Resident Evil Revelation 2 : Một âm mưu mới

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Sau những thành công tạm chấp nhận của Resident Evil Revelation thì có vẻ như Crapcom đã có ý định biến dòng này thành một Spin Off chính đáng của RE và tiếp tục cho phát triển dòng series theo hướng độc lập … Tuy nhiên thì vào thời điểm mà game ra mắt thì vẫn có một số tranh cãi xoay quanh vấn đề phong cách của trò chơi và dĩ nhiên là cả yếu tố kinh dị ( thứ mà luôn là chủ đề nóng hổi cho các ” trận Bash ” nhau giữa các Oldbie và Newbie … ) . Dĩ nhiên thì theo một số yếu tố chủ quan thì có vẻ nếu để riêng Revelation series và RE riêng thì chúng ta có thể trải nghiệm đan xen hai phong cách Survivor Horror truyền thống và hành động tự do – như bạn có thể thấy là Resident Evil Revelation được đánh giá đã ” gần ” mang được cái sự kinh dị và kinh hoàng quay trở lại tuy nhiên vì được làm cho Nintendo 3DS nên khi port lên các hệ máy khác thì lại không được tích cực như thế , tôi sẽ nói về những gì mà Resident Evil Revelation 2 đã thay đổi và có được ở lần này . Cá nhân thì tôi nghĩ có lẽ nên để RE gốc làm Survivor Horror còn Revelation Series có thể chuyển thành hành động … Tôi biết sẽ hơi trái ý Crapcom một chút tại thời điểm 2013 và 2014 tuy nhiên thì sau khi thưởng thức Revelation 2 thì chắc tôi sẽ giữ nguyên cái quan điểm này … ( vì từ bản Revelation 2 chất hành động đã dần tăng lên tuy nhiên thì cơ chế vẫn hơi … ” hời hợt ” và ” nửa vời ” một chút …. tại sao thì sẽ nói bên dưới )

Đôi nét về game : Vào những năm 2013 và 2014 thì sau những thành công của RE 6 , dòng Revelation được Crap tuyên bố là sẽ tiếp tục và tách ra thành series riêng như đã đề cập . Tuy nhiên theo khuynh hướng lúc đó lại là RE sẽ là hướng theo yếu tố hành động đổi mới và Revelation sẽ đi theo hướng kinh dị truyền thống như Michiteru Okabe đã mô tả ( vào game mới thấy có vẻ vẫn hơi xa vời và chưa được chuẩn lắm )  . Dai Sato tiếp tục viết kịch bản cho phần này sau những lời khen ngợi từ kịch bản của Revelation 1 và Yasuhiro Anpo là chỉ đạo chính cho phiên bản này , họ quyết định hướng cốt truyện game theo hướng văn học một chút với việc lấy cảm hứng và ý tưởng từ nhà tiểu thuyết gia Franz Kafka ( là lí do tại sao bạn sẽ luôn thấy tên ông được nhắc đến trong game và một số chi tiết trong game sẽ so sánh với các tác phẩm của ông ) . Toàn bộ tên của các chương trong game cũng sẽ đặt theo tên các tác phẩm của Kafka như Penal Colony , Contemplation , Judgement , Metamorphosis …  Đồng thời với việc Claire quay trở lại nhưng face model và voice actress được thay thế ( well , chắc đây sẽ là điều khiến fan ức chế nhất )
Vào thẳng game thôi nhỉ ?

Đồ họa – hình ảnh : vẫn tiếp tục sử dụng engine đồ họa Mt Framework  ( bản 2.0 ) nhưng dường như mắt thẩm mĩ của năm 2015 thực sự khá khắt khe và có một điều mà tôi cứ đinh ninh là phải chăng Crap lại cẩu thả ? không đủ vốn hay lí do gì đó khác bởi tuy Revelation đúng là spin off và được ưu tiên ít hơn nhưng có lẽ không cần phải quá đáng thế này ( đồ họa của RE 6 đẹp hơn và vượt trội hơn dù được ra mắt trước ) .  Đồ họa của game được phản ánh là chi tiết vật thể và điểm ảnh có vẻ không được trau chuốt nhiều và có cảm giác đây giống một tựa game PS3 của năm 2010 2011 hơn là đồ họa của những năm 2015 2016 trên PS4 ( Đúng là game được làm cho cả máy PS3 nhưng cái cảm giác ức chế là khi bạn cảm thấy dường như họ chỉ port từ cái máy đó lên chứ không cải thiện chất lượng đồ họa là mấy ) .  Khâu tạo hình có vẻ vẫn ổn định nhưng có lẽ hơi mất cân bằng ở việc khiến một biểu tượng của game trông … ” xấu xí ” là hơi quá : Chính là Claire Redfield . Việc Claire phải già đi là điều dễ hiểu nhưng tôi thực sự tin là Crapcom có thể kiếm được Face Model chất lượng hơn nhưng họ đã không hề làm vậy – đây có lẽ là cái mà chọc vào mặt Fan nhiều nhất bởi họ cứ hứa hẹn là Face Model ổn nhưng đến lúc vào game thì … ( Không có ý xúc phạm Ananda Jacobs đâu nhưng có lẽ cô ấy vẫn chưa đủ hợp lắm . Bonus  : Ananda cũng là Zoe Baker của Resident Evil 7 và chắc có lẽ vai này thì hợp hơn ) . Trái ngược với Claire , phản diện chính – main Antagonist của game là Alex Wesker lại khá là chất lượng và tốt , Elaine Hendrix là người đảm nhiệm vai Alex Wesker nhận được khá nhiều khen ngợi không chỉ ở diễn xuất mà còn ở chính đồ họa khi tạo hình của cô là ổn nhất và thậm chí được đánh giá là đẹp nhất game ( đẹp thật chứ không đùa trước hết là ở chính cái sự tương đồng và trau chuốt , như thể cả studio motion capture dành nửa thời gian để trau chuốt cho cô đến mức quên cả những người khác :))) )

PS : tôi nghĩ đây là bức đẹp nhất sau một lúc cố đào rồi

Họ nói đây là em gái song sinh của Tobey Maguire và trong một khoảnh khắc kì lạ tôi đã thực sự tin điều đó

Elaine Hendrix ingame và ngoài đời

Vì bối cảnh của game diễn ra trên một hòn đảo thuộc Đông Âu cũ ( Yeah but no Vodka here :((( )  nên không ngạc nhiên khi Crapcom cho chúng ta những đồng cỏ mênh mông bát ngát ; những dặm cây và những khu rừng , thêm chút sương mù mờ ảo và gam màu tăm tối ảm đạm ( yeah khá là kinh dị nhưng chưa thực sự gột tả được nhiều ) . Có thêm cả sự xuất hiện của những nhà tù ; xà lim và những cơ sở nghiên cứu bí mật – một chút thần thái quen thuộc của Resident Evil Code Veronica ( khá là khó tin nhưng game có khá nhiều chi tiết gợi nhớ đến Code Veronica )

Why am i feel so different ? like this is the place that holding my mind .... I'm James .... S.............

không liên quan nhưng nếu có thể mod được chỗ nhà tù này ; tôi biết chắc chắn mình sẽ mod nó thành cái gì

Điểm nhấn ở phần này chính là sự xuất hiện của các quái vật mới cũng như những tay đao phủ ( đao phủ dỏm chứ không phải là cái gã triangle khét tiếng đâu mà sợ :))) ) đi lùng sục khắp nơi săn tìm bạn và cái đầu có thể chống Headshot … ( hm gợi khá nhiều liên tưởng đấy nhỉ ? ) và dĩ nhiên ý tưởng của chúng tôi sẽ nói ở phần gameplay để thấy được cái mới lạ mà Crap đã thêm vào.

Gameplay : mồm thì nói là quay trở về với kinh dị nhưng hiếm ai hiểu là cái chất kinh dị nó đẩ đi từ Re 4 rồi ; nên chả trách Crap khi ở dòng Revelation này mồm thì nói yếu tố kinh dị và Survivor Horror đã quay trở lại nhưng nhìn vào thì ta vẫn chẳng thấy nó đâu cả . Bạn  có phải tiết kiệm đạn dược không ? Có nhưng không nặng nề như các bản truyền thống, bạn có phải chạy không ? Có nhưng cũng không quá nghiêm trọng bởi không gian vẫn rộng , với việc góc camera giờ chính diện hơn thì cũng dễ chạy hơn chứ không như Fixed Camera hồi trước luôn khiến bạn căng thẳng ở một số điểm mù … Kể cả vậy thì trong quá trình chơi tôi nhận thấy là bạn vẫn có thể bắt đầu ở những cấp dễ trước rồi mới đến khó nên vẫn khá dễ dàng và không hề có cảm giác gò bó ở đây ( không giống như RE classic là bạn phải chơi khó ngay từ đầu thì mới có item unlocked và content ở mức độ đó – lấy RE 1 2 3  làm ví dụ tiêu biểu và dĩ nhiên thì từ RE 5 trở đi thì yếu tố này đã bay rồi … ) . Họ tiếp tục đẩy tính thử thách sang hệ thống tính rank yêu cầu bạn không được sử dụng vũ khí gì , không được ra sao … nên coi như là tạm có tính thách đố và chày cối tuy nhiên thì cái này cũng không phải là bắt buộc và nếu đạt được một lần rồi thì coi như bạn chẳng cần phải hoàn thành theo kiểu đó nữa nếu bạn thích .
Quái vật trong game cũng trở nên đa dạng và nhiều hơn ; không còn thô và cảm giác cẩu thả như Revelation 1 nữa mà số model của các quái vật theo như tôi thấy đã tăng lên đáng kể ; và concept mới : ” sợ hãi là không tốt ” và những con quái vật được sinh ra từ nỗi sợ theo đúng nghĩa đen , khá là ấn tượng và gợi tả tuy nhiên thì về khoản này thì Resident Evil vẫn chưa bằng được cái gã ” câm lặng “đâu :))) hà hà …

Về Mechanic của game thì có thể nói game là sự kết hợp của Revelation 1 và Resident Evil 5 là chuẩn nhất , lối chơi stun và hit truyền thống lại quay trở lại , không cần phải xạc ; tụ lực như bản Revelation 1 khiến mọi thứ lằng nhằng nữa mà cơ chế Direct hit sẽ quay trở lại luôn , tuy nhiên thì việc tách cơ chế cancel action ra đôi chút trong việc né hay thực hiện một hành động khác có vẻ khá bực mình ( cái này nếu các bạn chơi từ RE 4 5 6 trở đi sẽ thấy sự thuận lợi của cancel action và revelation 2 sẽ khó khăn và rườm rà thế nào khi tách nó ra và bắt người chơi phải nâng cấp về sau mới được có ).

Thêm một sấp yếu tố mới mà ta sớm thấy như Stealth ( hành động bí mật ) được áp dụng giống như RE 6 nhằm lén lút sau lưng đối thủ và đánh lén nhằm gây sát thương lớn hơn hoặc đủ mạnh để kết liễu chúng . Ngoài ra Partner trở nên hữu ích với một số chức năng nhất định như soi sáng ; phát hiện kẻ địch ; đánh hỗ trợ …. và có chức năng Coop . Những chiếc hòm có chứa đồ đạc nhu yếu phẩm giờ cũng có một kiểu Lock pick không giống ai khi bạn cứ phải chơi trò ” dò tìm tín hiệu ” để mở khóa . Các item thiết yếu ngoài việc thu thập được giờ cũng có thể được chế tạo ví dụ như Molotov ; những chai hóa chất tạo thành bom khói ; giẻ lau chùi (disinfectant )  và cầm máu ( Tourniquets ) … Vô số yếu tố thú vị nhằm tăng giá trị cho gameplay .
Một chút công thức chắc cũng không sao nhỉ ?
Gunpowder + Empty Bottle = Explosive Bottle
Alcohol + Empty Bottle = Firebomb Bottle
Smoke Powder + Empty Bottle = Smokebomb Bottle
Odorous Chemical + Empty Bottle = Decoy Bottle
Cloth + Alcohol = Disenfectant
Cloth + Green Herb = Tourniquet
Ngoài ra còn là một hệ thống nâng cấp lằng nhằng bằng điểm số kiếm được với vô số skill đa dạng ; cho phép bạn suy nghĩ và tự định hướng những cách chơi khác nhau cho bản thân , khá là mở giống như RE 6 vậy.

Chế độ Raid Mode quay trở lại tiếp tục đổi mới thêm và tăng tính thử thách , đôi chút sửa đổi là bây giờ khi bạn thu nhặt được các item từ các màn thì chúng sẽ được mã hóa dưới dạng Album đĩa than ( Ok What the Hell ???? ) và bạn sẽ phải mất thêm vàng để ” giải mã ” và ra được Item như vũ khí ; custom part ( Ok seriously who invent this shit ??? ) ; một cải tiến khiến bạn dễ thở hơn chút là vũ khí mà bạn thu nhặt được thường sẽ có Level cao hơn so với chính cái level của màn chơi quy định nên càng chơi lên cao và lâu dài thì bạn cũng sẽ bớt lo hơn một chút với đám quái khỏe . Tuy nhiên thì khi chơi tôi bắt đầu để ý là vũ khí và Custom part thường được thu nhặt từ hòm và tần suất ra vũ khí có vẻ giảm đi mà ra custom part thì nhiều … Raid mode lần này cũng cung cấp nhiều Unlockable và content hơn nên có thể coi là một ” trang trại ” cho bạn cày bừa . Tuy nhiên thì tôi nhận thấy một số hạn chế và khuyết điểm ở phần chơi này là khi nó sử dụng lại cả những Map cũ của RE 6 và một số bản RE khác ; tạo cảm giác tù túng bởi bạn đã trải qua các màn chơi đó từ lâu rồi nên chơi đi chơi lại nhiều lần sẽ nhanh chóng ngán ; và dường như các nhiệm vụ cũng trùng lặp khá nhiều theo mô tuýp chứ chưa thấy một sự đột phá nào để tăng tính kích thích cả nên nếu buộc phải so sánh với Mercenaries mode truyền thống thì nhiều người vẫn sẽ chọn Mercenaries nhiều hơn bởi độ kịch tính và cuốn hút . Nhưng không sao , vì thường các mode như này thì họ thiết kế để nhắm đến yếu tố Coop và vui vẻ là chính nên tôi nghĩ nếu chơi thì chúng ta nên rủ thêm một gã bạn ất ở nào đó . Raid Mode của Revelation 2 hiện vẫn đang được duy trì và event cũng lôi cuốn hơn so với Revelation 1 nên nếu bạn cân nhắc thì tôi vẫn gợi ý đây là một cách siết thời gian trong khi chúng ta countdown đến tháng 1 năm sau…

Plot và Lore : như thói quen là cho ra một bài riêng . Không Spoil nhưng tôi cũng thực sự phải nói là cốt truyện phiên bản này thực sự khá là ấn tượng khi background cũng như story của nó đề cập đến cả những khía cạnh tâm lý cũng như cá nhân ; vấn đề gia đình , những tham vọng cho đến những âm mưu điên rồ …

Âm Thanh : Phần âm thanh trong game vẫn gây được sự ấn tượng riêng cho dù đã qua cái thời mà âm nhạc của Re thực sự để lại dấu ấn như Code Veronica . Koto Suzuki tiếp tục sáng tác các bản theme và Orchestra trong game thể hiện theo nội dung chủ đạo nhưng cái hay là kể từ khi trò chơi lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Fran Kafka thì âm nhạc giờ đã được chú trọng và cái chất mơ hồ lại được tìm thấy . Ví dụ như khi bạn nghe bản Black And White và nhận thấy mình đang trong một màn chơi mờ ảo tựa như một giấc mơ và cái chất nhạc sẽ càng cuốn bạn nhập tâm hơn vào game . bản Determination thì … Well … có vẻ cái vấn đề tình cảm giữa tay bồ mới của Claire và cô ấy không thực sự tốt đẹp cho lắm kể từ khi đây là một thằng cha có vấn đề … Thực sự có vấn đề như thể có thanh niên nào đó trong ê kíp cố tình trù dập gã này vậy ( trù dập ra sao thì đến phần plot và lore ở bài riêng tôi sẽ nói ) . Ồ và Barry ; Barry có hẳn một theme riêng ; quào … Đã rất lâu kể từ khi chúng ta gặp lại ông trong game ( sau những sự kiện ở dinh thự Arklay ; đội S.T.A.R.S và mong muốn sống một cuộc sống yên ổn ) . Bản nhạc chứa đựng những tâm trạng của Barry cũng như phần nào tô điểm thêm con người ông ( một Barry vừa có cả cũ lẫn mới ) . Và cái giai điệu của bản Little Miss Theme song … Well hãy thử tưởng tượng bạn là một đứa bé và giai điệu của bản hòa tấu này có thể đưa bạn bay lên cao như thế nào … Chắc có thể tính bản này là một trong những bản RE có âm nhạc ấn tượng nhất kể từ thời Code Veronica

Đánh giá chung : Một tựa Resident Evil Spin Off nhưng thực sự có được những dấu ấn riêng ; nhất là một số yếu tố mới lạ cũng như việc họ đã thực sự chăm chút vào cốt truyện và âm nhạc khiến bạn thực sự có cảm giác ” Here For Event ” nhiều hơn . Nếu cho điểm thì con số vẫn sẽ là 8/10 ; giá như trò chơi được chăm chút hơn nữa và thêm nhiều contents hơn ; chỉnh sửa lại đôi chút ở yếu tố hành động và cân bằng lại với yếu tố kinh dị ; không có những hạt sạn trong khâu đồ họa và thiết kế model nhân vật mà tiêu biểu lại chính là nhân vật chính … Ai mà biết được có khi nó còn trở thành hiện tượng giống như RE 2 và 4 đấy chứ …

HenryMason AKA TranVietBach
As your Service

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Cùng tác giả

Princess Crown – Cuộc phiêu lưu của công chúa Gradriel

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Alone In The Dark Remake: Vị cha già trở lại

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lake Haven – Chrysalis: Bí ẩn ở thị trấn Lake Haven

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Gungage – sự thử nghiệm thú vị của Konami

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ

Lunacid – Giấc mộng trăng rằm

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Henry Mason

Huyền thoại ★ ★ ★ ★ ★

  Hiệp Sĩ
Silence is always beautiful, and a silent person is always more beautiful than one who talks

Gửi bài cho HSBT!

Không cần là một người viết chuyên nghiệp, không cần văn trên 7 điểm. Tất cả những gì chúng tui cần là các bạn cứ thoải mái tâm sự về tựa game bạn yêu thích. Bài viết của bạn sẽ được đăng trên website với hơn 150.000 lượt xem mỗi tháng.

Trò chuyện


3 cụng ly

  • Hoursea - 23.04.2020

    Chào bạn. Năm ngoái mình cũng đã chơi xong game này rồi. Mình comment ý kiến của mình về game này. Bạn xem mình nói có đúng không nha.
    (tách thành nhiều comment vì comment dài quá ko đăng được)


  • Hoursea - 23.04.2020

    Comment dài khó đăng quá. Mình cóp vào notepad bạn vào link đọc nha: https://anotepad.com/notes/4kkxa488


  • Henry Mason - 23.04.2020

    Chào bạn. Mình đã đọc và ghi nhận ý kiến của bạn. Về phần Gameplay thì mình hoàn toàn không phản đối ý kiến của bạn tuy nhiên cái vế đầu về phản ánh cốt truyện thông qua cut-scene thì mình xin được có ý kiến của mình:
    – Việc phản ánh thế giới quan và 1 số chi tiết hay tình tiết cốt truyện thông qua text, documents, hay môi trường xung quanh là 1 cách làm tốt vì nó khuyến khích người chơi khám phá mọi thứ và soi mói từng ngóc ngách của trò chơi để khám phá tình tiết và context nhiều hơn. Mình đánh giá cao cách này hơn Cutscene bởi vì mình cũng theo trường phái cổ điển, chơi tốt hơn xem. Cho nên việc tạo ra hình thức chuyển tải này góp phần cho người chơi cảm giác chủ động hơn là thụ động ngồi xem, dĩ nhiên trừ khi game của bạn đã đạt đến đỉnh cao của một trải nghiệm như Silent Hill 2 hay Rule Of Rose khi cân bằng giữa cả hai cách truyền tải khám phá truyền thống lẫn cutscene. Trên thực tế thì đây là 1 cách làm kinh điển của thể loại survival horror mà bạn có thể bắt gặp từ RE, Silent Hill ( văn hay chữ tốt toàn biên kịch edgy bất cần đời ), Fatal Frame ( thông qua text, document, những bài thơ, mẩu truyện dân gian ), Echo Night ( thông qua text, document, môi trường xung quanh ). Bạn không thể chú ý đến các chi tiết hay cảm thấy không muốn khám phá quá nhiều theo hướng này cũng không sao cả, nhưng có lẽ phần hội thoại trong game thì chắc là bạn không thể bỏ qua được. Về lí do của Natalya thì bây giờ mình xin tiện mồm spoil luôn: Alex Wesker muốn dùng Natalia cho quá trình chuyển hóa tri thức của bản thân mà trong đó, bà ta tin là nếu chuyển ý thức của mình vào Natalia thì bà ta có thể sống tiếp, trong khi thể xác thật của bà ta đang chết dần chết mòn vì bạo bênh-thứ mà ngay cả Virus hay thử nghiệm cũng không thể hoàn toàn cứu được bà ta. Quá trình chuyển hóa khá là thành công, mặc dù Alex cũ vẫn còn sống và bị biến dạng do Virus gây ra, bà ta cảm thấy quá ghen tị với Natalia vì Natalia vẫn có thể khỏe mạnh và hoàn hảo, và sẽ tiếp tục sống sót, một phần vì khi đó bà ta chưa hoàn toàn biết rằng mình đã chuyển hóa ý thức thành công. Đoạn kết của Revelation 2 kết thúc với nụ cười của Natalia, tay cầm sách của Franz Kafka – tác giả yêu thích của Alex… Báo hiệu ngầm rằng Alex bây giờ vẫn còn đang sống và ở trong cùng 1 cơ thể với Natalia và mối nguy hại vẫn còn đó về lâu dài…