Papers, please!!!: Chiến tranh – Động lực để con người nhận ra được mục đích sống hay nền tảng cho những tư tưởng lỗi thời?

Khách mới

  

Intro của game lúc nào cũng làm tôi nổi da gà cùng với bản nhạc signature đó!!!!

Well, trong thời điểm hiện tại, Papers, please! là một tựa game hoàn hảo để chúng ta có thể ở nhà và trốn dịch, nhất là khi bối cảnh của game cũng quá đỗi hợp lý khi mà bạn có toàn quyền để từ chối nhập cảnh mấy đứa tên Nhung.

Bối cảnh của Papers, please!:

Steam Community :: :: Paper Please World Map

Bối cảnh xây dựng của game là một nhà nước vừa Liên Xô vừa Đức Quốc Xã, một nhà nước Dystopia như trong cuốn 1984 của George Orwell, và trong game là năm 1982. Đất nước bị chia làm hai nửa Tây Đông gợi nhớ về thời kỳ phân chia của nước Đức. Trong đó, ta sẽ vào vai một nhân viên kiểm soát nhập cảnh thuộc bộ nhập cảnh của một quốc gia tên là Arstotzka hư cấu nằm ở phía Đông trên bản đồ của game, cùng với các nước như Kolechia, Obristan, Antergria, Republia, Impor và United Federation. Và thế là tựa đề game đã trở thành câu cửa miệng của nhân vật (“Papers, please!”) để chúng ta có thể tự tay xác minh giấy tờ nhằm đảm bảo an ninh và các thủ tục hành chính cần thiết cho việc nhập cảnh vào Arstotzka.

Đất nước độc tài Arstotzka được giới thiệu của game cực đoan đến nỗi ở nửa sau của game, bạn được cấp vũ khí để điều khiển những người nhập cảnh bất hợp pháp (Yeah, rất chi là cực đoan!!) và cổ hủ là đa phần một cách chuyên chế và tàn bạo. Tôi sẽ không spoil mối quan hệ và động lực của các thế lực cao nhất của Papers, please! ở đây là các quốc gia nằm chung một lục địa với Artotzka bởi đó là điều đặc biệt nhất về game. Thế nên xảy ra nhưng bất cập trong việc quản lý nà nước của Artotzka, một chính quyền ngầm nổi lên nhằm lật đổ chính phủ với tên gọi Ezic (The order of Ezic star) (Yep, very dope). Mục tiêu hoạt động chính của Ezic nhằm giải phóng Artotzka khỏi những nhà cầm quyền tham lam và tha hóa (nói cách khác là những nhà cách mạng hay phản động tùy view point của người chơi!!!). Bạn có quyền chọn và làm theo lời đề nghị của họ hoặc báo cáo họ với ban điều hành và trung thành với chính quyền hiện tại.

Steam Community :: Guide :: How To Complete All EZIC Tasks And Favors

Về cơ bản, Papers, please! cho chúng ta lựa chọn giữa pháp luật và đạo đức, giữa cá nhân và quốc gia mà không chỉ đơn giản là xem đi xem lại mấy tờ giấy nhàm chán của mấy ông công chức – vốn dĩ đó cũng là một sự đặc biệt của game và khiến cho tựa game vô cùng kén người chơi. Sự lặp đi lặp lại của game không phải là một điểm yếu mà là điểm đặc trưng của game về công việc của những con người ngày đêm làm việc ở trạm kiểm soát. Vốn dĩ, sau vài tiếng chơi, tôi đã bị thu hút bởi một concept cực kì là độc đáo mà tôi nghĩ chỉ những tựa game như Papers, please! mới có thể thực hiện được, vì thế tôi cảm thấy hứng thú với gameplay, cốt truyện của Papers, please!

Tuy nhiên, cái sự lặp lại ấy luôn luôn thay đổi, đôi khi là chỉ nhập cảnh những người trong nước, hạn chế những người có nguy cơ mang vũ khí hay tiềm ẩn dịch bệnh. Cốt truyện của Papers, please! sẽ phụ thuộc vào những lựa chon trước đó của ta mà quyết định ending và vốn dĩ là có 20 cái (khác nhau nhưng mà không phải lúc nào cũng happy đâu nha!). Thế nên, cùng với đồ họa cổ gợi thời xa cũ, OST như tiếng hành quân của đất nước quân phiệt thì đối với tôi, thật sự dù chỉ là một con game indie đỉnh nhưng không chê vào đâu được.

Papers, Please review | PC Gamer

Đầu game, mọi việc đối với tôi rất chi là simple, chỉ cần có hộ chiếu hợp lệ là có thể được thông qua ngay lập tức. Thế nhưng, càng về sau những luật lệ và quy định mới cũng được sinh ra nhằm đáp ứng những sự kiện nhỏ để xảy ra trước đó (mà có thể là do chính người chơi đã tiếp tay) khiến cho lượng giấy tờ kiểm tra ngày một nhiều và phức tạp hơn. Có một lần, tôi đã đưa một người bố mất con vào thành và sau đó là murderer (ngay trên the right damn newspaper), một kẻ buôn người and guess what, murderer on the newspaper again, và một lần khác nữa là một tên sát thủ và kết quả vẫn là murderer.

Ở giai đoạn cuối game, bạn sẽ phải thông qua cùng lúc hình đại diện, hộ chiếu, căn cước công dân, chứng nhận tiêm chủng, giấy phép nhập cảnh, giấy phép hành nghề, chứng nhận tị nạn và thậm chí là những chứng nhận ngoại giao của mấy ông công chức và có thể là phóng viên. Nếu như, có chi tiết bị sai lệch hoặc thiếu, bạn có quyền tra khảo đối tượng chứ không phải deny liền đâu nha mấy ba. Mà khi thông tin bị sai lệch, bạn có quyền từ chối nhập cảnh hoặc tạm giam nếu cần thiết (tạm giam thì sẽ có tiền đó).

Đó là chưa kể đến các yếu tố phụ bên lề như quy định kiểm soát vũ khí, chân dung các tội phạm bị truy nã, áp lực về thời gian và cả cấp trên, kể cả gia đình bạn nữa khi mà bạn phải chu cấp đầy đủ cho các thành viên về lương thực, chỗ ở. Và nó cực kì đau đầu đối với tôi khi mà phải chạy đua dưới áp lực thời gian, khi mà mặc dù tôi đã check kĩ lưỡng nhưng mà thời điểm mà tờ giấy phạt được in ra từ máy fax thường làm tôi nổi da gà hơi bị nhiều lần (nào là sai issuing city, gender, expiration date…). Sau mỗi lần kiểm tra, tôi thường hồi hộp đợi tiếng kêu báo lỗi của máy fax như lúc báo điểm đại học.

Ussrball and Russiaball by Supermarioguy2001 on DeviantArt

Bài học và quan điểm của game thể hiện qua mà tôi đã nhìn thấy được đó chính là hiện thân của xã hội chủ nghĩa tư bản ở thế kỉ 20, nơi mà những quốc gia áp dụng chính sách này còn loay hoay trong việc giàu lên và tìm nguồn tài nguyên phù hợp trong khi một số quốc gia khác đã trải qua giai đoạn này từ 2 hay 300 năm trước và đã trở thành siêu cường quốc. Như tôi đã nói ở trên, Artotzka đại diện cho chế độ độc tài của Đức Quốc xã và chính sách tư bản chủ nghĩa lỗi thời của liên bang Xô Viết, nơi mà nhân vật chính của chúng ta có được công việc này nhờ vào một cuộc bốc thăm may mắn chứ không hề được phỏng vấn hay tuyển dụng theo quy trình thông thường (rất là xã hội chủ nghĩa và công bằng).

Điều đặc biệt vẫn chưa kết thúc ở đó đâu, để đạt đủ điều kiện làm việc, công dân phải có đủ một người thân trong gia đình còn sống để khám xét và kiểm soát nếu cần thiết (nói cách khác là dùng người thân để khống chế công nhân làm việc cho nhà nước) và bản thân mỗi gia đình có quyền đấu tố các trường hợp các hộ dân khác gia tăng tích trữ của cải một cách bất bình thường (haizzz, không thể nào công bằng và bất bình thường hơn). Tổ chức EZIC thể hiện tư tưởng chống đối nhà nước độc tài, kiểm soát người dân. Nếu để ý ta có thể thấy chiến tranh vừa trải qua, đất nước còn nghèo đói, tội phạm đầy rẫy, lại còn có âm mưu phản nghịch, tạo dựng một xã hội kinh khủng. Và giữa dòng đời bấn loạn ta còn phải lo cho gia đình, phải chi li tính toán.

Bài học lớn nhất mà Papers, please! gửi đến tôi là chỉ có những lựa chọn mới thể hiện con người của chúng ta và vì thế ending của game ảnh hưởng cực kì lớn từ quá trình bạn chơi, đó có thể là cái chết hay sự tự do hoặc có thể là sự ổn định lâu dài. Vốn dĩ, đối với tôi, cốt truyện đơn giản, gameplay độc đáo lặp lại không ngao ngán mà còn là chủ đích chính của game, soundtrack đỉnh của đỉnh, bối cảnh rất là đặc biệt, bài học và ý nghĩa quá sâu sắc mặc cho bạn có chơi trong vòng 30 phút hay 6 tiếng, Papers, please! Là một viên ngọc quý trong thế giới game indie, đặc biệt là những người có sự hứng thú với chính trị hay các âm mưu gián điệp như tôi.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • Iosif Tito - 06.06.2020

    Không thể tin là Đồng Chí tin những lời tuyên truyền xảo trá của bọn gián điệp phương Tây nhằm bôi nhọ đất nước tươi đệp của chúng ta

    !!! VINH QUANG SẼ ĐẾN VỚI ARSTOTZKA !!!