Do lười viết nốt cái guide CS:GO bên group kia nhưng lại có máu viết về Mechanical Keyboards nên là sẽ viết về cái này vậy.
Mechanical Keyboard
Hay còn gọi là bàn phím cơ, là một loại gear mới nổi trong khoảng 2-3 năm trở lại đây. Trước đó thì hầu như là rất ít người có bàn phím cơ, vì giá thành khá cao (nhưng em lại có). Lúc đấy thì đa số phím cao su là thịnh hành, có từ quán net đến cả văn phòng. Thế, tại sao chúng ta lại phải cân nhắc về bàn phím cơ?
Trước hết, nói về giá cả đi. Giá cao thì đương nhiên kén người mua, mà rẻ quá thì cũng không đảm bảo chất lượng. Một con bàn phím cơ ngon bây giờ giá khoảng 1 triệu rưỡi trở lên, trở xuống thì có thể tìm một số con second hand ngon của các hãng lớn nếu các bác chịu khó tìm.
Feel, Switch: đây là tính năng mà phím cơ ăn dứt phím cao su. Phím cơ đem lại một cảm giác gõ phím cực kì tuyệt vời, hành trình phím 4mm cao hơn cao su 1-2mm, bấm sẽ có tiếng gõ cách cách hoặc bụp bụp (tùy switch) và bấm lâu sẽ ít bị mỏi hơn. Trên thị trường Việt Nam thì thịnh hành các loại switch của Cherry MX, phổ thông nhất là Red, Blue, Brown, Black.
Đặc thù của từng loại switch như sau
- Red: Là switch nhẹ nhất cùng với Brown, 45g lực nhấn, 4mm hành trình, khi gõ sẽ không có khấc: linear switch, đi thẳng xuống hoàn toàn (không có tactile bump, cái này khá khó giải thích nên google có lẽ tốt hơn). Switch này thấy nhiều nhất ở các hãng gaming vì được cho là tối ưu khi chơi game, ấn không cần nhiều lực, thao tác nhanh, vân vân… Đây là một trong những loại switch mà em thích nhất.
- Brown: Cũng là switch nhẹ, 45g lực nhấn, 4mm hành trình, gõ thì có khấc. Switch này phù hợp với văn phòng hơn vì khi gõ có khấc, người dùng sẽ biết là key đã được nhận lệnh hay chưa, trong khi red là switch linear, là đi thẳng xuống hoàn toàn. Switch cực kì hợp với những ai thích switch tactile, nhưng lại thích tiếng êm hơn, đem lại một cảm giác gõ cực kì phê. Đây là loại switch em đang xài hiện tại.
- Blue: Là switch nặng hơn 1 tí, 50g, 4mm hành trình, gõ có khấc và đặc biệt là đem lại tiếng ồn, gõ cách cách nghe rất vui tai (cũng có thể là khá khó chịu với những ai xài về đêm). Switch này thấy cực kì nhiều, nhấn mạnh là CỰC KÌ nhiều ở các bàn phím gaming. Riêng em thì switch này phù hợp với những ai làm việc trong môi trường cách âm tốt hoặc những người xung quanh không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn thôi.
- Black: switch giống Red, nhưng 55g lực nhấn, 4mm hành trình, Còn lại thì hầu như không khác gì.
Có những loại switch khác của Cherry nữa, và cũng có những hãng switch khác, nhưng đề cập thì dài quá.
Những hãng thường thấy khi chơi phím cơ
Razer
Một trong những hãng bàn phím cơ lớn nhất thế giới với thương hiệu “For Gamers, By Gamers”. Nhìn khá là hầm hố, và Razer có switch riêng của mình, gồm 3 màu : Green, Orange và Yellow, được sản xuất bởi Greetech. Green thì giống Cherry Blue, Orange thì giống Cherry Brown, và Yellow thì giống Cherry Red. Đây cũng là một trong hai hãng có các bàn phịm cơ giá chát nhất trên thị trường, con rẻ nhất là khoảng 3 triệu, còn những mặt hàng giả cơ hoặc cao su thì khỏi nhắc tới, hàng không đáng sử dụng. Đặc trưng là gia công Razer chỉ thuộc dạng ok, feel cũng ok, nhưng tuổi thọ thì 2 năm là max.
Corsair
Ông lớn khác, logo hình thuyền buồm cực kì đặc trưng. Nhắc tới Corsair chắc không lạ lẫm gì vì ông này làm cả tản nhiệt, RAM và nguồn máy tính. Phím cơ Corsair thì xài switch Cherry, phổ biến nhất là Red, Brown, vài mẫu có cả Blue và Speed (Speed giống Red nhưng hành trình đi thấp hơn, nhạy hơn và đương nhiên là dễ bấm nhầm hơn). Gia công ông này tốt hơn Razer, tuổi thọ cũng trâu hơn đôi chút. Giá phím Corsair cũng thuộc dạng trên trời.
Ducky
Là ông lớn, nhưng lớn không bằng hai ông kia. Phím ông này thì khá là ngon, hàng bình thường thì cũng dao động từ 2tr-3tr, nhưng hàng limited edition hằng năm thì xác định giá minimum là 5 triệu. Gia công tốt hơn hẳn hai ông kia, keycap PBT xài độ bền không lo bóng nhẫy hay là bám vân tay. Chỉ có Ducky One Blue LED là ABS, còn lại là PBT.
Filco, Leopold
Trùm bàn phím văn phòng. Phím cơ đem lại cảm giác gõ phải nói là cực kì, CỰC KÌ phê. Leopold có keycap low profile giúp giảm âm thanh, gõ cũng tốt hơn, trong khi Filco có gia công chất lượng phải nói là số 1 và bảo hành 5 năm, giá thì rẻ nhất là 2tr6, switch Topre của Leopold thì lên tới khoảng 6 triệu (do switch Topre là switch đắt nhất thị trường).
iKBC
Một ông mới vào những năm gần đây, con em đang xài cũng của hãng này, mẫu iKBC F87. Phím cơ giá rẻ nhất thị trường với con CD108, cực kì ngon, keycap PBT, switch Cherry, nói chung là nếu như hầu bao không lớn hơn 2 triệu rưỡi thì hãng này là hãng tốt nhất có thể lựa chọn.
Tới đây thôi, hôm sau em sẽ làm về phím cơ giá rẻ (dưới 1 triệu rưỡi) và nhắc tới những loại switch ngoài switch của Cherry.
gõ chữ văn bản thì nên chọn loại switch Red hay Brown vậy ad?
Gõ văn bản thì nên chọn Brown bạn nhé. Vì Red nó không có “khấc” nên không biết được khi nào gõ “ăn” hay chưa.