Sau một hồi vật lộn với đống retro FPS thì cuối cùng tôi cũng hoàn thành được toàn bộ đống: Doom 1, Doom 2, Duke Nukem 3D, Shadow Warrior và Quake 1. Một hành trình tuy không quá dài nhưng đầy thõa mãn dù vẫn thiếu anh bạn Blood bị bỏ rơi vì máy tôi không đủ cấu hình chiến.
Chả là tôi có thằng bạn khá bảo thủ vì nó cuồng Half Life 1. Nó luôn lấy Half Life 1 làm quy chuẩn cho những FPS mà chúng ta nên chơi sau này và trước thời Half Life 1 thì chả có gì đáng chơi. Lúc ấy ngây thơ nên mình cũng từng tin là thế nên cứ nhắm những FPS thời Half Life 1 trở lên mà chơi. Nhưng vẫn không tránh được việc có quá nhiều FPS thời nay cho tôi cảm giác tuyến tính và nhạt nhẽo như Syndicate (cyberpunk trá hình), Rage (open world trá hình), đống Call of Duty sau Modern Warfare trilogy (vắt sữa sưng dú bò) Giời ơi chơi đống này nó mới nản làm sao, chả có gì mới mẻ, chuyện gì xảy ra với nền công nghiệp game thế kỉ này?
|
Trong khoảng thời gian không tìm được hứng thú ở modern FPS thì lại có một chàng trai Johhny Nghiem đề xuất cho tôi: “sao anh không thử đống fps old school đi”. Dĩ nhiên tôi không đem bài ca Half Life 1 ra hò lại nên ừ thôi một khi con người không tìm được thú vui nào ở hiện tại thì họ sẽ lặn lội về những thú vui xa lạ khác mà mình chưa từng biết. Và rồi đó là lần tôi thử Doom 1 nhưng cảm nhận đầu tiên của tôi sau khi hoàn thành màn 1 đó là: “bỏ mẹ! biết là nó cổ rồi mà sao nhìn như đống hóa thạch thế này?”. Từ animation bắn nhau củ chuối, thiết kế màn chơi nhìn như một bãi lego hoang phế từ một đứa trẻ không biết xếp hình, camera còn chẳng thể quay lên quay xuống, cứ chỉa súng ra là nó tự nhắm tới mục tiêu cho mình… quái thật! làm sao mình có thể chơi thứ này nhỉ?”
Từ đó tôi rage quit và kiếm thể loại khác chơi cho khuây khõa. Nhưng tính tôi đó giờ luôn bị áy náy, khó chịu về những gì mình có dự định nhưng không thể hoàn thành. Sau một hồi nghĩ thì tôi quyết mình cũng chả về chơi lại thời Half Life 1 đâu, nhận thấy không còn đường tiến nên tôi lui về lại Doom 1. Tôi bắt đầu chơi và tìm hiểu những giá trị riêng của FPS thời cổ đại này. Vốn dòng máu retro đã chảy sẵn trong người tôi, vấn đề chỉ nằm ở thời gian tôi làm quen với những nền đồ họa cổ đại đó. Kết quả như mọi lần, mới vô chơi thì tá hỏa vì đồ họa không như ý mình, nhưng bỏ 2 giờ, 3 giờ vô thì vâng… nó không tệ lắm, nhìn riết cũng quen thôi.
Đôi khi lại tìm thấy nền đồ họa Doom 1 cũng ngộ nghỉnh như những khối lego của trò Minecraft ngày nay. Bắn súng đỡ phải aim nên cũng là một cách chơi giải trí casual và tàn sát lũ quái ở địa ngục cho nhanh. Tiếng súng đạn nổ hay âm nhạc cũng ngộ nghĩnh bởi phong cách 8bit của chúng thời bấy giờ. Cách phản công của lính thì rỉa như FPS hiện đại thôi, còn quái thì liên tục nhấp nhả những cục fireball và đánh đố ta phải lạng lách, di chuyển khôn khéo để né chúng như những trò chơi bắn ruồi vậy. Thiết kế từ lính tới quái thì rất biết cách chọc cười người chơi, con nào cũng đầu to, đít teo như phong cách lego của Jrpg thời xa xưa vậy, mỗi lần thấy giết chúng nó mà thương xót hết cả lòng vì chúng dễ thương thế kia, cơ mà tao còn phải chơi cho gặp trùm cuối nên cáo lỗi bầy lâu la chúng mày vậy!
Sau khi hoàn thành Doom 1, trừ những mặt quá cổ đại và không có gì đáng nói ra thì điều tôi ấn tượng nhất chính là level design (thiết kế màn chơi). Thú thật chuyên chơi những game tuyến tính như Call of Duty nên đối với tôi level design chỉ là thứ thiết yếu. Vậy mà sau khi hoàn thành Doom 1 nó đã ban cho tôi cái cảm giác choáng ngợp với từng khu sandbox mà Doom 1 đã thiết kế lên tuyệt vời như vậy. Nhưng một trong những điều tôi thấy ấn tượng ở cái sandbox của Doom 1 đó chính là hệ thống bố trí secret của nó. Dù rằng không có màn nào tôi tìm ra toàn bộ secret của nó đến 100% nhưng chỉ 50% thôi tôi cũng đủ thấy hài lòng rồi, tôi không làm hết secret của nó không có nghĩa là tôi không có quyền thích nó.
Mà thực ra hệ thống secret này tôi cũng chứng kiến trong bản Wolfenstein return to the castle của hệ máy PS2 sau này rồi cơ. Có điều… è hèm sau cú chuyển mình của Half Life 1 thì mọi game FPS đều rời bỏ sandbox và chuyển lên linear nên hệ thống secret của Wolfenstein return to the castle cũng không làm tôi ấn tượng được. Quá chật quá eo hẹp tôi chả hứng mò mẫm chi cho cực.
Ấn tượng với Doom 1 là thế tôi chơi tiếp Doom 2 và thấy nó chỉ xứng làm bản mở rộng Doom 1. Ví dụ bạn đem cây super shotgun và dàn quái mới ở Doom 2 nhét vô Doom 1 thì Doom 1 sẽ trở thành hình hài của Doom 2. Level design của Doom 2 phần lớn là tốt nhưng số phần nhỏ kia cũng làm trải nghiệm bạn bị mất hứng, bị khựng lại một quãng chỉ để bực mình cái gã nào thiết kế ra map thứ 13 Downtown khiến tôi bỏ hẳn 1 giờ chơi liền vô chỉ để mò coi cái lối exit nằm ở đâu. Thậm chí có những level khó mò và bị cạn kiệt đạn tôi phải tìm gặp anh chàng Johhny Nghiem và buông lời than: “shit! con Doom 2 này bổng dưng có những level khó xơi quá chú ạ”. Thật may mắn khi tôi luôn có những người giỏi ở bên mình và giúp đỡ tôi hết mình, chàng trai trẻ vạch chiến thuật cho tôi rằng “nếu thấy game khá khoai, anh hãy tìm thêm mớ secret để bổ sung lượng đạn cho dư giả trước rồi hẳn đi level kế tiếp”. Tôi nghe lời cậu ta và làm theo cho đến khi chính thức phá đảo Doom 2 và nghĩ rằng nó không khó tới vậy.
Bù lại Doom 2 thả tôi vào những pha sắp đặt ấn tượng nhất là khi mình được cân cả bầy quái, từ 20 chục đến 30 chục con còn có thiếu, càng nhiều quái xông pha ra thì chiếc super shotgun của tôi lại được tắm trong ao máu của lũ quái một cách thõa mãn, điên cuồng và rồ dại.
Đừng nghĩ tôi ích kỉ vì gọi Doom 2 như thế, thực sự Doom 2 làm khá tốt vai trò mình nhưng Doom 1 lại là người dẫn đường cho tôi vào thế giới old school FPS nên ấn tượng ban đầu về Doom 1 là khó phai lắm. Ừ thì dù sao vẫn hơn triệu lần con hàng Doom 3 sau này.
Chưa dừng ở đó, tôi tiếp tục chiến tuốt đống Shadow Warrior, Duke Nukem, Quake 1, những kẻ được cho là anh em cùng thời ông tổ Doom. Trừ Quake 1 là sự thất bại ra vì nó còn không thuộc về kỉ nguyên Build Engine thì tôi đã có những giờ phút thư giản và giải trí vui vẻ cùng anh chàng dân chơi đất mỹ luôn xổ câu “hail to the king babe” hay lão tàu khựa luôn bép xép “who wants some wang”. Đó là quãng thời gian tôi tìm được vô số nhiều niềm vui từ dòng old school FPS này.
Doom gợi cho tôi những kỉ niệm cân cả dàn quái trong Serious Sam, Duke thì bẩn bựa như kiểu tôi đang chơi Saint Row một phiên bản góc nhìn thứ nhất vậy, Shadow Warrior thì lai tạp giữa phong cách chặt chém và bắn súng từ Yakuza, Sleeping Dogs phương đông sau này. Đáng tiếc thời kì huy hoàng của dàn game Build Engine không được kéo dài quá lâu cho đến khi Half Life 1 ra đời và thay đổi nền công nghiệp game. Nghĩ tới điều này mà thi thoảng lòng tôi lại đầy ham muốn ước ao rằng giá như dòng Build Engine không ngừng phát triển thì tới giờ tôi vẫn còn được chơi FPS theo phong cách cổ điển như thế rồi. Tóm lại dù ngắn nhưng đầy huy hoàng rực rỡ còn hơn kéo dài cả một kiếp nhưng chả đạt thành tựu to lớn, đáng nhớ gì.
cuối bài tôi xin gửi lời tri ân tới cậu chàng Johhny Nghiem, dù rằng ban đầu có gặp tí khó khăn khi tiếp cận dòng old school FPS nhưng nhờ có những giúp đỡ của cậu ta mà tôi tìm lại được một góc đam mê retro game đang ngủ quên trong mình. Khi tôi phá đảo một trò chơi, việc đầu tiên tôi nghĩ không phải là về tôi, mà là về người đã giúp tôi tìm cảm hứng để chơi game đó. Đó là một cộng đồng game thủ đẹp đẽ mà tôi luôn muốn mình được sống ở đó và điều tôi muốn làm là ngước nhìn ngành công nghiệp game từ dưới lên cao, hoặc từ cao về dưới cũng được. Miễn sao chúng ta không bao giờ quên rằng nếu có bao giờ cảm thấy bị quá tải bởi những thứ nhản nhan xung quanh ta thì việc mua một chiếc vé trở về thời kì retro games chinh chiến lại là một chuyến du lịch xã stress hết cỡ.
Anh ơi thật ra là doom có di súng lên xuống được đó. nó nằm trong setting. nhấn thành on hay off ở dòng gì gì đó thì xuay súng tự do luôn