Trải nghiệm chơi Hades và những thứ người chơi mới nên biết

Chủ xị

  

Trong những thời gian gần đây mỗi khi chơi một trò gì đó tôi thường có xu hướng muốn trò đó có thể nhanh chóng bắt đầu cũng như kết thúc, một trò có thể bật lên chơi vài ván hoặc một thời gian nhất định xong tắt máy đi ngủ, sau khi làm việc hay học về. Với mục tiêu chơi game của tôi là như vậy nên nhiều game được chọn thường có một campaign ngắn, đáng thời gian và cuốn hút đủ để quay lại chơi thay vì cứ bán linh hồn cho CS:GO hay Valorant mỗi ngày. Trong những loại game thì rogue-like thường là thể loại tôi né tránh nhiều nhất do ý nghĩ về việc phải chết ở một khu vực xa xôi để rồi bò lại cả một quãng đường đấy chỉ để tới thêm một tí nhưng cũng sẽ chết rồi lại bắt đầu nữa làm tôi thấy mệt mỏi.

Những trò rogue-like cũng thường đòi hỏi rất nhiều thời gian để làm chủ, học cơ chế và hiểu meta của game, nên với một người chỉ muốn những game gọn lẹ thì chúng có lẽ không hợp với tôi và cũng không cho tôi lý do nào để chơi chúng thay vì chơi đại một hai ván hay chơi một campaign ngắn nào đó. Rogue-like cũng khó để có thể làm chủ do những khu vực của game thể loại này sẽ liên tục tự động thay đổi sau mỗi lần bắt đầu, làm cho việc học thuộc những khu vực hay vị trí spawn của địch trở nên vô ích. Điều người chơi phải tập trung vào là sự quản lý tài nguyên, mạng sống của mình xuyên suốt từ khi khởi đầu đến khi chết rồi lặp lại.

Kể cả trò Dead Cells trong thư viện của tôi cũng chỉ có 15 tiếng chơi trước khi bị drop do sự ngán ngẩm chiếm lấy tôi và đẩy mình quay lại với CS và Valorant như thường lệ. Nhưng trong năm nay, có một bất ngờ xảy ra với tôi, một game rogue-like bất ngờ xuất hiện trên trang chủ của Steam với cái tên Hades và như tên của thần cai quản địa ngục, nó đã cuốn tôi vào thế giới kinh khủng nhưng tuyệt vời này.

Điều làm tôi hứng thú:

Như đã nói ở trên thì tiêu chuẩn chơi game giờ của tôi bao gồm ngắn, đáng chơi, nên mỗi khi trước khi mua game gì tôi sẽ xem qua rất nhiều review, trailer, các kênh truyền thông của developer game đó để quyết định rằng nên mua hay không. Hades đầu tiên làm tôi do dự rất nhiều vì nó là một game rogue-like nên tôi lập tức nghĩ nó cũng sẽ giống vô số game mình đã chơi rồi lại không thích. Khi xem những trailer đầu tiên tôi cũng không thấy ấn tượng và nghĩ nó cũng giống như vô số trailer animated của nhiều game ngoài đó, nhưng khi Hades cùng với các nhân vật khác bắt đầu nói chuyện rồi nhạc bùng nổ với gameplay của nó là lúc game có sự chú ý của tôi.

Dù còn chưa đến phần để nói chi tiết về game nhưng nếu có, một điều chắc chắn tôi phải khen về Hades là chất lượng của những đoạn hội thoại cùng với lồng tiếng rất là “god-like” đem tất cả nhân vật trong thần thoại Hy Lạp trong thần thoại sống lại, tôi rất hứng thú với việc chết đi và sống lại chỉ để có thể nghe các câu chuyện của những con người vĩ đại ấy. Không chỉ về mỗi lồng tiếng nhưng chính dev Supergiant games cũng rất cởi mở với người chơi, tạo ra một cảm giác thân thiện gần gũi. Trên trang Youtube chính của họ có cả một video dạy cách để chơi bài hát “good riddance” trên guitar một cách rất chi tiết, có bao nhiêu studio nào sẵn sàng để một video dạy chơi bài hát trên chính trang chủ của mình? Sau nhiều thời gian đắn đo thì tôi đã dấn thân vào Hades và trong cái năm tệ hại này thì đây là điều tuyệt nhất xảy ra với tôi.


Hades có gì hay?

Hades là một game rogue-like, nghĩa là bạn chỉ có một cơ hội để clear qua hết cả game mà không chết, nếu chết là game over và “i’m going back to the start” như trong bài “The scientist” của Coldplay. Người chơi sẽ vào vai Zagreus, hoàng tử địa ngục, con trai của Hades. Mọi chuyện rất đơn giản, Hades muốn thoát khỏi Tartarus để có thể lên đỉnh núi Olympus để trở thành một vị thần như họ hàng mình, trong suốt quá trình chạy trốn thì Zag được tất cả những vị họ hàng này hỗ trợ dù ít hay nhiều và cùng với những vị thần Zag cũng được ban cho các infernal arms để có thể hạ bất cứ thứ gì cản đường anh trốn thoát. Vì là con của Hades và được sinh ra ngay Tartarus do đó Zag bất tử, nên mỗi khi chết anh chỉ bị gửi về nhà là Home of Hades để gặp lại cha mình cùng những người sinh sống trong ngôi nhà đó. Ta sẽ quay lại về những nhân vật này sau, đầu tiên phải nói về gameplay.


Gameplay và đồ hoạ:

Hades có góc nhìn top down, nghĩa là người chơi sẽ nhìn từ trên xuống giống những game như Darkwood hay Enter the Gungeon. Ban đầu người chơi có thể sẽ cảm thấy không muốn chơi Hades do góc nhìn của nó vì họ nghĩ nó sẽ không gieo được cảm giác hồi hộp, gay cấn như góc nhìn thứ nhất hay thứ ba, nhưng ngay khi bước vào chơi thì Hades sẽ đánh bay những nghi ngờ đó như nó đã làm với tôi. Điều khiển trong Hades rất mượt mà, mọi thứ đều có một cảm giác rất kĩ lưỡng như Supergiant games đã play test khá nhiều để bảo đảm game có điều khiển trơn tru nhất cho người chơi. Hades là một game hack and slash, tuy không phải loại có combo giữ địch trên không trung hay hào nhoáng như Devil May Cry, Ninja nhưng vẫn ấn tượng không hề kém do những cảm giác mà game đem lại.

Khi bạn đánh địch thì người chơi cũng có thể cảm nhận được độ nặng của cú đánh đấy, hay cảm giác mỗi khi địch bị một cú đánh chạm vào làm cho chúng bị stun tạm thời, cho dù là địch bắn hoặc là người chơi thì màn hình của bất cứ ai chơi cũng sẽ bị lấp đầy bởi kẻ thù, những đòn tấn công và hiệu ứng của chúng, bạn sẽ cảm thấy không kém gì những game hack and slash mình đã từng chơi. Đáng buồn/vui là độ khó trong game cho dù không bằng nhưng cũng tương đương với những trò đấy, khi mà một kẻ địch dù cho có nhỏ bé đến đâu cũng có thể kết liễu một run và đưa Zag quay về với cha mình nên sự chú ý tới gần như tất cả mọi thứ xung quanh mình trở nên rất cần thiết.

Sự kĩ càng trong gameplay đó cũng có thể được thấy qua đồ họa của game khi mà dù Hades là một game với artstyle đậm chất cartoon nhưng vẫn nhìn rất mãn nhãn với từng chi tiết cho môi trường xung quanh. Tạo hình các nhân vật và những hiệu ứng đi kèm với lúc môi trường bị phá hủy do vũ khí hoặc nhân vật tạo ra, tất cả mọi thứ đều thở ra sự trau chuốt kĩ càng cho game, mỗi một khu vực đều có thần thái riêng của chúng, tốt hơn là nên để mọi người chứng kiến thay vì nghe tôi nói.


Tartarus là tầng sâu nhất của âm giới và để thoát khỏi Tartarus thì Zag cùng người chơi phải tận dụng tất cả mọi thứ mình có, tất cả những thứ đó bao gồm những “Infernal arms” và “Boons”. Thường nhiều game rogue-like sẽ phạt bạn (vì chết khá là nặng) như đồ đạc hay vũ khí bạn có được qua suốt một lần chơi đó sẽ bị mất và do những level của game sẽ thay đổi liên tục nên phải nhờ vào cơ may mới có thể có lại chúng. Trong Hades thì bạn không phải lo về việc mất chúng do game có những vũ khí cố định được dùng xuyên suốt một lần chơi, tổng cộng 6 món bao gồm 4 cận chiến với 2 tầm xa.

4 vũ khí cận chiến:

Stygian blade: vũ khí bắt đầu của người chơi, dễ sử dụng và đơn giản nhất trong mọi vũ khí với combo 3 hit đánh thường chỉ có ở mỗi Stygian, khi kết hợp dash cùng strike sẽ đâm thẳng gây sát thương tầm trung và một special sẽ gây sát thương trong một phạm vi nhỏ dùng cho crowd control. Đây là một vũ khí đơn giản nhưng nếu kết hợp với build tốt thì có thể trở thành một vũ khí đáng tin cậy (cho đến một điểm nhất định).


Shield of Chaos: vũ khí yêu thích của tôi, khi giữ nút tấn công thì Zag sẽ vào thế thủ và chặn tất cả mọi đòn tấn công từ phía đối diện, khi thả ra sẽ tạo nên một đòn tấn công đẩy thẳng về phía trước tên Bull Rush. Điều đặc biệt là người chơi có thể giữ đến full cây để thả ra khiến cho Bull Rush gây nhiều sát thương nhất có thể. Special của Shield là biến Zag trở thành Captain America bằng cách ném khiên nảy vào nhiều địch rồi quay lại tay mình.


Eternal spear: Đây là vũ khí tầm xa nhất với tốc độ tấn công thứ nhì game, đòn tấn công thường sẽ đâm chọt địch liên tục gây ra sát thương tầm trung liên tiếp trong thời gian ngắn. Giữ nút tấn công để nạp năng lượng cho một đòn xoay 360° và mạnh hơn nếu người chơi giữ nó đến khi trên đầu hiện ra “MAX”, special sẽ cho người chơi ném đi cây giáo và khi thu lại cũng sẽ gây sát thương cho địch sau lưng hay gọi là “backstab” gây ra sát thương bonus cho địch.


Twin fists: Đôi găng tay khổng lồ có tốc độ đánh nhanh nhất nhưng cùng lúc có tầm đánh ngắn nhất, đòn tấn công thường có sát thương thấp nhưng với một tốc độ rất nhanh. Special cho ra một cú đánh uppercut với sát thương cỡ lớn cho địch nhưng để Zag có nhiều sơ hở cho địch tấn công.


2 vũ khí tầm xa:

Heart-seeking bow: cây cung này có đòn tấn công thường là phải nạp giống như Shield of Chaos nhưng người chơi không hề được bảo hộ và không thể di chuyển nhưng khi nạp đủ sẽ gây ra lượng sát thương lớn. Nếu người chơi canh đúng lúc cây cung vừa được nạp đầy thì sẽ có một phát bắn hoàn hảo gây nhiều sát thương hơn cả nạp đầy bình thường. Special cho người chơi cây nỏ của An Dương Vương khi mà cây cung có thể bắn ra hàng loạt mũi tên một cách nhanh chóng, nếu đứng gần địch sẽ gây ra một lượng sát thương đáng kể.


Adamant Rail: một cây súng trường với khả năng phóng lựu hình như một con đại bàng, tôi sẽ không hỏi tại sao lại có một cây súng trong thần thoại Hy Lạp vì sau này qua một thời gian chơi các bạn sẽ thấy một thứ còn khó hiểu hơn. Đòn tấn công thường bắn ra 12 viên đạn liên tiếp và phải nạp đạn sau mỗi lần hết 12 viên. Special bắn ra một quả lựu đạn với tầm nổ khá là rộng gây ra sát thương đáng gờm cho tất cả địch trong tầm đấy.


Không chỉ có 6 vũ khí như thế này, các vũ khí có thứ gọi là “aspects”. Aspects là dạng ẩn của những vũ khí mà người chơi có thể mở được bằng cách tiêu “Titan blood” cho chúng. Có 4 aspects cho mỗi vũ khí và mỗi aspect này không chỉ thay đổi stat của vũ khí mà còn thay đổi cả hình dáng, những aspect đặc biệt còn thay đổi cả move set của các vũ khí ấy. Tất cả gộp lại cho người chơi tổng cộng 24 vũ khí để sử dụng. Ban đầu nếu bạn không thích một vũ khí nào đó thì hãy thử aspect khác của nó, biết đâu sẽ biến nó trở thành vũ khí yêu thích của mình.


Shield of Chaos là vũ khí yêu thích của tôi nhưng Stygian Blade có aspect tôi muốn dùng nhất, aspect này thay đổi cả moveset của vũ khí, biến nó thành kiếm thánh của một vị vua nước Anh người mà sau này sẽ bị series tên F**e genderbend thành nhân vật đặc trưng của họ. Với nhiều aspect như thế này thì chắc lượng Titan blood yêu cầu để mở tất cả những aspect cũng khá là cao… Lúc đầu tôi cũng nghĩ thế nhưng qua thời gian tôi thấy rằng mình đã có tất cả aspect của mọi vũ khí, vài món ưa thích của tôi còn được nâng lên cấp cao nhất.

Có rất nhiều cách để người chơi sở hữu Titan blood. Cách đầu tiên và cũng thông thường nhất là chơi qua cả game (từ điểm này mỗi lần bắt đầu chơi sẽ được gọi là run cho ngắn gọn). Khác với nhiều game rogue-like thì một run của Hades khá là ngắn, chỉ bao gồm 4 khu vực được gọi là các “Underworld region” cho người chơi chiến đấu qua. Mỗi khu vực có những kẻ địch dành riêng cho chúng cùng với 4 trận đánh boss khác nhau nằm ở cuối mỗi region. Những boss này sẽ làm tất cả mọi thứ họ có thể để tiêu diệt hoàn toàn người chơi và gửi họ về điểm xuất phát, mỗi boss đều có tính cách và đặc điểm riêng biệt của mình.

Megaera hay còn gọi là Meg là boss tôi yêu thích nhất cả game, đây là boss ở trong region đầu tiên và cũng sẽ là chướng ngại vật lớn dành cho người chơi mới, Meg là một các trong các Furies (hoặc Erinyes) có trách nhiệm canh giữ Tartarus và cô bảo đảm không ai có thể rời khỏi nơi đấy. Khi mới gặp Meg sẽ rất nghiêm nghị trong việc bảo đảm không ai có thể ra khỏi đây nhưng người chơi sẽ không biết được lý do sao cô lại phải tỏ ra đáng sợ như thế cho đến khi nhiều run sau, khi mà ta có thể phát triển mối quan hệ với Meg cùng với các nhân vật khác.

Meg chỉ đang cố gắng làm những thứ có thể để giữ trật tự cho nơi mà cô đang ở, để mọi thứ không đổ vỡ và việc Zagreus liên tục cố gắng trốn thoát chống lại cha mình làm cho cô cảm thấy như anh đang đe doạ sự tồn vong của House of Hades cho nên cô chưa bao giờ ưa Zag đồng thời cũng phải lo về vấn đề gia đình của bản thân do những người chị Furies của cô. Những boss còn lại cũng như vậy, có các đặc trưng riêng cho mình mà tùy người chơi sẽ đồng cảm hay ghét bỏ.

Tartarus: tầng thấp nhất của âm giới, dành cho những kẻ tội đồ khi còn sống ở để bị trừng phạt cả đời. Đây là nơi bắt đầu mỗi run cho người chơi, địch ở đây tương đối yếu với những đòn tấn công đơn giản không gây nhiều sát thương ngoại trừ 3 mini boss người chơi sẽ vô tình chạm mặt.


Boss của region này là Megaera, phần thưởng là Titan blood.

Asphodel: là nơi linh hồn của những kẻ tội đồ bị đem đi thiêu đốt trong dòng sông dung nham. Khu vực này có sự đa dạng về kẻ địch khá cao với khả năng tấn công diện rộng và tầm xa rất nhiều.

Boss của region này là Hydra hay còn gọi là Lernie, phần thưởng là Diamond.

Elysium: nơi an nghỉ cho những anh hùng, con người cao quý, cao thượng khi còn sống. Địch ở đây về độ khó gần như cao nhất vì hầu như tất cả là các chiến binh Hy Lạp đã ngã xuống nên có rất nhiều đòn tấn công tầm xa cùng với các đòn liên hoàn, nhiều người chơi hay phải ngã xuống ở đây.

Boss ở khu vực này còn có điều đặc biệt là có đến 2 kẻ cùng một lúc Theseus và Asterius (bò tót Minatour), nếu may mắn bạn có thể gặp Asterius sớm trong một chamber nhất định và rút đi 1/3 thanh máu của hắn. Phần thưởng là Ambrosia.

Temple of Styx: Khu vực tôi ghét nhất game, nơi này là một tá đường hầm với lũ sâu bọ gọi là Satyr, chìa khoá để ra khỏi khu này là Satyr sack để cho Cerberus (chó canh giữ âm giới) ăn nhưng nó lại được đặt random ở một trong các đường hầm và mỗi lần đi nhầm là người chơi sẽ lại phải đối đầu với loại địch có khả năng “poison” gây cho người chơi sát thương liên tiếp cho đến khi có thể được “cure” ở hồ nước trong đó.

Extra mini boss ở đây nếu bạn xui xẻo.

Boss cuối cùng là Hades, phần thưởng là Titan blood.

Trong các Underworld region này khu vực nào cũng có số chamber nhất định mà người chơi phải chạy qua để có thể gặp boss cuối. Mỗi chamber đều có những phần thưởng cho việc sống sót sau khi tiêu diệt hết địch trong đó, các phần thưởng bao gồm “Charon’s Obol, Darkness, Gems, Cthonic Keys, Nectar” và quan trọng nhất là “Boon”. Boon là các phước lành mà những vị thần trên Olympus ban cho với khả năng nâng cấp cho vũ khí mà người chơi sử dụng hay chính năng lực của Zag. Boon có hai loại, một là boon ảnh hưởng trực tiếp tới tấn công, special, cast, dash và boon passive sẽ gây ra thay đổi đối với khả năng di chuyển hay nội tại cho Zag nhưng chỉ không gây ra sát thương trực tiếp như những boon thường.

Những vị thần sẽ xuất hiện để ban phước boon là “Zeus, Poseidon, Dionysus, Aphrodite, Athena, Artemis, Demeter, Hermes”. Tất cả những vị thần đều có vô số các boon ảnh hưởng trực tiếp đến đòn tấn công và boon passive, tất cả là dựa theo quyền lực của những vị thần này như Dionysus sẽ làm địch bị say khó tấn công hơn hay Zeus ném sấm sét vào địch. Tất cả mỗi boon của các vị thần đều có điều đặc biệt về chúng và tất cả dựa vào người chơi để xây dựng một build thích hợp cho run của mình. Boon là thứ duy nhất người chơi sẽ mất và phải tìm lại nếu chết trong run.

Có 6 độ hiếm cho các boon: “common, rare, epic, heroic, legendary, duo” . Độ hiếm của các boon thì dễ hiểu nhưng duo và legendary là hai loại đặc biệt, duo là khi hai vị thần hợp sức để tạo ra một boon kết hợp sức mạnh của cả hai còn legendary boon có % xuất hiện giống như mở hòm dao trong CS:GO, legendary không bảo đảm chiến thắng run đó nhưng sẽ tăng sức mạnh cho một build lên nhiều lần. Boon sẽ được phát cho người chơi một cách random qua mỗi chamber mà họ đi qua nên việc có build đa dạng để tương thích với bất kì boon nào người chơi được nhận rất là quan trọng. Cứ một lần nhận boon từ một vị thần là người chơi sẽ có 3 lựa chọn random từ họ, boon cũng không giới hạn bao nhiêu vị thần có thể ban phước cho người chơi nên có thể có combo với 3, 4 vị thần khác nhau.

Mỗi vị thần đều có một “call”, khi chọn call của một vị thần thì sẽ có một thanh màu vàng ngay dưới thanh máu của người chơi và nó sẽ dần lấp đầy qua thời gian trong một chamber, reset khi qua chamber mới. Call là khả năng triệu hồi sức mạnh của vị thần đó, có thể dùng để call lẻ nhiều lần khi thanh call hiện lửa lên hoặc để dành đến khi đầy để dùng “Greater call”, kêu gọi toàn bộ sức mạnh của một vị thần. Lưu ý là tất cả vị thần đều có call ngoại trừ Hermes vì ông chỉ có mỗi boon passive.

Boon sẽ cho người chơi sức mạnh của các vị thần nhưng nếu người chơi muốn nâng cấp vũ khí hay boon thì phải làm gì? Daedalus hammer và Pom of Power sẽ lo việc đó. Daedalus hammer có khả năng nâng cấp hay thay đổi những thuộc tính cơ bản của vũ khí, một vũ khí cơ bản như Stygian blade cũng có thể trở thành một vũ khí quái thú. Có tổng cộng khoảng 50 nâng cấp từ daedalus hammer cho tất cả các vũ khí cùng với các aspects của chúng nhưng người chơi vẫn nên cẩn thận do sẽ có vài vũ khí sẽ khiến vũ khí khó dùng hơn. Pom of power nâng level của những boon mà người chơi chọn, do không có giới hạn về level nên nếu tập trung nâng level chỉ một boon thì đến một level nhất định người chơi sẽ trở thành một con quái vật càn quét qua những khu vực còn lại của game. Lưu ý là pom giống nhau nhưng pom sẽ random 3 boon người chơi có để cho họ lựa chọn mà nâng.

Một run với boon gần như đầy đủ sẽ nhìn như vầy:

Đến đây chắc tôi đã lỡ nói qua vài thứ mà chưa giải thích về tiền tệ trong game này, những loại tiền tệ người chơi có thể đem theo sau khi xong một run hay chết “darkness, gems, Ambrosia, Diamond, Cthonic Keys, nectar”, loại không thể đem theo “Charon’s Obol”. Darkness là thứ mà người chơi sẽ muốn kiếm thật nhiều do game có một thứ gọi là “Mirror of night” có khả năng nâng cấp những stat cơ bản cho Zag. Mirror có các upgrade bao gồm từ HP đến extra life tên là “Death Defiance” và tất cả đều đòi hỏi khá là nhiều darkness. Cthonic Keys cũng được sử dụng để mở thêm nhiều upgrade nữa cho mirror of night, những upgrade sau đó tất nhiên sẽ được nâng lên bằng darkness.

Không chỉ vậy, người chơi có thể ấn vào tên của những upgrade để lật mặt sau lên và thay thế chúng, ví dụ như Death Defiance khi được lật sẽ thành stubborn defiance là thay vì có thêm extra life để dùng cho một run thì chỉ có một extra life nhưng được dùng ở mỗi chamber và reset khi qua chamber mới. Tất cả các upgrade từ mirror sẽ giữ nguyên cho dù có bao nhiêu run đi nữa, nếu bạn đã dùng hết cả 3 Death Defiance thì qua run mới nó sẽ được reset lại, dù thế người chơi vẫn có thể reset toàn bộ upgrade của mirror với 1 Cthonic Keys nếu lỡ chọn sai hay có thứ mình không mong muốn, tất nhiên khi làm vậy mirror sẽ trả lại toàn bộ darkness bạn đã cho nó.

Ambrosia và nectar là hai công cụ dùng để “bond” với các nhân vật trong Hades, mỗi nhân vật sẽ có một mức độ tình cảm cần một số lượng nhất định của hai thứ trên đặc biệt là nectar. Khi bạn đã có vài run trong game thì trong House of Hades sẽ có thêm một chức năng renovation được điều hành bởi những hồn ma contractor, với gems và diamond thì bạn có thể mua đồ để sửa chữa lại hay làm đẹp cho House of Hades, không chỉ vậy người chơi còn có thể cho xây dựng những vật để kéo dài sự sống của người chơi trong mỗi run, “Fountain chamber” và “keepsakes collection, regional” là hai thứ hầu như mọi người chơi luôn nhắm tới đầu tiên.

Fountain room là một trong những nơi tôi gọi là free room vì trong đây bạn sẽ không phải đánh địch mà còn có thể uống nước từ một suối nguồn để hồi phần lớn HP của mình, thậm chí còn được nhận phần thưởng cho việc sống sót qua chamber đó. Việc xây dựng các fountain là một chuyện nhưng gặp được không lại là một chuyện khác do khả năng gặp được chúng cũng thấp không kém gì được legendary boon và hoàn toàn random nên chúc may mắn nếu bạn cần fountain khi chỉ còn một tí HP. Khi bạn tặng nectar cho các nhân vật thì sẽ có những người nhất định cho lại bạn các “keepsakes”, các vật phẩm này cho Zag các buff về sức mạnh, HP hoặc tiền bạc riêng keepsakes của các vị thần thì sẽ là để triệu hồi họ, tăng khả năng boon của vị thần đấy xuất hiện trong các chamber sau, nếu bạn chọn keepsake của một vị thần nào đó trước run thì họ sẽ là người đầu tiên xuất hiện trong run của bạn.

Nói về Contractor thì họ là một công cụ có thể giúp ích rất nhiều cho một run, nếu tôi có lời khuyên gì thì đấy là nên đầu tư toàn bộ gem vào mục work order để hỗ trợ run trước nhất rồi khi bạn đã dư dả và thoải mái với độ thì hãy thay đổi nhà cửa. Diamond chỉ là một loại tiền tệ khác dùng để làm những đơn hàng đặc biệt với contractor. Charon’s Obol là thứ cần thiết cho mọi run, đây là tiền để bạn có thể mua đồ từ Charon, người lái đò đưa linh hồn đến thế giới bên kia. Ở cửa hàng luôn chỉ bán 3 món đồ và 3 món này sẽ được random mỗi khi bạn tới, những món Charon bán có “Darkness, Boon, health, Centaur’s heart” với health là để hồi lượng máu nhất định và Centaur’s heart để tăng cả thanh máu của Zag trong run đó.

Người chơi cũng có thể lựa chọn đánh Charon nếu tìm thấy một túi tiền với 300 Obol trong cửa hàng, việc làm này cho bạn “mượn” 300 và một cơ hội để có thêm chút đỉnh cùng với thẻ thành viên của Charon… Đó là nếu bạn có thể đánh thắng ông ta, trong số tất cả những boss mà tôi đã đánh qua vô số lần thì tôi sẽ xếp Charon thứ hai trong những trận đánh khó nhất game do những đòn đánh của Charon gây rất nhiều sát thương trong một diện tích rộng, hoàn toàn không khuyến khích những người mới chơi nên thử.

Tất cả những chamber này sẽ được thay đổi liên tục qua mỗi run, bạn có thể biết trước một chamber có phần thưởng gì qua những kí tự của chúng nhưng không thể biết thứ gì đang đợi mình sau cánh cửa đó, những thứ đáng nói là kí tự bao tiền là shop của Charon, một chamber có kí tự của hai vị thần cùng chỗ nghĩa là khi nhận boon của một trong hai người trong chamber đó sẽ bị người kia trừng phạt đến khi clear nó, những căn phòng có dấu đỏ với đầu lâu thường là mini boss hoặc địch nhiều HP và căn phòng có dấu đỏ kèm sao với đầu lâu nghĩa là boss, những phần thưởng còn lại có lẽ bạn có thể tự đoán ra kí tự của chúng là gì.

Đến đây tôi nghĩ là mình đã nói đủ về gameplay của Hades, cả game sẽ chỉ xoay quanh việc “bắt đầu run – chết – lặp lại” nhưng do sự đa dạng về vũ khí, cách chơi và vô số cách để tạo ra một build luôn giữ cho game mới mẻ, nếu bạn vẫn nghĩ như vậy sẽ dễ chán thì để tôi nói về điều tiếp theo có khả năng thu hút bạn như nó đã làm với tôi.

Nhân vật và story của game:

Câu chuyện của Hades dựa theo sử thi thần thoại Hy Lạp với những gương mặt thân quen như thần sấm Zeus, Achilles, thần tình yêu Aphrodite, thần chiến tranh Ares, thần cai quản âm giới Hades,… Cách mà những nhân vật trong đây nói chuyện tương tự như trong những game visual novel khi mà mọi người nói chuyện thì model của họ sẽ hiện lên với một khung thoại kế bên cùng với lồng tiếng nhưng nhân vật sẽ không cử động, đôi khi sẽ được thay bằng model đó nhưng với những cảm xúc khác để tránh bị trùng lặp. Bản thân tôi không thích lắm kiểu nói chuyện phong cách visual novel này nhưng như đầu bài đã nói thì những người lồng tiếng hoàn toàn khiến tôi quan tâm đến từng câu thoại, cùng với lồng tiếng có những hiệu ứng dù không nhiều nhưng cũng góp phần làm cho những hình ảnh tĩnh của cuộc nói chuyện thú vị hơn.

Tôi xin dành một phần nhỏ để khen ngợi về Darren Korb người đã lồng tiếng cho nhiều nhân vật bao gồm cả Zagreus và đã đa phần phụ trách soundtrack tuyệt vời của Hades, những câu thoại của ông làm tôi trở nên yêu mến Zagreus, đưa cậu lên trở thành một trong những nhân vật chính tôi yêu thích nhất trong thời gian gần đây. Không chỉ mỗi Zagreus mà từng nhân vật trong game đều có chất lượng câu thoại từ rất tốt đến “god-like”, không phải mỗi những người lồng tiếng nên được nhận lời khen mà cả những người đã viết ra những dòng thoại này, xuyên suốt khoảng thời gian chơi tôi chưa gặp bất kì câu thoại nào làm tôi cảm thấy phải thở dài hay phải skip nhanh để tránh, tất cả từ sự đáng sợ của Hades hay sự tự tin vô đối của Zagreus hoặc sự tự cao của Zeus đều được truyền tải một cách rõ ràng.

Câu chuyện của Hades rất đơn giản và nó phục vụ cho một mục đích riêng, Zag muốn trốn khỏi âm giới nên bố cậu đưa ra mọi thứ để có thể ngăn cậu ra thế giới bên ngoài và chỉ vậy thôi. Câu chuyện đơn giản này được dùng làm nền để có thể xây dựng nhiều tranh chấp, mối quan hệ giữa các nhân vật rồi từ đó tạo nên chiều sâu cho các nhân vật đấy, câu chuyện đơn giản ở đây chỉ để phục vụ cho điều này. Trong Hades không có một bên nào sai hay đúng, ai là người xấu hay người tốt mà tất cả chỉ xoay quanh những tranh chấp giữa các nhân vật hoặc với chính suy nghĩ của mình, giống như câu nói ai cũng là người đúng trong câu chuyện của họ.

Một ví dụ điển hình ở đây là Hades, ông tự làm mọi thứ theo ý của mình suy nghĩ rằng tất cả mọi thứ mình làm là vì mục đích cao cả hơn nhưng lại không quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh ông vì ông cho rằng ông đang làm điều đúng, Zagreus là người phải chịu đựng nhiều nhất vì bố cậu chưa bao giờ suy nghĩ cho mình. Ta đi theo hành trình quan sát và kết nối để biến Hades từ một người ích kỉ, khép kín với tất cả trở thành một người sẵn sàng mở lòng với con mình dù cho vẫn có những thứ không thể hàn gắn mà Hades đã vô tình tạo ra.

Không chỉ nhân vật mà những vũ khí hay kĩ năng đều có lý do để tồn tại một cách hợp lý, mỗi vũ khí có câu chuyện riêng về sự tồn tại của mình điều này bao gồm cả 4 aspect riêng của những người đã từng sử dụng chúng, kĩ năng đến từ Mirror of Night là của Nyx, người mẹ của bóng tối trao tặng cho Zagreus nên tất nhiên Zag được nhận thêm sức mạnh từ nó, tất nhiên Zag có thể chết đi sống lại do anh là con của Thần, mọi thứ đều có một lời giải thích hợp lý, kể cả súng trường trong thời Hy Lạp cổ. Nơi mà Zagreus sẽ quay về sau mỗi run là House of Hades, một hub world với những nhân vật mà người chơi có thể nói chuyện để kết nối với họ để mở rộng các codex entry, đây là một cuốn sách viết về tiểu sử của mọi người mà Zag đã gặp hay những nơi cậu đi qua.

Codex của mỗi nhân vật có những trái tim để người chơi “forge bond” bằng cách như đã nói là tặng nectar cho họ cho đến khi gặp trái tim có hình móc khoá và có dòng chữ “learn more about this character by deepening your relationship”, đây là lúc bạn phải tiếp tục nói chuyện một cách bình thường hoặc thực hiện những việc nhất định đến khi đủ điều kiện thì móc khoá sẽ mở thì thay vì nectar ambrosia sẽ được dùng để kết nối thêm. Các nhân vật để nói chuyện sẽ không chỉ xuất hiện ở House of Hades mà cũng sẽ ở khắp các Underworld region, chamber để gặp họ có kí tự “!” cùng với 3 viên pha lê xung quanh.

Tuy vậy nhưng do sự random của game nên đôi khi vài run mới có thể gặp họ một lần, tôi đến run 64 mới có thể forge bond được gần hết những người ấy. Đây cũng sẽ là lúc người chơi nhận được Cthonic companion, những món đồ chơi do các nhân vật với trái tim mở khoá trao cho, các companion này có chức năng summon những nhân vật đấy để giúp trong một run, mỗi chamber được cố định dùng 1 lần nhưng nếu nâng cấp thì được dùng nhiều nhất là 5 chamber tổng cộng xuyên cả run.

House of Hades có rất nhiều khu vực, nơi ở của hoàng tử Zagreus cũng là nơi có Mirror of Night là bed chamber, một nơi bừa bộn, bẩn thỉu mà thông qua contractor có thể được dọn dẹp sạch sẽ. Longue là nơi để các linh hồn nghỉ ngơi, ăn gì đó hay đổi món gì đó tại Trader, tại nơi đây cũng sẽ cho phép bạn bán những con cá mình bắt được. Great Hall là đại sảnh lớn của âm giới, những linh hồn xếp hàng ở đây để được Hades phán xét, Contractor và Cerberus, chó ba đầu canh giữ âm giới cũng ở đây, trong nhiều game thì Cerberus thường là kẻ địch để giết nhưng đây thì nó là thú cưng của cả gia đình, mỗi lần bước lên từ styx bạn có thể cho Cerberus một cái xoa đầu… GOTY vì được xoa Cerberus. Khu vực cuối là West hall nơi mà Achilles canh gác cùng với hai khu vực quan trọng mà người chơi sẽ được khám phá sau.

Về những nhân vật mà tôi đã forge bond thì Achilles có lẽ là người tôi thích thú nhất để tìm hiểu. Nếu mọi người đã biết qua “sử thi Illiad” thì có lẽ đã nghe qua vị chiến binh đáng sợ với gót chân yếu đuối này, Achilles được miêu tả như một con quái vật tiêu diệt gần như tất cả những kẻ địch trước mặt đồng thời cũng hấp tấp lẫn nóng máu, tưởng tượng tôi đã bất ngờ ra sao khi thấy Achilles trong đây là một con người trưởng thành thông thái chỉ dạy cho Zagreus của ta.

Achilles là thầy dạy chiến đấu cho Zag cùng lúc là một người bạn thân thiết của anh khi mà ông luôn cố gắng thúc đẩy Zag vượt ra khỏi âm giới, chỉ cần qua cách nói của Achilles là có thể thấy một con người chứa đầy kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng chất chứa hối hận trong mình. Achilles chưa bao giờ kể gì về quá khứ đau buồn của mình cho Zag nhưng sau khi forge bond đến một điểm thì ông sẽ kể ra gần như mọi thứ cho anh, đấy là lúc ta nhận ra Achilles đã trải qua nhiêù ra sao trong suốt quãng thời gian kéo dài vô định mà ông chưa bao giờ tỏ ra buồn bã hay khó chịu với mình, Achilles giữ tất cả bên trong kể cả những kỉ niệm đau đớn với Patroclus.

CẢNH BÁO SPOIL NHẸ. SPOIL NÀY KHÔNG CÓ GÌ QUAN TRỌNG NHƯNG NẾU MỌI NGƯỜI KHÔNG CÓ NHU CẦU MUỐN BIẾT TRƯỚC KHI CHƠI THÌ HÃY LƯỚT QUA.

Trong sử thi Illiad mối quan hệ giữa Achilles với Patroclus khá mập mờ nên sau này các nhà văn vẫn tranh cãi về việc hai người có mối quan hệ cùng giới hay không, Hades theo hướng có. Khi bạn mở rộng mối quan hệ Achilles sẽ kể cho bạn về câu chuyện giữa ông và Patroclus, kể về việc ông hối hận vì những hành động của ông đã gây ra cái chết của Patroclus ra sao cùng với việc ông yêu cậu ấy bao nhiêu. Sau khi Patroclus chết, Achilles đã nổi điên và tàn sát tất cả trong trận chiến cuối cùng của thành Troy đồng thời dẫn đến kết thúc của cả cuộc chiến. Achilles vì đã là một chiến binh anh dũng cả đời nên được một vị trí ở Elysium để sống một sống sung sướng nhưng không, Achilles ký một hợp đồng với Hades cho Patroclus một chỗ trên Elysium đổi lại là ông phải phục vụ trong House of Hades cả đời mình, tất nhiên sau đó ông trở thành thầy của Zagreus.

Patroclus chưa bao giờ biết được bất cứ thứ gì Achilles đã làm sau khi ông chết hoặc cả hợp đồng mà Achilles có để ông được ở Elysium, Patroclus dành thời gian vô hạn của mình ngồi một chỗ ỉ ôi về cuộc đời của mình và trách Achilles vì đã không nghe lời. Trong trận chiến thành Troy, Achilles có rất nhiều bất đồng với vua Agamemmon nên lúc ấy ông đã từ chối chiến đấu, Patroclus đã cố gắng thuyết phục ông tham chiến liên tục nhưng ông không muốn kết quả là Patroclus tự dẫn dắt quân đội tấn công và chết sau đó, điều ấy dẫn đến cơn thịnh nộ của Achilles. Sau gần như là vô tận hai người vẫn giữ tình cảm cho nhau, Patroclus trách Achilles nhưng chưa bao giờ hận ông còn Achilles luôn nhớ nhung Patroclus nhưng không bao giờ kể ai mà chỉ giữ trong lòng.

Mọi thứ có lẽ sẽ mãi như vậy nếu Zag không tham gia vào câu chuyện để có thể thay đổi tình cảnh của cả hai, khi đã mở rộng mối quan hệ đủ với Achilles thì ông sẽ nói về việc ông yêu Patroclus đến mức nào, tuy chỉ mỗi một lần nhưng qua những hành động và các câu nói của ông ta có thể cảm nhận được tình yêu đó chứ không chỉ đơn thuần là lời nói. Patroclus cũng vậy, dù mỗi lần đến nơi của ông là sẽ nghe thấy lời trách móc nhưng sau khi phát triển tình cảm thì ông cũng sẽ liên tục nói với hỏi về Achilles. Để mở khoá trái tim cho cả hai thì phải nói chuyện đến khi Patroclus nhờ Zag chuyển lời cho Achilles rằng “risk it all”, khi nói với Achilles thì mới phát hiện ra rằng đây cũng chính là câu nói Patroclus nói với Achilles trước khi ông lâm chung trong trận chiến thành Troy.

Lần này Achilles quyết định nghe theo câu nói ấy và ông nhờ Zag giải phóng mình khỏi hợp đồng giữa ông với Hades, Achilles giờ tự do và có thể đi gặp Patroclus bất cứ khi nào ông muốn. Khi gặp lại Patroclus ở Elysium thì ông không còn kẻ u ám chỉ ngồi một chỗ than trách đời mà đứng lên cai quản Elysium đúng với nhiệm vụ của mình. Trong cả hai thì tôi thích Achilles hơn vì dù luôn chịu đựng những thứ này, thậm chí phải vĩnh viễn phục vụ House of Hades nhưng ông chưa bao giờ than trách đời mình mệt mỏi ra sao hay tự trách cứ bản thân, biến cho ông trở thành một trong những nhân vật đáng buồn nhưng vẫn đáng ngưỡng mộ.

KẾT THÚC SPOIL

Đấy mới chỉ là mình Achilles, còn vô số các nhân vật khác nữa và ai cũng ít nhiều có chiều sâu như ông vậy, biết đâu khi chơi mọi người có thể tìm thấy nhân vật yêu thích của mình. Nói xong về Achilles và Patroclus thì tôi phải nói về một trong những điểm đặc biệt của Hades mà tôi mong nhiều nhà phát hành/phát triển game khác có thể học tập được, đó là cách họ thể hiện tình cảm đồng giới. Ngày nay nhiều game cố gắng nhét những điều này vào thẳng miệng của người chơi rồi ép họ phải chấp nhận điều đó nhưng Hades thì khác, Achilles lại một lần nữa là ví dụ rõ ràng trong việc này.

Achilles yêu một người cùng giới nhưng ông chưa bao giờ cố la làng điều ấy vào mặt người chơi hay cư xử một cách khó chịu nhưng ông hành xử, sống/chết như một người bình thường với một xu hướng tình dục khác khiến cho nhiều người chơi kể cả tôi chấp nhận và đồng cảm với ông, đặc biệt là sự tôn trọng dành cho ông. Không chỉ mỗi Achilles nhưng cũng có một nhân vật trong game giống ông, vì lý do tránh spoiler nên tôi sẽ không nói là ai nhưng tôi nghĩ mọi người cũng sẽ bất ngờ và chấp nhận như với Achilles.

Sau khi chơi qua một run dù có thắng hay thua thì cũng sẽ được quay lại House of Hades để gặp tất cả những nhân vật này nên tôi đã nói là người chơi sẽ được thưởng kể cả khi không hoàn thành run… Dù vậy nếu không thắng run thì bạn sẽ không thể trải nghiệm toàn bộ story mà game có do phần quan trọng nằm sau việc thắng các run ấy nên đây là cách game khuyến khích người chơi liên tục chơi qua run, dùng story để kéo họ quay lại và chơi tiếp khiến cho Hades trở nên rất cuốn hút, tôi đã chơi tổng cộng 88 run nhưng vẫn chưa thấy đủ đồng thời chưa đến đâu được trong việc trải nghiệm toàn bộ câu thoại của các nhân vật (có hơn 10000 câu thoại để nghe qua từ những điều tôi nghe).

Trong Hades có hai ending, muốn mở hết thì ending đầu yêu cầu người chơi phải chơi thắng 10 run, không cần liên tiếp chỉ đủ là được, 10 nghe có vẻ nhiều nhưng khi đã chơi thì bạn sẽ cảm thấy nó ít và trước khi để ý thì sẽ giống như tôi hoàn thành 30 run trong tuần đầu chơi trong vô thức. Thế làm sao để thắng run?

GUIDE:

CÁCH SỬ DỤNG VŨ KHÍ VÀ KĨ NĂNG CHO HIỆU QUẢ:

Tôi không biết mọi người đang ở run thứ bao nhiêu của mình nhưng điều quan trọng nhất và trên hết là thu thập càng nhiều darkness càng tốt cho Mirror of night, mục đầu tiên mọi người nên quan tâm là mục Death Defiance vì như đã nói đây là extra life cho Zag và đây là mục đắt tiền nhất, khi bạn đã trở nên quen thuộc với game thì việc này sẽ trở nên ít quan trọng hơn nhưng do ta mới bắt đầu nên lựa chọn Death Defiance để có thể kéo dài run thêm tí. Sau khi có một trong tổng số 3 Death Defiance thì bạn nên đầu tư Greater reflexes để có thể dash thêm một lần, do Zag hoàn toàn không chịu sát thương khi đang dash nghĩa là bạn có thể tránh được nhiều đòn hơn với chỉ một dash.

Sau khi có hai thứ này thì hãy đổ tất cả vào tất cả những update còn lại trong khung để thêm HP, backstab, cast hay expose, cơ chế của expose là có những boon của các vị thần khi chĩa vào có ghi là curse status cho địch nên khi có expose thì nếu bạn kết hợp hai curse lại sẽ gây thêm sát thương (nâng cấp cao nhất của expose sẽ gây thêm 50% sát thương). Khi bạn đã max out tất cả trong khung đó thì hãy tiếp tục dùng Cthonic Keys để mở thêm dần dần, cứ mở xong là max rồi hãy mở tiếp để tránh có quá nhiều nâng cấp để quan sát.

Về mặt Mirror of Night thì tôi đã nói là có mặt sau của tấm gương khi ấn vào chúng nhưng không phải thứ nào cũng hiệu quả, thậm chí có những nâng cấp chỉ hữu dụng cho những người chơi lâu năm nên tạm thời tôi khuyên là chỉ nên max out tất cả mọi thứ ở mặt trước và nghĩ đến mặt kia sau khi bạn đã hiểu về game nhiều hơn.

Khi combat thì sao? Trong combat bạn phải cân bằng rõ ràng khi nào tấn công, khi nào dash strike, khi nào cast và khi nào dash. Đầu tiên bạn phải hiểu là nếu bạn chơi trên máy tính thì Zag sẽ tấn công hướng mà con trỏ chỉ nên phải để ý kĩ hướng mà nó đang chỉ chứ không chỉ ấn đại mong dính địch. Trong tất cả thì dash strike là hiệu quả nhất, khi dash thì bạn miễn nhiễm với sát thương còn cộng thêm đòn tấn công thì sẽ khiến địch gần như không thể tấn công bạn trong khi bạn gây ra sát thương thường xuyên, tất nhiên có điểm trừ đối với dash strike. Dùng dash strike dĩ nhiên bắt bạn phải dash nhưng trong một khu vực đánh nhau không chỉ có mỗi một kẻ địch mà còn có nhiều kẻ khác cùng với bẫy và kể cả dung nham nếu bạn ở trong Asphodel nên việc nhận biết khi nào cần ngưng lại để đánh thường rất quan trọng, nhất là để tránh sát thương trước hay trong lúc đánh boss.

Cast bình thường chỉ gây ra 50 sát thương cho địch nhưng nếu bạn có nâng cấp khiến địch nhận thêm % khi có cast dính trong người chúng thì sẽ làm cho vũ khí gây còn thêm sát thương hơn nữa đặc biệt là combo với expose gây ra tổng cộng 100% extra sát thương. Môi trường xung quanh có thể trở thành lợi thế lớn của người chơi nếu có thể sử dụng đúng cách, bẫy gây sát thương cho cả người chơi lẫn địch nên bạn hoàn toàn có thể giết chúng mà không cần ra tay gây ra “trap kill”, những thanh cột cao ở đây cũng không hề vững chắc nên nếu bạn đánh chúng sẽ có những viên đá rơi ra gây ra “crush kill” nếu giết được địch. Trong combat quan sát địch cũng rất quan trọng, trước khi tấn công địch sẽ phát sáng màu trắng rồi có animation để thể hiện chúng sắp tấn công, đây là lý do người chơi phải để ý mọi thứ xung quanh mình.

Tôi đã nói về các Infernal arms trong phần trước, với 4 vũ khí cận chiến thì mọi thứ khá là tương tự không cần nói nhiều vì những thứ cơ bản về chúng gần như đã được giải thích nhưng đối với các vũ khí thì lại gần địch là chủ yếu nhưng với hai vũ khí tầm xa là Adamant Rail với Heart-seeking bow thì tránh địch càng xa càng tốt, giữ khoảng cách và gây sát thương từ một điểm an toàn nhưng cũng phải liên tục để ý môi trường xung quanh để di chuyển, đứng yên một chỗ sẽ biến bạn thành một con mồi dễ giết.

Khi sử dụng Bow thì quan trọng nhất là phải kiên nhẫn do sát thương của nó không cao, thời gian giương cung cũng không phải ngắn nên khi giương cung để bắn địch thì quan trọng là bạn phải để ý khu vực quanh mình và dash đi chỗ khác sau mỗi phát bắn. Special thì tôi sẽ dùng ví dụ là cây cung default bắn một loạt mũi tên tản ra xung quanh dùng để kiểm soát địch khi chúng ở quá gần.

Adamant Rail tuy không cần giương cung nhưng default chỉ có 12 viên đạn, điều nên làm là bắn theo đợt rồi dash đi để nạp đạn và bắn tiếp. Một điều đặc biệt về Rail là nếu ấn nạp đạn trước khi dash thì sẽ có thể skip animation nạp đạn rồi bắn ngay sau khi dash. Special thì tôi sẽ lại dùng default để làm ví dụ, quả lựu mà Rail bắn ra gây sát thương ở diện rộng nhưng điều khó khăn là thời gian nó được bắn ra đến lúc phát nổ hơi chậm nên nhiêù lúc địch đã có thể chạy rồi, tốt nhất là đoán vị trí chúng có thể tới rồi spam nút special.

GUIDE XÂY DỰNG BUILD:

Sơ lược về các vị thần:

Zeus vĩ đại là người có boon cho ra những đòn tấn công gây sốc cộng thêm sát thương cho các đòn đánh. Curse đặc trưng của những boon này là “Jolted” với khả năng làm cho địch tự động nhận sát thương khi tấn công.

Poseidon có những boon mang khả năng đẩy địch đi xa, thường gây ra những hiệu ứng “wall-slam” gây thêm sát thương cho địch, Poseidon không sở hữu curse nào.

Aphrodite có boon với khả năng đặc biệt làm “charm” là khả năng tẩy não địch khiến chúng phục vụ cho người chơi trong một lúc. Curse đặc trưng là “weak” làm giảm sát thương địch gây ra cho người chơi.

Athena sở hữu các boon hữu dụng nhất cho người chơi với khả năng phản lại những đòn tấn công tầm xa của địch tên là “deflect”. Curse đặc trưng là “exposed” khiến cho địch nhận thêm sát thương từ sau lưng.

Ares có những boon gây dồn sát thương nhiều nhất cả game. Curse đặc trưng là “Doom” cho ra một thanh kiếm trên đầu địch khi rơi xuống sau một thời gian sẽ gây thêm sát thương.

Artemis là người chơi Team Fortress 2 vì những boon của cô hầu như đặc biệt dành riêng cho “Critical damage”. Artemis không có curse đặc trưng.

Dionysus là lựa chọn được khuyên dùng của những người chơi Rail hay Bow do boon của Dio có một trong những curse đáng sợ nhất là hangover hay còn được gọi là poison bởi những người chơi lâu năm do curse này gây sát thương liên tục trong một khoảng thời gian kể cả khi không tấn công.

Hermes như đã nói không có active boon mà chỉ có các boon passive từ tăng tốc độ đánh, special hay cast, đặc biệt là có boon tăng thêm dash cho người chơi.

Demeter cũng giống như Dionysus có curse gọi là “chill” gây sát thương liên tục cho địch kể cả không tấn công đồng thời còn khiến chúng bị chậm lại, điều duy nhất làm Demeter không được ưa chuộng như Dio là do sát thương liên tiếp của bà không mạnh bằng của Dionysus.

Khi chọn boon đừng nên chỉ chọn dựa theo độ hiếm của chúng, bạn nên chọn boon mà mình đang cần để xây dựng build cho dù độ hiếm của nó chỉ là common đi nữa. Để làm một build bạn phải có nhiều bước như là mình sẽ chọn keepsakes nào? Chọn boon của ai? Nó sẽ làm gì? Đem theo companion nào? Mục đích là gì? Cho phép tôi giải thích bằng những run của mình:

Trong run này tôi đã chọn Heart-seeking bow với aspect of Chiron, aspect này cho phép special của tôi tự tìm địch sau khi chúng dinh một mũi tên của đòn bắn thường. Trong run này tôi muốn gây thêm 50% sát thương expose cùng với sát thương độc nên tôi xây dựng build của mình quanh hai curse của Aphrodite và Dionysus là weak với hangover. Tôi bắt đầu bằng việc chọn Dionysus cho special của mình, hangover có thể được dồn lên địch gây thêm sát thương qua thời gian nên chọn loại tấn công có thể gây sát thương liên tục là lựa chọn tốt nhất, cách xây dựng build này cũng áp dụng cho cả Rail. Tôi tìm thấy boon của Aphrodite ngay sau đó vài chamber khiến tôi không cần phải đổi keepsakes của cô để có thể triệu hồi nữa, với Aphro tôi chọn boon cho đòn tấn công thường của mình, một mũi tên của tôi giờ sẽ gây ra weak kèm với 90% sát thương do buff của boon này (đọc stat của boon trước khi chọn rất quan trọng).

Tới điểm này cả run đã rơi vào đúng vị trí tôi muốn và tôi đã có mọi thứ mình cần trong một run, tôi làm tan chảy thanh HP của Meg với build này rồi chuyển sang keepsake của Athena khi chuẩn bị đổi region, lý do là vì tôi muốn nhận “divine dash” để có thể vừa dash vừa phản lại tất cả những đòn tấn công. Sau khi có dash cả run còn lại chỉ bao gồm nâng cấp level của những boon tôi đang có, build này tập trung vào special nên tôi dồn tất cả pom cho nó nhưng xui xẻo thay nhiều pom mà tôi tìm thấy không có special mà chỉ có đánh thường nên tôi phải đổ vào đánh thường, khi làm vậy tôi lập tức tìm boon có thể hỗ trợ cho đòn tấn công thường, tôi đã chọn “empty inside” để tăng thời gian ảnh hưởng của weak và để cho special mạnh hơn nữa tôi đã chọn “contracted volley” để gây thêm +3 sát thương gốc nếu nhiều phát liên tục dính vào địch. Những boon còn lại chỉ là những tác dụng thêm cho những boon chính của tôi có khả năng gây thêm sát thương và cho Zag chống chịu được lâu hơn. Khi tới region cuối tôi đổi sang keepsake của Cerberus để có thêm 50HP cho thanh máu tổng cộng, companion Mort đối với tôi gần như luôn là vật đi kèm do summon của Mort gây ra đến 3500 sát thương.

Stygian Blade đi kèm với aspect of Arthur là một trong hai lựa chọn khi chơi heat cao của tôi, mặc dù Shield of Chaos là vũ khí yêu thích của tôi nhưng aspect of Arthur là aspect tôi đặc biệt thích dùng nhất cả game. Aspect of Arthur thay đổi combo của Sygian Blade thành những cú đánh chậm nhưng gây nhiều sát thương hơn với cú đánh cuối cùng có khả năng gây ra đến 200 hơn sát thương chỉ trong một cú đánh, special của Arthur sau khi đập xuống sẽ tạo ra một kết giới trong khu vực nhỏ làm giảm sát thương và làm chậm địch ở trong đó. Trong build này tôi nhắm đến việc gây ra sát thương cao để kết thúc những trận đánh nhanh nên tôi chọn Artemis cho đòn tấn công thường của mình, tôi may mắn nhận được loại tôi cần với độ hiếm epic để tăng thêm % sức mạnh của đòn thường cùng 15% khả năng gây critical damage, level 3 nghe có vẻ yếu nhưng do aspect Arthur có sát thương cao cùng với 53% và thêm 15% crit có thể gây ra đến 1400 sát thương, đủ để giết bất cứ thứ gì và đánh gục khá là nhiều HP của boss.

Lần tiếp theo tìm thấy Artemis tôi chọn thêm boon cho cast của mình, giờ nó có thể tự động tìm địch sau khi được bắn ra nếu dính crit sẽ gây 300 sát thương hoặc hơn. Special của Aphro là do tôi muốn địch có khả năng gây thêm ít sát thương hơn nữa, 30% do weak với 30% do kết giới sẽ giúp tôi tránh được rất nhiều sát thương không cần thiết. Tất nhiên tôi cần dash của Athena nên tôi đổi sang keepsake của cô sau khi đánh bại ba chị em Fury và có được dash mà mình cần. Phần còn lại cũng giống như những gì tôi làm với bow, chỉ là những boon thêm với pom để nâng cao sức mạnh của các đòn chính.

GUIDE ĐỂ VƯỢT QUA CÁC REGION:

Tartarus: địch ở đây tương đối ít máu, dễ giết, những đòn tấn công gây rất ít sát thương, chiến thuật khuyên dùng là áp sát địch để gây sát thương liên tục vì chúng rất dễ giết (trừ khi dùng bow và rail). Vấn đề lớn ở region này là những cái bẫy được đặt khắp các chamber, những ô gạch lớn hình sư tử có lỗ khắp nơi sẽ mọc chông gây 5 sát thương, loại ô gạch này nhưng không có chông sẽ làm những ụ súng bắn từ hướng nào đó, khi trong combat nên để ý các ô này và nếu đã lỡ đạp vào phải dash đi chỗ khác ngay. Khu vực này có 3 loại mini boss là Doomstone, Infernal bombers và Sneaky.

Doomstone là một hòn pha lê khổng lồ bắn laze ra nhiều hướng khác nhau, trong trận đấu hắn sẽ cho ra những viên pha lê bé hơn và tôi khuyên nên đập vài viên trước khi chúng trở nên quá nhiều, lý do là vì chúng sẽ kết nối với Doomstone để tạo ra nhiều laze hơn cả ban đầu. Infernal bombers sẽ ném ba trái bom về hướng Zag, giống như special của Rail chúng bay rất chậm nên người chơi có dư thời gian để né mọi thứ chúng ném ra, vấn đề do chúng là mini boss nên có đến hai con và thanh máu của chúng dài hơn infernal bommers bình thường, khi giết chúng đừng lượn lờ gần đó vì chúng sẽ ném ra một trái bom trước khi chết. Sneaky không hề khó nhưng là thứ khó chịu nhất trong các mini boss, nếu nó tele ra xa thì sẽ bắn mũi tên vào người chơi, tele gần thì sẽ đâm vào rồi delay một lúc xong lại tiếp tục, lúc thích hợp để tấn công là khi hắn tấn công tầm gần vì hắn sẽ tự thu hẹp khoảng cách lẫn tự mở rộng cho người chơi đánh, quan trọng là phải tránh những mũi tên bắn ra từ khắp nơi.

Asphodel: như đã nói khu vực này nguy hiểm do có dung nham ở khắp nơi, mỗi lúc ở trong dung nham này là bị trừ đi 1HP nhưng may mắn là ở đây không có bẫy. Địch ở đây chủ yếu là những dạng khác nhau của Infernal bommers, có loại xanh lá ném bom thẳng vào người chơi, loại cam ném bom bay chậm, loại tím lại gần người chơi rồi úp bom vào, tất cả đều sẽ ném ra một trái bom khi chết. Không chỉ những tên bommers nhưng đa số địch ở đây đều thiên về đánh tầm xa, lạ nhất là những cái đầu bằng đá khổng lồ tên là Skull-crushers bay lên rồi hạ vào đầu người chơi, nên tấn công thứ này bất cứ khi nào có thể trước khi chúng lại bay lên. Về mini boss thì Asphodel không đa dạng như Tartarus nhưng độ nguy hiểm không kém gì. Một mini boss dạng bự duy nhất trong Asphodel là chamber chứa đầu Gorgon khổng lồ, Mega Gorgon với một Skull-crusher hay được Zag gọi là power couple, Gorgon sẽ bắn ra những cục đá làm người chơi bị hoá đá trong một lúc khi đó đầu đá sẽ rơi xuống trong lúc người chơi bị mắc kẹt, lời khuyên để thắng là tránh hết những viên đá rồi đánh Gorgon một lúc sau đó tránh đầu đá rơi xuống và lặp đi lặp lại đến khi cả hai chết.

Elysium: bẫy của Elysium đa dạng và dễ khiến người chơi mới sa vào hơn là Tartarus vì thoạt nhìn không có dấu hiệu nào cho thấy chúng là bẫy cả, những thứ này là các tượng chiến binh với cây giáo chĩa ra ngoài, sát thương của chúng không hề ít nên cẩn thận đừng lại quá gần những thứ này. Trong Elysium cũng sẽ có những ụ súng bắn ra các mũi tên dài tuy gây sát thương lớn nhưng di chuyển rất chậm. Bẫy dù như vậy nhưng thứ đáng quan ngại nhất của region này vẫn là những kẻ địch, chúng kết hợp tấn công cận chiến lẫn tầm xa và mỗi kẻ sau khi bị giết sẽ biến thành một con mắt nên khi người chơi không giết kịp những con mắt ấy thì chúng sẽ hồi sinh lại.

Có ba loại địch này là kiếm, cung, khiên. Những tên dùng kiếm sẽ cố gắng thu hẹp khoảng cách, khi chúng tới đủ gần thì sẽ chém gây ra một đường sát thương dài. Khiên thì cũng sẽ thu hẹp khoảng cách bằng cách dùng Bull Rush và khi tới nơi chúng sẽ xoay một vòng tròn như Eternal spear, khoảng trống để tấn công là sau khi chúng xoay ta có thể vòng ra sau lưng để đánh. Cung là những kẻ phiền phức nhất do chúng chạy rất nhanh và mỗi chamber có chúng là có một tá nên điều khuyên làm khi gặp bọn này là tách từng kẻ một rồi đánh. Elysium cũng chứa một trong những kẻ địch không ai ưa nhất là flame wheel, bạn có thích trend trong ngành công nghiệp game khi mà họ ném vài chục những kẻ thù nhỏ bé nhưng phát nổ khi lại gần không? Không à? Quá tiếc cho bạn vì bọn flame wheel này còn được cho vào kể cả khi có địch thường. Region này không có mini boss trừ trận đánh riêng với Asterius nhưng đó sẽ được đưa vào guide đánh boss.

Temple of Styx: khu mê cung chứa nguyên liệu để có thể vượt qua chó canh giữ âm giowia Cerberus gồm nhiều chamber với phần thưởng khác nhau đi kèm những tên địch có khả năng làm người chơi bị nhiễm độc, cả region này không có gì đặc sắc về bọn địch vì chiến thuật tốt nhất cho chúng là cứ ném tất cả mọi thứ vào để gây càng nhiều sát thương càng tốt, bọn chúng chỉ có một thứ rất ơi là phiền nhiễu là khả năng bắn với xả chất độc ra ngoài gây ra 2 sát thương mỗi giây và chỉ có thể chữa được ở bồn nước trong mỗi chamber. Cả khu này chỉ cần người chơi để ý những kẻ khạc nhổ độc và bãi độc do bọn chuột khổng lồ xả ra là ổn, không có mini boss vì cả khu này đã là một mini boss. lưu ý cuối là khi chọn đường để đi thì hãy để hai chamber có đầu lâu cuối cùng.

Lưu ý: Điều dành chung cho tất cả các region thì những tên địch có “armor” sẽ phát sáng màu vàng và không thể bị ảnh hưởng kể cả khi người chơi tấn công cho đến khi armor bị phá hủy nên phải chú ý những đòn tấn công của những kẻ này.

GUIDE ĐỂ ĐÁNH BOSS:

The Furies: ban đầu người chơi sẽ chỉ đánh mỗi mình Meg nhưng qua nhiều lần chơi thì Meg sẽ luân phiên thay đổi với hai người chị của mình, Alecto và Tisiphone.

Nói về độ khó thì Meg là dễ nhất trong cả ba, cô có 4 loại đòn tấn công. Khi Meg bay lên cao để quay vòng dây roi thì nghĩa là cô sắp làm một đòn tấn công trong diện rộng, nếu cô vào tư thế như đang chạy nghĩa là sắp phóng thẳng về người chơi, khi Meg hét lên và quay cánh xung quanh nghĩa là sẽ bắn ra một loạt đạn khắp nơi, lúc cô bay một vòng tròn nghĩa là sẽ có những đợt tấn công từ dưới lên, chúng là những hình tròn đen với viền đỏ để đánh dấu. Lời khuyên là nên tấn công sau mỗi lần cô dash do sau khi dash sẽ có một tí delay để cho người chơi tấn công và khi xoay vòng vì những vòng tròn đó rất dễ tránh trong khi Meg để khoảng trống quá nhiều, tránh xa khi cô bay lên bằng mọi cách do khu vực sát thương khá là rộng và với thanh HP của một người chơi mới thì một chút HP đó rất là quan trọng, khi cô bắn đạn thì hãy núp sau những câu cột xung quanh đó hoặc nếu bạn có “Divine Dash” của Athena thì hãy phản lại càng nhiều đạn càng tốt. Khi cảm thấy mình không đánh lại Meg sẽ kêu gọi địch trong những chamber trước vào tấn công, đừng lo vì cô chỉ gọi những kẻ yếu cùng số lượng không hề nhiều, sau đó cứ đánh và kiên nhẫn tránh đòn đến khi thắng.

Alecto nguy hiểm và khó đoán hơn nhiều do những đòn tấn công của cô bất ngờ hơn, Alecto có một thanh “Rage” đầy lên khi người chơi gây sát thương cho cô ta và khi gần hết máu sẽ vào perma rage khiến cho Alecto giữ nguyên trạng thái đó, về cơ bản thì những đòn tấn công của cô ta gần giống với Meg nhưng có vài khác biệt nhất định. Khi Alecto đưa cánh lên thì cô ta sẽ quạt cánh như một cú chém ở tầm gần, cô ta vẫn sẽ vào tư thế phóng và quay vòng tròn để tạo đòn tấn công từ dưới lên, tất nhiên vẫn sẽ có trò hét để bắn ra những viên đạn xung quanh. Điều đáng sợ là những cây cưa Alecto đôi khi ném ra, chúng không thể bị phản lại và chỉ có thể bị chặn bởi Shield of Chaos, chúng cũng đi theo người chơi nên chúng sẽ gây ra sự khó khăn khi đánh Alecto. Về mặt chiến thuật và điểm thích hợp để đánh Alecto cũng giống Meg, chỉ khác là yêu cầu kiên nhẫn với sự chú ý xung quanh hơn.

Tisiphone là đa dạng nhất trong cả ba, đòn tấn công của cô không khác bao nhiêu nhưng đủ thay đổi để làm cô khác biệt. Khi vào tư thế để phóng thì trên đường phóng sẽ bắn đạn quanh đường cô phóng ra, khi Tisiphone bay lên là cô sẽ làm một đòn phóng về trước rất nhanh, nhanh hơn những đòn phóng của Meg lẫn Alecto, khi đủ sát thương thì Tisiphone sẽ thay đổi sàn đấu, cô ta sẽ làm vài lần đến khi chết. Khoảnh khắc để tấn công thích hợp là sau khi Tisiphone phóng với những viên đạn bắn ra, tránh việc tấn công sau khi cô ta bay lên để phóng nhanh vì sau khi làm chiêu này cô thường sẽ kết nối với đòn phóng ra đạn.

Hydra thường được xem là điều ngăn cản nhiều người chơi mới tiến đến Elysium do nhiều giai đoạn trong một cuộc đánh cùng nhiều cái đầu của mình, tôi ở đây để nói rằng Hydra cũng dễ không kém gì Meg cả. Hydra có 4 loại đầu, đầu sừng cam là loại đầu mọi người chơi mới sẽ gặp, đầu sừng xanh lá là đầu có khả năng thả ra những địch nhỏ, đầu với những viên dung nham đính kèm hai bên là đầu có khả năng bắn ra dung nham trên sàn đấu, đầu sừng tím là loại đầu bắn ra nhiều những viên đạn có hình như sóng và đầu sừng uốn cong có chức năng rung chấn đập đầu xuống đất gây ra nhiều chấn động cho cả sàn đấu.

Tất cả mọi đầu đều có khả năng đập đầu xuống để gây ra một chấn động nếu người chơi ở quá gần và khả năng cắn khi người chơi ở tầm trung hoặc xa, đòn đập đầu thì Hydra đưa lên rồi đập rất chậm cho rất nhiều thời gian để chạy, còn khi thực hiện đòn cắn thì Hydra sẽ đưa đầu về sau để lấy đà. Khi đánh giai đoạn đầu rất đơn giản do những run đầu chắc chắn là đầu chính là sừng cam bình thường, chỉ cần chú ý đến những đòn tấn công đã nêu trên và né những mũi tên mà đôi khi Hydra sẽ bắn ra. Khi mất đủ lượng máu để vào giai đoạn 2 thì bạn sẽ không thể tấn công đầu chính mà phải đánh với 3 đầu nhỏ của nó, các loại đầu nhỏ đều là những cái đã được nói ở trên, tránh đòn của chúng không hề khó chỉ cần bạn quan sát xung quanh. Sau khi tiêu diệt 3 cái đầu thì quay lại quá trình đập đầu chính, đến giai đoạn 3 là lúc nhiều người hoảng vì Hydra sẽ dùng cả 6 cái đầu để tấn công nên điều cần thiết làm lúc này nhất là giữ bình tĩnh.

Nhìn kĩ xem đầu nào là loại nào rồi chọn một cái đầu mà đánh, đừng đánh nhiều cái cùng lúc mà hãy cố gắng tập trung vào từng cái một nhưng cũng đừng tham lam mà đánh liên tục, vẫn phải quan sát những đòn tấn công sắp tới của chúng để tránh. Sau khi hạ được những cái đầu thì việc đơn giản chỉ là rút phần còn lại trên thanh HP của Hydra nhưng như đã nói đừng nên tham lam vì lúc này Hydra sẽ cố gắng ném mọi thứ vào bạn như bắn hay đập nhiều hơn, giữ khoảng cách và tránh đòn liên tục để không phải chết sau khi đã qua hết phần khó.

Theseus & Asterius là trận đấu nhiều người mới chơi xem như chướng ngại vật lớn nhất cả game, đấu với Hydra dù có những đầu nhỏ hơn nhưng chúng cũng yếu hơn nhiều còn hai kẻ này là hai con boss đầy đủ đàng hoàng với thanh máu dài không kém cạnh gì. Theseus có đòn ném giáo, xoay vòng nếu người chơi lại gần, đòn xoay vòng sẽ hiện ra một vòng tròn để thông báo trước khi hắn thực hiện, Asterius có đòn 3 hit combo là sẽ vung rìu hai lần rồi nhảy về phía trước để đập xuống, đôi khi sẽ có lúc Asterius làm một lúc 3 cú nhảy đập nhưng cả 3 đòn đều có animation thể hiện sắp tấn công nên tránh không phải điều khó, đòn tấn công đáng sợ nhất của Asterius là Bull Rush, hắn sẽ đuổi theo người chơi xung quanh cả sàn đấu đến khi hắn bị đập vào bức tường hoặc cột trong sàn đấu.

Khi đánh thì nên tách chúng ra, Asterius di chuyển nhanh hơn nhiều so với Theseus đồng thời cũng áp sát người chơi nhiều hơn, lý do chọn Asterius trước Theseus là vì cả hai khi bị đánh đến nửa HP thì sẽ kích hoạt những chiêu đặc biệt riêng của mình. Asterius là có thêm những đường sóng chạy dài sau mỗi lần nhảy đập và có thêm một đòn quay ngược về sau đánh để phòng người chơi ở phía sau mình, Theseus sẽ gọi các vị thần để hỗ trợ cho mình, nghĩa là hắn sẽ sử dụng Greater call. Đòn tấn công của các vị thần kết hợp với Asterius tấn công khắp nơi trên sàn đấu sẽ trở nên quá nhiều cho một người, đây là lý do nhiều người chơi mới hay thất bại là do họ cố gắng đánh cả hai cùng lúc, do làm vậy nên có lẽ lúc Theseus & Asterius đến nửa HP thì họ cũng đều sắp chết và đến giai đoạn các vị thần thì được gửi thẳng về với dòng sông Styx.

Những khoảng tốt nhất để đánh Asterius là lúc sau khi hắn Bull Rush, sau khi đập xuống, những lúc hắn đi bộ quanh sàn đấu và nếu bạn can đảm thì lúc hắn đang chuẩn bị vung cây rìu. Theseus không có nhiêù đòn tấn công, khi người chơi ở xa thì hắn sẽ ném cây giáo về phía đó, cách nhận biết hắn chuẩn bị ném là bằng một cái tâm hình tròn hiện ra trên người của Zag, khi bị áp quá sát thì sẽ có một vòng tròn hiện ra quanh hắn ra hiệu cho đòn xoay vòng, đòn này chủ yếu dễ tránh do thời gian để thực hiện lâu và người chơi còn được báo trước. Điều duy nhất khó chịu về Theseus là khi hắn gọi các vị thần để tấn công, khi hắn triệu hồi thì sẽ có nhiều đợt tấn công từ dưới đất, thậm chí các vị thần nhất định còn có những cách khác để gây khó khăn cho người chơi như thần Demeter tạo ra một cơn bão trong lúc vẫn tấn công.

Điểm tốt nhất để tấn công Theseus là sau khi ném cây giáo vì lúc ấy hắn sẽ quay lưng lại với người chơi và bước đi vì lý do nào đó, cho phép ta gây một lượng sát thương lớn, điều này cũng áp dụng cho đòn xoay do sau khi hắn thực hiện đòn này thì sẽ đứng yên một lúc để chịu trận. Lưu ý là phải kiên nhẫn vì nếu người chơi không kiên nhẫn mà tấn công cả hai hoặc quá tham lam trong việc tấn công thì sẽ bị cả hai kẻ này cho một vé về thẳng House of Hades.

Cho dù có chơi qua bao nhiêu run, có bao nhiêu upgrade hay boon tôi vẫn luôn lo lắng khi phải đánh Hades do ông là kẻ có thanh HP dài nhất, nhiều giai đoạn và gây ra sát thương lớn nhất kèm theo cách di chuyển liên tục quanh sàn đấu. Về cơ bản thì Hades là phiên bản lớn hơn của Zagreus nhưng dùng Eternal spear, Hades có thể dash trike, đâm chọt, xoay vòng, summon và bắn ra cast dính vào người chơi gây thêm sát thương khi nó vẫn còn dính trong người. Hades còn có thêm khả năng biến mất bất cứ khi nào mình muốn, khi biến mất những curse của các vị thần hay expose đều sẽ biến mất khiến người chơi phải gây ra chúng cho Hades thêm lần nữa.

Cách để tránh những đòn đánh thường của Hades có rất nhiều cách nhận biết nhưng cũng yêu cầu người chơi phản ứng nhanh đồng thời biết rõ khi để tránh. Hades mỗi khi sắp tung đòn dash strike thì sẽ lùi về sau ra tín hiệu để người chơi tránh, đòn xoay thì giống như Theseus sẽ có vòng tròn hiện ra trước khi hắn đánh, thời điểm để tránh tốt nhất là 0.5 giây sau khi vòng tròn xuất hiện. Đòn cast có hệ lụy nguy hiểm và đáng sợ nhất trong tất cả, mỗi khi cast Hades sẽ đứng yên chĩa cây giáo rồi bắn ra quả cầu lửa ghim vào người chơi gây ra 50% sát thương giống cast của Zagreus, sau đó một lúc thì những quả cầu lửa sẽ rời khỏi người chơi biến thành những trái bom với thời gian kích nổ là 5 giây, một cú nổ kéo dài đến nửa sàn đấu còn những cast hụt thì sẽ lập tức biến thành bom, người chơi nên chủ trương đập những trái bom này trước khi chúng có thể nổ vì khi chúng nổ nếu không tránh kịp thì bạn có khả năng vừa bị đánh bởi Hades vừa bị những cú nổ ảnh hưởng.

Trong thanh HP đầu thì Hades có thể summon những tên địch với armor để tấn công người chơi, giống như đối với những trái bom thì nên tập trung tách ra để tiêu diệt chúng trước khi đánh Hades tránh tình trạng “gang bang”, thanh HP đầu tiên sẽ có summon hai lần. Khi Hades bước vào giai đoạn 2 thì nhạc sẽ mạnh bạo hơn, tuy sẽ không summon địch nhưng lại có thêm nhiều đòn tấn công. Một trong những đòn này là Hades sẽ đứng yên rồi nâng nhiều bình chứa linh hồn rải rác quanh sàn đấu, khi những thứ này bị phá hủy thì sẽ lan ra một khu vực nhỏ vừa gây sát thương vừa giữ người chơi tại chỗ một lúc, phá các bình hay không đều tùy người chơi nhưng nên tránh trường hợp đứng quá gần khi chúng bị phá hủy, những bình này đều có thể bị phá do vụ nổ của những trái bom hoặc các đòn tấn công của Hades.

Một đòn tấn công khác là Hades sẽ nghiêng cây giáo về sau tí rồi chém hai lần liên tiếp trước mặt sau đó thực hiện một đòn xoay, lời khuyên để tránh là chạy ngay khi cây giáo nghiêng ra. Chiêu thức cuối cùng nhưng cũng nguy hiểm nhất trong giai đoạn hai là khi cây giáo bay xung quanh Hades tạo ra 3 tia laze bắn ra trước mặt hắn, qua được nửa thanh HP thì đòn này sẽ được bắn ra với tầm bao phủ cả sàn đấu. Thế đánh Hades ra sao? Mỗi khi dash strike hay xoay xong thì Hades đều bị dừng lại một tí tạo cơ hội lớn cho người chơi tấn công, không nên liều lĩnh khi Hades trong giai đoạn bắn cast do ông ta có thể bắn ra nhiều viên cùng một lúc, đòn bắn laze trong giai đoạn đầu Hades hoàn toàn bị hở sau lưng rất thích hợp để tấn công, giai đoạn hai thì nên núp sau những vật cản trên sàn đấu rồi quay tấn công sau khi kết thúc đòn, nếu bạn đặc biệt can đảm hãy đứng giữa đống laze là ngay kế bên Hades nhưng điều này cần sự quen thuộc và hiểu biết để đặt vị trí vừa đúng (không khuyên dùng cho người mới).

Hades cũng có những lúc đi bộ hay đứng yên (đặc biệt khi triệu hồi các bình chứa) và trong những lúc này người chơi nên lợi dụng cơ hội gây thêm một tí sát thương. Trận đánh Hades sẽ thử thách tất cả mọi thứ người chơi đã học, yêu cầu sự chú ý đến từng đòn, cách di chuyển và sự kiên nhẫn với thanh HP khổng lồ của hắn.

Một lời khuyên tôi có thể khuyên cho tất cả boss là làm quen, do việc chết đi sống lại không có hình phạt nặng nề nên cho dù lần này bạn bị boss này giết thì bạn vẫn có thể học những đòn tấn công hay hiểu thêm một tí về chúng hơn, đến cuối cùng bạn sẽ giết được chúng chỉ cần bạn kiên trì là sẽ có thể làm được.

GUIDE TÍCH TRỮ TITAN BLOOD, DIAMOND VÀ AMBROSIA:

Như đã nói cách tốt nhất để kiếm thêm là chơi qua run nhưng nếu chưa thể thắng bất cứ run nào do vũ khí không đủ mạnh thì bạn vẫn có thể kiếm chúng để nâng cấp cho các vũ khí. Cách đầu tiên là trong House of Hades có nơi gọi là “lounge”, trong đấy có một linh hồn bự con trong một cửa hàng, anh ta tên là Trader. Nơi này cho phép người chơi đổi nhiều thứ mình kiếm được trong run để lấy các Ambrosia hay Titan blood nhưng cách này hơi đòi hỏi do bạn sẽ cần một lượng lớn những vật phẩm thường như nectar hay Cthonic Keys chỉ để có được một hai Diamond hay Ambrosia, nếu xét ra thì Trader sẽ có lợi hơn nếu bạn cố gắng thắng ít nhất một run hoặc là vượt qua được một hai Underworld region vì lúc đó người chơi đã có được Diamond, Titan blood và có thể Ambrosia để đổi đồ. Sau mỗi run nên luôn kiểm tra offer dưới cùng của Trader vì đấy là những deal hời nhất của anh được và được random sau mọi run. Chú ý là trừ khi cần thiết thì không nên chọn offer đổi Ambrosia lấy Titan blood vì một run nếu thắng sẽ cho người chơi 2 titan blood nhưng 1 Ambrosia, chưa kể để forge bond với các nhân vật thì lượng Ambrosia cần để làm những việc này nhiều hơn mọi người nghĩ nên trừ khi bạn cần gấp Titan blood để nâng cấp vũ khí lúc đó thì không nên chọn deal này.

Cách thứ hai thì Contractor có một work order là “List of minor prophecies”, thứ này là những lời tiên tri của ba người quyết định vận mệnh của tất cả tên là The Fates. Những prophecies này giống như các danh sách đi chợ cho người chơi, mỗi danh sách có những điều kiện nhất định được viết ra rõ ràng cho người chơi thực hiện, phần thưởng cho người chơi rất hời từ vài trăm gems đến một tí Ambrosia và chục Titan blood (thêm lý do không nên chọn deal Ambrosia để lấy blood), lần gần đây nhất là tôi đã thực hiện prophecy “Harsh Punishment” và nhận được 15 Titan blood nên nếu nói về cách tích những thứ này mà không cần thắng run thì đây là cách hiệu quả.

Có một thứ nhỏ mà ta phải nói tới là sau khi thắng người chơi sẽ không thể nhận thêm phần thưởng từ những boss đó nữa mà thay vào đó là darkness, nếu muốn nhận những phần thưởng đó thì sẽ phải dùng “pact of punishment”, thứ này tăng độ khó của game lên theo lựa chọn của người chơi, cho phép bạn làm ra một độ khó mà mình muốn. Những lựa chọn có những thứ từ chỉ được chọn 2 thay vì 3 trong một boon, đồ Charon bán lên giá hoặc dealine để bắt người chơi phải vượt qua các region nhanh hơn. Mỗi lần bạn thêm một lựa chọn thì sẽ tăng thêm heat, bạn nên tăng heat theo game yêu cầu để nhận phần thưởng sau khi đánh boss.

Đặc biệt có Extreme measures làm boss khó hơn nhưng cũng tăng heat nhiều nhất, mỗi boss có thêm chiêu mới, sàn đấu mới hoặc thêm cả một thanh máu, nếu bạn là người chơi mới và chưa quen thì lần đầu dùng Pact of punishment đừng nên sử dụng Extreme measures trừ khi bạn bị M.

SOUNDTRACK VÀ ÂM THANH:

Tôi không phải là chuyên gia về âm nhạc hay nghệ thuật nhưng nếu thiết kế âm thanh trong Hades là một tác phẩm nghệ thuật thì nó sẽ được một vị trí trong The Lourve. Những âm thanh từ tiếng đá rơi trên trần nhà đến đòn tấn công của địch hay những ambient đều tạo ra một cá tính riêng cho chúng, chỉ cần chơi qua một thời gian bạn đã có thể nghe được những chuyện đang xảy ra là gì hoặc ra sao, tất cả đều rất rõ ràng và sự tận tâm của Supergiant games có thể thấy qua được từ đây. Soundtrack là điểm nhấn cho phần âm thanh của Hades, tôi không thể tưởng tượng mình chơi trò này mà thiếu soundtrack “god-like” của nó, âm thanh đầy ồn ào không nói lên sự hỗn tạp mà là sự điên rồ nhưng dễ chịu của mọi thứ đang diễn ra trong game.

Có người nói soundtrack của Hades mang đậm chất của Doom/Wolfenstein nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý, những soundtrack của Hades không chỉ có nhạc điện tử pha trộn với rock mà còn với cả acoustic, tạo nên một khí chất gì đó rất là “Hades”. “Out of Tartarus” là một trong những soundtrack tôi thích nhất của game và nó là một ví dụ tốt cho điều tôi đang nói tới, nửa đầu của bài này có tiếng synth chứa đầy âm thanh ma mị, u ám thích hợp cho bối cảnh Tartarus của mình, đi kèm với tiếng này là một cây đàn guitar chưa được bật overdrive và được đánh rất mộc mạc. Khi đến giai đoạn giữa của bài thì nhạc sẽ bắt đầu dịu xuống một tí rồi từ đó một tiếng rồ của cây guitar sẽ vang lên đánh dấu cho một nửa hoàn toàn khác của bài.

Nếu nửa đầu của Out of Tartarus là tượng trưng cho sự bắt đầu chậm rãi của người chơi qua một run thì nửa sau là quá trình lớn lên của người chơi khi họ bắt đầu làm quen được với mọi thứ mà game ném vào mình. Trong nửa này không chỉ guitar nhưng tiếng synth u ám cũng trở nên sống sống động hơn nhiều, kết hợp với tiếng đàn guitar overdrive và tiếng trống dồn dập tạo ra một cây tiêm Adrenaline dạng nhạc tiêm thẳng vào tai người chơi, khi nói soundtrack mang chất của Doom/Wolf tôi cho rằng đây chính là điểm làm nhiều người nghĩ vậy.

Game sử dụng việc phân chia nửa này và nửa kia rất tốt cho những soundtrack của nó, khi đánh với địch thường hay những khu vực không đáng kể sẽ loop liên tục phần nhẹ nhàng của bài hát rồi khi vào những khu vực nguy hiểm phần còn lại sẽ phát lên ủng hộ tinh thần cho chính người chơi.Trong các soundtrack đầy năng lượng của Hades thì cũng có những bài hát nhẹ nhàng với vibe nhẹ nhàng hơn để giãn cách sự mạnh mẽ dồn dập của những bài kia, một trong những bài hát ấy tôi luôn yêu thích và dừng lại để nghe mỗi khi có cơ hội là “Good Riddance”.

Hades đã trở thành một trong những game tôi chơi nhiều và nhanh nhất với hơn 80 tiếng chỉ trong vòng 2 tuần, tôi nghĩ là do Hades đã đem lại gì đó đã lâu không thấy được trong tôi, nó đã đem lại những đam mê với niềm vui khi chơi game ngày xưa mà tôi từng cảm thấy. Tôi yêu mọi thứ về trò này từ độ khó cho đến soundtrack tuyệt vời của nó, mọi thứ đều nói lên một sự tận tâm mà Supergiant games dành cho Hades. Tôi cũng xin lỗi người đọc về tính thiếu nhất quán trong hình ảnh của bài do những hình ảnh được chụp trong suốt quá trình tôi chơi nên mọi thứ có thể hơi rối nhưng tôi đã cố gắng chọn những tấm ảnh ít gây khó hiểu nhất. Đến đây là kết thúc của bài viết về Hades của tôi, cảm ơn các bạn vì đã đọc.

P/S: tới những người đang đợi series Evangelion tiếp tục thì lúc 4.0 ra trên rạp tôi sẽ quay lại viết tiếp.

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


1 cụng ly

  • - 06.01.2021

    Tks HSBT, Lợn Traitor đã chia sẽ bài viết này ^^.