Từ phía bên trong làn sương mờ ảo, một dáng người cao 2m từ từ hiện ra. Kẻ man rợ trong nhóm nhảy tới, bổ báng lưỡi rìu vào đầu cái thân hình huyền bí đó. Ở đằng sau Mụ phù thuỷ già từ từ chậm rãi ăn nốt cái bánh mỳ, rồi từ từ vẽ ra một vòng tròn ma thuật ở dưới đất. Để rồi tất cả đều bị kẻ đó đánh bay ra trong chỉ một nhát chém. Nhưng trong giây phút mà dường như mọi hi vọng đã mất… từ từ để tung d20 strenght… NAT 20!!!, tên lính mù nhặt thanh kiếm dưới đất lên, với đôi bàn tay còn rõ vết bỏng đen, đâm một nhát, xuyên thủng lớp áo giáp của kẻ đứng sau lớp sương.
Không, đó không phải là một cutscene của tựa game mà bạn ước sẽ tồn tại, đó cũng không phải là diễn biến trận chiến trong một shounen manga. Đây đơn giản là một trong vô số encounter trong chuyến phiêu lưu ngay trên bàn cafe của bạn, một thứ hết đỗi bình thường trong Dungeon And Dragon.
Chắc bạn biết cái game này rồi. Nó đã từng xuất hiện trong vô số thể loại truyền hình, từ truyện tới game, rồi phim ảnh và cả đặc biệt nhiều trong tất cả những bài viết review RPG. Nó đã được coi là nguồn khởi đầu cho toàn bộ RPG hiện đại và là nguồn cảm hứng cho hàng chục tác phẩm khác. Và bao nhiêu người ở đây đã chơi nó… Tại sao nhỉ? Hãy thử nhìn cái premise trước, một cái game mà một đám mọt sách, đóng giả làm những anh hùng năm châu chín xứ, đặt trong một thế giới giả tưởng được tạo ra cũng bởi một thằng mọt sách khác, cùng nhau phiêu lưu hàng tiếng đồng hồ trên cùng một chiếc bàn cafe. Nghe mới đầu đã sai sai rồi, trước hết, bạn đang làm điều mà với nhiều người, được coi là hành động trẻ con, hơn thế nữa, bạn cần bạn bè đủ rảnh để ngồi nghe bạn lẩm bẩm hàng tiếng đồng hồ (tin tôi đi, sẽ không ai tự nguyện làm chủ trò đâu). Nhưng khó khăn là thế, vẫn có một thứ gì đó cực kỳ lôi cuốn trong lối chơi của DnD, và với tư cách là một người chơi lâu năm và một chủ ngục kỳ cựu, trong bài viết này, tôi sẽ thuyết phục bạn, rơi xuống cái hố không đáy của Dungeon and Dragon.
Vào một ngày nọ vào năm 1970, Chainmail được phát hành. Nó ban đầu là một trò công thành, với người chơi sử dụng xúc xắc và cầu RNGesus để điều khiển quân đội của bản thân đánh chiếm lâu đài. Yeah… bản gốc của DnD gần như không hề liên quan tới cái giá trị cốt lõi của bộ game. Cái tính cá nhân không hề tồn tại, cả game chỉ xoay quanh mỗi ai thắng ai thua, chắc chắn không phải là một tựa game tồi nhưng không phải tựa game ta đang động tới. Phải đến năm 1970, khi một nhóm bạn thu nhỏ trò chơi còn một số nhân vật nổi bật và quyết định liên hệ lại để xuất bản ý tưởng đó thì Dungeon and Dragon như ta biết như giờ mới được thực sự tạo ra.
Cách chơi rất đơn giản, giờ trước hết bạn chỉ cần tập hợp một đám người, tốt nhất là từ 5-7 người. Cái hay nhất của DnD là trong từng đấy người chỉ cần có một người cần hiểu rõ về luật chơi, thứ duy nhất những người còn lại cần làm là làm cách nào để tạo ra một nhân vật phù hợp cho bản thân. Giờ sao? Giờ thì bạn thấy đó, cái người mà am hiểu kia sẽ thường được chỉ định làm chủ trò hay chủ ngục (DM), đây chính là người dẫn truyện, viết chuyện và tạo ra tình huống của cả cuộc chơi. Gần như mọi ván DnD hay đều cần có một chủ trò ra hồn nên với những ai muốn thỏa mãn dark, deep, fantasies của người khác thì khuyên nên trước hết ít nhất chơi với vai trò là người một hai lần trước đã. Trước khi thực sự bắt đầu, quản trò sẽ trước hết phải đặt ra một số luật bàn, kiểm trả lại số liệu và giải thích một vài những cái luật cơ bản cần để chơi, aka giữ trẻ. Còn nhiệm vụ duy nhất của những player là… chơi hết mình.
Các bạn thấy đó, mục đích cuối cùng của DnD không phải là để chiến thắng, một quản trò hiền có thể bất kỳ lúc nào, ném ra một cái dues ex machina là coi như trò chơi vẫn có thể tiếp tục. Điều tôi muốn nói ở đây là trong DnD, việc bạn nên làm là roleplay, đó có thể là bao gồm việc đưa ra những lựa chọn nghe có vẻ rất là ngu ngốc. Vì thật, bạn đang được một lần được trải nghiệm một sự tự do thực sự, tại sao lại tốn nó vào chỉ để nâng các con số càng cao càng tốt cơ chứ. Hơn thế nữa, đây là một trò chơi tập thể, có một nhân vật ngu ngốc, hay quái dị trong team có thể thực sự thay đổi trải nghiệm của tất cả mọi người, đưa họ vào những tình huống không tưởng. Bạn nghĩ có nơi nào khác mà có thể mang lại một được cái cảm giác thực tế thực sự khi có một ai đó cố tình chui đầu vào những cái bẫy vô cùng ngu ngốc?
Cái triết lý này còn được phản ánh ngay tại các cơ chế của game. Hãy ví dụ nhá, một xúc xắc 20 mặt, hay d20, dù bạn có khỏe thế nào thì khi tung ra 1, bạn vẫn sẽ mắc phải những sai lầm ngu ngốc nhất, và dù có yếu thế nào, thì miễn là thần may mắn đang ở bên, bạn vẫn có thể một tay giết chết những quái thú huyền thoại. Và đó là cái đặc biệt của DnD, ở đây không có thắng hay thua, nó là câu chuyện mà bạn tạo ra và phát triển một nhân vật mơ ước bấy lâu nay của bản thân, lấy ra từ game, phim, comic hay cả là tự nghĩ ra và là câu chuyện của những thứ hài hước xảy ra mỗi khi bạn thất bại. Một ván DnD hay là khi mà người chơi hiểu được sự thất bại là bình thường và quản trò lái được sự thất bại đó sao cho vừa ý. Kể cả khi bạn là người mới nhập môn, cũng có mấy chục những cái ngục tối và những cuộc phiêu lưu làm sẵn để cho các bạn thử.
Tất nhiên nói thế không có nghĩa là DnD chỉ làm một trò chơi thiếu chiều sâu, không không. Nếu chỉ kết hợp 6 quyển sách hướng dẫn chính thức của game thì 5th edition, bản hiện tại, có thể có lên tới khoảng 500 loại phép, 100 các kỹ năng, đồ dùng phép thuật và quái thú, và đó là chưa kể hàng vạn những ý tưởng mà những người như bạn tạo ra để cải thiện trải nghiệm. Mọi thứ có thể đơn giản từ những thứ ai cũng biết như Medusa, Rồng đỏ, Fireball hay Sleep… nhưng cũng có đầy thứ mà bạn chắc sẽ chẳng thể nào đoán được như Beholder hay Mindflayer. Nhưng tất nhiên, đôi khi nhiều cơ chế quá không phải lúc nào cũng là tốt.
Đã cũng có một thời điểm mà nhà phát triển của game quên điều này: *thở dài* introducing 4th edition. Đây là thời điểm mà DnD trở thành một RPG hiện đại, chỉ có điều không có máy tính. Đây là thời điểm mà chỉ để combat một lượt bạn phải trải qua vài chục cái effect của cả hai bên và rồi khi vào mấy lượt sau, bạn lại nhớ ra rằng là mình còn quên thêm mấy cái hiệu ứng phụ lung tung nào đó. Ừ thì sẽ có nhiều thứ hơn để mấy number-maniac nhìn nhưng nói thật sau 3 lần chờ DM lẩm bẩm tính xem 14 + 4 thì ai cũng chán mà thôi. Nó biến cái game sinh ra chỉ để roleplay trở thành một hội toán kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Cũng chắc vì thế mà Dungeon and Dragon đã “chết” trong một khoảng thời gian dài, và bị thay thế bởi kha khá những tựa game khác như Pathfinder hay City of Mist. Nhưng tất nhiên, giờ đã là 5th rồi, và giờ bạn cũng đã hiểu được cái giá trị thực sự của một cái game roleplay thực sự, giờ còn chờ gì nữa, mạo hiểm giả, hãy tự bắt đầu chuyến phiêu lưu của chính bản thân đi.