Trong vô số phân cảnh đáng nhớ xuyên suốt bộ truyện Chainsaw Man, lúc Quỷ bóng tối xuất hiện chắc chắn là một trong khoảng khắc mang tính biểu tượng nhất. Chỉ trong 3 chap ngắn ngủi, quỷ bóng tối đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí của các thợ săn quỷ và các độc giả. Tác giả Tatsuki Fujimoto là một mangaka có chất nghệ sĩ rất riêng, rất quái và rất dị, anh cũng là
Chainsaw Man theo chân Denji, 1 thợ săn quỷ lập kế ước với quỷ cưa Pochita để sử dụng sức mạnh của nó. Quỷ cưa là 1 trong những con quỷ mạnh nhất địa ngục nên các cường quốc khác đều muốn cướp nó từ Nhật Bản hoặc tối thiểu là giết người hiện đang nắm giữa sức mạnh đó. Và trong nhiệm vụ mới này, Denji và các đồng nghiệp đã mắc bẩy và bị đưa đến Đia Ngục, nơi Quỷ bóng tối cư ngụ. Bất thình lình, một cánh tay 6 ngón khổng lồ của quỷ địa ngục xuất hiện từ trên trời bắt giữ tất cả mọi người trong tòa nhà. Đây chính là reference đầu tiên. Cảnh này được cho là lấy cảm hứng từ poster bộ phim Un Chien Andalou của vị đạo diễn chủ nghĩa siêu thực nổi tiếng Luis Buñuel. Nếu để ý kỹ, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự sự xuất hiện của 1 đàn kiến trong cả 2 bức tranh. Trong khi đó, 6 ngón tay ngụ ý cho con số 666, biểu tượng của Satan.

Bên trái là chap 63 Chainsaw Man. Bên phải là poster Un Chien Andalou
Trong một cuộc phỏng vấn, Fujimoto đã trả lời rằng nếu anh vẽ địa ngục mà không cân nhắc trước thì nó đã có thể trở thành cảnh “Nhật thực” trong Berserk. Đó là 1 phần lý do tại sao địa ngục của thế giới Chainsaw Man rất khác biệt so với những địa ngục trong các tác phẩm khác. Nó không phải là 1 nơi giam giữ và trừng phạt các linh hồn tội lỗi mà là nơi “chôn rau cắt rốn” của những con quỷ. Khu vực chúng ta thấy là 1 cánh đồng hoa và những ngọn đồi ở đằng xa. Tuy không rõ phần còn lại của địa ngục như thế nào nhưng ta có thế thấy nơi đây khá thích hợp cho việc sinh sống. Một trong những trợ lý của Fujimoto là Yuji Kaku sau này đã sáng tác ra bộ “Jigokuraku” hay Hell’s Paradise. Trong truyện, tác giả đã mượn ý tưởng về 1 địa ngục đầy hoa cỏ và tạo ra 1 hòn đảo bên ngoài thì như 1 thiên đường nhưng thật sự là địa ngục trần gian.

Cảnh địa ngục chap 63 Chainsaw Man

Đảo Cực Lạc – Chap 3 Jigokuraku
Trên trời địa ngục là vô số những cánh cửa dẫn đến thế giới khác, giống như trong phim Công ty quái vật. Hai series có khá nhiều điểm tương đồng như 1 thế giới của những con quỷ hay quái vật, phương pháp di chuyển qua lại là những cánh cửa và tập trung phân tích nỗi sợ của nhân loại. Hình ảnh này cũng ngụ ý “có vô số con đường xuống địa ngục nhưng chỉ có 1 đường lên thiên đàng”. Dưới mặt đất thì rải rác những ngón tay. Khả năng cao, chúng là của những thợ săn quỷ đã lập khế ước với quỷ. Ví dụ tiêu biểu là Aki và quỷ cáo. Để mượn sức mạnh của nó, anh đã phải hiến tế các bộ phận cơ thể của mình. Do có tới 10 ngón nên các thợ săn quỷ thường sẽ chọn hiến tế 1 hoặc 2 ngón tay. Ở Nhật, các mafia từng có nghi thức tự cắt ngón tay để chuộc lỗi.

Địa ngục – Chap 64

Các cánh cửa dẫn đến thế giới loài người trong Monsters, Inc
Đám quỷ nhân dù được quay trở về nhà nhưng lại sợ chết khiếp. Bọn chúng nói là họ đang bị quan sát bởi 1 con quỷ cực kì nguy hiểm, 1 con quỷ mạnh hơn cả quỷ súng và 1 con quỷ mang nỗi sơ căn nguyên. Chúng là những con quỷ đứng trên mọi con quỷ, chưa bao giờ biết đến cái chết. Chỉ 1 khoảnh khắc làm phật ý chúng thì chắc chắn là toi mạng. Thậm chí một quỷ nhân còn muốn tự sát vì không muốn chạm mặt quỷ bóng tối. Quỷ súng tới lúc này được cho là con quỷ mạnh nhất bộ truyện nên việc xuất hiện một con quỷ thậm chí còn mạnh hơn thật sự là 1 cú twist táo bạo.

Quỷ nhân khiếp sợ
Bất thình lình từ 1 cánh cửa trên trời, quỷ bóng tối giáng lâm và không gian xung quanh bị bao trùm bởi bóng tối. Sau đó xuất hiện hình ảnh những nhà phi hành gia bị cắt nửa người chắp tay lạy. Một con ếch kêu rồi quỷ bóng tối trong tích tắc đã tách rời cánh tay của tất cả mọi người.
Nỗi sợ bóng tối không phải là nỗi sợ hãi do bóng tối, mà là nỗi sợ hãi về những thứ nguy hiểm hoặc bị che giấu trong bóng tối. Do bị mất đi thị giác, chúng ta chuyển sang dùng trí tưởng tượng và nghĩ đến những điều tồi tệ có thể xảy ra. Về bản chất, nó là sự sợ hãi những điều chưa biết.Con người thường sợ cái mà họ không hiểu, nhưng càng không hiểu thì họ càng muốn khám phá. Vũ trụ ngoài kia mới là bóng tối thật sự. Những nhà phi hành gia tưởng như là những chinh phục vụ trụ tối tăm nhưng sự thật, họ đang là những người tôn thờ muốn khám phá nó. Trong môi trường không trọng lực, họ lơ lửng gần như không dùng đến đôi chân nên tác giả đã vẽ hình ảnh đôi chân bị chặt cụt.
Còn con ếch là đại diện cho vị thần bóng đêm nguyên thủy trong thần thoại Ai Cập, Kek. Trong các ghi chép, phiên bản nam cổ đại của Kek có 1 người đầu ếch còn ngày nay là 1 con ếch. Đó là lời giải thích dân gian lý do ếch thường kêu vào ban đêm, trong khi giới khoa học thì lại cho rằng ban đêm là thời điểm an toàn nhất để kêu gọi bạn tình.

Quỷ bóng tối xuất hiện

Phi hành gia và ếch
Qua Chainsaw man, tác giả Fujimoto muốn truyển tải bài học về việc chinh phục nỗi sợ. Mỗi con quỷ sẽ đại diện cho 1 nỗi sợ. Cái tên càng khiến cho nhân loại khiếp sợ thì con quỷ đó sẽ càng mạnh. Do con người không quá sợ cà chua, hải sâm hay cá hay hải sâm nên 3 con quỷ đó dễ dàng bị đánh bại. Nhưng những thứ như súng hay bom thì ngược lại. Do chúng ta sợ súng và bom nên những con quỷ đó cực kỳ mạnh.
Trước khi có thực tại thì chỉ có bóng tối. Bóng tối đã tồn tại từ trước khi con người hay các loài sinh vật xuất hiện. Ngay cả khi đã tìm ra cách tạo ra lửa hay sáng chế được bóng đèn, những thứ đối nghịch với bóng tối, chúng ta vẫn sợ bóng tối. Đây là một trong những nỗi sợ đầu tiên và lâu đời của nhân loại.
Theo các nhà tâm lý học, chỉ có 5 nỗi sợ cơ bản. Hầu hết mọi nỗi sợ khác đều được tạo ra từ 5 nỗi sợ này. Đó là:
- Tuyệt diệt (Extinction) — Nỗi sợ bị triệt tiêu, bị chấm dứt sự tồn tại. Nói đơn giản hơn là “nỗi sợ cái chết”.
- Thương tật (Mutilation) — nỗi sợ mất bất kỳ bộ phận hay chức năng tự nhiên nào trên cơ thể.
- Mất tự chủ (Loss of Autonomy) — nỗi sợ bị bất động, bị giam cầm hay bị kiểm soát bởi các tình huống ngoài tầm kiểm soát của mình.
- Chia ly (Separation) — Nỗi sợ bị bỏ rơi, bị từ chối và mất kết nối.
- Mất-cái Tôi (Ego-death) — Nỗi sợ bị bẽ mặt, xấu hổ, hay bất kỳ cơ chế tự chối bỏ sâu thẳm trong vô thức nào khác.
Rất dễ nhận ra quỷ bóng tối có sức mạnh của nỗi sợ thương tật, mất các bộ phận cơ thể. Vậy là ngoài kia còn có thêm 4 con quỷ căn nguyên. Ở trang tiếp theo, tác giả đã dùng những cánh tay tạo ra các khung tranh để thể hiện sức mạnh vượt trội thao túng cả thực tại của quỷ bóng tối.

Khung tranh là những cánh tay bị cắt rời
Khi thiết kế nhân vật, tác giả Fujimoto chắc chắn là đã đầu tư rất nhiều chất xám và thời gian để tạo ra 1 tạo hình thể hiện được sự đáng sợ của quỷ bóng tối. Phần lớn các con quỷ đã xuất hiện trong Chainsaw man đại diện cho những nỗi sợ có hình dạng khá cụ thể. Cũng có vài nỗi sợ khá trừu tượng như chi phối hay tương lai. Nhưng nếu nghĩ sâu xa một chút thì sẽ liên tưởng ra 1 vài hình ảnh gắn liền với những nỗi sợ này.
Khi nghĩ đến sự chi phối, ta thường nghĩ đến việc bị một ai đó chi phối. Người đó phải là 1 cá nhân rất xuất chúng, có ngoại hình và thông minh nên quỷ chi phối có ngoại hình giống người. Còn về quỷ tương lai thì ta thấy cơ thể nó làm từ gỗ như 1 cây cổ thụ ngàn năm. Tiếp theo là con mắt đại diện cho khả năng thấu thị. Và cuối cùng là tư thế hình chữ “T”, viết tắt của từ “Time” hay “thời gian”.Nhưng bóng tối thì khác. Bóng tối chỉ có 1 màu đen, không hề có hình dạng cụ thể. Nỗi sợ bóng tối không phải là chúng ta sợ màu đen, mà là nỗi sợ những thứ trong bóng tối.