Vì game đã đạt giải to nên mình viết dựa trên cảm nhận bản thân. Một số điểm có thể không giống với các ngòi bút khác.
Sơ lược
Undertale là một tựa game phiêu lưu mượn danh nghĩa RPG, sử dụng đồ họa giả retro. Nội dung xoay quanh câu chuyện giữa human và monster, sự bất tương đồng quan điểm và khát vọng làm chủ thế giới của 2 loài. Main – một cô gái trẻ ít nói, vô tình lọt vào thế giới quái vật (tương tự như Alice in The Wonderland hoặc Spirit Away) tìm con đường để trở về với thế giới loài người.
Đây là nhân vật sẽ dạy cho ta nhiều thứ nhất về game (mechanic, tình yêu hôn nhân gia đình và bản thân).Hãy luôn chọn lựa tha thứ cho Bông hoa đáng yêu nhé
Hệ thống chiến đấu phân tích
Gồm 2 phần
- Phần đặc tả sprite bên trên hiển thị quái, Tobyfox sử dụng kẻ ô nhằm mục đích lôi ký ức cũ xưa trên hệ nes vốn dĩ dựng màn đấu theo từng ô kẻ viền.
- Phần đặc tả hệ thống tương tác với quái bên dưới có 2 trạng thái:
- Trạng thái tấn công của main: hình dạng elip, phải kích đúng vào các vùng giớ hạn vàng hoặc xanh trung tâm thì mới thực thi được đòn đánh. Vùng đỏ là fail.
- Trạng thái thứ 2 là dạng hell bullet. Đại diện cho nhân vật lúc này là trái tim, sử dụng các nút điều hướng để vượt qua mưa đạnCác option bên dưới có act khá vô ích, hầu như thêm vào để cho đẹp thiết kế. Vì một game RPG cổ điển sẽ có đủ 4 tùy chọn. Attack skill/spell item và flee/run/escapeMình đánh giá battle system này rất cao vì tính tối ưu hóa tài nguyên. chỉ cần một chút tốc độ quét của thanh dọc ở trạng thái attack là đủ gây khó dễ cho người chơi rồi.
Khi đơn sắc và đa sắc cùng tồn tại trong một game hiện đại sử dụng đồ họa giả retro.
Lâu đài trong cổ tích vẫn có ở thế giới loài quỷ. Và dù hình ảnh 2D nhưng vẫn có đủ chiều sâu để hút lấy game thủ.
Đây là một con trùm ấn tượng. Nói thẳng ra đây chính là linh hồn thực sự của Undertale. Điểm khác biệt lớn nhất chính là cách tương tác của người chơi với con trùm, con trùm với trò chơi và người chơi với trò chơi. Về khoản này, Undertale làm quá tốt. Mình không muốn spoil cái này vì đây là thứ bất ngờ nhất của tựa game.
Link dev chính: https://twitter.com/tobyfox
Cảm nhận cá nhân
Về mảng đồ họa
Undertale thể hiện ấn tượng nhất ở giai đoạn đầu game, màu sắc của không gian trong game (trừ nhân vật chính) bao gồm đơn sắc 2bit, 8-bit đến 16-bit. Các fan gạo cội của hệ máy Famicom hoặc Gameboy color sẽ dễ dàng trigger ngay từ phút ban đầu, sau một chục phút tới thì đến fan của Super Famicom khi màu sắc đổ dần sang 16-bit.
Không thể phủ nhận chuyện dựng hình của main giống với the boy trong series Mother của Nintendo, cụ thể là phần 2 : Earthbound. Cũng một set đồ cute phô mai que. Nhưng xét về độ giống nhau về nội dung hay gameplay thì không đúng.
Gameplay
Earthbound là một game RPG và Undertale là Adventure. Earthbound nổi tiếng một phần là vì danh tiếng Nintendo, vì kiểu chiến đấu phi logic một cách dễ thương vượt xa những tựa game anh hùng cùng thời điểm. Đơn cử là việc mua gấu bông để block đòn. Đánh boss không cầm gấu bông thì cũng khá là hard đấy.
Undertale gây sức hút nhiều hơn từ sự đa dạng trong gameplay, tương tác với người chơi tốt hơn, môi trường hoạt cảnh không phải là vấn đề lớn để quan tâm, đoạn đối thoại là một điểm học hỏi earthbound rất đáng ghi nhận. Trong earthbound, người chơi sẽ được cấp cellphone, cần thiết sẽ gọi hỏi một số thứ về tiền bạc hoặc sức khỏe gia đình. Undertale cũng tương tự NHƯNG mang tính chất troll của tân thời.
Âm nhạc
Có cái khen và có cái không đồng ý. Mình không biết chủ ý của ông Tobyfox như nào nhưng rõ ràng với trong giai đoạn đầu game, nhạc nền không chuẩn!? Đúng ra với từng giai đoạn game 2-bit, 8-bit , 16-bit thì chất lượng nhạc sẽ khác nhau. Hình 2-bit nhạc 16-bit, hay hình 16-bit mà nhạc lại chất lượng cao lossless. Khen cái là nhạc sau này hay dù không hợp chất retro như hình ảnh.
Mức độ khó
Dễ-trung bình. Mang danh gọi là Hell Bullet + RPG nhưng Undertale không khó khăn nhiều để vượt qua, chỉ đặc biệt trùm gần cuối trâu bò một chút phải tốn máu nhiều chút.
Về khả năng chơi lại
Có. Theo mình Ít nhất phải chơi lại 3 lần để cảm được nó. Dù phong cách chơi của Undertale chia làm 2 kiểu bố đời: Diệt hoặc tha mạng ( option chạy kiểu để chưng – wtf man?)
Về cảm xúc, khả năng chạm đến con tim:
7/10. Undertale thành công nhất theo mình chính là cách thiết kế màn chơi, một số đoạn chuyển màn làm đúng nhịp với câu chuyện. Cốt truyện tiềm năng nhưng không đủ lấy nước mắt hoặc nhớ lâu kiểu To The Moon, theo mình khuyết điểm này dựa trên các bản nhạc nền. Vì đa phần các đoạn hội thoại quan trọng nhạc nền không có trong khi cảm xúc lúc đó không đúng chính xác là phải cần lặng im. Mình cảm thấy bình thường khi hoàn thanh game trong 7h ở lần đầu tiên. Triết lý sống gần cuối game được đề cập khá hay, các bạn trẻ tuổi nên thử trải nghiệm.
Tip:
Đây là một game Adventure, nếu hiệp sĩ nào có mua-chơi thì ráng đọc/chat với toàn bộ đoạn hội thoại của bảng/giấy/npc để tìm được sự liên kết của câu chuyện.
Thằng tobyfox là 1 thằng súc vật
Thằng toby không chỉ là một thằng súc vật mà còn là 1 con chó não chỉ biết đựng cứt
thiểu năng thì ngậm mồm vào, nhà hết phân bón à mà nói như muốn người ta ỉa vào mặt mày thế