Cứ chơi xong một game nào đó hay thì thường tôi sẽ viết một bài cảm nhận nho nhỏ, rồi đem đi chia sẻ để lấy cái vui, bản thân mình cũng ngẫm nghĩ hay rút ra cái gì đó riêng và đặc biệt ở cái trải nghiệm vừa qua, thế nhưng với Decay of Logos thì khác, nó chỉ là một game khá, ổn. Nghĩ lại trước đây tôi từng viết về game Singularity, một game cũng chỉ khá và ổn, chẳng có gì đặc biệt lắm nếu nhìn chung chung theo thước đo cá nhân thời ấy. Thế nhưng bây giờ khi trải nghiệm game nhiều và đa dạng hơn tôi mới hiểu rằng lý do mà mình viết về Singularity hay chính Decay of Logos là bởi vì chúng bị so sánh một cách độc hại với những thứ chẳng liên quan và cái tư tưởng biết được một game đỉnh tức là những game cùng thể loại không còn giá trị.
Singularity bị so với Biosock chỉ vì Singularity áp dụng một cách kể chuyện mới so với đa phần những game fps thời đó, Singularity có học hỏi từ Biosock, học hỏi từ nhiều game khác, nhưng dường như nhiều người vẫn nhầm giữa học hỏi và copy. Biosock được tạo ra hướng đến những mục tiêu và đích đến cao hơn so với Singularity và thất bại. Singularity ‘s dev chỉ nhắm đến việc ra mắt một game fps giải trí. Thế nên bài viết này chủ yếu là để nói về vấn đề so sánh độc hại cũng như sự lựa chọn của bản thân trước khi chơi một game nào đó.
Decay of Logos là một game indie đầu tay của Amplify creations, một công ty chủ yếu tập trung vào thiết kế đồ họa cũng như những phần mềm liên quan đến đồ họa vi tính, áp dụng cho cả những sản phẩm như game, phim, chương trình TV và quảng cáo v.v… Bạn có thể tìm hiểu thêm về công ty này tại trang chủ của họ. Thật sự thì sau khi chơi xong game tôi hơi bất ngờ nên có đi dò la khắp các nền tảng mua bán game hay các trang review đánh giá mây mây và vân vân, thì rút ra được một vài lý do chung dẫn đến các phản hồi không tích cực đó là rush releash và đen đủi hơn là một vài reviewer lại nhận được các bản cũ hơn của game trước khi patch, và thế là game bị chửi một cách thậm tệ. Ừ thì đúng thôi sự hoàn hảo khó kiếm lắm và Decay of logos là một game hơi thô, có thể là do budget và vấn đề kinh nghiệm.
Thế nhưng nổi trội nhất giữa những bình luận chê trách là những lời phê bình kiểu khoai lang như game này sao giống Dark Soul mà làm chả ra gì, hay cố làm Dark Soul + Zelda Breath of the Wild nhưng chẳng đi đến đâu, “Try to be Dark Soul but end up easy”. Tôi thề cái nhận xét cuối nó là đỉnh cao của retard :)). Thế đếch nào mà game này lại giống ZB0TW?? nó còn chẳng phải game open world và bị chửi vì làm open world không đỉnh như ZB0TW… Hay lắm, có lẽ chủ những nhận xét này phát rồ lên khi nhìn thấy cái artstyle và ngoại hình của nhân vật chính, họ đôi khi cho rằng game nào đó cho loop back lại một địa điểm nào đó sẽ đều là open world.
Thế là giải quyết nhanh gọn những nhầm lẫn với ZBOTW về Darksoul thì mọi thứ lại phức tạp hơn chút. Ở đây mình cũng sẽ chính thức giới thiệu nhiều hơn về Decay of Logos. Decay of Logos được gắn tag Action adventure và RPG nhưng thực ra thì cái tag RPG thật sự tệ hại, thời nay thì nó thật sự là một cái gì đó nghe rất trendy thay vì đam mê như ngày xưa, chính bản thân dev cũng gắn tag đó cho sản phẩm của họ và nếu ai đó nhằm vào đó để chê thì đúng đó chính xác là lỗi của dev và bản thân game. Nhưng các bạn biết đấy, từ những cái nhỏ nhặt ở tag hay mechanic cũng là một điểm cộng để bán game, thời này thì nhìn tag RPG là cũng háo hức phết.
Decay of Logos áp dụng một lối world design mà Dark Soul đã dùng, một phong cách xây dựng thế giới mà Dark Soul đã học từ Metroid, Zelda a Link to the Past sau đó thêm thắt cái riêng một cách thành công. Có thể nói Dark Soul của Hidetaka Miyazaki là một bằng chứng cho lợi ích của việc học hỏi và sáng tạo. Thế giới của Decay of Logos được cấu tạo từ những sanctum và được chia nhỏ bởi các arx, cũng có sự rẽ nhánh trong thế giới này, cũng có những điểm để loopback, cũng có thể chia act.
Giai đoạn đầu của game để khám phá hầm ngục đầu tiên tại arbor sanctum hay hệ thống đường ngầm ở Ground Palus, người chơi sẽ được cung cấp nhiều lối đi khác nhau để chạm tới một đích đến, tuy nhiên về gần cuối game thì đường đi khá là thẳng, với khoảng thời gian của một game như Decay of Logos thì điều đó hợp lý, và khi chơi game ta không hề gặp vấn đề về direction. Amplify Creation cùng lúc sử dụng các phương pháp truyền tải nội dung gắn liền với gameplay thay vì cắt cảnh, sử dụng việc kể chuyện thông qua lời thoại, môi trường và các mechanic game.
Game cũng không hề có hệ thống quest, người chơi tự khám phá thế giới của game, tiếp cận những vấn đề và câu đố rất tự do. Xét về combat thì Decay of Logos đem đến cho người chơi hệ thống combat hành động cổ điển của nhiều game action rpg hay western hack and slash, không hiểu vì lý do gì mà họ cho rằng Decay of Logos cố bắt trước combat của Dark Sou.
Sự thật thì hiện nay kha khá nhiều game action hoặc action rpg bị gán cái mác Soul like, vì những lý do rất cười. Đa phần họ chỉ nhìn vào animation của combat, chứ nếu để nhận xét thêm về chiều sâu của hệ thống combat ấy thì họ thậm chí chẳng quan tâm. Và ngược lại thì đa phần những game có ý định copy Dark Soul cũng lại chỉ nhắm vào việc tái hiện một cái combat y hệt nhưng tất nhiên là không thể. Cái hay của Dark Soul chắc chắn là không chỉ đến từ phần combat. Giờ nhìn vào Sekiro đi, bạn có thấy combat của game đó giống Dark Soul không?? Tất nhiên là không, và sự đặc trưng này xuất hiện ở cùng một đội ngũ, vậy thì tại sao rất nhiều gamer khi nhìn vào những combat khác một trời một vực lại gọi nó bằng cái tên Soul like??.
Nếu chúng ta dùng từ Soul like như là để dễ hình dung một game nào đó thì ok, nhưng dùng từ đó để làm thước đo đánh giá một game với hướng đi khác biệt thì thật là nực cười, thậm chí những so sánh và đòi hỏi của khách hàng sẽ dẫn đến những sản phẩm chẳng có tính sáng tạo nào như Lord of Fallen. Và như ở trên tôi đã nói việc học hỏi là đương nhiên, không thể phủ nhận rằng Decay of Logos có học tập và chịu ảnh hưởng của Dark Soul, thế nhưng nó thậm chí không phải là một game RPG, nếu để miêu tả DoL bằng những game khác thì tôi sẽ nhắc đến Enclave, Rune, Darkmessiah thay vì Dark Soul.
Khi tìm đọc những bình luận trên Steam về Decay of Logos thì đa phần những bình luận cụt lủn cho rằng game bắt chước Dark Soul với không hay bằng Dark Soul và ZBOTW thì chỉ trải nghiệm với khoảng thời gian căng nhất là 1 tiếng :)). Những người chơi với khoảng thời gian lâu hơn thì tỉ lệ này thấp không ngờ, vì chính họ chắc cũng giống tôi chả hiểu kiểu so sánh “Soul like” là thế nào. Ý tôi là họ chỉ nhìn bề ngoài mà đánh giá, hoàn toàn vơ vào một vài điểm và lờ hết đi những điểm hay mà tựa game bị so sánh sở hữu, chưa kể những kẻ bỏ tiền ra mua game rồi chơi 0.3 h xong phát biểu như vậy thì tốt nhất là nên để dành tiền mua game để từ thiện :)).
Sự so sánh dở hơi này cũng đến từ chiêu trò câu view, thu hút sự lố bịch mà những kẻ Review game nhưng chả hiểu đếch gì về game, ra bài review có clickbait gọi game nào đó là Dark Soul meet with Zelda thì dân tình chả sôi sục lên, rồi nhà phát hành game chẳng hạn, cũng cứ nhằm vào những cái tên nghe kêu và dễ nhận diện vì họ hiểu rõ quá sự ngờ nghệch của khách hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn game của rất nhiều người, không nói về việc có ủng hộ dev hay không, nhưng tiền nào cũng là quý, khi mua bán gì hãy chắc chắn mình chơi game với mục đích gì, mình tìm kiếm điều gì và mức kỳ vọng về một yếu tố nào đó ở mức độ nào, rồi hẵng mua game. Tôi thường rất dị ứng với những bài đăng tìm game nào đó giống game mà họ nêu ra, nhưng lại chẳng nêu rõ họ muốn nó giống ở điểm nào.
Bài viết này tôi chỉ mượn cái ví dụ về Dark Soul hay Decay of Logos để nói về những gì đang xảy ra ngay trước mắt chúng ta, sự dễ dãi trong việc đánh giá một game nào đó, những bài review nửa mùa thèm khát chú ý, những so sánh nhận xét vô căn cứ và cái nhìn thiển cận của những kẻ nghĩ rằng nhận xét của mình thật tinh tế nhưng lại chẳng mang lại chút đóng góp nào, đã làm hủy hoại rất nhiều game indie có tiềm năng. Chúng nghĩ rằng bằng việc cứ spam Soul like nhưng không ra gì sẽ có kết quả tốt?? Không đâu, chính kiểu so sánh này sẽ càng khiến nhiều nhà phát triển game cố bám sát với Soul thay vì nghĩ ra cái gì đó mới mẻ :)).
Hết tết rồi nên thôi chả chúc gì đâu!!
Thực tế cho thấy giới retard đang vẫn so sánh vô vàn con game RPG với Soul 🙁
thực tế là bất cứ game nào có dính dark fantasy, combat wrpg, lộn… bất kể 2d hay 3d hay isometric view vì chúng nghĩ thế là ngầu lắm
Lên Youtube nhìn gameplay, tôi thấy DoL không có gì đặc biệt ngoài việc có người than phiền việc không dodge được khi bản thân họ muốn (tôi chưa trải nghiệm nhé :v). Nhìn lại nếu nói ổn với tag indie thì được chứ RPG thì tôi nghĩ không đáng thêm thời gian để chơi đâu.
lúc đầu game này khá là buggy và thanh stamina được thiết kế không thân thiện về mặt hiển thị, nhưng sau này patch lại thì có lẽ nhiều người không phát hiện ra mình đang bị paralyzed, như ở trên thì tôi cũng nói rồi bản chất game này là action. Game khá là dull và meh nhưng tôi thấy nó lại phù hợp để call out những đứa retard nhìn đâu cũng thấy Soul mặc dù nhiều đứa còn chưa chơi qua game soul nào để thấy được sự khác biệt.