1. Sắp đặt
Thứ tự deployment (dịch thô là sắp đặt) trong Artifact là 3 – 1 – 1. Thứ tự này làm chúng ta liên tưởng đến Poker. Câu hỏi đặt ra ở đây là: thứ tự này ảnh hưởng như nào đến Artifact?
Câu trả lời có thể tóm gọn: nó quyết định tính “chiến lược” của trò chơi, hiểu nôm na là tầm nhìn lâu dài. Cũng giống như 3 lá đầu tiên trong Poker, 90% là bạn sẽ tính toán các khả năng trong 3 lá đó. 10% còn lại nằm ở 2 lá cuối cùng, vốn là để “cân não”, “lừa lọc” và “đối đầu” nhau, vốn có thể coi là “chiến thuật” tương thích từng turn.
Hầu hết các deck hiện này chỉ có 2 màu, tạm gọi là màu A và màu B. Giả sử bạn có 3 lá màu A và 2 lá màu B. Bạn sẽ sắp đặt ra sao?
Thứ tự hợp lý nhất là A – A – B (Turn 1) – B – A hoặc A – B – B (Turn 1) – A – A. Bởi vì tại turn 2 khi bạn quyết định lane cho hero thứ 4, bạn thường sẽ có tối đa 2 lane để đặt vào tạo thành combo 2 màu.
Xét ví dụ: A – A – B (Turn 1). Sau turn 1 thì chúng ta sẽ đặt hero thứ 4 là B vào 2 lane 1 và 2. Nhiều khả năng là hero ở 2 lane 1 và 2 còn sống, và vì thế chúng ta có hẳn 2 lựa chọn để đặt hero thứ 4 vào nhằm tạo 1 lane có 2 hero 2 màu khác nhau (AB). Điều này làm tối ưu số lựa chọn lá bài phép có thể cast. Giả sử bạn đặt hero thứ 4 là A thì chỉ có 1 lựa chọn là đặt tại lane thứ 3 nhằm tạo combo 2 màu (đó là chưa kể khả năng hero đó bị giết ngay turn 1). Hãy ghi nhớ điều này để luôn tối đa hóa các lựa chọn bản thân (tăng số lượng bài phép có thể chơi trên 1 lane, tăng sức ép lên 1 lane có lợi thế…)
2. Màu sắc
Như chúng ta đã biết, đại để Valve đặt ra 4 màu với mô tả kiểu như sau:
- Đỏ: Cao to đen hôi, công cao thủ cao nhưng spell liệt dương.
- Xanh dương: Nhỏ con teo tóp nhưng nhiều hàng nóng.
- Xanh lá cây: Cán bộ đoàn, công thấp thủ cao và chuyên gọi hội. Spell nhìn ngu nhưng để lâu thì cũng ăn đu đủ với nó.
- Đen: Dân anh chị, công cao thủ thấp. Spell chuyên target kiểu mày chết hoặc tao chết.
Với dân beta Artifact tiền nhiều thiếu chỗ tiêu thì đa phần thích chơi 2 màu xanh rồi, dân có tiền luôn thừa tự tin hoặc thiếu an toàn, nên hay chơi control-deck. Tuy nhiên game mới ra nên đa số các thử nghiệm control thường xịt nhiều hơn nổ. Bằng chứng là Hero 2 màu xanh có winrate thấp hơn 2 màu còn lại.
Tuy nhiên chúng ta thường thấy 1 deck sẽ có ít nhất là 2 màu. Và vì thế câu hỏi đúng hơn sẽ là kết hợp giữa 2 màu làm sao cho hợp lý nhất. Rất khó để trả lời câu hỏi này tuy nhiên cũng có thể kết luận một vài điều sau đây:
+ Giả sử 2 màu bạn chọn là A và B với tỉ lệ là 3A – 2B. Bạn phải chọn làm sao số spell card của 2 màu cũng gần tương ứng với tỉ lệ đó ở mọi mana cost. Ví dụ ở 4 mana, bạn chọn 2 spell card màu A và 1 spell card màu B. Ở 5 mana, bạn chọn 3 spell card màu A và 2 spell card màu B, v.v…
Tất nhiên nếu bạn chơi deck Đỏ – Xanh lá cây (tỉ lệ 3 đỏ – 2 xanh lá) thì sẽ thấy spell Đỏ yếu bome. Bạn sẽ rất ham mà pick số spell Xanh lá cây nhiều hơn Đỏ (trừ những lá bắt buộc). Điều này phụ thuộc vào việc 2 hero Xanh lá cây của bạn có thuộc loại sống dai hay không, nếu có thì okay, nhưng trong phần lớn trường hợp khác (Đỏ – Đen, Xanh – Xanh, Đỏ – Xanh) thì cần phải suy nghĩ kĩ điều này. Không như Hearthstone hay MTG bạn hầu như không bao giờ dùng hết số bài trên tay nên việc sử dụng đúng lúc đúng chỗ quan trọng hơn rất nhiều. Như trong Hearthstone đối phương có 7 con giant 8-8 thì bạn cũng keme rồi ice block – ice block – OTK. Điều này không xảy ra trong Artifact. Hand đẹp không quan trọng bằng Board đẹp, hãy nhớ vậy.
+ Luôn chơi xung quanh hero đối phương và spell đặc thù. Điều này giống như Dota: nếu đối phương có Es thì không thể all-in vào 1 lane được, dù có khi chỉ còn lane đó để thắng đi chăng nữa. Turn 7 ăn quả Echo thì lại hỏi vì sao thế giới kì diệu. Cách tốt (không biết có nhất không) để chiến thắng là dồn ép dần đều các lane. Giả sử bạn chơi deck Đỏ – Đen. Nếu đối phương là Xanh dương có Zues thì tối đa hóa việc trade hero, có Es thì hạn chế dồn lane, có Luna thì Duel nó bất cứ nơi đâu nó xuất hiện. Combat phases phải tính toán xem có giết được hero bên kia không và spell bên kia có thể dùng là gì… Nói thì đơn giản nhưng đại để 10 lời Bác Hồ cũng chỉ có vài chữ thôi, sống được như Bác thì mới khó.
3. Tài nguyên
Artifact có 2 dạng tài nguyên: Card và Gold. Gold (vàng) làm Artifact có tính chất như boardgame và khác biệt với nhiều game khác. Vì thế nên các chiến thuật cũng xung quanh việc sử dụng hợp lý 2 nguồn tài nguyên này. Đỏ – Đen tập trung nhiều hơn vào Gold, 2 màu Xanh tập trung nhiều hơn vào Card. Cũng không có gì nhiều cần bàn bạc ngoài việc hãy luôn mua Golden Ticket để yolo và Mercenary Exiles là thứ hàng nóng tốt để đánh late.
4. Snowball: Axe + …
Giả sử turn 1 đối phương đặt Bristleback xuống bàn. BB của đối phương “may mắn” giết ngay được Hero của bạn (Black mỏng manh hoặc Blue hoa lá cành) và passive của BB “tặng” nó 2 giáp. Bạn thấy rét chưa?
Vẫn chưa rét sao? Turn sau nó bắt đầu buff Heroic Resolve rồi Rising Anger rồi Short World các thứ, lúc này bạn nên đóng bỉm là vừa. Đơn giản là bạn cho Hero xuống để skill nó thì cùng lắm là chậm đc 1 turn, sau đó nó giết hero bạn để cái passive + giáp snowball lên giời. Còn nếu bạn nghĩ rằng dùng creep hay minion để cản mặt nó thì cũng nhầm, Cleave hoặc Stonehall Elites sẽ rất vui mừng về điều đó.
Ví dụ đơn giản trên để thấy rằng turn 1 là turn bạn nên vứt thứ gì to cao đen hôi và có passive xuống bàn. Cũng có nhiều chiến thuật khác nhưng đơn giản hiệu quả thì ta cứ thế mà làm, làm đến khi hết hiệu quả thì mới cần đổi.
Hãy dành chú ý đặc biệt cho Axe. Anh ấy là tất cả những gì bạn cần. Body to đẹp (2 armor đầu game là cái gì đó thật kinh hoàng), skill tương đối bá (so với bọn Red), dễ dùng dễ hiệu quả, còn chờ gì nữa mà không về đội của anh ấy luôn đi. Axe với winrate 56% chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Cần gì skill đi theo khi chính bản thân bạn đã là 1 skill mạnh mẽ rồi!
Chưa có tiền nên xài tạm Hearthstone vậy :3