Marvel’s Spider-Man (P.1): Khi trách nhiệm là ràng buộc và điểm yếu

Khách mới

  

Một thương hiệu mang tính toàn cầu và một trách nhiệm lớn lao đi cùng với nó

Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ ưa Sony trong các bảo đảm và xử lý thương hiệu Spider-Man, nhất là sau màn reboot đã comeback một cách cực kì nhạt nhòa và đáng thất vọng với The amazing Spider-Man. Tôi chỉ mong đứa con cưng này chỉ được quay về đúng với mẹ đẻ của nó – Marvel Entertainment. Nhất là sau khi họ đã đạt được những thành công rất lớn với những thương hiệu sẵn có và vì thế tôi chưa bao giờ nghi ngờ về những sản phẩm của họ, bởi ai cũng biết rằng một khi vào tay Marvel thì chỉ có thành công mà thôi. Và vì thế, khi nghe tin Sony đang làm một trò chơi về Spider-Man, tôi trở nên ngờ vực và không hứng thú gì với sản phẩm này cho dù nó có thành công hay không thì sỡ dĩ nó cũng chỉ là một sản phẩm thương mại.

Nói thẳng ra là tôi ghét do nó từ Sony. Nhưng không, chất lượng của game khác hoàn toàn với kì vọng của tôi, nó không những bảo đảm những ý nghĩa cốt lõi của thương hiệu này mà còn đào sâu vào tâm lý của Peter Parker hơn những sản phẩm nào khác, một cách cực kì epic (y hệt như Into the spider-verse – Một bộ phim khác thuộc Sony’s Spider-Man mà tôi phải mắt chữ A mồm chữ O do nó không những cực hay mà còn epic)

Gameplay cuốn hút, đầy sáng tạo cùng với bối cảnh quen thuộc nhưng rất riêng

Anyway, quay lại với vấn đề chính, New York – The city that never sleeps là một biểu tượng phồn hoa của nước Mỹ, là mảnh đất của sự hy vọng, nền văn hóa và giấc mơ Mỹ; nơi mà giữa chốn đất chật người đông, chúng ta có một Peter Parker ngày đêm cũng phải chật vật với cuộc sống của mình lẫn cái danh Spider-Man. Nhìn qua thì bạn có thể nghĩ rằng thế giới mở này khá nhỏ, chưa ấn tượng như những game RPG cùng thời khác, nhưng đó là khi mà bạn điều khiển Spidey di chuyển trên cao mà thôi. Còn để có thể cảm nhận được quy mô của thành phố, hòa cùng mạch sống hối hả của những người dân thường, tôi thường cùng Peter Parker đi bộ trên con phố Manhattan lấp lánh với những bảng hiệu, hay một dạo vòng quanh Central Park và giao lưu cùng những người dân ở đó, trải nghiệm chơi game của tôi đã tăng lên đáng kể khi mà sự chi tiết và độc đáo của New York trở nên riêng hơn bao giờ hết.

Không biết bao nhiêu lần tôi đã web-swing khắp thành phố hàng chục giờ đồng hồ mà không chán để chiêm ngưỡng độ chi tiết trong đồ họa của game vốn là điểm mạnh của game nhằm khắc họa nên vẻ đẹp không ngừng nghỉ, náo nhiệt của thành phố như nó đang thực sự sống. Nếu như Gotham là thành phố u tối để làm nền cho Batman khi anh ấy thanh trừng những tên tội phạm còn New York là động lực thút đẩy Spider-Man thoát ra khỏi cái bóng tầm thường, dùng sức mạnh của mình để bảo vệ những người dân vô tội.

A shot of all of New York City from Spider-Man PS4. They even got ...

Thú thật, đồ họa của Spider-Man trong sự kiện E3 thật sự rất xuất sắc với độ tương phản, chiều sâu hợp lý, giao diện chân thật – thứ mà dường như Final release thiếu đi; Có thể nói phiên bản Retail 2018 của game bị nerf hoàn toàn. Tuy nhiên, trải nghiệm chơi game của tôi không bị ảnh hưởng nhiều bởi sỡ dĩ sự chú ý của tôi thường hướng đến gameplay, cốt truyện và nhân vật, mặc dù không ấn tượng như bản release lúc trước lắm nên hơi tiếc. Nói cho cùng thì đồ họa của game vẫn hết sức chất lượng nên chỉ vì một số thay đổi nhỏ mà bỏ qua một tựa game như Spider-Man thì thật sự rất đáng tiếc.

Ví dụ như sự thay đổi về ánh sánh, độ tương phản trong God of War hay The Witcher 3 so với các bản demo ở các sự kiện trước đó thường không được cân nhắc đến trong giới game thủ trước khi họ bỏ tiền ra mà thứ mà họ đầu tư vào chính là giá trị nội dung và gameplay của sản phẩm; sỡ dĩ thời nay vẫn còn một bộ phận lớn những tín đồ của Tetris, Pac-man hay Minecraft mặc dù đồ họa của chúng được cho là không hợp thời bởi đó không phải là thứ mà nhà phát triển thực sự hướng tới. Chúng ta nên nhớ là đồ họa chỉ là một công cụ và miễn là nhà phát triển game không lừa dối chúng ta bằng những hình ảnh một trời một vực thì thứ mà chúng ta nên tập trung là sản phẩm cuối cùng.

Spider-Man E3 vs Retail | Direct Comparison - YouTube

Khi ta bước ra khỏi bóng tối…

“With great power comes great responsibility”

Câu nói này của Uncle Ben vẫn in sâu trong đầu tôi thời tôi còn chập chững dành dụm tiền để mua cho bằng được cái đĩa CD về Spider-Man 2 – thời mà Tobey Maguire có thể vẫn còn là một Hollywood Star. Lúc đó, tôi vẫn chưa thực sự hiểu được câu nói đó.

Mọi hành động của ta đều mang sức nặng thế nên ta cần có trách nhiệm với cộng đồng, những hậu quả xảy ra đều một phần là trách nhiệm của chúng ta. Nói cách khác, quyền lực tối cao đi kèm với trách nhiệm lớn lao – Đó mới là ý nghĩa thật của sức mạnh mà chúng ta xứng đáng bởi sỡ dĩ “ Khi bạn sỡ hữu sức mạnh như tôi, lựa chọn mà bạn quyết định có nên sử dụng nó hay không. Rồi một khi chuyện xấu xảy ra, chúng xảy ra là bởi vì bạn lựa chọn không làm gì cả  !”.

With Great Power Comes Great Responsibility - TV Tropes

Suốt hàng năm trời, triết lí của tôi về trách nhiệm, sức mạnh, sự xứng đáng ảnh hưởng ít nhiều bởi câu nói đó. Cho đến lúc, tôi vấp phải một hình mẫu khác – Cán cân công lý của Nolan hay là định nghĩa về trật tự – hỗn loạn của Bruce Wayne a.k.a Batman. Vốn dĩ, nội dung của Cán cân công lý giải thích về mối tương quan giữa trật tự và hỗn loạn trong đó, trật tự và hỗn loạn dựa trên sự tồn tại của mỗi bên còn lại để phát triển, không có trật tự thì cũng không có hỗn loạn nốt.

Chính quyền lực tối cao đã đưa không những cậu, người cậu yêu thương và cả thành phố đều lâm vào nguy hiểm hay nói cách khác chính sự góp mặt của cậu là mối nguy hiểm như New York. Lúc này, tôi mới nhận ra điểm giống nhau đến kì lạ giữa Bruce và Peter, họ đều chịu mất mát, sống trong nỗi cơ đơn với mục tiêu duy nhất là bảo vệ thành phố mà họ cho rằng họ có trách nhiệm giữ gìn – Đó đều là những di sản cuối cùng của họ, thế nên mục đích và tư tưởng của họ giống nhau một cách kì lạ. Tôi cho rằng điểm khác nhau duy nhất của họ là tuổi tác tuy nó không ảnh hưởng nhiều đến lối suy nghĩ của họ nhưng cho rằng thời gian có trải qua bao lâu đi nữa thì họ cũng đều nhìn nhận ra cái đẹp trong mỗi con người (Minh chứng là họ chưa bao giờ có chủ ý giết người).

Gameplay Comparison | Batman: Arkham Knight vs Marvel's Spider-Man ...

Thế rồi tôi nhận ra, suy nghĩ của Peter không sai mà do xã hội quá bất bình đẳng trong khi công bằng lại là thứ cần thiết nhất để xã hội phát triển. Nolan đã đúng khi cho rằng những người như Peter đã tạo ra sự rối loạn trật tự trong xã hội nhưng liệu một thiếu nên đôi mươi có bỏ qua những tội ác đang hoành hoành trong xã hội của cậu ta mặc dù biết rằng cậu ấy có thể khiến mọi chuyện dừng lại. Cậu ấy quá ngây thơ và tốt bụng – Đó là lí do tại sao tôi quá yêu nhân vật này! Sỡ dĩ xã hội này chưa đủ công bằng cho cậu, thế nên cậu ấy không muốn cậu chỉ là người thiệt thòi duy nhất. Poor Peter!!!

Peter Parker Spider Man PS4 Video Game Leather Jacket

Peter cho ta thấy trong mỗi chúng ta đều có một người hùng

Chắc có lẽ các bạn cũng đã hiểu tại sao tôi lúc đầu không ưng ý với việc Sony đảm nhận những sản phẩm của thương hiệu Spider-Man này bởi tôi cho rằng họ sẽ không hiểu được giá trị thực và ý nghĩa của Spidey. Như tôi đã nói ở trên, DC sỡ hữu Batman (Và Superman) và tất nhiên là họ hiểu được ý nghĩa thật mà sản phẩm của họ mang lại thay vì tập trung vào giá trị thương mại mà nó mang lại, Marvel cũng vậy, họ cần một nhân vật đủ nổi tiếng để đại diện cho thương hiệu của họ, thế nên, họ cần Spider-Man (Có thể nói Spidey chính là nhân vật được yêu thích nhất của Marvel trước sự bùng nổ của MCU). Tuy nhiên, cũng như tôi đã nói, Insomniac và Sony đã làm quá tốt công việc của họ trong việc xây dựng hình ảnh của một fan-favorite vigilante – Một biểu tượng của nền hi vọng và sự tự do, một người anh hùng thật sự.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • - 11.06.2020

    nhiều đoạn trong bài giống video spidey của 7days