Tôi thường xem mình là con người của hai thế giới tách biệt nhau, tôi không những là một mọt game mà còn là con nghiện điện ảnh. Tôi luôn cho rằng hai hình thức giải trí luôn có một sự đặc biệt và nét độc đáo riêng. Có thể nhiều người yêu điện ảnh vì nó khắc họa một nỗi hùng ca về những bối cảnh riêng biệt nhau để những người khán giả như chúng ta có thể nhìn nhận những thông điệp một cách chính xác nhất, còn game cho ta hóa thân vào những nhân vật mà chúng ta yêu thích hàng giờ đồng hồ và đôi khi giá trị nhân văn được thể hiện cũng sâu sắc không kém gì điện ảnh; trong video game, chúng ta chủ động và trở thành đạo diễn riêng cho câu chuyện của mình.
Tuy nhiên, tình yêu của tôi đối với những văn hóa đại chúng bắt nguồn từ điện ảnh trước tiên với những câu chuyện sử thi, bạo lực của Queentin Tarantino hay kỳ công, sâu sắc của Christopher Nolan (Tôi chưa sở hữu được PS4 cho đến khi tôi 16 tuổi nên trước khoảng thời gian đó, kiến thức của tôi về những Assassin’s Creed, Grand Theft Auto hay God of War… vẫn còn khá xa vời). Tuy nhiên, tôi vẫn thường tự hỏi tại sao những phim được chuyển thể từ game chưa bao giờ thành công mặc dù nhà sản xuất đã chi ra hàng trăm triệu đô và dựa vào fan base vốn quá đỗi nổi tiếng từ thương hiệu của game?
Một nhu cầu cũ, hướng đi mới
Điện ảnh hiện đang liên tục đổi mới với những siêu phẩm mang phong cách nostalgia vốn đang trending trong những năm gần đây (hay còn gọi là reboot, remake thương hiệu mới, làm thêm sequel, prequel…) với sự trở lại của những cái tên quen thuộc của những năm 80s hay 90s như Star Wars, Pokemon hay cả là những siêu anh hùng của Marvel và DC từ các trang truyện comic cách đây cả vài chục năm (vốn được cho là sẽ không bao giờ có thể chuyển thể lên được màn ảnh). Kể cả những thương hiệu từ anime hay manga cũng đã được mang lên màn ảnh một cách không thể nào tốt hơn qua những live action mà tôi cho là cực kì chất như Detective Pokemon, Death Note hay Toky Ghoul. Vậy còn vấn đề của Video game nằm ở đâu???
Lịch sử của phim làm từ game và nguyên nhân thất bại
Danh sách của phim làm từ game có thể tìm thấy trên mạng và uhm…
Phim nào cũng “không được thành công như mong đợi” (Tạm bỏ qua những phim từ thập kỷ 80s và 90s như Super Mario Bros, Mortal Kombat hay Street Fighter bởi vì tiêu chuẩn điện ảnh thời đó về nội dung hay kĩ xảo… thường không được chú trọng nhiều như hiện nay).
Ok, nạn nhân đầu tiên của chúng ta là: Resident Evil (Và thanks god nó đã đến Final chapter, ý tôi là for now thôi!)
Từ năm 2002 đến nay, Resident Evil đã có 6 phim, các bạn có thể xem đánh giá của các nhà phê bình về các tựa phim trên Rotten Tomatoes và Damn, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là:
“Highest rated movie: 37%”
Sau 6 tựa phim thì loạt phim thành công nhất chỉ được 37% khán giả xem phim yêu thích và con số này dưới tiêu chuẩn tạm chấp nhận được (Nếu bạn thường xuyên tham khảo trên RT thì bạn biết con số này thấp đến mức độ nào!). Mặc dù chất lượng phim đạt mức trung bình – tệ nhưng cũng đạt được một số thành công nhất định và minh chứng là cứ 3 năm thì lại ra một phần.
Doanh số phòng vé khả quan đã giúp Resident Evil có cơ hội tiếp tục hủy hoại thương hiệu này với 1.4 tỷ USD sau 6 phần với kinh phí mỗi phần chưa bao giờ vượt quá 100 triệu USD (Trong khi doanh thu loạt game đạt gấp 3 lần).
Có thể nói, loạt phim Resident Evil không phải là một trải nghiệm xứng đáng trong giới phê bình nhưng lại là một thành công lớn về mặt thương mại.
Next, một bộ phim mà mình cực kì mong đợi do nó dựa trên một loạt game mà tôi cực kì yêu thích. Đó chính là Assassin’s Creed, nhất là khi vai chính lại là của Micheal Fasbender, anh ấy ngầu không khác gì Athur Morgan.
Ra mắt vào năm 2016, kinh phí của phim dao động từ khoảng 125 đến 200 trệu USD với điểm số là 18% (Đối với tôi thì bối cảnh khá là ok nhưng cố truyện thiếu điểm nhấn và không được thu hút cho lắm nên ngủ gật mấy lần không biết).
Điều này cũng khá dễ hiểu khi mà nhà sản xuất đã nhồi nhét quá nhiều lý thuyết của AC vào một bộ phim dài gần 2 tiếng khiến cho cốt truyện lê thê và cực kì nhàm chán.
Doanh số phòng vé thì khá ảm đạm với 54 triệu USD ở thị trường nội địa và 186 triệu USD ở thị trường quốc tế.
Nhìn chung thì đối với tôi thì phim đã chết từ lúc tôi bước ra khỏi rạp.
Angry Bird – một trò chơi mobile khá nổi tiếng kể về sự giành giật tài nguyên (Ở đây là mấy quả trứng) từ mấy con chim như được vẽ bởi một đứa trẻ 5 tuổi từ mấy con heo da xanh mập đ*t. Và… cốt truyện chỉ có nhiêu đó thôi! Tôi vẫn hoang mang về cách mà họ xây dựng nhiêu đó thành một bộ phim gần 2 tiếng đồng hồ; Hmmm… Tôi vẫn đang suy nghĩ…
Well, nhận định chung của tôi thì, Angry Bird không có lỗi, lỗi ở nhà sản xuất, còn doanh thu cao là do mấy thằng Tàu khựa nên miễn bàn số liệu lẫn phê bình.
Tiếp theo là từ một tựa game mà tôi chưa chơi bao giờ mà tôi vẫn thấy phim của nó không đến mức tệ mà bối cảnh vẫn rất là epic. Đó chính là Warcraft (The beginning) nhưng mình tạm bỏ chữ The beginning đi ha do nhà sản xuất vẫn chưa được thông não mà vẫn để tựa đề này ở post-credit.
Kinh phí của phim được cho là khoảng 160 triệu USD và may mắn thay là doanh thu phim được cho là trên con số đó với khoảng 439 triệu USD (Một lần nữa thì những tựa phim như này nên biết ơn anh Tàu khựa mặc dù trong phim còn không có một anh nào). Còn điểm số là 28% cho giới phê bình và tận 78% cho khán giả – một khác biệt quá lớn. Vâng bạn có thể hiểu tại sao tôi nói phim không đến mức dở như nhiều người nói, trừ khi bạn có họ hàng là giới phê bình thì nhà bạn không nên xem một bộ phim nào nữa nha!
Tuy nhiên, cho dù có doanh thu khủng thì The beginning nay đã trở thành The end vì sợ nguy cơ thua lỗ trong phần sau nên nhà sản xuất đã chịu thua nên bỏ tựa phim này luôn. Tôi không biết nhà sản xuất có như Dutch hay không nhưng kế hoạch của họ đều tệ như nhau nên tham vọng phát triển tựa phim này đã trở thành hư vô!
Một tựa game chiến thuật khác của IO Interactive cũng nổi tiếng không kém thì đó chính là The Hitman Series với 2 bộ phim được chuyển thể là Hitman và Hitman: Agent 47 (Không phải phim của Chuck Norris đâu nha!). Sau khi xem xong 2 tựa phim, tôi nhận ra một thói quen khó bỏ khác của Hollywood là nerf những nhân vật được yêu thích trên toàn cầu.
Ý tôi là, Kira trong Death Note của Netflix là một đứa ất ơ, ngây ngô và vẫn như vậy đến cuối phim dù sở hữu một trong những vũ khí quyền năng nhất trên Trái Đất. Ok, còn Agent 47 cũng vậy, bạn chỉ cần cast một người nào đó, cạo trọc đầu của họ, in mã vạch lên cổ, cau mày từ đầu đến cuối phim cùng một cốt truyện lê thê nhất quả đất thì sẽ tạo dựng được một bộ phim tuyệt vời về Hitman?
Hay lắm Hollywood!! Hay lắm, tôi sẽ để tựa phim này được rest in peace từ giờ!
Cuối cùng là Tomb Raider của Angelina Jolie hay Alicia Vikander thì cho đến thời điểm hiện tại thì đó là phim live action chuyển thể từ game khả quan nhất với gần 300 triệu USD toàn cầu (cho đến khi bị vượt qua bởi Pikachu: Detective Pokemon – việc phim có phải hoàn toàn chuyển thể từ game không thì vẫn còn là một ẩn số bởi trong game không có Ryan Reynolds).
Mặc dù phim có điểm số RT không đến 60% thì bộ phim chuyển thể từ game khác ra mắt cùng thời điểm với tên gọi là Rampage cũng vậy. Chỉ có điều là tôi không biết game nào tên Rampage cho đến khi phim này ra mắt và tôi nghĩ tôi sẽ vẫn giữ như vậy (Bởi game đã không tạo được tiếng vang và ấn tượng trong giới game thủ thì phim của nó có nổi tiếng thì cũng có ai quay lại chơi game đâu nhỉ???).
Và thực sự cuối cùng trong cái danh sách lê thê này là Sonic the Hedgehog – một bộ phim được dự đoán là game-changer chính hiệu cho phòng vé toàn cầu vốn đã ảm đạm mấy tháng nay và cả nền điện ảnh về phim chuyển thể từ game với… à mà thôi…!