Đã rất lâu rồi, sau bao nhiêu bản cập nhật vá lỗi hệ thống đơn thuần, cuối cùng CD Project Red cũng đã có thể cập nhật thêm content cho tựa game mới nhất của mình, một DLC có tên: Phantom Liberty. Nhưng Cyberpunk đã bị lãng quên quá lâu rồi, họ cần có một cái gì đó để thu hút người chơi trở lại con game của mình, để khơi dậy lại những cảm xúc hưng phấn, thích thú, ham muốn nơi game thủ trên toàn thế giới bị tước đi kể từ ngày Cyberpunk ra đời.
Và còn gì tốt hơn một bộ Anime chứ!
Vào ngày 13–9-2022, Cyberpunk Edgerunner được ra mắt.
Rất khôn khéo trong việc chọn lựa một câu chuyện đơn giản, dễ tiếp cận, kết hợp với nền tảng đồ họa được xây dựng bởi một studio nổi tiếng bởi những bộ anime như Kill la Kill, Darling in Franxx – Trigger Studio. Sự kết hợp hoàn hảo này đã thực hiện hóa được ý định của CD Project Red, số lượng người chơi quay trở lại với Cyberpunk tăng đột biết, lên tới 300% trong vòng 24h. Và trong đấy có mình.
Vượt qua cả những mong đợi của CD Project Red, hành trang trở lại Night City của người chơi là những cảm xúc vui, buồn, cuồng nộ cùng với những nhân vật trong phim, là những hình ảnh tuyệt đẹp về một thành phố tương lai nơi những giới hạn của con người được phá bỏ bởi những siêu công nghệ, máy móc.
But… damn *chẹp chẹp* mình đã nghĩ gì thế nhỉ.
*Thở dài các kiểu* Nó-là-Cyberpunk 2077.
Mình biết mình biết, đã có quá nhiều những review, đủ các loại video chê tựa game này vào những ngày đầu tiên phát hành và đúng là nó rất tệ. Mình không phản đối điều đó.
Không phủ nhận nỗ lực khắc phục hậu quả của nhà sản xuất, không như mấy nhà phát triển nào đó… Và sau hàng rất nhiều bản cập nhật, tựa game đã thực sự ít lỗi đi đáng kể, và sau nhất nhiều bản cập nhật ấy những cư dân thành phố Night City vẫn không thể bỏ thích TPOSE.
Và trong lần gần nhất mình chơi sau khi xem Cyberpunk Edgerunner thì well :))
Tuy nhiên, hãy bỏ qua hết những vấn đề nổi cộm đó sang một bên vì hôm nay mình sẽ nói về một vấn đề cực kì quan trọng khác nhưng ít khi là mục tiêu hướng đến của các bài review – đó chính là linh hồn của tựa game – là cốt truyện – là thế giới Cyberpunk.
Chê làm sao được một Night City được xây dựng bởi CD Project Red quá tráng lệ như vậy. Một thành phố tương lai nơi mọi kiến trúc, con người, phương tiện đều mang cho mình một dáng vẻ hào nhoáng đầy vẻ công nghệ tiên tiến. Được thiết kế vô cùng kỹ lưỡng đến từng chi tiết, trên mọi ngóc ngách từ những tòa nhà cao chọc trời đến những khu chợ, quán bar, đến những con hẻm tăm tối, những khu nhà bỏ hoang ở ngoài sa mạc gần thành phố. Với mỗi NPC thì mang trong những phong cách độc đáo, những bộ cánh lộng lẫy đến điên rỗ, độ lên người mình đầy những thiết bị ngầu bá cháy.
Độ chi tiết còn được thể hiện ở ngay cả ở những biển hiệu quảng cáo xung quanh thành phố, được thay đổi liên tục theo thời gian. Thậm chí ngay cả ở trong thang máy mình đi, sẽ luôn có thông tin đài báo cập nhật thông tin xung quanh thành phố.
Kết hợp với đồ họa, ánh sáng, không khí của một thành phố đầy tội phạm và bạo lực, nhiêu đó là quá đủ để làm choáng ngợp những con người lần đầu tiên bước chân đến mảnh đất này.
Nhưng điều đó dần phai nhạt dần theo thời gian khi chúng ta bắt đầu làm quen với cái thành phố này.
Điều gì làm nên một thế giới mở thiết thực đầy sức sống?
Cái thành phố ánh sáng công nghệ kia chỉ là một cái vỏ bọc mĩ miều cho một thân xác không hồn. Có quá nhiều thứ để thấy nhưng chẳng thể làm được nhiều.
Tham chiếu GTA V, một tựa game sắp có cho mình sinh nhật lần thứ mười. Loanh quanh trong Los Santos chúng ta có thể làm những gì nhỉ?
Đánh golf, chơi tennis, tập yoga, đầu tư chứng khoán, đua xe, lái xe tank, cướp tiệm tạp hóa,… Nếu chán lang thang trên đất liền thì lên trời cái nhỉ: lái máy bay, khinh khí cầu, jetpack,…
“Lướt trên mặt nước ta như cơn sóng”… bằng đủ các loại thuyền, tàu ngầm, xe lội nước vân vân và mây mây.
Và quay trở lại thành phố tiên tiến với đủ loại công nghệ của tương lai, chúng ta có gì? Bắn mấy cái biển ở các khu tập bắn, bắn mấy cái biển ở khu tập bắn khác? Đua xe. Boxing với mấy thằng trong thành phố (Khó vl). Và bắn nhau với mấy thằng con người và drones. Thậm chí còn chẳng vui vẻ gì cả vì tính đa dạng của kẻ địch là quá ít.
Nhìn sang người anh em của nó – Witcher 3 đi. Geralt xứ Rivia phải đối mặt với drowner, griffin, ma cà rồng, wyvern, troll,… và với mỗi loại quoái vật đều có những cách tiếp cận riêng, những nhược điểm yếu điểm để người chơi có thể khai thác mà hạ gục chúng một cách hiệu quả. Chứ không phải như thằng mất não cầm katana hay mentis blade lao thẳng vào bất cứ thằng nào và spam nút chuột trái.
Chẳng có những pha đuổi bắt bằng ô tô, chẳng có mini games, có đấy những quán bar có mấy cô gái baylak, nhưng cũng chẳng thể tận hưởng nó một cách ra hồn. Có đấy những casino nhỏ nhỏ nhưng cũng chẳng để làm gì vì người chơi có được chơi đâu. Ngay cả việc ăn uống cũng chẳng thể nhìn nhân vật của mình tận hưởng thứ mà chúng ta vừa bỏ tiền ra mua. Và yeah thế giới tồn tại netrunner, brain dancer giả lập cảm giác chết thì chúng ta vẫn còn game thùng? Và chỉ có mỗi một trò mới được cập nhật!?
<<2077 họ bình chọn thành phố của tôi là nơi không đáng sống nhất nước Mỹ. Lý do chính? Tỷ lệ tội phạm cao ngút trời. Số lượng người sống dưới mức tối thiểu nhiều hơn bất cứ nơi nào khác. Chối làm sao được – tất cả đều là sự thật – nhưng ai cũng muốn sống ở đây>>
Tin được không khi nói rằng đây là một trong ít những điều mà CD Project Red thực sự làm đúng lời hứa của mình.
bài viết hay và hài hước :))))
mình hóng phần 2 nhé