Những hãng phát hành game (P.1)

Khách quen

  

Không phải ai cũng biết đến các nhà sản xuất cộm cán này. Càng không hiểu lịch sử hình thành của họ, họ làm gì, những thành công nào đã khiến họ trở nên nổi tiếng như hiện tại. Bài viết này nhằm giúp mấy thím hiểu hơn về năm Studios Game vốn dĩ cũng bình bình trong quá khứ chứ không bá đạo như ngày nay.

Activision Blizzard

wow

Xem nào… Vào những năm khó khăn nhất của nền công nghiệp game, tức là rơi vào tầm năm 2008. Để có thể đẩy mạnh việc sản xuất game cũng như củng cố thực lực của đôi bên chính là sự hình thành của hợp đồng hơn 18 tỉ đô la. Trong đó, Blizzard Entertainment góp 2 tỷ vào vốn chung còn Activision là 1 tỷ. Một kỷ nguyên mới dường như bắt đầu từ đây, World of Warcraft – Call of Duty – Guitar Hero là một trong ba tựa game sáng giá nhất lúc bấy giờ đều thuộc quyền sở hữu bởi studio bá đạo này. Dĩ nhiên là còn nhiều nữa như series Diablo, Starcraft này nọ cơ mà để dành dịp phù hợp làm bài review luôn cho hoành tráng nha.

Blizzard Entertainment

Chắc hẳn không ít game thủ quá quen mặt với cái tên này rồi nhỉ? Mình thì mình vẫn muốn nhắc lại ba cái tên mà hễ cứ nhắc Blizzard là biết đến. Đó là một Starcraft: Brood War có độ cân bằng giữa các đội quân gần như là tuyệt đối, nghĩ đi nghĩ lại vẫn không tài nào hiểu được vào những năm 199x lại có một nhà sản xuất tạo ra một tựa game chiến thuật hoàn hảo như vậy. Thông qua việc khai thác 2 loại tài nguyên Mineral – Gas để áp dụng chiến thuật xây dựng quân đội cho 3 chủng tộc Zerg, Terran và Protoss để tạo ra một tựa game Esport sống thọ trên 10 năm trời. Ngay cả đàn em sau này, Starcraft II cũng không thể tạo được một sự đột phá tương tự như vậy.

Series thứ 2 phải nói đến dĩ nhiên là Warcraft. Warcraft được tạo ra từ năm 1994 và để chơi được thì mặc nhiên nhà đó cũng thuộc dạng kha khá rùi. Tại sao hả? Vì thời điểm đó để chơi được game thì phải có cái máy vi tính cài hẳn Win 95 nè, Ram 128 MB nè, card VGA 4 MB nè, nhìn cùi bắp thế thôi nhưng có được một bộ máy bàn cỡ đó thì có thể khoe làng xóm rồi đó nha. Theo kinh nghiệm chơi Warcraft của mình thì hình như là nó chịu ảnh hưởng nặng của cái thế giới mà Tôn Kiên (J.R.R.Tolkien) tạo ra đó. Cơ mà mãi đến năm 2002 – 2003, Warcraft III và phiên bản mở rộng Frozen Throne ra đời thì chính thức tạo nên cú hích bự. Warcraft trở thành nội dung chiến thuật thứ 2 đưa vào hệ thống Esport thế giới (Giải lớn nhất lúc đó là World Cyber Game). Chưa chi đã thấy Blizzard bá đạo trong làng Esport rồi nha. Ấy là chưa kể đến em út World of Warcraft cũng thành công chẳng kém cạnh gì mấy anh trai khi ẵm luôn game nhập vai trực tuyến hay nhất năm và nhiều năm sau đó đều dẫn đầu số lượng người chơi.

Diablo-1-HD-08

Có rất nhiều thứ, à… chính xác là có rất nhiều thứ để nói về series Diablo của Blizzard North. Hình như trước đây Blizzard North có cái tên là Condor Games (sau Blizzard mua lại nên đổi tên thành Blizzard North). Sau khi gặt hái được những thành công nhất định từ phiên bản Warcraft I: Orc and Human, mấy thím điều hành Blizzard quyết định sẽ làm ra một phiên bản nhập vai có nội dung tương tự vậy, trò chơi sẽ xoay quanh mâu thuẫn khó hòa giải giữa quái với người. Và Diablo đã tạo nên nền tảng của một game Hack and Slash cổ điển từ ngày đó. Hệ thống ghép đồ, sửa chữa – nâng cấp, PvP, máu là màu đỏ, mana màu xanh, item thì cứ càng nhiều dòng càng bá… Diablo đưa lum la khái niệm vào để tạo nên một thể loại game nhập vai mang tính hành động hơn chứ không kiểu nói nhiều như series The Elder Scroll – hình như thời đó cũng bá đạo lắm. Xíu nữa quên, hệ thống Battle.net cũng từ đây mà ra. Server phải nói xịn khỏi chê, không có lag liếc gì như mấy game online giờ đâu. Mà cũng vì tính chất không lưu dữ liệu nhân vật vào server của Battle.net nên ai cũng có thể hack nhân vật của mình rồi vào chung một thế giới hết. Cũng có cái hay dở riêng mà, hehe.

Sau này các sản phẩm của Blizzard (giờ là Activision – Blizzard) hình như không còn chất như trước nữa. Điểm mặt qua Hearthstone nè hay game gần đây nhất là Overwatch. Nhưng không thể phủ nhận độ dày thành tích của hãng đã tạo nên bước ngoặt trong thế giới Game nói chung và Esport nói riêng.

Blizzard là một trong những studio kín tiếng nhất của làng game. Anh rất ít nói nhưng khi anh đã tung trailer là đều mang độ hoành tráng hết sẩy. Nhớ cái thời tung Starcraft II đã tốn không biết bao nhiều giấy mực của fan luôn.

Lượm lặt:

  • Một nhân viên NASA đam mê Starcraft đã “gửi” chiếc dĩa CD ra ngoài không gian. Điều đó đã biến Starcraft thành tựa game xuyên-không (theo nghĩa đen) đầu tiên trên thế giới.
  • Diễn viên Bill Roper đã thực hiện lồng tiếng cho tộc Orc (Warcraft) mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ từ phần mềm nào. Ông cũng lồng tiếng cho một số nhân vật Human.

Ubisoft

Ubisoft ra đời vào năm 1986 dưới sự điều hành của 5 anh em siêu nhân nhà Guillemot tại Carentoir dưới vai trò nhà phân phối Game. Bốn năm sau đó, Ubisoft chính thức trở thành một studio phát triển về game đồng thời dời Đô về Montreuil (Một thị xã nhỏ của Pháp) và kể từ đây Ubisoft đã bành trước thế lực của mình thông qua việc mở rộng các chi nhánh của mình sang các nước bạn ShangHai (Tàu), Milan (Ý), Montreal (Canada) và Annecy (Pháp).

rl_ocean_world__rayman_kick_attack_160492

Cơ bản là mình cũng không có điều kiện chơi nhiều các game của Ubisoft nên cũng không dám nói gì nhiều. Đếm trên đầu ngón tay có thể kể đến Series Rayman, một số game nhỏ nhẹ thời Windows 95, Prince of Persia, Anno, FarCry, Assasin Creeds và Splinter Cell – Một nhánh nhỏ của Tom Clancy’s. Nói thiệt chứ sau khi mình chơi sơ qua vài game thuộc nhánh này mới tìm hiểu Tom Clancy’s này thâm niên viết lách như nào. Cỡ tàng tàng mình chỉ dám viết review Game thui chứ viết truyện như ổng thì phải luyện vài năm nữa.

Sản phẩm đầu tiên của Ubisoft mà mình được đụng đến là Rayman trên PC. Mình còn nhớ lúc đó phải chơi trên giả lập Snes9x huyền thoại để chơi. Rayman cũng kiểu tựa tựa như Sonic hay Mario ấy cơ mà với cái đầu chổi và cái mặt bựa thì không nhân vật cộm cán nào so bì được rồi đấy.

Prince-of-Persia-Revelations-PSP

Prince of Persia đến với mình như định mệnh vậy. Nó bắt đầu bằng lời thách thức của ông anh khi yêu cầu mình vượt qua màn đầu tiên mà không tốn giọt máu nào. Ôi trời, mình khi đó chỉ mới lớp lá và hiển nhiên việc bấm nút còn chưa quen tay nữa nói gì đến chuyện sử dụng kỹ thuật né đòn, hạ gục đối phương lum la để qua màn. Sợ nhất mấy lúc nhảy hụt qua mấy hành lang nha, trượt chân là máu me văng tứ tung sợ chết. Mình gọi nó là trò “Cứu Công Chúa” và tận sau này phiên bản Prince of Persia 3D mới xuất hiện. Mặc dù có thêm tính năng đồng hồ cát nhưng mình không đánh giá cao sức hấp dẫn của nó bằng phiên bản cổ điển. Rồi sau các phiên bản Prince of Persia một lần nữa Ubisoft tiếp tục Reboot nó bằng phiên bản Prince of Persia (2008). Có vẻ như đây là hiện trạng mà Ubisoft đang mắc phải ở những game sau này: Cạn ý tưởng.

Một trong những tựa game thất vọng nhất hiện tại có thể nói đến là Assasin’s Creed. Từng là một tựa game phá cách trong thể loại nhập vai bí ẩn khi cho phép người chơi bem địch thủ ngay trước bàn dân thiên hạ. Tuy nhiên mô – típ đó cứ lặp đi lặp lại sau mấy phiên bản liền khiến cho người chơi cảm thấy vô cùng nhàm chán. Thiết nghĩ có Reboot, Restart gì đó thì Ubisoft cũng cần suy nghĩ việc có nên dừng lại việc phát triển Assasin’s Creed trước khi nó đánh mất hào quang trong quá khứ. Thiệt buồn nhưng phải nói thẳng là server chơi online của Ubisoft cực sida. Đôi khi mình chơi server private cùi bắp của Việt Nam còn ngon lành hơn nữa kìa.

Lượm lặt:

  • Ubisoft hình như hiện đang là nhà phát hành bự nhất Châu Âu. Nhân viên trên 5000 người hiện đang làm việc tại các Studios trên 17 Quốc Gia.
  • Sát thủ phần cứng một thời Far Cry xuất hiện trên hệ máy chơi game gia đình Wii của Nintendo và hình như đã thất bại thảm hại.
  • Vị hoàng tử trong Prince of Persia hình như không có tên rõ ràng.
  • Sự ra đời của Assasin’s Creed hình như là để giải quyết mong muốn được cướp bóc và giết người một cách lạnh lùng. Đây là những thứ mà vị hoàng tử kia không thể làm.

Electronic Arts

EA được thành lập bởi Trip Hawkins, một người có đóng góp cực lớn vào nền công nghiệp Game khi có công khai sinh ra hãng game này. Mặc dù vài năm sau đó sản phẩm đầy tham vọng 3DO chấp nhận thất bại cay đắng trước đối thủ trực tiếp Playstaytion One huyền thoại. Đến năm 2003 thì ông rời bỏ EA để tìm một phương trời riêng ở hãng phát triển game mobile nhỏ cũng chính ông làm chủ: Digital Chocolate. Đến năm 2012 thì ông lại từ chức và hiện tại đang làm một Entrepreuner, hiểu nôm na là kiểu đi truyền lửa ấy.

NFSRVeneno

Bỏ qua ông chủ cũ kỹ này, mình sẽ nói về tầm bao phủ của EA lên làng Game thế giới. Vốn là một nhà phát hành Game cỡ siêu bự nên hoàn toàn có thể hiểu được không có thể loại nào mà EA chưa “kinh” qua. Hành động có Battle Field nè, God Game có Black and White lẫn Sim tá lả nè, thể thao có Fifa, Skate, đánh gôn Tiger Wood các kiểu, rồi bóng chày bóng rổ NBA-NHL, lại kể đến đua xe Need for Speed, nguyên series Ultima, và hàng trăm game nhỏ lẻ khác trên khắp các hệ máy. Kể nhiều quá không hết, thôi thì các bạn có thể tìm trên Wiki nha. Mình chỉ nhớ sơ sơ hình như không à.

Nhớ những năm tháng áo trắng học trò, mình ráng nhịn ăn mỗi ngay để mua được chiếc điện thoại Motorola L7 cùi bắp. Lúc đó lục lọi mãi trên mấy trang tải Game Java chỉ tìm được mấy Game phù hợp với máy mà EA phát hành thôi. Mà nói đâu chi xa, mới tuần trước mình cầm con Nokia lên mấy diễn đàn Java Game lại thấy game EA mới ra nữa.


Vì game của EA quá nhiều nên mình không tiện nói điểm mạnh yếu của từng dòng game. Hẹn mấy thím vào một tương lai gần nhen. Chủ yếu mình biết được EA có điểm mạnh là phát hành đa hệ máy, sở hữu nhiều tên tuổi cộm cán. Cái mà mình không hài lòng với hiện tại đối với EA nói riêng hay Studio phát hành cỡ siêu bự nói chung chính là vấn đề kinh tế. Khi đồng tiên lên ngôi thì dĩ nhiên sản phẩm sẽ không còn chất lượng nhiều như trước kia nữa.

Lượm lặt:

  • 175 bản The Sims nguyên thủy đã được bán ra xác lập kỷ lục Guiness game bán chạy nhất thế giới cho EA.
  • Popcap game là một phi vụ thành công nhất nhì của EA. Bejewed, Zuma, Plants and Zombies đều gặt hái thành công vang dội.
  • Lionel Messi là đại sứ nhãn bìa cho EA (FIFA) sau khi hết hợp đồng với Konami (PES) và sang FIFA 2017 anh đã bị thay thế bởi 4 đại sứ trẻ Jame Rodriguez, Marco Reus, Anthony Martial và Eden Hazard.

Bethesda Softworks

Không được to bự như 3 anh kể trên, Bethesda Softworks được biết đến như một nhà phát hành dưới quyền Zenimax Media. Bethesda có một Studio con phát triển Game gọi là Bethesda Game Studios và nó được tách riêng vào năm 2001. Todd Howard – Người được biết đến như đã làm một cuộc cách mạng với dòng Elder Scroll ở phiên bản The Elder Scroll IV: Oblivion, là người đang dẫn dắt Studio này.

Sau đó một năm, tức là vào 2002, Christopher Weaver – người sáng lập Bethesda đồng thời đồng sáng lập Zenimax quyết định rút lui khỏi Zenimax. Ông này đòi một khoản đền bù lên đến 1.2 triệu Trump cho nhãn hiệu của mình tạo ra. Vụ lùm xùm này cuối cùng cũng chẳng đi đến đâu, Weaver bảo rằng vẫn sở hữu 33% cổ phần của Zenimax vào năm 2007. Còn bây giờ thì không có thông tin cụ thể.

2960464-fallout4_graph01

Rất dễ nhìn thấy dòng Game mà Bethesda Softworks đánh vào là Nhập Vai và Hành Động. Fallout, The Elder Scroll, Doom (2010 – nay), Wolfenstein (2014 – nay) và mới nhất là Prey (2017). Do đó thông thường một game đều tiêu tốn kha khá một khoảng thời gian để phát triển. Điển hình nhất là dòng TES chứ đâu. Gì đâu mà phải chờ đợi mỏi mòn 4 năm ròng rã mới được trải nghiệm. Được cái là mặc định 4 năm chứ không kéo dài hứa hẹn như mấy anh khác.

Một điểm hết sức thú vị chính là việc review Game trước ngày phát hành của các phương tiện truyền thông khiến Bethesda không đồng ý. Nếu như theo truyền thống thì các nhà phát hành đều quan tâm đến khâu này để có thể chỉnh sửa một lần nữa trước khi cho ra mắt chính thức. Một phần nguyên do có thể bắt nguồn từ việc Bethesda quan tâm đến các buổi thảo luận mang tính nghiêm túc liên quan về hình thức review Game bằng các phương tiện truyền thông (youtube chẳng hạn), việc cho phép giới truyền thông quảng bá như vậy sẽ làm ảnh hưởng chất lượng con game khi phát hành chính thức. Trên thực tế ý tưởng này đã xuất hiện ở một số ông lớn như Blizzard, 2K, Warner Bros cũng không đưa ra số liệu cụ thể rõ ràng để giới truyền thông có thể đánh giá.

Ấn tượng mạnh nhất của mình về hãng chắc là Vault Boy của Fallout. Bữa có lang thang trên mạng đọc về ý nghĩa của logo anh chàng mặc áo xanh cười đó. Cụ thể là việc đưa ngón tay cái lên là để đo khoảng cách từ mình đến một vụ nổ nguyên tử, nếu ngón tay che hoàn toàn vụ nổ thì có thể tung tăng vui đùa, ngược lại thì té gấp! Đây là một chiến dịch của Mỹ, họ dạy nhau trong chiến tranh lạnh với Liên Xô cũ.


Nói chung là về hãng game Bethesda Softworks, mình không có đủ điều kiện để trải nghiệm hầu hết các sản phẩm sau này. Dĩ nhiên một điều chắc chắn là Bethesda Softworks chưa hề có một dấu hiệu đi lùi nào đáng kể. Xét đến phiên bản TES online thì quả thực hơi đi lùi so với Skyrim.

Lượm lặt:

  • Todd Howard đã đưa hình thức sử dụng teleport vào Oblivion như một sự lựa chọn cho người chơi. Điều đó làm những nhà thiết kế Game ở phần Morrowind không mấy hài lòng, nhưng rốt cuộc điều đó vẫn xảy ra bởi vì Todd Howard chứng minh rằng mình đang đi đúng với thời đại.
  • Fallout I & II trên tinh thần là một game nhập vai nhưng sang phần III yếu tố hành động được thêm vào khiến cho lối chơi thêm phần kịch tính.
  • Fallout Shelter là một phụ bản trên nền tảng Mobile và cũng đạt được vài danh hiệu không kém cạnh đàn anh.
  • Morrowind được Todd Howard mô tả là giai đoạn khó khăn nhất của team phát triển. Nếu không có sự thành công của Morrowind, có lẽ Bethesda Game đã dẹp tiệm. Mấy thím biết đó, một team vừa tách ra (năm 2002 ra đời Morrowind) lại còn lùm xùm kiện tụng của Studio cha (Zenimax vs Weaver) thì khó lòng mà toàn tâm cho sản phẩm được.

Square Enix

CEWqX7TpNuvmgpRCouxoGW

Giờ thì tạm chia tay US-UK để đến với vùng đất da vàng Asia nào. Mình không chắc là có bao nhiêu thím không biết đến cụm từ Final Fantasy nữa. Đại khái là vì nó đã quá nổi tiếng rồi, riêng mình thì biết nó đến từ những tấm hình wallpapers mà ông anh thời đó hay treo trên Windows 98 ấy. Cũng có một chút may mắn khi mình được chạm tay một trong những sản phẩm hiếm hoi của dòng FF xuất hiện trên PC: Final Fantasy VIII. Cảm xúc phải nói là tuyệt đỉnh! Nào là gọi thú ra hỗ trợ, rồi bản thân còn có một số kỹ năng có thể tung ra mà vẫn mạnh như thường. Mấy đoạn cắt cảnh phải nói là phê lòi luôn. Mình nhớ có lần may mắn gọi được vua Arthur lúc đánh con Ifrit nữa kìa, mãi sau này mới biết đó là cheat trong game.

Thôi tạm dừng cảm xúc ở đó, mình sẽ tập trung về Square Soft và Enix. Đây là tiền thân của nhà phát hành game to bự hiện tại. Trước đây, Square và Enix là 2 đối thủ trực tiếp trên mảng phát triển game nhập vai. Enix thì có Dragon Quest, Star Ocean, Illusion of Gaia, Terranigma, Valkyrie Profile thì Square không hề kém cạnh với Final Fantasy, Romancing Saga, Secret of Evermore, Chrono Trigger. Nói chung là một chín một mười không kém cạnh là bao. Tuy nhiên để thuận lợi trong tương lai hơn, 2 hãng chính thức sát nhập vào năm 2003. Mà thực ra kế hoạch trên đã được xem xét từ năm 2001 rồi, chỉ tại vì sự thất bại cay đắng của sản phẩm Final Fantasy: Spirit Within. Đây cũng là một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất mà Hironobu Sakaguchi phải trải qua. Sakaguchi là cha đẻ của dòng Final Fantasy ấy, ổng còn là cha của Chrono Trigger với cả Blue Dragon luôn. Con nào con nấy cũng chất hết trơn, bởi vậy hình như ông là một trong những nhân vật có trọng lượng nhất nhì làng Game Nhật Bản ấy.

Xét về thương hiệu thì rõ ràng đây là một sự kết hợp lịch sử ngang tầm Activision-Blizzard chứ chẳng phải đùa. Về sau hãng còn tiếp tục thâu tóm Taito (làm game bắn ruồi chứ đâu) , Eidos (Studio làm Hitman). Các sản phẩm sau này Square Enix thường Remastered lại các tựa game cũ để tiếp tục bán lại cho người chơi. Đây gần như là chiêu trò kinh điển nhất của rất nhiều hãng bự ngày nay, kể cả Nintendo cũng thực hiện chiêu này thông qua việc bán lại các máy chơi game cũ nhưng mang mác like new. Dĩ nhiên hình thức bán buôn kiểu này không được lòng khá nhiều game thủ, nhưng với tình trạng cạn kiệt ý tưởng hiện nay thì đây gần như kế sách tối ưu. Mặt khác, Square Enix cũng tìm kiếm giá trị cốt lõi mà khi xưa đã tạo nên bằng việc mở thêm một studio con Tokyo RPG Factory mà sản phẩm cụ thể là I Am Setsuna, mặc dù trên thực tế thì Setsuna không thực sự hấp dẫn như mong đợi.

Lượm lặt:

  • Ngoài dòng Final Fantasy thì Chrono Trigger là sản phẩm đỉnh cao cuối cùng trước khi Square sát nhập với Enix. Những thành viên trong team phát triển được gọi là Dream Team bởi vì những thành tích xuất sắc mà họ gặt hái được trong những năm tháng vật vã.
  • Tactics Ogre là nguồn cảm hứng để Square tạo ra Final Fantasy Tactics.
  • Bộ phim FF: Spirit Within không phải là nguyên do chính để đẩy Square đến bờ vực phá sản, thực ra trước đó hãng đã gặp một số khó khăn về tài chính rồi. Nhưng sau tất cả thì doanh thu khả quan của FF X cộng với Kingdom Heart đã khiến cuộc sát nhập diễn ra thành công.
  • Final Fantasy VII là một bước ngoặt trên nhiều phương diện. Giá của sản phẩm này vượt qua tất cả những cái trước đây. FF VII là game giúp cho Sony chiến thắng Nintendo trong cuộc chiến tranh giành thị phần máy chơi game thế hệ kế tiếp là Playstation. FF VII đã giáng một đòn chí tử xuống Nintendo mà bây giờ họ vẫn chưa hoàn toàn quên được và mang lại cho Sony danh tiếng để trở thành sự lựa chọn cho máy chơi game số một tại Nhật Bản. Đây cũng chính là lý do mà series Final Fantasy biệt tăm trên Nintendo suốt một khoảng thời gian rất lâu sau đó. Hình như là kéo dài từ 1995 – 2002 thì phải.
  • Nếu Square vướng phải khó khăn kinh tế thì Enix lại gặp rắc rối trong việc đưa sản phẩm của mình ra Quốc Tế. Chính vì lẽ đó mà sự sát nhập đã được định hình từ sớm thậm chí đã diễn ra vào năm 2001 nếu không vì tình hình kinh tế của Square diễn biến khá tệ.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


6 cụng ly

  • Hoy - 17.07.2017

    hóng rockstar games vs valve


    • Đăng Bông - 18.07.2017

      Ok. Chơi luôn nha :))))


    • Hoy - 18.07.2017

      anh làm về cốt truyện starcraft đi,từ brood war đến legacy of the void chơi phá đảo rồi nhưng chưa hiểu hết cốt truyện,nếu có thể anh làm phần legacy of the void trước vì từ brood war đến heart of the swarm em đọc hết rồi nhưng đến phần legacy of the void lúc nát google không ra :(( ,còn không anh làm từ brood war đến legacy of the void cho những gamer mới tiện theo dõi cũng được em có thể đợi hoặc trong lúc đợi đọc lại cũng được :))


  • Nam - 18.07.2017

    Các bác cho hỏi thăm game PLAYERUNKNOWN’S BATTLEGROUNDS có những phiên bản nào ? Sao thấy có nhiều giá : 690k, 660k, 380k là sao các bác ? Bản Global thì như thế nào ? Cảm ơn


    • 7urkey - 18.07.2017

      Bản 300 mấy là dành cho những acc Steam mới – chưa có cái gì trong đó hết nên mua thì rẻ hơn, shop chỉ gửi key game cho mình. Còn những acc cũ / sử dụng đã lâu thì phải mua bản Global – bằng giá gốc trên Steam như PUGB trên Steam là $30, mua từ shop là 660K. Nói chung là chính sách mới của Steam nên mới có vụ này. Bác lên Divine Shop là sẽ thấy có chú thích khi search PUBG


  • Nam - 18.07.2017

    Cảm ơn bác . Đã mua bản 660k rồi ở Divine Shop rồi. Nhưng sao thấy ở KeyPC Game thì bán 690k và họ ghi là
    PLAYERUNKNOWN’S BATTLEGROUNDS – PC – Stardard Edition Region Global, . Vậy bản 660k có phải bản Stardard Edition và Region Global không ? Sao lại có sự chênh lệch giữa 660k và 690k ? Có phải 690k “xịn” hơn 660k không?