Những hãng phát hành game (P.3)

Khách quen

  

Phần trước chúng ta có đề cập đến những ông trùm của làng phát hành Game thế giới. Tuy nhiên sẽ thật thiếu sót nếu mình bỏ qua đi một nửa thế giới còn lại – Những nhà phát hành game đến từ Nhật Bản.

Sony Interactive Entertainment

sony

Nói về Sony thì không chỉ riêng bộ phận những người chơi Game chúng ta biết đến, một trong những tên tuổi sản xuất/cung ứng hàng đầu về điện tử. Mình muốn nói về mảng giải trí của Sony. Ta gọi tắt nó là SIE nhé.

Cái tên SCE (cũng có thể gọi là SCEJ) được thành lập vào năm 1993 tạo tiền đề cho sự ra đời của siêu phẩm PSX (Playstation 1). Trụ sở ban đầu tọa lạc tại Thủ Đô Tokyo, Nhật Bản. Ngay năm sau đó, Sony cho mở rộng thị trường sang khu vực Bắc Mỹ để thuận tiện bán buôn con cưng PSX của mình. Ngoài ra có thể đâu đó mấy thím còn nghe đến cái tên SCEE (cái này đóng đô ở Luân Đôn). Cảm thấy rườm rà nên, Sony quyết định thay đổi một cái tên nghe hợp thời đại hơn (SIE – SCE kết hợp hệ thống Sony Network Entertainment) vào năm 2016.

Nói thêm về hệ thống SNE (Sony Network Entertainment). Đây là một trong những con cờ gom bạc chủ chốt của Sony nói chung và SIE nói riêng. Việc cho phép tải hàng loạt Game hot từ những thời hồng bàng và tương thích ngược trên hệ máy Console mới là điều mà khiến cho bất kể Game thủ nào cũng hào hứng.

Vì Sony chính là hãng tạo ra dòng máy console nổi tiếng Playstation, điều đó đồng nghĩa với việc những Game mà Sony phát hành cũng chính là các con Game chạy trên hệ máy này. Dĩ nhiên điều này cũng tương tự với đối thủ truyền kiếp của Sony: Nintendo. Bởi vậy đôi khi mình vẫn thấy hay khi chơi Game PC không thấy các nhãn mác của Sony hay Nintendo, cảm giác mấy nhà phát triển thoải mái hơn khi không vướng bận về mấy cái luật lệ mà 2 hãng trên đề ra (Kiểu Nintendo thì mác nói không với 18+ chẳng hạn).

Fact:

  • Sự thực thì nói về Sony mạnh hơn hẳn Nintendo về mảng phát triển công nghệ. Không tính đến thị trường Game thì Sony có giai đoạn là bá đạo nhất nhì Thế Giới luôn kìa. Nhưng cũng chính vì quen làm vua, Sony đã không thèm quan tâm đến sự phát triển của công nghệ hiện đại. Họ phát minh ra đĩa Blu-Ray và buộc HD-DVD phải chấp nhận thua một cách cay đắng. Nhưng điều đó là chưa đủ vì giờ đây người dùng lại chuộng các hình thức Stream/Up-and-Down dữ liệu. Internet Of Things chính là tương lai chứ không phải mấy cái loại đĩa công nghệ cao mà Sony tạo ra. Đó chỉ là một ví dụ nho nhỏ dẫn đến sự thất bại của Sony nói chung mà thôi.
  • Chỉ có một vài sản phẩm trên hệ máy Playstation mà studio con của Sony tự tay phát triển. Tính ra các sản phẩm thuộc về quá khứ đều được đảm bảo chất lượng tuyệt vời (God of War, Legend of Dragoons, Locoroco, …)
  • Sự ra đời của PSX khởi nguồn từ việc Nintendo yêu cầu Sony phát triển cho hệ máy của họ lúc đó (Snes) một thiết bị đính kèm có thể đọc được CD (Snes có một thiết bị cho phép đọc đĩa mềm để chơi game). Thật không may đây là một trong những nước đi sai lầm nhất của anh bự Nin khi mà Sony đã hoàn thành được thiết bị trên, và đồng thời phát triển nó vượt xa chiếc Snes huyền thoại của Nin ngay khi hợp đồng kia bị hủy bỏ.

Nintendo

nintendo

Nhắc đến Sony thì không thể bàn về Nintendo. Mà nếu thím nào không nghe đến danh tiếng của hãng, thì kỳ thực hẳn mấy thím không chơi Game nhiều rồi. Không có ý mỉa mai gì nhưng hình ảnh thợ sửa ống nước Mario đã quá ám ảnh tuổi thơ mấy đứa đầu 9x như mình rồi. Lại kể đến các hệ máy Console hay Handheld, logo Nintendo màu đỏ được bọc viền bo tròn bên ngoài cũng khó lòng mà quên được.

Nintendo không chỉ đảm nhận khâu sản xuất các thiết bị điện tử, cụ thể là các đời máy chơi Game phục vụ cho mọi người mà họ còn đảm nhận khâu phát triển các tựa game độc quyền như Pokemon chẳng hạn. Và sự khác biệt tiên quyết của anh Nin chính là độ tuổi để chơi được Game là không giới hạn. Sẽ không có bất cứ khái niệm Blood – Boob – Sex nào tồn đọng trong các sản phẩm mà Nintendo dán nhãn phát hành. Bởi vậy, tính ra các nhà phát triển Game hành động rất kén chọn hệ máy của Nin để làm bến đỗ trong suốt thời gian dài. Ngay cả tựa game Resident Evil 2 trên hệ N64 cũng được tinh chỉnh độ bạo lực xuống mức tối đa dù đây vẫn là tựa game hấp dẫn nhất nhì trên hệ máy này.

Các thương hiệu chủ chốt mà của Nin không quá nhiều có thể kể trên đầu ngón tay Legend of Zelda, Mario (gồm các nhánh nhỏ Wario,Yoshi, Luigi,…), Pokemon, Donkey Kong và Kirby. Tuy nhiên bằng bàn tay ma thuật của mình, Nin luôn biết cách làm người chơi dù ghét vẫn muốn tìm mua cho được. Minh chứng cho điều này chính là loạt chính sách bán buôn theo từng đợt các hệ máy cụ tổ (Nes, Snes và sắp tới là N64) theo dạng mini tích hợp sẵn cơ số Game. Cộng đồng phẫn nộ với việc trục lợi người dùng vì đã dùng chiêu thức này che mắt sự thất bại doanh số bán của Nintendo Wii U. Họ rao bán một số lượng vừa đủ sau đó hủy đơn đặt hàng trong thời gian ngắn. Wew. Dù sao thì cách mà Nintendo đang làm vẫn rất đúng đắn đối với chính sách tài chính hiện tại không ổn lắm.

Tương lai của hệ máy Switch cũng được tiên đoán là sẽ không quá thành công trong tương lai. Về doanh số tính đến hiện tại là tuyệt vời, tuy nhiên lượng Game là quá ít ỏi, và chính Nin cũng chỉ xào nấu mỗi đứa con Zelda không có gì quá mới mẻ. À, không biết vui hay buồn vì có vẻ như Nintendo đã phá bỏ tiền lệ của mình. Các đoạn trailer giới thiệu trên hệ máy Switch hiện tại khá là “mát mẻ” boob đã xuất hiện. Liệu đây có phải là cú hích đối với Nin chăng?

Fact:

  • Gunpei Yokoi – Người sáng tạo ra hệ máy Gameboy nức tiếng một thời trước đó chỉ là một công nhân của hãng. Trước đó ông chỉ làm bảo vệ mà thôi! Epic quá phải không mấy thím?
  • Nintendo từng cân nhắc đến một hệ máy console lai tạp với điện thoại, thứ mà Nokia đã thể hiện khá thành công ở sản phẩm N-Gage của mình.
  • Có lẽ nhiều thím biết rồi. Họa tiết mây, cây và râu của chú Mario đều từ một nguồn mà ra (Các phiên bản Super Mario Bros cũ ấy). Chỉ đổi màu là có được sự khác biệt.
  • Mario được xuất hiện lần đầu tiên trong tựa game Donkey Kong trên hệ máy Nes và nó cũng đặt tiền đề cho khái niệm Jumping để dòng Mario thực hiện vô cùng thành công sau này.

Sega

sega

Một trong những nhà phát hành Game hiếm hoi tham gia vào thị trường sản xuất máy chơi Game (Sega Genesis, Sega Saturn, Dreamcast) thành công có và dĩ nhiên đã thất thủ trước 2 ông lớn ở phía trên. Những tựa game để đời mà Sega mang lại không quá xa lạ như Sonic, Total War, Phantasy Star, Yakuza hay Virtual Fighter.

Đặc biệt Sonic chính là biểu tượng của Sega nguyên do chính đến từ sự thành công lợi nhuận của sản phẩm Sonic the Hedgehog có mặt trên hệ máy Sega Genesis, dù rằng đây chỉ là phiên bản chuyển thể từ hệ máy Snes của Nintendo. Cụ thể hơn, doanh số bán ra Genesis tăng trưởng 65% ở thị trường Bắc Mỹ trong một thời gian ngắn. Kỳ thực đó một con số tuyệt vời!

Một trong những tựa game đi vào huyền thoại Sega chính là Shenmue. Vào những năm 1998, Shenmue được giới thiệu là một tựa Game hành động thế giới mở, nhân vật chính sẽ sống như ngoài đời thực, có khung thời gian ngày-đêm. Nghe nó chẳng khác gì GTA phải không? Nhưng sự thành công của nó không phải bàn cãi ở thời điểm đó rồi. Mãi sau này mới có một tựa game mang cảm giác giông giống như Shenmue có cái tên là Yakuza đó.

Lịch sử của Sega có nhiều thăng trầm đặc biệt là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt ở thị trường Console. Dĩ nhiên họ đã liên tục cải tiến sản phẩm của mình, về chất lẫn về lượng nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Chỉ là thật đáng buồn khi các thương hiệu Game lớn đều không xuất hiện trên những chiếc máy của Sega. Cũng dễ hiểu vì khả năng hiển thị hình ảnh không cạnh tranh lại với các sản phẩm của Sony và Nintendo. Mấy thím biết đó, công nghệ luôn phát triển và chỉ cần thua thiệt một chút thôi là đã không có chỗ đứng trên thị trường rồi.

Bước ngoặc lớn nhất trong công cuộc phát triển hệ máy Console có thể kể đến sản phẩm cuối cùng của hãng: Sega Dreamcast. Nó đánh bại PSX bằng sức mạnh tân tiến nhất có thể, chỉ là, thật kém may mắn khi ngay lập tức sau đó PS2 đã ra đời đồng thời ông trùm Microsoft chính thức bước vào thế giới Console bằng cỗ máy mang mã hiệu XBOX. Vòng đời ngắn ngủi của biết bao sự đầu tư khiến cho Sega quyết dứt áo ra đi, chấp nhận để lại thị trường đầy khốc liệt thế 3 chân vạc Microsoft – Sony – Nintendo.

Những con Game thuộc về nhãn hiệu Sega đều có “lực”. Mấy thương hiệu Game mình đề cập trên có thể mấy thím đều biết đến. Đơn cử là con Virtual Fighter, game đối kháng không hề kém cạnh Soul Calibur, Dead or Alive, Street Fighter. Mình không so sánh với Mortal Kombat vì tính bạo lực nó ở đẳng cấp khác. Yakuza thì mình có nói trên là nó lấy cảm hứng từ Shenmue (Mấy thím nên thử qua nó một lần để thấy nó thú vị như nào nha), dòng Total War dàn trận kéo thả thì quá nổi tiếng rồi phải không? Cái thời điểm mà Shogun Total War ra đời chẳng có tựa Game nào kiểu tạo ra một nùi quân quá nhiều trong một lúc như vậy cả. Ý mình là về lối chơi, còn đơn vị quân mà hiển thị nhiều khủng khiếp thời điểm đó thì có 2 tựa đáng để lưu tâm: Total Annihilation và Stronghold Crusader.


Fact:

  • Gọi là fact cũng không hẳn, nhưng đối với ai không phải fan Sonic thì chắc là mới mẻ. Sonic vốn dĩ là thương hiệu đi cảnh đặc trưng khi nói về Sega, tuy nhiên ông này đã thử bắt tay với Bioware để làm nên một sản phẩm mang tính nhập vai hơn. Sản phẩm mang tên Sonic: Dark Brotherhood và đó là tựa game nhập vai duy nhất liên quan đến Sonic tính đến thời điểm hiện tại.
  • Outrun là một trong những tựa game đua xe khó nhằn nhất nhì thế giới thời điểm mới ra mắt. Tuy nhiên nó lại gây nghiện một cách thần kỳ ngay khi được chuyển thể lên hệ máy chơi thùng (mấy cái máy mô phỏng đua xe mà ta hay thấy trong siêu thị ấy). Mình chơi trò này mỗi ngày và chưa bao giờ về nước vì toàn tông vào cột… Cơ mà lúc đó mới 5 tuổi à.
  • Sega hiện nắm giữ 7 kỉ lục thế giới.
  • Sonic có màu xanh bởi vì màu xanh tượng trưng cho hòa bình và thân thiện. Điều đó đồng thời phù hợp với màu nền thương hiệu mà Sega chọn.

Konami

konami

↑ ↑ ↓ ↓ ← → ← → Select Start

Cái này mấy thím nào chơi Contra hay dùng lắm nè. 30 mạng cho toàn bộ Game nha, khỏi sợ chết, cứ việc thoải mái mà cày thôi. Nói chứ đây gọi là mật mã Konami, mình không bàn nhiều về mật mã này nó kiểu như là một biểu tượng của Konami luôn rồi.

Konami cũng không phải dạng vừa gì khi sở hữu trong tay hàng loạt các sản phẩm ngon lành cành đào. Các tựa game của hãng thường đánh vào thể loại hành động là chính. Như mấy thím được biết, Metal Gear Solid, Castle Vania hay TMNT (Ninja rùa) đều là những tựa game hành động thu lợi nhuận rất tốt đến từ phía Konami. Một số khác sẽ quen với Konami thông qua loạt Game Winning Eleven (chà cái này chắc chỉ có mấy thím chơi trên PS mới nghe thôi) về sau đổi lại thành Pro Evolution Soccer (đọc là pét, haha).

Dòng game kinh dị cũng có mặt của Konami với tác phẩm Silent Hill. Tính ra nó na ná giống Clock Tower vì đa phần toàn chạy trốn và cứ bị con ma hù miết, không chống cự lại được.

Ngoài ra còn một sê-ri Game mà mấy thím không nên bỏ qua chính là Yu-Gi-Oh!. Game tuổi thơ 9x này mà bỏ qua thì thiệt là đáng tiếc đấy! Hồi cấp 1 cứ đến mùa thu là trường mình có trào lưu… đập bài. Nghe thì đúng sida thật, mỗi là bài đều có ý nghĩa mà tự nhiên đem đi đập ăn. Đó là lý do ta phải biết tiếng Anh… à mà thiệt ra lúc đó cũng chưa có mấy lá tiếng Anh toàn Nhật. Nên nếu có mấy tụ chơi bài lúc đó toàn nhìn hình đoán skill trông hài lắm.


Cơ mà dạo gần đây nói về Konami thì toàn nghe tẩy chay từ phía cộng đồng. Vụ việc xoay quanh ông Hideo Kojima a.k.a boss của Studio Kojima Production. Tóm tắt vụ việc là Konami không đồng ý với việc ông Kojima tiêu tốn quá nhiều thời gian tiền bạc của hãng cho một con Game MGS. Kojima lại nói rằng việc ông làm là sự cống hiến tạo nên siêu phẩm nên không thể nhanh chóng ra lò như các Game mỳ ăn liền thị trường được. Hậu quả là sự ra đời MGS 5 trong một nùi sự bức bối về nội dung, Konami thể hiện sự “Toxic” của mình khi thẳng tay loại bỏ các đoạn cắt cảnh trong Game khiến trò chơi chỉ còn hấp dẫn về gameplay. Nhưng vốn dĩ MGS lại có linh hồn từ những đoạn cutsceen lên đến chục phút như vậy.

Nói chung thì, thời thế loạn lạc, xã hội bây giờ trọng đồng tiền hơn, làm ăn cái gì cũng phải có tiền mới sống sót được. Đặc biệt là mấy ông lớn đụng cái gì mà ảnh hưởng đến kinh tế là không hài lòng rồi. Bởi vậy nên mấy studio Indie mới hình thành, rồi tạo nên tên tuổi bởi các sản phẩm mà cộng đồng game thủ muốn. Gọi quỹ từ chính cộng đồng, nếu ta muốn thì góp tiền cho họ để họ làm hài lòng chúng ta.

Fact:

  • Hideo Kojima là một trong những Hot boy nổi tiếng nhất trong mỗi kỳ E3. Siêu phẩm MGS gắn liền với tên tuổi ông, đồng thời khiến ông trở thành biểu tượng nhà thiết kế game của Nhật.
  • Hideo Kojima là một sinh viên Kinh Tế.
  • Konami vừa tuyên bố rằng sẽ đưa các nhân viên dưới quyền Kojima vào Blacklist. Tức là người đó sẽ không được phép ghi kinh nghiệm làm việc tại Konami, nếu bị phát hiện ngay lập tức sẽ bị Konami kiện và nguy cơ bóc lịch hiển nhiên cao!

Capcom

capcom-logo-2

Hãng này chuyên về hành động luôn. Chỉ hành động thôi. Từ Devil May Cry đến Resident Evil rồi lại đến Darksoul hay Monster Hunter và Street Fighter đều thuần hành động cả. Điểm nhấn của mấy Game Capcom có lẽ chính là đồ họa vô cùng xịn. Cứ tung skill là phải hoa lá hẹ cả lên.

Một tựa Game của Capcom vốn rất nổi nhưng hiện tại thì lại không thấy phát triển nữa chính là Onimusha. Game kể về một hiệp sĩ Samurai sử dụng năng lực của quỷ Thiện Oni để đánh bại Akuma quỷ Ác. Trong suốt quá trình chinh chiến anh chàng Samurai sẽ thu thập linh hồn của địch thủ để gia tăng sức mạnh của Oni giúp trận chiến cuối cùng dễ thở hơn. Game này thì mang tính chất điện ảnh hơn so với Devil May Cry, nội thấy anh Samurai đẹp trai là hiểu rồi (nhân vật lấy hình ảnh từ diễn viên Kim Thành Vũ a.k.a Gia Cát Lượng trong phim điện ảnh Xích Bích).

Một sự kết hợp khá thú vị giữa Onimusha lẫn Devil May Cry để cho ra đời tựa Game Chaos Legion. Mấy thím có nghe đến bao giờ chưa? Mình thì đánh giá con Game này có độ khó hơn hẳn 2 đàn anh của nó đấy. Cũng theo mô típ câu chuyện bi đát và sự trả thù mù quáng khiến thiện ác lẫn lộn, chúng ta sẽ vào vai nhân vật chính đi tìm lại các mảnh ghép sức mạnh của linh thú Thanatos trước khi đập cho thằng bạn một trận vì thù hận mà hóa ngu. Điểm mình thích nhất của con Game chính là phần âm thanh vô cùng lạnh sống lưng! Chất giọng Opera nó kéo văng vẳng trong lúc đánh trùm khiến người chơi không khỏi rùng mình, chưa kể là con quái vật trùm bao giờ cũng bự quá cỡ so với nhân vật cả.

Fact:

  • Thực ra ngoài việc phát triển dòng Game hành động thì Capcom cũng có một đứa con “lạc loài” khác: Breath of Fire. Nó cũng là một đối thủ nặng ký với bất cứ Game JRPG nào có mặt trên thị trường Thế Giới.
  • Marvel vs Capcom mặc dù là một thương hiệu nổi tiếng của Capcom tuy nhiên việc giữ bản quyền về các nhân vật của Marvel luôn là vấn đề đau đầu của Capcom. Họ liên tục mất bản quyền thương mại.

Namco – Bandai

bandai-namco

Đây sẽ là ông lớn cuối cùng mình xướng tên ở phần này. Nó rõ ràng sự kết hợp giữa Namco và Bandai. Một bên nổi tiếng với sê-ri Game nhập vai Tales. Một bên chuyên phát triển mô hình xoanh quanh mấy chú robo Nhật Bản (Gọi là Gundam). Sự kết hợp này diễn ra vào năm 2005. Đồng thời là một trong những phi vụ hời nhất về mảng quảng bá hình ảnh.

Namco có một biểu tượng nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết, thậm chí còn phỏ biến hơn cả Mario nữa. Đó chính là Pacman. Ngày nào mà không xài emo :v này trên facebook là không chịu được rồi. Bằng lối chơi cực đơn giản, thu lượm hạt đậu và né gank từ mấy con ma là sẽ hoàn thành màn chơi. Chỉ với một bản đồ duy nhất nhưng lại gây nghiện cả cộng đồng Game thủ. Nhiêu đó cũng đủ thể hiện giá trị hình ảnh của Pacman rồi.

Mà dòng Tales của Namco có kém cạnh gì đâu. Nhắc tới JRPG mà không nhắc tới Tales thì thiếu sót quá. Mỗi đứa con được ra đời là một cải biên đáng kể. Nội dụng lẫn gameplay luôn nhé. Thành ra khó lòng mà khiến người chơi cảm thấy chán nản đươc. Chỉ sợ không đủ thời gian cày hết Game mà thôi.

Kể về Bandai, ông này xuất thân từ mảng làm đồ chơi, phim hoạt hình. Mấy thím có biết Tamagotchi hay còn được gọi là gà ảo không? Cái đó bên Nhật hiện tại Bandai là trùm. Mấy thím đừng thắc mắc là tại sao vẫn còn người chơi nha. Ở nước Nhật có những cái kỳ lạ mà không ai hiểu được đâu, ờ nhưng mà cái này cũng không khó hiểu quá đâu. Ví dụ như bạn là dân văn phòng làm 12 tiếng một ngày đi. Thời gian ít ỏi còn lại bấm vài thao tác để nuôi một con kingkong ảo cũng thú vị đó chớ! Nói vậy mới thấy dân VN chúng ta còn nhiều thời gian bấm Game hơn, tận hưởng ở VN không phải tốt hơn sao.

Fact:

  • Sự thật thì Namco – Bandai khá là kín tiếng. Chưa có bất kỳ thông tin scandal nào xảy ra kể từ khi hợp nhất đến giờ. Phải nói là quá yên ổn trong việc làm ăn của mình. Đã từng có câu hỏi về việc phá sản. Nhưng mà làm sao mà phá sản cho được khi họ đang độc quyền quá nhiều thứ như vậy. Kiểu như họ nắm bắt được thị hiếu người Nhật, biết cách làm họ hài lòng với sản phẩm bla bla.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện