Brute Force, Feral Hunger, Upheavel sẽ giúp bạn bớt phụ thuộc vào pet một chút.

Arcanist ban đầu không có nhiều kĩ năng giúp Druid nhưng về sau, khả năng sử dụng Skyshard sẽ giúp người chơi diệt quái diện rộng mà không phải đợi Briarthorn diệt hộ. Maiven’s Sphere of Protection cũng giúp năng lực phòng thủ của người chơi tốt hơn một chút. Nhưng tốt hơn vẫn nên giữ khoảng cách để pet của bạn lao vào xử lý trước, những kĩ năng tấn công của Shaman sẽ chỉ giúp bạn dứt điểm mấy tên râu ria xung quanh thôi.

  • Conjurer (Shaman + Occultist)

Một dạng build khác giúp pet của Shaman tăng tương đối khả năng sử dụng pet của mình. Cách chơi của Conjurer chỉ đơn thuần là gọi pet, cho nó chạy lung tung còn bản thân thì tự hồi máu cũng như tạo ra các hiệu ứng buff cho pet, làm yếu đối thủ. Bạn sẽ tăng tối đa các kĩ năng liên quan đến Briarthorn cũng như Mogdrogen’s Pact để hồi máu. Occultist sẽ sử dụng các kĩ năng giảm kháng, hồi máu như Curse of Frailty hay Blood of Dreeg. Thậm chí người chơi có thể cao hứng gọi thêm cả Hellhound từ Occultist nhưng tập trung vào một thì vẫn tốt hơn.

6. Occultist

58509-occulist_wallpaper

Thầy trừ tà Occultist nổi tiếng với những khả năng chế tạo thuốc độc, nguyền rủa đối phương với những phép thuật đen tối của mình. Khác với phù thuỷ Arcanist tạo ra những đòn tấn công nguyên tố tự nhiên (lửa, băng, sét,…) thì Occultist tạo ra các kĩ năng với sát thương nguyên tố nhân tạo như độc, acid và các loại sát thương nội tại khác.

Cũng như Shaman, Occultist cũng có khả năng gọi pet bằng Summon Hellhound. Solael’s Witchfire cũng là một lựa chọn tốt cho đòn đánh thường ở những level đầu khi vừa có sát thương Chaos, lại vừa tăng tốc độ đánh. Vì chơi ở vị trí cận chiến nên việc sở hữu kĩ năng phòng thủ tốt là một điều quan trọng. Blood of Dreeg có thể hỗ trợ cho nhân vật của bạn ở điểm này nhờ khả năng hồi máu và tăng tốc độ hồi máu của nó. Một số loại lời nguyền khác cũng khá hữu hiệu để giảm khả năng kháng của quái cũng như làm chậm chúng như Curse of Frailty, tiện cho việc tấn công hơn.

  • Pyromancer (Occultist + Demolitionist)

Pyromancer cũng là một lựa chọn thú vị nếu muốn chơi theo kiểu cao bồi thiện xạ hai tay hai súng. Về phía Occultist, sẽ không có nhiều điểm kĩ năng để cộng mà chỉ tập trung vào một vài khả năng quan trọng như Solael’s Witchfire hay Blood of Dreeg để tăng khả năng hồi máu. Có thể thêm cả Curse of Frailty giúp giảm kháng của đàn quái cũng như làm chậm chúng. Demolitionist không gì khác ngoài đường Fire Strike và các kĩ năng hỗ trợ được tăng tối đa. Để build này thực sự phát huy hiệu quả thì item cũng là một phần hết sức quan trọng.

  • Warlock(Occultist + Arcanist)

Là một build tương đối đa dạng bởi cả 2 class đều dùng phép và nhân vật build này càng về sau càng dùng phép là chính chứ chẳng cần thêm vũ khí nào cả. Occultist sẽ tập trung để lên Curse of FrailtyBlood of Dreeg để đề phòng bị địch áp sát quá gần nếu như những nỗ lực dùng các skill phép của Arcanist bất thành. Về cuối khi level của bạn đã cao và dư nhiều điểm kĩ năng thì sử dụng Doom of Bolt làm đòn tấn công thường sẽ tốt hơn nhiều.

Ở những level đầu khi các skill phép của cả 2 class chưa có nhiều tác dụng thì dùng Iskandra’s Elemental Exchange sẽ giúp cho đòn tấn công của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Không thể bỏ qua Maiven’s Sphere of Protection bởi khả năng phòng thủ rất tốt của nó. Bạn cũng có thể lên Skyshard từ sớm hoặc tập trung để lên Albrecht’s Aether Ray sau này.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


9 cụng ly

  • - 09.01.2017

    Mình chơi witchblade lên theo đường phản dame thì lên devo gì và mặc đồ gì ad ơi?


  • Phục Nguyễn - 09.01.2017

    Mới tải game, chơi trải nghiệm được vài h, dự là Tết này ở nhà ôm laptop, cày cuốc cái game này, chơi hay hơn Diablo III nhiều.


  • WEED - 24.04.2017

    ai bít cái bùa cầm 2 súng tên là gì và kiếm ở đâu ko ạ?


    • katori - 21.05.2017

      Nightblade lấy skill dùng 2 tay + Occultis dùng skill cho súng


  • Mấy cái bản Dlc trên stream là gì vậy bạn ?


  • M.Tuấn - 04.07.2017

    ai chỉ tui làm Q Chiếc chìa khoa lì lạ đi, tui dịch Q ra tiếng việt á… Làm sao để vào được Thánh Đường Sa Đọa????


  • Ken - 21.07.2017

    Pyromancer bảo cầm 2 súng mà phải làm thế nào mới cầm được


  • tùng anh - 06.04.2019

    bác nào cho e hỏi làm sao để cầm được 2 súng ngắn thế mấy bác 🙁


  • Khôi Nguyễn - 10.04.2022

    có ae nào chơi co-op ko nhỉ ?


Đọc thêm